Phương hướng thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 76)

- Thứ bảy: Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh SALAVAN chưa có sự chuẩn bị làm lớn chiến lược làm ăn lớn chiến lược làm ăn dài hạn, vững chắc, chủ

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỈNH SALAVAN ĐẾN NĂM

3.1.2 Phương hướng thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN đến năm 2020.

tỉnh SALAVAN đến năm 2020.

Dựa theo phương hướng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp giai đoạn 2011- 2015 và chiến lược phát triển thương mại của CHDCND Lào đến năm 2020. Tỉnh SALAVAN đã xây dựng những phương hướng đối với chính sách xuất khẩu hàng nông, lâm sản tập trung vào một số vấn đề chính sau:

Thứ nhất là, chủ trương dành ưu tiên cao, tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất, thu hút lao động để tăng sản lượng xuất khẩu; trong đó phải khai thác được các thế mạnh, tiềm năng xuất khẩu của tỉnh (là tài nguyên khoáng sản, con người, đất đai) và chủ động tận dụng được những cơ hội xuất khẩu sang thị trường thế giới cùng với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và cơ cấu thị trường nhằm

đảm bảo xuất khẩu ổn định và hiệu quả.

Thứ hai là, chú trọng đổi mới cơ chế quản lý xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong nước và bối cảnh thương mại thế giới, hoàn chỉnh khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý và điều hành xuất khẩu, bao gồm cả năng lực định hướng, xây dựng chiến lược cũng như thực hiện các biện pháp ngắn hạn có trọng tâm, hiệu quả; tạo môi trường tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ ba là, gắn kết thị trường xuất khẩu và sản xuất trong tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài); sản xuất phát triển là cơ sở cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo vị trí cho các mặt hàng của tỉnh trên thị trường thế giới; nhưng hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu một mặt phải giúp định hướng tốt hơn cho sản xuất trong tỉnh, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, là động lực đẩy mạnh sản xuất; chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ tư là, tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu với kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Thứ năm là, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình với các bước đi hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ sáu là, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý; hoàn chỉnh hệ thống luật pháp; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế làm khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng kinh doanh xuất - nhập khẩu, hội nhập quốc tế.

Thứ bảy là, tập trung phát triển một số thị trường xuất khẩu trọng điểm như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...

+ Xác định cơ cấu hàng hoá có hiệu quả và những mặt hàng xuất khẩu chiến lược trong từng nhóm hàng là nội dung quan trọng của chính sách mặt hàng xuất khẩu. Đổi mới chính sách cơ cấu hàng xuất khẩu, phải căn cứ vào thị trường xuất khẩu, điều kiện và khả năng sản xuất ở trong tỉnh, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo các hướng: giảm tỷ trọng thô và sơ chế đi đôi với tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu, giảm tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu truyền thống đi với tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu mới. Tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị cao trong giá trị kim ngạch hàng xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu.

+ Gắn quy hoạch xuất khẩu với quy hoạch sản xuất các sản phẩm xuất khẩu để bảo đảm quy hoạch xuất khẩu từng loại mặt hàng, sản phẩm, Nhà nước cần ban hành các chính sách đầu tư (vốn và công nghệ), đối với các ngành, các doanh nghiệp sản xuất khai thác hàng xuất khẩu, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu vào sản xuất kinh doanh sản phẩm xuất khẩu thông qua các biện pháp tín dụng, tài chính, thuế và hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w