Xuất khẩu hàng hóa của tỉnh salavan giai đoạn 2006-2010.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 53)

- Năm là: hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong lĩnh

– Về kết quả đạt được

2.2.2.1 Xuất khẩu hàng hóa của tỉnh salavan giai đoạn 2006-2010.

SALAVAN là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển, là một tỉnh xuất phát từ ngành nông nghiệp là chủ yếu, về hàng hoá thì chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm qua tỉnh cũng đã xuất khẩu một số hàng hoá ra nước ngoài. Nhóm mặt hàng xuất khẩu chính, trị giá xuất khẩu thực hiện nhỏ gồm:

- Nông, lâm, thủy sản gồm: cà phê, ngô, hạt ý dĩ, sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, gỗ và sản phẩm gỗ, cánh kiến, hạt sa nhân…

- Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: may mặc, thủ công mỹ nghệ… Trong những năm qua, mặt hàng nông lâm sản, gỗ và sản phẩm gỗ vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh. Xét về cơ cấu nhóm mặt hàng trong những năm qua, nhóm hàng nông lâm sản (cà phê, ngô, chuối…) có tỷ trọng lớn nhất và đang trong xu thế tăng, năm 2006 chiếm tỷ trọng 46,22%, năm 2010 tăng lên 62,49%. Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gố chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm, năm 2006 chiếm tỷ trọng 40,79%, năm 2010 giảm xuống còn 23,41%. Tổng tỷ trọng 2

nhóm hàng này luôn ở mức khoảng 90%, còn lại nhóm hàng nông sản khác chiếm khoảng 10%

Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 5 năm 2006 – 2010 đạt khoảng 89,85 triệu USD vượt mức kế hoạch đề ra 20%. Tăng bình quân gần 7,8%/năm, cao hơn thời kỳ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 (3,02%/năm). Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt thấp nhất là năm 2006 đạt 15,47 triệu USD, cao nhất là 2010 đạt khoảng 19,86 triệu USD tăng lên 28,38% so với năm 2006.

Thị trường xuất khẩu chính của tỉnh là ASEAN và EU. Năm 2006 – 2010 tổng KNXK sang 2 thị trường ASEAN và EU chiếm tới 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó ASEAN chiếm 90%, EU chiếm 10%, trong khối ASEAN, xuất khẩu sang Thái Lan đạt nhiều nhất 60% và Việt Nam 40% của tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN.

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo nhóm mặt hàng của tỉnh SALAVAN

Đơn vị: Triệu USD

Nhóm mặt hàng chủ yếu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 1.gỗ và sản phẩm gỗ 6.31 4.6 3.97 4.15 4.65 23.68 2.Lâm sản 0.48 0.49 0.5 0.5 0.53 2.5 3. Nông sản 7.15 13.21 10.20 11.08 12.41 54.05 4. Thủ công 0.04 0.05 0.05 0.06 0.07 0.27 5. Sản phẩm công nghiệp 0.99 1.12 1.15 1.2 1.4 5.86 6. khác 0.5 0.7 0.75 0.74 0.8 3.49 Tổng 15.47 20.17 16.62 17.73 19.86 89.85

(Nguồn: Sở công thương tỉnh SALAVAN)

Tóm lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng khá. hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh SALAVAN đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các mặt về: giá trị KNXK, thị trường và nhóm hàng xuất khẩu.

Tỉnh SALAVAN có quan hệ ngoại thương với các tỉnh miền Trung của Việt Nam như: tỉnh Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và các tỉnh phía đông bắc của Thái Lan. Thời gian qua, ngành ngoại thương của Tỉnh nói chung và ngành xuất nhập khẩu

nói riêng đã được mở rộng với nhiều hình thức hoạt động nhằm khuyến khích và xúc tiến xuất nhập khẩu có hiệu quả hơn: hợp tác tay đôi, hợp tác ba bên… Chính sách mở rộng quan hệ hợp tác thương mại với các nước trong khu vực và thế giới đã tạo them sự thuận lợi và là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng cả về giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, cả về mặt hang và các lĩnh vực thương mại dịch vụ khác.

Riêng về xuất khẩu hàng hóa,ủy ban nhân dân tỉnh giao cho sở công thương tỉnh khảo sát nguồn hàng hóa ở các vùng có khả năng khai thác được bao nhiêu trong năm, sau đó giao cho các đơn vị kinh doanh khai thác và tiến hành XK. Tỉnh cũng như Sở Công Thương tỉnh cấp giấy phép xuất khẩu và giao cho sở tài chính quản lý về thuế và thu các lệ phí khác có liên quan.

Tỉnh SALAVAN là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển hơn so với các tỉnh giáp biên giới như: tỉnh Chăm Pa Sắc và tỉnh Sa Văn Na Kệt, là một tỉnh xuất phát từ ngành nông nghiệp là chủ yếu, về hàng hóa thì chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên trong những năm qua tỉnh cũng đã xuất khẩu một số hàng hóa ra nước ngoài. Các mặt hang xuất khẩu chủ yếu là: gỗ các các sản phẩm gỗ, hàng nông sản, lâm sảm… thị trường xuất khẩu chủ yếu là Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật bản…

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng KNXK của các năm là tăng dần qua các năm, nhưng không thay đổi đáng kể, do gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do ngoại cảnh tác động, song cũng có nhiều thuận lợi xuất phát từ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực thực sự của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong tỉnh. Tuy KNXK có chiều hướng ổn định và tăng trưởng nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ bế từ 1-2%.

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh SALAVAN so với cả nước.

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Cả nước 878.01 925.57 1,307.46 1,124.40 1,281.82

Tỉnh SALAVAN 15.47 20.17 16.62 17.73 19.86

Tỷ trọng% 1.76 2.18 1.27 1.58 1.55

Nhìn chung giá trị KNXK của tỉnh vẫn còn rất nhỏ bé so với tổng KNXK của cả nước, trung bình đạt 1,67%/năm, năm cao nhất là 2007 đạt 2,18% và đến năm 2010 giảm xuống còn 1,55%,. Đây chính là những thách thức của UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan có những chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh , để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cả nước.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w