Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 28)

g) Xuất khẩu hàng nông sản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của tỉnh phát triển.

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Trung Quốc là một nước lớn có biên giới giáp với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt có nhiều cửa khẩu biên giới trên bộ giáp với Lào và Việt Nam, và nhiều

nước khác. Do vậy,theo kinh nghiệm của Trung Quốc đã khảo sát tổng hợp biên giới và nhận thấy sự khác nhau rất lớn về tài nguyên, trình độ kinh tế với các nước láng giềng và đã lấy việc buôn bán hàng hóa dẫn đường trong quá trình trấn hưng và cất cánh nền kinh tế biên giới, giảm bớt chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa các vùng trong nước.

Trung Quốc áp dụng ngay luật mậu dịch và đối ngoại năm 1998 quy định “ đối với mậu dịch giữa các thành phố và thị trấn biên giới với thành phố và thị trấn tiếp giáp biên giới quốc gia, và mậu dịch của chợ biên giới Nhà nước dùng biện pháp linh hoạt, tạo điều kiện ưu tiên thuận lợi, phương pháp cụ thể của điều luật này do chính phủ quy định”.

Trung Quốc thực hành chính sách “ Duyên biên khai phóng”, “Hỗ thị dân biên”, “Thắp sáng đường biên”, các cửa khẩu biên giới trên bộ được khuyến khích phát triển, lấy đa dạng hóa thương mại làm khởi điểm để tích lũy phát triển hạ tầng đô thị biên giới và một số xí nghiệp công nghiệp địa phương linh hoạt mạnh về lắp ráp, sơ chế, bảo quản…thực hiện “ Tam khứ nhất bổ”, tức là xuất khẩu ba thứ: hàng hóa, lao động, thiết bị kỹ thuật lấy về thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm.

Các thành phố,tỉnh biên giới Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện chính sách này. Thành phố Tuy Phần Hòa chỉ có hơn 30 nghìn dân trong 2 tháng của năm 1996 đã thu hút các nhà đầu tư đổ về với kim ngạch hiệp định thu về 500 triệu nhân dân tệ (NDT) và đầu tư 130 NDT; năm 1995, Châu Đức Hồng tỉnh Vân Nam thu nhập tài chính nhờ kinh tế biên giới chiếm 50%; thành phố Uyển Đình kim ngạch buôn bán biên giới chiếm 99,3% tổng thu nhập và còn nhiều thành công của các tỉnh, thành phố khác ở khu vực cửa khẩu biên giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cửa khẩu giải quyết việc làm, thu nhập của hàng triệu lao động, riêng năm 2001 đã thu hút 50.000 người và làm việc tại các văn phòng, xí nghiệp biên mậu. Phát triển kinh tế cửa khẩu còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn với đồng bào duyên hải và đô thị lớn.

Trung Quốc hài lòng với chính sách biên mậu, họ đã tính được hiệu ứng phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 28)