1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ hội và thách thức với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia AEC

45 579 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 808,5 KB

Nội dung

1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài Gần đây, vấn đề hội nhập kinh tế ASEAN không chỉ được Việt Nam mà hầu hết các nước trong khu vực đều hết sức quan tâm. Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN thành một cộng đống ASEAN. Ý tưởng đó được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (tháng 10/2003), thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II. Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN. Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị- an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN- AEC) và hợp tác Văn hóa Xã hội ASEAN- ASCC). Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015 và được đánh giá là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. AEC đã tạo ra một thị trường chung cho các nước trong khu vực, hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư. Điều đó sẽ có những tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là tới hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì việc nhận định những cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam là vô cùng cần thiết. Điều đó góp phần định hướng những lợi ích và những khó khăn mà AEC sẽ mang lại cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Từ đó có những giải pháp phù hợp, khắc phục những khó khăn góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào một thị trường chung và thống nhất. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia AEC” cho đề án môn học chuyên ngành. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, tác giả tập trung vào ba nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, làm rõ, phân tích sâu hơn một số vấn đề lý luận về hoạt động thương mại quốc tế và tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên. Thứ hai, phân tích toàn diện về thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia AEC, qua đó đánh giá về tác động của AEC đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của AEC Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQT của VN khi tham gia vào AEC 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian nghiên cứu: khoảng thời gian được chọn để làm đề tài là 2008- 2015. Nguyên nhân lựa chọn mốc thời gian này là do giai đoạn 2008- 2015 là giai đoạn thích hợp để thu thập các dữ liệu về thương mại quốc tế của Việt Nam vì trong những năm này vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng được quan tâm một cách sâu rộng và xét trong thời gian dài như vậy sẽ thấy rõ sự thay đổi và tăng trưởng mạnh trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. + Về không gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu về hoạt động thương mại quốc tế với một số mặt hàng của cả nước Việt Nam trong điều kiện tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các số liệu qua các năm về tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu, về giá trị xuất nhập khẩu với các nước ASEAN…sau đó so sánh thực trạng của hoạt động thương mại quốc tế trước và sau khi Việt Nam tham gia AEc để từ đó dùng phương pháp phân tích đánh giá những cơ hội và thách thức khi tham gia AEC với thương mại quốc tế của Việt Nam. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được kết cấu bao gồm ba chương sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động TMQT và tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đối với hoạt động TMQT của VN khi tham gia AEC Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQT của Việt Nam khi tham gia vào AEC

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TMQT 4 Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động TMQT và tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên 5

1.1 Khái niệm về TMQT 5

1.2 Đặc điểm của TMQT 6

1.2.1 TMQT có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh .6

1.2.2 Mang đặc điểm của xu hướng toàn cầu hóa, dẫn tới tự do hóa thương mại giữa các quốc gia 7

1.2.3 Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trở thành trung tâm của TMQT 7

1.2.4 Hoạt động của các công ty quốc tế (MNCs/ TNCs) có vai trò rất lớn trong TMQT 7

1.3 Vai trò của TMQT với các nước nói chung và với Việt Nam nói riêng 8

1.3.1 TMQT là động lực để một quốc gia tăng trưởng kinh tế 8

1.3.2 TMQT thúc đấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia theo hướng tích cực 8

1.3.3 TMQT giúp quốc gia thu được nguồn tài nguyên của nước ngoài góp phần làm giảm chi phí sản xuất 9

1.3.4 TMQT góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư 9

1.3.5 TMQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại .9

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TMQT của các quốc gia 10

1.4.1 Nhân tố bên trong 10

1.4.2 Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý 10

1.4.2.1 Tiềm lực của quốc gia về lao động, vốn 10

1.4.2.2 Cơ sở hạ tầng quốc gia 10

Trang 2

1.4.2.3 Các chính sách và quy định của quốc gia về hoạt động TMQT 10

1.4.3 Nhân tố bên ngoài 11

1.4.3.1 Sự cạnh tranh, áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài 11

1.4.3.2 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội thế giới 11

1.4.3.3 Sự phát triển của công nghệ 12

1.4.3.4 Tỷ giá hối đoái 12

1.5 Tổng quan về AEC 12

1.5.1 Lịch sử hình thành và mục tiêu của AEC 12

1.5.2 Bản chất của AEC 13

1.6 Tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên 13

1.7 Một số kinh nghiệm của các quốc gia khi chuẩn bị tham gia vào AEC và bài học cho Việt Nam 14

1.7.1 Kinh nghiệm của các quốc gia khi chuẩn bị tham gia vào AEC 14

1.7.2 Bài học cho Việt Nam 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TMQT CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC 16

Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đối với hoạt động TMQT của Việt Nam khi tham gia AEC 17

2.1 Phân tích thực trạng hoạt động TMQT của Việt Nam với các nước ASEAN trước khi tham gia AEC 17

2.1.1 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam 17

2.1.1.1 Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 17

2.1.1.2 Xuất khẩu 18

2.1.1.3 Nhập khẩu 18

2.1.1.4 Cán cân thương mại 19

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam 19

2.1.2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 19

2.1.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 22

2.1.3.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam với các thành viên tham gia AEC 24

2.1.3.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên tham gia AEC 25

Trang 3

2.2 Đánh giá cơ hội và thách thức đối với hoạt động TMQT của Việt Nam khi tham

gia AEC 26

2.2.1 Những cơ hội với TMQT của Việt Nam khi tham gia AEC 26

2.2.1.1 Được tham gia một thị trường rộng lớn hơn, mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường có liên quan 26

2.2.1.2 Đẩy mạnh phát triển thương mại 27

2.2.1.3 Thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều hướng tích cực 28

2.2.2 Những thách thức với TMQT của Việt Nam khi tham gia AEC 29

2.2.2.1 Cán cân thương mại mất cân bằng 29

2.2.2.2 Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa các nước khác trên thị trường ASEAN 30

2.2.2.3 Các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam chịu sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN 30

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TMQT CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO AEC .32 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQT của Việt Nam khi tham gia vào AEC 33

3.1 Định hướng cho hoạt động TMQT của Việt Nam khi tham gia AEC 33

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQT của Việt Nam khi tham gia vào AEC 33

3.2.1 Về phía nhà nước 34

3.2.1.1 Cải cách thể chế, nâng cao tự do hóa thị trường 34

3.2.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng 34

3.2.1.3 Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 35

3.2.1.4 Thường xuyên tuyên truyền, cung cấp thông tin và tăng cường nhận thức cho doanh nghiệp và nhân dân về AEC 35

3.2.2 Về phía doanh nghiệp 36

3.2.2.1 Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh 36

3.2.2.2 Nâng cao trình độ sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực 36

3.2.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt ở các lĩnh vực lợi thế 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt đầy đủ

TNCs

Multinational corporations/

Transational Corporations

Công ty đa quốc gia/

Công ty xuyên quốc gia

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường ASEAN

từ năm 2008- 2015 19Bảng 2.2 Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam từ thị trường ASEAN từ

năm 2008- 2015 22Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên

AEC giai đoạn 2008- 2015 24Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên

AEC giai đoạn 2008- 2015 25Bảng 2.5: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo

nước/ khối nước năm 2013 28

Trang 6

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hập khẩu mặt hàng chủ lực từ thị trường ASEAN trong năm 2015 24

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài

Gần đây, vấn đề hội nhập kinh tế ASEAN không chỉ được Việt Nam mà hầu hếtcác nước trong khu vực đều hết sức quan tâm Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEANthành một cộng đống ASEAN

Ý tưởng đó được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (tháng 10/2003),thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đếnmục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột chính làhợp tác chính trị- an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộngđồng Kinh tế ASEAN- AEC) và hợp tác Văn hóa Xã hội ASEAN- ASCC)

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015 và đượcđánh giá là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế khuvực Đông Nam Á AEC đã tạo ra một thị trường chung cho các nước trong khu vực,hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại

và đầu tư Điều đó sẽ có những tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam và đặcbiệt là tới hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDPcủa Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì việc nhận định những cơ hội

và thách thức đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam là vô cùng cần thiết.Điều đó góp phần định hướng những lợi ích và những khó khăn mà AEC sẽ mang lạicho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam Từ đó có những giải pháp phù hợp,khắc phục những khó khăn góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vàomột thị trường chung và thống nhất

Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức với hoạt

động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia AEC” cho đề án môn

học chuyên ngành

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức vớihoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC)

Trang 8

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, tác giả tập trung vào ba nhiệm vụ sau đây:Thứ nhất, làm rõ, phân tích sâu hơn một số vấn đề lý luận về hoạt độngthương mại quốc tế và tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốcgia thành viên

Thứ hai, phân tích toàn diện về thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của ViệtNam khi tham gia AEC, qua đó đánh giá về tác động của AEC đến hoạt động thươngmại quốc tế của Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của AEC

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQTcủa VN khi tham gia vào AEC

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mạiquốc tế của Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian nghiên cứu: khoảng thời gian được chọn để làm đề tài là

2008-2015 Nguyên nhân lựa chọn mốc thời gian này là do giai đoạn 2008- 2015 là giaiđoạn thích hợp để thu thập các dữ liệu về thương mại quốc tế của Việt Nam vì trongnhững năm này vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng được quan tâm mộtcách sâu rộng và xét trong thời gian dài như vậy sẽ thấy rõ sự thay đổi và tăng trưởngmạnh trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam

+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu về hoạt động thươngmại quốc tế với một số mặt hàng của cả nước Việt Nam trong điều kiện tham gia Cộngđồng kinh tế ASEAN (AEC)

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các sốliệu qua các năm về tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu, về giá trị xuất nhập khẩu vớicác nước ASEAN…sau đó so sánh thực trạng của hoạt động thương mại quốc tế trước

và sau khi Việt Nam tham gia AEc để từ đó dùng phương pháp phân tích đánh giánhững cơ hội và thách thức khi tham gia AEC với thương mại quốc tế của Việt Nam

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được kếtcấu bao gồm ba chương sau:

Trang 9

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động TMQT và tác động củaAEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên

Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đối với hoạt động TMQT của VN khitham gia AEC

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQTcủa Việt Nam khi tham gia vào AEC

Trang 10

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TMQT

Trang 11

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động TMQT và tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên

Các quan hệ kinh tế quốc tế là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, là kết quảtất yếu của sư tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế quốc tế Quan hệ kinh tế quốc

tế là tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, khoahọc công nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất Nó diễn

ra giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế Căn

cứ vào đối tượng vận động, quan hệ kinh tế quốc tế chia thành các hoạt động: thươngmại quốc tế, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ, cácdịch vụ quốc tế nhằm thu ngoại tệ Trong đó, thương mại quốc tế là hoạt động ra đờisớm nhất và giữ vị trí trung tâm

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia thôngqua mua bán, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên Sựtrao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc của nhữngngười sản xuất hàng hóa riêng biệt của từng quốc gia về kinh tế Có hai điều kiện đề TMQT

ra đời, tồn tại và phát triển: thứ nhất, có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ,kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương mại; thứ hai, có sự ra đời của nhà nước và sựphát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước

TMQT là hoạt động ra đời sớm nhất trong các quan hệ KTQT, từ dưới chế độchiếm hữu nô lệ và sau đó là chế độ nhà nước phong kiến Do kinh tế tự nhiên cònchiếm địa vị thống trị nên trong xã hội nô lệ và phong kiến, TMQT chỉ phát triển vớiquy mô nhỏ Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để phục vụ cho tiêu dung cá nhân, việc lưuthông hàng hóa giữa các quốc gia chiếm một phần rất nhỏ TMQT chỉ thực sự pháttriển trong thời đại tư bản chủ nghĩa và trở thành động lực phát triển quan trọng củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trang 12

Ngày nay, để tồn tại và phát triển các quốc gia đều phải tham gia vào phân cônglao động quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngoài Hơn thế nữa, ngày nay TMQTkhông chỉ đơn thuần là buôn bán với bên ngoài mà thực chất là cùng với các quan hệkinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế Vì vậy, cần coiTMQT không chỉ là nhân tố bổ sung cho kinh tế trong nước mà còn phải coi sự pháttriển kinh tế trong nước phải thích nghi với lựa chọn phân công lao động quốc tế.

Sự thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là nhận thứcđược mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế vớibên ngoài Vấn đề ở đây là phải khai thác được mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quantrong nước phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tếquốc tế Đồng thời, phải tính toán lợi thế tương đối có thể dành được và so sánhđiều đó với cái giá phải trả Thuận lợi có thể tạo ra được nhờ tham gia vào buônbán và phân công lao động quốc tế bao giờ cũng tăng thêm khả năng liên kết kinh

tế, hòa nhập với kinh tế bên ngoài, đòi hỏi có khả năng xử lý thành công mối quan

hệ phụ thuộc lẫn nhau

1.2 Đặc điểm của TMQT

1.2.1 TMQT có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh

Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay thực hiện gia công không còn giới hạn trongphạm vi một quốc gia và phát triển không ngừng cùng với xu hướng gia tăng mở cửanền kinh tế của các nước

Sở dĩ TMQT có tốc độ tăng trưởng nhanh, thậm chí nhanh hơn tăng trưởng GDPcủa thế giới là do phân công lao động quốc tế ở mức sâu hơn dẫn tới chuyên môn hóasản xuất phát triển ở mức cao Do tác động của khoa học kỹ thuật nên việc phân cônglao động quốc tế rất phát triển, không chỉ chuyên môn hóa đến từng thành phẩm cuốicùng mà chuyên môn hóa đến từng chi tiết, từng công đoạn của sản phẩm Do vậy khichuyên môn hóa sản phẩm tất yếu phải có sự trao đổi TMQT phát triển nhanh hơn sựphát triển của kinh tế thế giới Hơn nữa, khi các doanh nghiệp trong nước phát triển tớimột mức độ nào đó đến khi thị trường trong nước trở nên quá hạn hẹp so với khả năngcủa các doanh nghiệp, thì thị trường nội địa cũng không đủ để đáp ứng cho nhữngtham vọng của các doanh nghiệp trong nước Điều đó đòi hỏi cần có sự trao đổi hànghóa ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Từ đó làm cho TMQTngày càng có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh

Trang 13

1.2.2 Mang đặc điểm của xu hướng toàn cầu hóa, dẫn tới tự do hóa thương mại giữa các quốc gia

Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngạitrong hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạođiều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các hoạt động TMQT phát triển cả về bề rộng lẫn

bề sâu Tự do hóa thương mại trước hết nhằm mở rộng quy mô sản xuất của mỗi nước,cũng như đạt tới những điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu Kết quả của tự dohóa thương mại là ngày càng mở cửa dễ dàng hơn thị trường nội địa cho hàng hóa, côngnghệ nước ngoài cũng như các hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập vào thị trườngnội địa, đồng thời cũng đạt được một số thuận lợi hơn từ phía các bạn hàng cho việcxuất khẩu hành hóa và dịch vụ trong nước ra nước ngoài Điều đó có nghĩa là phải đạttới một sự hài hòa giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu

Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại chính là việc điều chỉnh theochiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương

và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồntại trong quan hệ TMQT Về thực chất, đó là việc thực hiện các biện pháp cắt giảmthuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan đã và đang được áp dụng trong buônbán quốc tế Việc hình thành các liên kết KTQT với các tổ chức KTQT cũng tạo thuậnlợi cho tự do hóa thương mại, trước hết trong khuôn khổ của các tổ chức đó

1.2.3 Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trở thành trung tâm của TMQT

Các quốc gia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đều là các quốc gia có nềnkinh tế hết sức năng động, đạt nhịp độ phát triển cao, liên tục qua nhiều năm Đây làkhu vực có những quốc gia có trình độ phát triển cao dẫn đầu về các phát minh, sángchế… và do đó khu vực này đang làm cho trung tâm của nền kinh tế thế giới dịchchuyển dần về khu vực này Đặc biệt trong hoạt động TMQT vị thế của các nước trongkhu vực này cũng ngày càng trở nên quan trọng, các hoạt động trao đổi buôn bán hànghóa, dịch vụ thường xuyên được diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh, cơ cấu cácmặt hàng trao đổi cũng vô cùng phong phú và đa dạng

1.2.4 Hoạt động của các công ty quốc tế (MNCs/ TNCs) có vai trò rất lớn trong TMQT

Các công ty đa quốc gia có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động TMQTgiữa các quốc gia Đây là các công ty có quy mô rất lớn, mạng lưới hoạt động bao phủ

Trang 14

rộng khắp thế giới, có sự cọ xát giữa các nền văn hóa với nhau Trong qúa trình hoạtđộng của mình các TNCs đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia vàgia công quốc tế Hay nói cách khác là TNCs thúc đẩy thương mại phát triển với badòng lưu thông hàng hoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoábán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùngmột tập đoàn TNCs chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi cáckênh lưu thông xuyên quốc gia của mình

Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giá trị xuất khẩu củacác chi nhánh TNCs chiếm một tỷ trọng tương đối lớn Ngày nay, kinh tế thế giới càngphát triển thì vai trò của các TNCs cũng ngày càng cao Với tỷ trọng lớn trong thươngmại thế giới thì các TNCs chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơcấu đối tác trong thương mại thế giới

1.3 Vai trò của TMQT với các nước nói chung và với Việt Nam nói riêng 1.3.1 TMQT là động lực để một quốc gia tăng trưởng kinh tế

TMQT tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, mở ra cơ hội cho tất

cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới Nhờ có TMQT mà cácdoanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đáp ứng không chỉ cho thị trường nội địa màcho cả thị trường nước ngoài TMQT mang lại cho người tiêu dùng tại các nước sự lựachọn đa dạng hơn về hàng hóa

Việc sản xuất ra hàng hóa và đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng trongnước sẽ có giới hạn, chính vì vậy hoạt động thương mại sẽ giúp một quốc gia mở rộngthị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm, dịch vụ đó đến những người tiêu dùng ởkhắp các quốc gia trên toàn thế giới Từ đó các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, tậndụng những lợi thế của mình góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia

1.3.2 TMQT thúc đấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia theo hướng tích cực

Khi các quốc gia giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau họ luôn muốntận dụng được lợi thế của mình và của đối tác để gia tăng lợi ích về mặt kinh tế Mộtquốc gia thường sẽ xuất khẩu những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và nhập khẩusản phẩm mình không có lợi thế so sánh Lợi thế so sánh giữa các quốc gia được tạonên bởi sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động,

sự khác biệt về nguồn lực kinh tế và việc sử dụng các yếu tố đó

Trang 15

Hoạt động TMQT sẽ góp phần giúp các quốc gia đấy mạnh sản xuất những mặthàng mà mình có ưu thế để đem trao đổi và buôn bán với nước ngoài Từ đó góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia theo hướng tích cực, các quốc gia sẽ tận dụngđược những lợi thế của mình.

1.3.3 TMQT giúp quốc gia thu được nguồn tài nguyên của nước ngoài góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như bộ phậncấu thành các sản phẩm hoàn tất được sản xuất ở nước ngoài có thể làm giảm chi phícho họ Điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận có thể tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí

có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ cho phép nhiều người tiêu thụ sản phẩmhơn Các chiến lược như thế có thể cho phép công ty cải tiến chất lượng sản phẩm của

họ hoặc ít nhất cũng làm cho họ khác với đối thủ cạnh tranh, như thế mới gia tăngđược thị phần và lợi nhuận của công ty

1.3.4 TMQT góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư.

Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đãthu hút hàng triệu lao động tham gia với thu nhập không thấp Điều đó đã giải quyếtđược vấn đề bức xúc nhất trong xã hội hiện nay, tạo ra công ăn việc làm cho người laođộng, góp phần đảm bảo hơn cho đời sống của các tầng lớp dân cư Xuất khẩu còn tạo

ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đápứng nhu cầu ngày một phong phú hơn của nhân dân

1.3.5 TMQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ có vai trò tăng cường sự hợp tácquốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên thương trườngquốc tế Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu

tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng tavừa kể trên lại tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh hoạt động TMQT

Trong TMQT, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triểnkinh tế và nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp thamgia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, kỹ thuật, laođộng, nguồn tiêu thụ thị trường Thông qua hoạt động TMQT sẽ góp phần nâng cao

Trang 16

hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợithế, các tiềm năng và cơ hội của quốc gia.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TMQT của các quốc gia.

1.4.1 Nhân tố bên trong

1.4.2 Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sởcho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu Nó góp phần ảnhhưởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất nhập khẩu của quốc gia

Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triểnkinh tế cũng như hoạt động TMQT của một quốc gia Vị trí địa lý thuận lợi là điềukiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩyxuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng

1.4.2.1 Tiềm lực của quốc gia về lao động, vốn

Một nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệptrong nước xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động Về mặtngắn hạn, nguồn nhân lực được xem như là không biến đổi, vì vậy chúng ít tác độngtới sự biến động của hoạt động TMQT

Vốn cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động sâu sắc và mạnh mẽđến hoạt động TMQT của các quôc gia Nếu một quốc gia có tiềm lực về nguồn tài chínhmạnh mẽ sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để đẩy mạnh và xúc tiến các hoạt động TMQT,

mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng và góp phần làm tăng trưởng kinh tế

1.4.2.2 Cơ sở hạ tầng quốc gia

Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạtđộng TMQT Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thốngthông tin, hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TMQT Nếu cáchoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược lại nó sẽ kìmhãm tiến trình xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

1.4.2.3 Các chính sách và quy định của quốc gia về hoạt động TMQT

Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trườngpháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động TMQT Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đódưới các khía cạnh sau:

Trang 17

Thuế quan và quota: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩuchịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế quan và quota.

Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thungoại tệ của đất nước Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làmtăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước

Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu, có tác động một mặtlàm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợicho những người xin được quota xuất nhập khẩu

Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếpgia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sáchtín dụng xuất nhập khẩu cũng góp phần to lớn tác động tới hoạt động TMQT củamột quốc gia Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chínhsách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ nhưthế nào Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế -

tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tácđộng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

1.4.3 Nhân tố bên ngoài

1.4.3.1 Sự cạnh tranh, áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài

Hoạt động TMQT của một quốc gia thường bị cạnh tranh và bị ảnh hưởng mạnh

mẽ bởi hoạt đông của các doanh nghiệp nước ngoài Khi bị cạnh tranh một cách mạnh

mẽ điều đó sẽ tạo ra áp lực cho quốc gia, từ đó quốc gia sẽ có những chính sách vàchiến lược để đẩy mạnh hoạt động TMQT, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốcgia khác trên thị trường thế giới

1.4.3.2 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội thế giới

Trong xu thế toàn cầu hoá thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vìvậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều cónhững ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước Hoạt động TMQT

là hoạt động trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối vàtác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm Bất kỳ một

sự thay đổi nào về chính sách TMQT, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăngtrưởng và suy thoái kinh tế của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động TMQTcủa các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia

Trang 18

1.4.3.3 Sự phát triển của công nghệ

Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội vàmang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao Nhờ sựphát triển của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thểđàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín giảm bớt những chi phí đilại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin

về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời Bên cạnh đó, nhờ có hoạt độngTMQT mà các quốc gia được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thếgiới, thay thế, đổi mới công nghệ Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vựcnhư vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng Đó cũng chính là cácyếu tố tác động tới hoạt động TMQT

1.4.3.4 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiệnchiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu Trong quan hệ buôn bán ngoạithương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuấtnhập khẩu Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá xuất nhậpkhẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

1.5 Tổng quan về AEC

1.5.1 Lịch sử hình thành và mục tiêu của AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) làmột khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thànhlập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộngđồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùngcủa hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vựckinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hànghóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn,kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vàonăm 2020 Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010) - Chươngtrình Hành động Vientian đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường nănglực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triểnkinh tế của ASEAN

Trang 19

1.5.2 Bản chất của AEC

AEC thực chất chưa được coi là một Cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộngđồng kinh tế châu Âu bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kếtràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏathuận hay Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất Tham gia vào các mục tiêucủa AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố…giữa các nước ASEAN

có liên quan tới các mục tiêu này Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết

có tính rang buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêuhướng tới không bắt buộc của các nước ASEAN

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây

và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới

1.6 Tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia

thành viên

Việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN( AEC) đã mang lại nhiều tác động tíchcực và có cả tác động tiêu cực đối với hoạt động TMQT của các quốc gia thành viên.AEC là một thị trường chung với quy mô rộng lớn, điều đó đã tạo điều kiệnthuận lợi cho các quốc gia thành viên mở rộng việc xuất khẩu hàng hóa ,tăng thêmkhối lượng hàng hóa được trao đổi đối với các nước trong khu vực Cùng với đó làviệc tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của các quốc gia, vì khi tham giaAEC, thị trường được tự do mở cửa hơn nên việc xuất khẩu hàng hóa không gặp nhiềucản trở và khó khăn, các quốc gia đững trước sự cạnh tranh với hàng hóa từ nhiều quốcgia khác trong nội khối Đồng thời tham gia AEC cũng góp phần thay đổi cơ cấu mặthàng xuất nhập khẩu cũng như thị trường xuất nhập khẩu của một quốc gia thành viên.Tuy nhiên, khi tham gia AEC các quốc gia thành viên cũng đứng trước những

“bài toán khó”, những tác động tiêu cực cần có giải pháp để giải quyết triệt để Cáncân thương mại của các quốc gia thành viên có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng.Không những thế khi tham gia vào AEC thì các sản phẩm xuất khẩu của các quốc gia

sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa các nước khác trong nội khối ASEAN.Đồng thời, nhiều hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranhgay gắt đối với các sản phẩm và các lĩnh vực sản xuất trong nước Chính phủ và cácdoanh nghiệp của mỗi quốc gia thành viên cần chuẩn bị những chính sách và giải pháp

để nâng cao hiệu quả của hoạt động TMQT khi tham gia vào AEC

Trang 20

1.7 Một số kinh nghiệm của các quốc gia khi chuẩn bị tham gia vào

AEC và bài học cho Việt Nam

1.7.1 Kinh nghiệm của các quốc gia khi chuẩn bị tham gia vào AEC

Khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN các quốc gia thành viên đãchuẩn bị cho mình những hành trang nhất định để hội nhập tốt hơn, tận dụng mọi lợithế để góp phần phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia đó

Đối với đất nước Singapore, họ hy vọng việc hình thành Cộng đồng Kinh

tế ASEAN (AEC) sẽ giúp giảm chi phí kinh doanh và cho phép di chuyển tự dotrong khu vực Bên cạnh đó, họ tin rằng AEC sẽ giúp ASEAN trở nên toàndiện, với bản sắc khu vực mạnh mẽ và củng cố vị thế của khối trên trường quốc

tế Tuy nhiên, Singapore cho rằng toàn bộ tiến trình này sẽ cần có thời gian,với sự tham gia không chỉ của chính phủ mà còn của toàn bộ người dân cácnước trong khu vực

Quan điểm của Singapore về Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng tương đối giốngvới đa phần người dân các nước khác Theo đó, 60% số người được hỏi bày tỏ sự lạcquan giống như người Malaysia và Philippines rằng công việc kinh doanh của họ sẽ tốthơn, khi ASEAN trở thành một cộng đồng Gần 40% người được hỏi ở Indonesia vàThái Lan cũng có quan điểm tương tự Bên cạnh đó, khoảng 75% người Singapore chorằng việc hình thành cộng đồng sẽ giúp ASEAN trở nên cạnh tranh hơn Tâm lý lạcquan tương tự cũng được thể hiện ở Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.Chính vì tâm lý lạc quan đó nên chính phủ các nước đã có những chính sách để tậndụng lợi thế của các quốc gia, như ở Singapore việc tham gia AEC giúp người dânnước này có cơ hội nghề nghiệp rất lớn trong ngành dịch vụ du lịch, bởi Singapore cónhiều kinh nghiệm hơn so với các nước trong khu vực

Singapore hay các nước như Thái Lan, Malaysia cũng tận dụng cơ hội này đểđầu tư ra nước ngoài Như Singapore, trong khi người Việt Nam không quan tâm thìngười Singapore đã biết tận dụng AEC để mua nhà ở Việt Nam, vì vốn dĩ giá nhà ởViệt Nam chỉ bằng 1/7 so với giá nhà ở Singapore

Ngoài ra, để hội nhập tốt hơn các quốc gia trong nội khối cũng đã cónhững chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút lao động giỏi

từ các nước trong nội khối để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của quốcgia mình

Trang 21

1.7.2 Bài học cho Việt Nam

Khi tham gia vào AEC Việt Nam cần chuẩn bị cho mình tâm thế thật tốt đểchuẩn bị cho việc hội nhập, tâm lý tốt sẽ là động lực để giúp Việt Nam hội nhập tốthơn Thêm vào đó, Chính phủ cùng các doanh nghiệp trong nước sẽ có những chínhsách để đẩy mạnh tiến trình hội nhập Việc thu hút nhân tài, không để xảy ra hiệntượng “ chảy máu chất xám” cũng là một vấn đề đáng quan tâm của nhà nước khi AEC

đi vào thực thi

Việc tiếp thu những kinh nghiệm của các nước trong nội khối và áp dụng mộtcách linh hoạt vào trong điều kiện nước mình cũng là một trong những bài học quantrọng mà Việt Nam cần áp dụng

Trang 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TMQT

CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC

Ngày đăng: 10/11/2016, 10:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Đình Đào- Đỗ Văn Đức- Phạm Trung Sơn, bài báo: “Tổng quan về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2011 và triển vọng 2012”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 175- Tháng 01/ 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về xuấtnhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2011 và triển vọng 2012
4. Đỗ Đức Bình – Ngô Thị Tuyết Mai (2012), giáo trình: “Kinh Tế Quốc Tế”, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tế Quốc Tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình – Ngô Thị Tuyết Mai
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2012
5. Hà Văn Hội (2013), “Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác độngđến thương mại quốc tế của Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh Tế- Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
6. Ngô Tuấn Anh, “Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam”, Hội thảo quốc tế AEC, Hà Nội tháng 10/2014 7. Nguyễn Tường Lâm (2014), bài báo “Nhập khẩu của Việt Nam- Thực tiễn, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản ngày 20/10/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Những vấn đềđặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam”, Hội thảo quốc tế AEC, Hà Nội tháng 10/20147. Nguyễn Tường Lâm (2014), bài báo “Nhập khẩu của Việt Nam- Thực tiễn, vấnđề và giải pháp
Tác giả: Ngô Tuấn Anh, “Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam”, Hội thảo quốc tế AEC, Hà Nội tháng 10/2014 7. Nguyễn Tường Lâm
Năm: 2014
10. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), “Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam” ( Khía cạnh Kinh tế Vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi), tháng 8/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của TPP và AEClên nền kinh tế Việt Nam
1. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, truy cập ngày 15/03/2016, tại địa chỉ http://www.customs.gov.vn/default.aspx Link
2. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, truy cập này 15/03/2016, tại địa chỉ https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 Link
9. Trang web của Cục xúc tiến thương mại truy cập ngày 15/03/2016 tại địa chỉ:http://www.vietrade.gov.vn/thong-ke-xuat-nhap-khau.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w