Vào chế biến hàng nông sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 82)

- Thứ bảy: Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh SALAVAN chưa có sự chuẩn bị làm lớn chiến lược làm ăn lớn chiến lược làm ăn dài hạn, vững chắc, chủ

vào chế biến hàng nông sản xuất khẩu.

Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động trồng trọt và chế biến nông sản xuất khẩu.

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ mới, thành tựu mới của khoa học kỹ thuật đã giúp sản xuất tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng và mẫu mã đa dạng hơn, nhờ đó mà chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác này bởi vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá thành và khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Vì vậy, cũng như bất kỳ một một quốc gia,một tỉnh nào khác, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta phải có các chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ một các thoả đáng.

Hiện thực cho thấy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong một nước nào đó cũng như trên thế giới đều có tác động rất mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu, nó có thể làm thay đổi vị trí các ngành trong nền kinh tế và làm thay đổi nhanh quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đã và đang chiếm lĩnh vị trí quan trọng với xu thế quốc tế hóa.

Hiện nay tỉnh còn là một trong những tỉnh lạc hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nên không những không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu mà còn không đáp ứng được nhu cầu thị trường nội bộ.

Chính sách về công nghệ của tỉnh hiện nay cần tập trung vào việc nhập khẩu và đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ có khả năng khai thác các lợi thế của tỉnh, đặc biệt là các máy móc thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực như sản xuất nông lâm sản xuất khẩu, may mặc, sản xuất, ….Chính sách về khoa học công nghệ cần được tính toán một cách kỹ lưỡng trên cơ sở cân nhắc giữa khả năng kinh tế với chi phí sản xuất và nhập khẩu máy móc thiết bị.

Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo nhu cầu thực sự thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động hình thành các tổ chức nghiên

cứu, đổi mới sáng tạo công nghệ tại các doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể liên kết với các chuyên gia đầu ngành hoặc nhà khoa học tại các trường đại học thực hiện các đề tài có ý nghĩa thực tiễn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính theo hướng mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức công lập. Thực hiện cơ chế tuyển chọn đề tài thông qua đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, hiệu quả và chất lượng.

Ưu tiên phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hoá, công nghệ và vật liệu. Phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng, sở hữu trí tuệ, tư vấn và chuyển giao công nghệ.

Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng dụng những công nghệ mới trong kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường.

Xây dựng chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, sử dụng và trọng dụng nhân tài nhằm khuyến khích và phát huy sáng tạo, tăng nhanh các phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nông sản phẩm phải thực hiện phương châm đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá thị trường; gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước; vừa chú trọng thị trường trong nước, vừa ra sức mở rộng và đa dạng hoá thị trường nước ngoài, đồng thời với việc phát triển sản phẩm chiến lược vào thị trường trọng điểm. Lựa chọn sản phẩm và thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh không chủ thể hiện ở khâu tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả mà còn được thể hiện ở khả năng sản xuất hàng nông sản phẩm đủ sức đáp ứng đòi hỏi cạnh tranh quốc tế với khối lượng lớn.

KẾT LUẬN

kể vào phát triển kinh tế chung của tỉnh SALAVAN, nâng cao đời sống của người dân, nhất là khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Nhờ có đường lối đổi mới, tỉnh SALAVAN đã và đang cùng với các tỉnh, thành phố của Lào dần vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu thập kỷ 90 và hiện tại, khắc phục được tình trạng đình đốn, trì trệ, trong sản xuất, xuất khẩu nói chung và trong sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng.

Mặc dù trong thời gian qua, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng của tỉnh đã phát triển tương đối khởi sắc, đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế chung của tỉnh và của cả nước, cải thiện đời sống nhân dân. Một số mặt hàng nông sản như: Gạo, ngô, cà phê… đã tạo ra thế mạnh cho tỉnh và cho nước CHDCND Lào trên thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng nông sản, thì trong thời gian tới tỉnh SALAVAN cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường đầu tư, sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này và tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu chính sách, sửa đổi một số chính sách, luật pháp cho phù hợp hơn với điều kiện mới.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN vẫn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung và hoàn thiện. Đề tài cũng chỉ ra được những mặt đã làm được (như: Tỉnh đã có chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần giải quyết lao động ở nông thôn, làm tăng thu nhập và đời sống của một số bộ phận người lao động, thị trường xuất khẩu hàng nông sản được mở rộng, số lượng và chất lượng hàng nông sản đang có xu hướng tăng dần…) và những mặt chưa làm được (Các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản vẫn chưa được thông thoáng và phù hợp với điều kiện thực tế, số lượng và chất lượng chế biến của hàng nông sản để xuất khẩu vẫn còn bó hẹp và hạn chế, thiếu sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, thêm vào đó số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản còn ít, thị trường vẫn chưa được nhiều…). Đề tài cũng đưa ra một hệ thống giải pháp và kiến

nghị đối với các cấp, ban ngành có liên qua. Vì vậy, trong thời gian tới để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản ngày được tốt hơn, thì nước Lào cần phải có kế hoạch để thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đã chỉ ra nhằm tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Lào nói chung và tỉnh SALAVAN nói riêng, góp phần giải quyết lao động ở các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nói riêng và của nước Lào nói chung.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w