Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào không phù hợp với yêu cầu của WTO và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 73 - 76)

b. Về giá trị tính thuế

2.4.2. Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào không phù hợp với yêu cầu của WTO và nguyên nhân

Lào không phù hợp với yêu cầu của WTO và nguyên nhân

Cam kết về thương mại hàng hóa của Lào tất cả bao gồm 10.694 mặt hàng (phân theo HS 2002), mà có mức trần biểu thuế bình quân 19,3% với hàng nông nghiệp và 18,7% với hàng công nghiệp. Tuy vậy, mức trần biểu thuế đó vẫn còn cao hơn mức thu chính (MFN) 18,4% với hàng nông nghiệp và 10,0% với hàng công nghiệp trong đó có một số mặt hàng thực hiện dần trong 5-10 năm.

Giá trị tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB không bao giờ gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F). Cách xác định giá trị tính thuế xuất khẩu như vậy là phù hợp và ổn định. Còn cách xác định giá trị hàng nhập khẩu chủ yếu bằng 2 cách: (1) Là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập khẩu, bao gồm cả cước phí vận tải (F) và chi phí bảo hiểm (I), tức là giá nhập khẩu CIF. (2) Áp dụng bảng giá tối thiểu để tính thuế hàng nhập khẩu. Việc quản lý giá tính thuế bằng bảng giá tối thiểu trong giai đoạn ban đầu là cần thiết vì nó có ưu điểm là công tác quản lý thuế đơn giản, hạn chế được gian lận thương mại, chống thất thu NSNN và góp phần bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên việc áp dụng bảng giá tối thiểu để tính thuế lại có một hạn chế rất lớn là không phản ánh trung thực giá trị giao dịch thực tế của hàng hoá nhập khẩu. Để khắc

phục hạn chế trên, số các mặt hàng phải chịu quản lý giá nhập khẩu và phải tính trên cơ sở bảng giá tối thiểu giảm dần. Đến tháng 12/2013, đã có 85-90% kim ngạch nhập khẩu được xác định theo cách này. Tuy nhiên, danh mục các mặt hàng cần được tính thuế mới vẫn cần được cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới.

Các quy định về hạn ngạch đối với hàng hóa XNK cũng là vấn đề cần điều chỉnh trong chính sách TMQT của CHDCND Lào trong thời gian tới đây. Việc sử dụng hạn ngạch có tác dụng nhất định trong quản lý và kiểm soát hoạt động XNK. Tuy nhiên hạn ngạch lại tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, việc phân phối hạn ngạch cũng như thủ tục xin phép phức tạp sinh ra tham nhũng, hối lộ, cửa quyền. Đồng thời theo quan điểm của WTO biện pháp này không được phép áp dụng. Bởi vậy, ngày 4/4/2013, Bộ Công thương đã ra Thông tư 04/BCT-XNK. Nội dung Thông tư nêu rõ “tinh thần chung là giảm tối thiểu mặt hàng XNK phải quản lý bằng hạn ngạch chỉ áp dụng đối với các mặt hàng mà Lào có cam kết theo Hiệp định thương mại với nước ngoài”. Tuy vậy, trên thực tế, những biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng đối với hàng nhập khẩu như kế hoạch nhập khẩu, hạn mức nhập khẩu.

Biện pháp hạn ngạch thuế quan mà Lào áp dụng phạm vi còn hẹp, chưa mang tính phổ biến, khối lượng nhập khẩu còn ít, đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, phát huy tác dụng kém, cần được khuyến khích sử dụng hơn nữa vì kinh nghiệm cho thấy hầu hết các nước thành viên WTO đều áp dụng biện pháp này rất có hiệu quả.

Một vấn đề cần lưu tâm đối với Chính phủ Lào trong việc điều chỉnh chính sách TMQT của mình, đó là, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước có tiếng nói quan trọng trong việc quyết định lộ trình hội nhập và đàm phán hội nhập. Tuy nhiên, đây lại là khu vực kém hiệu quả nên ngay cả khi thực hiện bảo hộ, lợi ích thu được cũng là vấn đề cần phải nghiên cứu. Các tổ chức TMQT và các chuyên gia kinh tế đều khuyến cáo Chính phủ các nước thành viên cần chuyển đổi nhanh hình thức sở hữu và quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước. Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho khu vực kinh tế tư nhân, vốn năng động và

hiệu quả hơn, tham gia sâu rộng vào nền kinh tế. Song, quá trình chuyển đổi này ở Lào diễn ra còn chậm chạp.

Ngoài ra, các ngành mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lựa chọn thường là những ngành được bảo hộ cao. Ban đầu Chính phủ Lào cam kết thực hiện bảo hộ lâu dài song do sức ép hội nhập, việc bảo hộ các ngành này ngày càng giảm (ôtô, xe máy, thép). Trước hết là vấn đề phối hợp hoàn thiện chính sách TMQT nhằm đặt các mục tiêu về nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp chế tạo và tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực FDI.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w