b. Về giá trị tính thuế
2.4.1. Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của nước CHDCND Lào phù hợp với yêu cầu của WTO
Lào phù hợp với yêu cầu của WTO
CHDCND Lào đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO như: SPS, TBT, TRIP; cam kết tuân thủ nguyên tắc
((%
không phân biệt đối xử trong WTO, bãi bỏ chế độ hai giá, cam kết về chính sách liên quan đến bảo hộ mậu dịch thương mại, chính sách kinh doanh thương mại, chính sách quản lý dịch vụ, chính sách thúc đẩy đầu tư. Cho đến nay, sau hơn một năm gia nhập WTO, Lào đã và đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình theo hướng phù hợp với các quy định quốc tế cũng như thực hiện các cam kết của Lào.
Điểm nhấn quan trọng trong quá trình thực hiện các cam kết này là CHDCND Lào đã mở cửa 10 ngành sản xuất và trên 79 phân ngành dịch vụ trong đó có nhiều ngành quan trọng như viễn thông, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch và hàng không. Đây là mức độ mở cửa tương đối rộng rãi so với các nước thành viên mới của WTO như: Campuchia mở cửa 96 phân ngành (năm 2004), Việt Nam 98 phân ngành (năm 2007) và Samoa 81 phân ngành (năm 2012).
Để hoàn thiện hơn chính sách thuế theo nguyên tắc, chuẩn mực chung nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ nước CHDCND Lào đã ban hành Nghị định số 04/QH-CP ngày 20/12/2011 (thay thế Nghị định số 05/QH-CP ngày 20/5/2005 trước đây), quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó thuế suất thuế nhập khẩu của Lào được phân thành 3 mức: (1) Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu có xuất xứ từ những nước được hưởng ưu đãi theo chế độ đãi ngộ tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Lào. (2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Lào theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế hoặc tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới. Đây chính là mức thuế suất nằm trong CEPT mà Lào cam kết dành cho các nước ASEAN và Trung Quốc. (3) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ những nước, nhóm nước không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Lào.
Trong quá trình đàm phán và sau khi gia nhập WTO, việc đơn giản hóa các thủ tục cấp phép XNK hàng hóa đã được chính phủ Lào nỗ lực thực hiện. Riêng
theo Nghị định số 180/NĐ-TTg ngày 7/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa”. Nghị định này đề ra nguyên tắc, luật lệ và thủ tục cấp phép nhập khẩu, được thực hiện thống nhất trong cả nước và được quản lý một cách đơn giản, minh bạch phù hợp với các công ước quốc tế mà Lào là thành viên.
Theo Thông báo số 0076/BCT-XNK ngày 13/1/2012 về danh mục hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu tự động và không tự động. (thay thế Thông báo số 0826/BCT-XNK ngày 3/5/2011 trước đây). Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chỉ giới hạn các mặt hàng cần kiểm soát XNK theo quy định của Điều ước quốc tế mà Lào tham gia ký kết hoặc do Bộ Công thương công bố cho từng thời kỳ.