Tình hình phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2005.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 38)

- Năm là: hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong lĩnh

b) Tình hình phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2005.

Từ năm 2001-2005 tỉnh SALAVAN bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lần thứ V theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mở rộng nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động theo cơ chế, chính sách và kế hoạch của Đảng và Nhà nước đề ra. Mở rộng sự đầu tư trong và ngoài nước để làm cho tốc độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế có sự phát triển nhanh về nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ. tỉnh đã tập trung vào việc cải thiện đời sống

của nhân dân các bộ tộc, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng đi đôi với việc bảo vệ môi trường bền vững làm cho tỉnh SALAVAN trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, do sự thay đổi về thời tiết, có những năm đã bị thiên tai và sự tác động của thế giới, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cộng với sự cố gắng của UBND các cấp đã chỉ đạo các kế hoạch và các dự án và sử dụng thế mạnh và tiềm năng sẵn có của tỉnh phối hợp với sự triển khai 8 kế hoạch ưu tiên của chính phủ và 5 kế hoạch ưu tiên của tỉnh đề ra và có được những thành tựu to lớn.

Nền kinh tế tiếp tục được mở rộng và phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên, và được thể hiện qua hình 2.1

(Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh SALAVAN)

Hình 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh SALAVAN giai đoạn 2001 - 2005

Qua hình trên ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh SALAVAN chưa đều, năm 2002 tốc độ tăng trưởng GDP giảm 5% so với năm 2001 là do tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài tác động vào nền kinh tế của tỉnh, đến năm 2003 GDP bình quân đạt 357 USD/người/năm tăng 8% so với năm 2002 và có xu hướng tăng dần qua các năm,. Đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 388 USD/người/năm, trung bình 5 năm GDP bình quân đầu người dạt 358 USD/người/năm.

độ tăng trưởng là 8,09% / năm.Cơ cấu các ngành kinh tế đã thay đổi khá nhiều. Tỷ lệ trong GDP của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng liên tục, tỷ lệ của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 12% năm 2001 lên 15,50% năm 2005; tỷ lệ ngành dịch vụ tăng từ 19% lên 22,50%, còn tỷ lệ của ngành nông nghiệp giảm từ 69% năm 2001 xuống 62% năm 2005.Tổng giá trị xuất khẩu trong 5 năm đạt được 79,86 triệu USD với nhịp độ tăng trưởng trung bình 4,8% trên năm. Giá trị trung bình xuất khẩu đầu người năm 2005 là 53,01USD/người và trung bình 5 năm là 246.12 USD/người.

Vì vậy, trong những năm qua cơ cấu nền kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá gắn liền với dịch vụ từng bước được hiện đại và được biểu hiện thông qua bảng 2.1 sau đây.

Bảng 2.1 cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh SALAVAN

Ngành Tỷ lê % cơ cấu kinh tế (Năm)

2001 2002 2003 2004 2005

Nông nghiệp 69 67 65 63.5 62

Công nghiệp và xây dựng 12 13 14 15 15.5

Dịch vụ 19 20 21 21.5 22.5

(Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh SALAVAN)

Rõ ràng rằng sau khi tỉnh đã có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng nhiều hơn, nông nghiệp và lâm nghiệp ngày càng giảm, giảm 7% năm 2001 so với năm 2005 tức là từ 69% xuống còn 62%. Song các ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng. Cụ thể là năm 2001 ngành công nghiệp và xây dựng 12% trong GDP đến năm 2005 đã tăng lên tới 15,5% năm 2005. Đồng thời ngành dịch cũng tăng lên từ 19% năm 2001 lên tới 22,5% năm 2005.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: tỉnh SALAVAN là một tỉnh nằm trong phía

Nam của Lào, có lợi thế trong việc sản xuất ngành nông nghiệp. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã tập trung, mở rộng sản xuất nông nghiệp từ cách sản xuất tự nhiên sang việc sản xuất thành hàng hoá để đáp ứng nhu cầu để sản xuất chế biến ngày càng tăng nhiều lên để thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước, việc sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng và vững chắc, mức tăng trưởng bình quân

của ngành nông nghiệp năm 2001-2005 là 5,23%.

Đến năm 2005 kết quả sản xuất nông nghiệp đã tăng lên nhiều so với năm 2000, trong đó điện hình nhất là việc sản xuất gạo trong 5 năm(2001-2005) đạt 1.150.660 tấn, trung bình là 230.132 tấn/năm, cà phê trung bình là 5.165 tấn/năm, ngô đạt được 68.264 tấn, tăng gấp 2 lần so với kế hoạch, đậu các loại đạt 26.360 tăng cấp 2 lần so với năm 2000. Ngoài ra việc trồng cây công nghiệp để xuất khẩu, cây ăn quả cũng đang được phát triển mạnh chẳng hạn như: cây cao su; chuối; khoai tây; …

Ngành chăn nuôi cũng được phát triển, trung bình cả tỉnh sản xuất được 26.000 tấn thịt, tăng lên 13%.

- Ngành công nghiệp và xây dựng: Sản xuất công nghiệp cũng được phát

triển mạnh mẽ, mức độ tăng trưởng của từng năm là tương đối cao, mức tăng trưởng trung bình của ngành này là 15,25%/năm, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỷ lệ 90%.

- Ngành dịch vụ: Cùng với sự phát triển của các ngành khác, ngành dịch vụ

cũng được phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu trong việc sản xuất kinh doanh cũng như đời sống. Mức tăng trưởng bình quân đạt được 12,76%/năm.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 38)