1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020

87 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với chiều dài hơn 4.000 km; phía Bắc giáp với Trung Quốc và Myanma, phía Tây giáp với Thái Lan, phía Đông giáp với Việt Nam và phía Nam giáp với Campuchia. Nền kinh tế của Lào hiện nay, là nền kinh tế hướng mạnh xuất khẩu theo các nguyên tắc: đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình-độc lập-ổn định, hợp tác phát triển. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước Lào đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhờ sự lãnh đạo sáng suối của Đảng, ngành nông nghiệp của Lào đã có sự thay đổi và đạt được những thành tựu đáng kể, sản xuất lương thực thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu và trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Lào trong nhiều năm trở lại đây. Thực hiện theo chiến lược phát triển chung của cả nước,tỉnh SALAVAN đã đề ra mục tiêu phát triển tổng quát “ phát triển ổn định,có hiệu quả,xây dựng nền kinh tế mở,tăng năng lực đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu”. Tỉnh SALAVAN là một tỉnh nằm trong phái Nam của Lào, có diện tích 10.691 km2, diện tích tự nhiên là 7.483 km2 ,trong đó đất dành cho nông nghiệp là 70%, tỉnh SALAVAN nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,khí hậu thời tiết thuận lợi sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả....tỉnh SALAVAN có vị trí giao thông đường bộ thuận lợi, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80 % lực lượng lao động của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của tỉnh SALAVAN năm 2010 là 19.000.000 USD. Hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh SALAVAN, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu nông sản của tỉnh hiện đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn,thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ sản xuất lạc hậu, thông tin chưa kịp thời, trình độ sản xuất,trình độ quản lý của cán bộ còn nhiều yếu kém chưa bắt kịp với cơ chế thị trường. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên mà tác giả chọn đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020” làm luận văn thác sĩ của mình.

MỤC LỤC 3.2.3. Giải pháp giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản 77 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of South East Asian Nations CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lao PDR CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa industrialization and modernization CP Chính phủ government CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa socialist republic EU Liên minh Châu Âu European Union FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Production KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn social sciences and humanities KNXK Kim ngạch xuất khẩu exports KNNK Kim ngạch nhập khẩu imports NDCM Nhân dân cách mạng People's Revolution NĐ Nghị định decrees NDT Nhân dân tệ yuan ODA Viện trợ phát triển chính thức Official Development Assisnce USD Đô la Mỹ Unitedtes Dollar UBND Ủy ban nhân dân People's Committee WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization XHCN Xã hội chủ nghĩa Socialist XK Xuất khẩu Export XNK Xuất nhập khẩu import-export DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh SALAVAN từ năm 2001 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh SALAVAN Error: Reference source not found Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh SALAVAN Error: Reference source not found Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh SALAVAN giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.4: Cơ cấu đất nông nghiệp tỉnh SALAVAN Error: Reference source not found Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2001-2005 Error: Reference source not found Bảng 2.6. Kim ngạch XK hàng nông sản tỉnh SALAVAN năm 2001-2005 Error: Reference source not found Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo nhóm mặt hàng của tỉnh SALAVAN Error: Reference source not found Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh SALAVAN so với cả nước Error: Reference source not found Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tỉnh SALAVAN Error: Reference source not found Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu nông sản tỉnh SALAVAN so với cả nước Error: Reference source not found HÌNH Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh SALAVAN Error: Reference source not found Hình 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2001 - 2005 Error: Reference source not found Hình 2.2: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Hình 2.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu Cà phê của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu Ngô của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về XNK của Lào Error: Reference source not found Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp XNK Error: Reference source not found MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với chiều dài hơn 4.000 km; phía Bắc giáp với Trung Quốc và Myanma, phía Tây giáp với Thái Lan, phía Đông giáp với Việt Nam và phía Nam giáp với Campuchia. Nền kinh tế của Lào hiện nay, là nền kinh tế hướng mạnh xuất khẩu theo các nguyên tắc: đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình-độc lập-ổn định, hợp tác phát triển. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước Lào đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhờ sự lãnh đạo sáng suối của Đảng, ngành nông nghiệp của Lào đã có sự thay đổi và đạt được những thành tựu đáng kể, sản xuất lương thực thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu và trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Lào trong nhiều năm trở lại đây. Thực hiện theo chiến lược phát triển chung của cả nước,tỉnh SALAVAN đã đề ra mục tiêu phát triển tổng quát “ phát triển ổn định,có hiệu quả,xây dựng nền kinh tế mở,tăng năng lực đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu”. Tỉnh SALAVAN là một tỉnh nằm trong phái Nam của Lào, có diện tích 10.691 km2, diện tích tự nhiên là 7.483 km2 ,trong đó đất dành cho nông nghiệp là 70%, tỉnh SALAVAN nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,khí hậu thời tiết thuận lợi sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả tỉnh SALAVAN có vị trí giao thông đường bộ thuận lợi, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80 % lực lượng lao động của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của tỉnh SALAVAN năm 2010 là 19.000.000 USD. Hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh SALAVAN, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu nông sản của tỉnh hiện đang gặp nhiều 1 khó khăn, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn,thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ sản xuất lạc hậu, thông tin chưa kịp thời, trình độ sản xuất,trình độ quản lý của cán bộ còn nhiều yếu kém chưa bắt kịp với cơ chế thị trường. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên mà tác giả chọn đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020” làm luận văn thác sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn - Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế và xác lập những nội dung cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và vai trò của nó trong phát triển kinh tế quốc dân. - Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của tỉnh SALAVAN, rút ra những kết luận đánh giá cơ bản làm cơ sở đề ra giải pháp tiếp thị, xâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản. - Đề xuất một số giải pháp xuất khẩu nông sản của tỉnh SALAVAN tù nay đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả về thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong điều kiện hội nhập hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đề tài này chủ yếu tập chung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào. - Nghiên cứu chủ yếu ở tầm vĩ mô. - Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ 2006-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu.  Trong đề tài này lấy quan điểm đường lối của Đảng về đổi mới kinh tế, kinh doanh, hội nhập về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước Lào đến năm 2015 là phương pháp tư tưởng.  Phương pháp tiếp cận đề tài là phương pháp hệ thống, biện chứng,lịch sử và lôgic.  Một số phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu và soạn thảo các nội dung của đề tài, phương pháp phân tích, mô hình hóa và phương pháp tiếp cận thực tế. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở TỈNH SALAVAN. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỈNH 2 SALAVAN. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỈNH SALAVAN ĐẾN NĂM 2020 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở TỈNH SALAVAN 1.1 Khái niệm và nội dung thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở tỉnh. 1.1.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Theo từ điển tiếng Việt của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) quốc gia (Nhà xuất bản văn hoá Sài Gòn) thì “nông sản” là sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra như: Gạo, rau, cafe, cao su “hàng hoá” là thứ sản phẩm do người lao động làm ra để bán trên thị trường. Vì vậy, khi nông sản sản xuất ra để đưa ra bán trên thị trường thì được gọi là “Hàng hoá nông sản”. Mặt khác, nông sản sản xuất ra bao gồm rất nhiều loại khác nhau không chỉ sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất mà còn được bán ra thị trường để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì gọi là nông sản hàng hoá. Như vậy, “Hàng hoá nông sản” và “Nông sản hàng hoá” đồng nhất về khái niệm vì chúng có cùng chung một bản chất là nông sản sản xuất ra và được bán ra trên thị trường để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Xuất khẩu hàng hoá nông sản là một hoạt động kinh doanh hàng hoá nông sản ở phạm vi kinh doanh quốc tế, đây là lĩnh vực sôi động trong nền kinh tế hiện nay. Kinh doanh xuất khẩu nông sản là mối quan hệ trao đổi hàng hoá nông sản của quốc gia này với quốc gia khác trên toàn thế giới. Hoạt động xuất khẩu nông sản mang lại những hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó cũng có những khó khăn không thể lường trước được, vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế bên ngoài và các quốc gia khác cũng xuất khẩu hàng hoá nông sản. Như vậy,“ Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản là làm tăng hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá nông sản với nước ngoài dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ, nhằm tăng mục đích lợi nhuận”. 4 1.1.2 Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản là việc làm tăng hàng nông sản được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước CHDCND Lào hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Lào được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bao gổm những hoạt động chủ yếu sau: 1.1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng nông sản. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng nông sản là công việc đầu tiên và quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào muốn tham gia vào thị trường nông sản thế giới. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu nông sản là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Mỗi quốc gia khác nhau có phong tục, tạp quán, nhu cầu, thị hiếu và sở thích khác nhau, đồng thời do khoảng cách về địa lý nên công việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu nông sản trở nên rất khó khăn. Khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu nông sản cần trả lời được các câu hỏi sau: Nước nào là thị trường mục tiêu? Quy mô thị trường ra sao? Sản phẩm nào có thể xuất khẩu sang thị trường đó? Quy định về chất lượng, chủng loại, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch như thế nào? Chính sách ngoại thương của nước sở tại có gì thuận lợi, khó khăn? Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN chủ yếu là tự các doanh nghiệp tìm kiếm qua bạn hàng, công việc nghiên cứu thị trường còn thực hiện một cách bị động, tự phát. Do đó chưa có một chiến lược cụ thể và lâu dài. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là các thị trường ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc . Tỉnh chưa có riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, chính vì vậy việc mở rộng và tìm kiếm thị trường mới gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ủy ban nhân dân tỉnh cần phải chú trọng hơn trong công tác nghiên cứu thị trường, có như vậy mới có chiến lược lâu dài trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh trong tương lai. 1.1.2.2 Tổ chức thu mua và tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu là toàn bộ hình thức, phương thức mà 5 doanh nghiệp tác động đến lĩnh vực sản xuất nông sản, khai thác để tăng nguồn hàng nông sản phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tổ chức thu mua hàng nông sản là một hoạt động của doanh nghiệp sau khi xem xét chất lượng hàng hoá, giá cả chào hàng cùng với người bán thoả thuận điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán bằng hợp đồng hoặc bằng trao đổi hàng-tiền. Tổ chức thu mua và tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu là một quá trình bao gồm những nội dung chủ yếu sau: – Nghiên cứu thị trường nguồn hàng nông sản xuất khẩu: Đây là việc nghiên cứu khả năng cung cấp hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường như thế nào về số lượng, chất lượng, thời gian, giá cả và địa điểm Nguồn hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung ứng sản phẩm nông sản tươi của nông dân và năng lực sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường nguồn hàng nông sản xuất khẩu, doanh nghiệp cần xác định được khu vực thị trường thu mua; xác định được mặt hàng nông sản xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường nước ngoài, phù hợp với khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài của doanh nghiệp; xác định giá cả trong nước so với giá cả quốc tế;xác định chính sách quản lý của Nhà nước về mặt hàng đó, mặt hàng đó có được khuyến khích xuất khẩu hay không? – Tổ chức hệ thống thu mua hàng nông sản xuất khẩu: Do khối lượng hàng nông sản được ký kết để xuất khẩu là lớn, nên nhà xuất khẩu thường phải tổ chức thu mua hàng nông sản thông qua hệ thống các đại lý, các chi nhánh, các chân hàng. Việc tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua phù hợp với các đặc điểm điều kiện nguồn hàng, điều kiện sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng giúp nguồn hàng nông sản được mua đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng; giúp doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả thu mua. Việc lựa chọn và sử dụng nhiều kênh thu mua, kết hợp nhiều hình thức thu mua là cơ sở tạo nguồn hàng nông sản ổn định và hạn chế rủi ro trong thu mua hàng nông sản xuất khẩu. – Ký kết hợp đồng thu mua, tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu: Khi ký kết hợp đồng nhằm xác định rõ số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, bao bì đóng gói, thời gian giao nhận để xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi mỗi bên. 6 – Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu:Sau khi ký kết hợp đồng thu mua, tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động khai thác, tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu; đầu tư, liên doanh, liên kết giúp đỡ các đơn vị nguồn hàng; tổ chức tốt hệ thống thông tin tù các nguồn hàng về doanh nghiệp. – Tổ chức thực hiện hợp đồng thu mua, tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu: Hợp đồng đã ký kết, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên được xác định. Mỗi bên phải kiểm tra, đôn đốc, giám sát và tạo mọi điều kiện cần thiết để hợp đồng được thực hiện đúng các thỏa thuận của mỗi bên. Hiện nay, công tác tổ chức thu mua hàng nông sản được các doanh nghiệp tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh. Giá cả chào hàng cùng với bên bán và bên mua thoả thuận điều kiện mua, bán giao nhận thanh toán bằng hợp đồng. Để có hàng nông sản xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ tự đi thu gom hàng, nhưng cũng có một số trường hợp các doanh nghiệp tổ chức thu mua hàng nông sản thông qua các đại lý, các chi nhánh các chân hàng. Các đại lý, các chân hàng được rải khắp trên các huyện của tỉnh, tuy nhiên số lượng vẫn chưa nhiều và công tác chuẩn bị vẫn chưa được chuyên nghiệp. Số lượng hàng nông sản thường mang tính nhỏ lẻ, không đầy đủ và hầu hết không kịp thời, số lượng chất lượng đều chưa đạt đúng với yêu cầu của đơn đặt hàng. Do đó đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu chưa tiết kiệm được chi phí, hiệu quả thu mua còn thấp và hạn chế. Các kênh thu mua còn nhiều hạn chế… do đó nguồn hàng nông sản thiếu tính ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu. 1.1.2.3 Thực hiện giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản. Để ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản, hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thường phải trải qua một quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều kiện giao dịch. Trong buôn bán quốc tế, những bước giao dịch đàm phán chủ yếu đối với hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng thường diễn ra như sau: – Hỏi giá: về phương diện pháp luật thì đây là lời thỉnh cầu bước vào giao 7 [...]... và thu tiên nước nhập khẩu – Chuyển khẩu, trong đó hàng nông sản từ nước xuất khẩu trực tiếp sang nước 12 nhập khẩu Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu 1.1.3.7 Xuất khẩu hàng nông sản tại chỗ Xuất khẩu hàng nông sản tại chỗ là hành vi bán hàng cho người nước ngoài trên lãnh địa của nước mình Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng nông sản không vượt qua biên... hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu Tái xuất được thực hiện bằng một trong hai hình thức: – Tái xuất theo đúng nghĩa của nó, trong đó hàng nông sản đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu Ngược chiều với sự vận động của hàng nông sản là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiên nước. .. kinh tế phát triển Vai trò to lớn của xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh SALAVAN thể hiện: a) Xuất khẩu hàng nông sản góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Nhóm hàng nông sản xuất khẩu là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chính của tỉnh SALAVAN, hàng năm đóng góp từ 46-69 % tổng KNXK của tỉnh Trung bình giai đoạn 2006-2010... xuất khẩu phụ thuộc vào sự biến động giá hàng nông sản thế giới Nếu giá hàng nông sản tăng thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản có thể mua hàng nông sản của nông dân với giá cao hơn, nhưng nếu giá hàng nông sản giảm thì buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản phải giảm giá thu mua của nông dân để tránh lỗ 1.3.2.4 Chất lượng và thương hiệu hàng nông sản Hàng nông sản. .. trường xuất khẩu là các nước láng giềng và một số nước khác các mặt hàng nông sản chủ yếu của tỉnh là mặt hàng cà phê, trà, lạc, ngô và một số mặt hàng nông sản khác 1.4.3 Bài học rút ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản của tỉnh SALAVAN Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản của một số nước và một số tỉnh láng giềng, có thể rút ra bài học đối với việc thúc đẩy. .. lớn 1.2 Vai trò của nhà nước đối với xuất khẩu hàng nông sản và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN 1.2.1 Vai trò của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Vài trò của nhà nước trong xuất khẩu hàng nông sản được thể hiện ở một số mặt sau: a) Xác định mục tiêu phương hướng và chủ trương chính sách xuất khẩu hàng nông sản Trên cơ sở tổng kết đánh giá toàn diện tình... liên quan Do xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp của Lào, sản xuất nông sản là chủ yếu do đó xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh trong những năm qua đã có bước phát triển nhanh ổn định, diện tích và sản lượng đều tăng, an ninh lương thực phẩm được đảm bảo tạo tiền đề cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của tỉnh chưa được phong phú và đa dạng so với tiềm năng của tỉnh phần lớn... giảm xuống có tác động hạn chế xuất khẩu, vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít hơn đồng nội tệ, khi đó sẽ không kích thích được xuất khẩu 1.3.2.6 Năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của doanh nghiệp Năng lực sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ quyết định lượng hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường Năng lực sản xuất của doanh nghiệp thể hiện ở trình... hình thức xuất khẩu này, yêu cầu cân bằng luôn được chú trọng Cân bằng về mặt hàng, về giá cả, về tổng giá trị hàng giao cho nhau, về điều kiện giao hàng 1.1.3.6 Tạm nhập tái xuất hàng nông sản Tạm nhập tái xuất hàng nông sản là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng nông sản trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất Giao dịch tái xuất hàng nông sản bao gổm nhập khẩu và xuất khẩu với... doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp này sẽ thu mua hàng của nông dân để chế biến, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu tươi Nguồn cung ứng hàng nông sản của nông dân phụ thuộc vào khả năng sản xuất của nông dân Khả năng sản xuất của nông dân được quy định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất trong một thời gian, không gian nhất định Nghĩa là lượng nông phẩm được tạo ra với chi phí nhất định là kết quả của . THUYẾT VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở TỈNH SALAVAN. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỈNH 2 SALAVAN. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỈNH SALAVAN ĐẾN NĂM 2020 3 CHƯƠNG. với xuất khẩu hàng nông sản và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN. 1.2.1 Vai trò của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nông sản. Vài trò của nhà nước trong xuất. thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản. - Đề xuất một số giải pháp xuất khẩu nông sản của tỉnh SALAVAN tù nay đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả về thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong điều

Ngày đăng: 25/05/2015, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w