- Thứ bảy: Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh SALAVAN chưa có sự chuẩn bị làm lớn chiến lược làm ăn lớn chiến lược làm ăn dài hạn, vững chắc, chủ
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỈNH SALAVAN ĐẾN NĂM
3.1.1.2 Mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN đến năm 2020.
đến năm 2020.
của cả nước, tỉnh SALAVAN đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh nhà.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của tỉnh SALAVAN là tỉnh sẽ phấn đấu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo nền tảng phát triển trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là phấn đấu đảm bảo chắc chắn sự ổn định và bền vững về chính trị; kinh tế của tỉnh phát triển liên tục và vững vàng; tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH, tập trung giải quyết các vấn đề về xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân,nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân chung cả nước đó là: tăng trưởng GDP đạt mức 10%/năm trở lên, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng lên 8% , công nghiệp và xây dựng tăng lên 13% và dịch vụ tăng lên 12% ,đến năm 2015 bình quân đầu người đạt 1.100 USD.
Trong những năm tới tỉnh tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược và sự nghiệp đổi mới, cùng cả nước vững bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực kinh tế, kiên quyết và nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần; tiếp tục thực hiện đường lối chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa và xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phối hợp hài hòa giữa kế hoạch và thị trường; tiếp tục tập trung cơ bản giải quyết đói nghèo cho nhân dân bằng giải pháp khuyến khích sản xuất hàng hóa và phát triển nông thôn; thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp hỗn hợp, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ và khôi phục rừng nhằm tăng cao độ che phủ rừng; thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy hoạch và sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả; tăng cường năng lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với kinh tế, nắm vững thời cơ để phát triển.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh sẽ phấn đấu phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 8- 9%/năm.
Về xuất khẩu, nhập khẩu cũng nêu rõ: phải tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, tạo thị trường ổn định cho mặt hàng nông sản phẩm có khả năng cạnh tranh,tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản phẩm.
Gắn kết chặt chẽ việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có sức cạnh tranh cao chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sản xuất từng sản phẩm, mặt hàng.
Đối với từng loại nông sản cụ thể thì cần chú trọng xây dựng cơ cấu sản xuất, chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp hợp lý. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, có chính sách bảo đảm lợi ích cho người sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản phẩm.
Để thực hiện có hiệu quả các công việc trên, cần chú trọng tăng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông - lâm nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Đưa công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế biến vận chuyển và tiêu thụ.