Cơ chế chính sách của Lào áp dụng trên địa bản tỉnh SALAVAN về thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 61)

- Năm là: hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong lĩnh

– Xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh theo thị trường các nước.

2.3 Cơ chế chính sách của Lào áp dụng trên địa bản tỉnh SALAVAN về thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản.

về thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản.

Nhằm hỗ trợ và khuyến khích sản xuất hàng nông sản xuất khẩu trên địa bản tỉnh SALAVAN, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra từng giai đoạn và chỉ định những công việc cần phải làm đó là:

- Tạo lập môi trường thông thoáng và thuận lợi cho các nhà hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu cả khu vực hành chính nhà nước về mặt pháp lý thâm nhập thị trường và điều kiện thuận lợi khác có thể có.

- Chuyển thành dự án chương trình sản xuất xuất khẩu có trọng điểm tập trung khuyến khích một mặt hàng nào đó trở thành hàng xuất khẩu chính như: Gạo, cà phê, ngô, chuối, đậu, khoai sắn... và kết hợp với các mặt hàng xuất khẩu khác có mức độ và quy mô nhất định và bền vững.

Căn cứ vào các chính sách, nghị định của nhà nước Lào như: Ngày 10/10/2001 Chính phủ đã ra nghị định số 205/CP về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu; Sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ số 24TTg-CP ngày 12/9/2006 về tạo điều kiện thuận lợi cho xuất- nhập khẩu và lưu thông hàng hoá trong nước: Luật kinh doanh số 03/94/QH ngày 18/7/1994 Nghị quyết của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ số 15/VPTTg ngày 4/2/2006 về cạnh tranh thương mại.

Hiện nay, tỉnh SALAVAN đã áp dụng một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản là.

(1) Chính sách thương nhân

Từ khi ban hành đến nay phù hộp với thực tiễn phát triển đất nước và xu thế mới phát triển của thế giới hai luật này đã được sửa đổi bổ xung một số điều năm 1994 và 2006 hai luật đầu tư này đã có tác dụng tích cực tạo môi trường thuận lợi để thu hút được một lượng vốn đầu tư khá lớn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh SALAVAN trong những năm qua tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị vốn đầu tư đã tăng từ 3,85% của GDP năm 2005 lên tới 19,88% của GDP năm 2010 trong đó vốn đầu tư của nhân dân của các doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 27%. Đạt được kết quả trên là do môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi sự ổn định yên tâm và khuyến khích các doanh nghiệp các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

Năm 2006 cả nước đã xoá bỏ độc quyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc kinh tế trong đó có cả khu vực kinh tế như nhân dân được tham gia xuất khẩu. Do đó, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh cũng đã tăng lên nhanh chóng, hoạt động xuất khẩu trở nên sôi động, tính cạnh tranh đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải vươn lên. Nhưng điều đó có tác động tích cực tới sự phát triển xuất khẩu. Những quy định thủ tục còn rườm ra đã từng bước được bãi bỏ.

(2) Chính sách xuất khẩu

Theo Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 11/10/2001 về quản lý các mặt hàng xuất khẩu. Theo đó tất cả các loại hàng hoá trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu đều được xuất khẩu. Mọi thương nhân theo quy định của pháp luật

đều được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài việc xuất khẩu sản phẩm của mình cũng được xuất khẩu các loại hàng hoá khác, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu và một số loại hàng do Bộ thương mại quy định cho từng thời kỳ.

Công tác điều hành xuất khẩu của Chính phủ cũng từng bước được đổi mới. Hàng năm cơ chế điều hành xuất khẩu chỉ đưa ra mục tiêu và các biện pháp lớn, các mặt hàng cần kiểm soát thông qua hạn ngạch, quota, danh mục hàng cấm xuất khẩu và các mặt hàng chịu sự quản lý chuyên ngành. Đến nay, các mặt hàng có hạn ngạch xuất khẩu hầu như đã giảm tới mức tối thiểu.

(3) Chính sách phát triển thị trường

Với chính sách thâm nhập thị trường tướng đối mạnh dạn hàng hoá nông sản của tỉnh đã có chỗ đứng tại một số nước trong khu vực đó là: Việt Nam, Thái Lan.

Thực hiện chính sách mở cửa thị trường xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh được mở rộng theo hướng đa phương hoá đa dạng hoá. Bên cạnh hệ thống thị trường xuất khẩu truyền thống, nhiều thị trường mới mở ra ẩn chứa nhiều tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản.

Tuy nhiên chính sách phát triển trên thị trường, tổ chức thu nhập và xử lý thông tin đã có những tiến bộ đáng kể nhưng còn rời rác, chậm thời gian, thiếu hệ thống từ cơ sở vật chất đến phương thức tổ chức, nghèo nàn về nội dung chưa thực sự trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo hướng dẫn sản xuất do thiếu thông tin về thị trường nên sản xuất lúng túng trong việc quyết định đầu tư loại cây trồng cũng như quy mô. Thị trường chưa thực sự hướng dẫn sản xuất chưa có tác động tích cực đổi mới cơ cấu sản xuất theo hướng nhu cầu của thị trường. Công tác tổ chức dự báo thị trường thu nhập xử lý thông tin chậm về thời gian, mức độ tin cậy không cao, trên thực tế chưa trở thành công cụ mạnh hướng dẫn sản xuất.

Để sản xuất đạt hiệu quả cao cần đầu tư vào những lĩnh vực thị trường thực sự có nhu cầu. Người sản xuất đòi hỏi phải có nhu cầu thường xuyên về thông tin thị trường tiêu thụ để quyết định đầu tư sản xuất hợp lý. Tuy vậy người sản xuất không thể tự giải quyết vấn đề này cho mình mà đòi hỏi có sự hỗ trợ của nhà nước

các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Chính sách tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường đã phát huy được sức mạnh của thành phần kinh tế tham gia sản xuất lưu thông tiêu thụ hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá thực hiện chính sách mở cửa thị trường được hội nhập và phát triển theo hướng đa phương hoá đa dạng hoá. Bên cạnh những thị trường xuất khẩu. Tuy lĩnh vực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chưa đạt được kết quả mong muốn nhưng bước đầu đã định hướng cho người sản xuất tập trung và những hàng hoá có ưu thế.

(4) Chính sách ruộng đất:

Thực hiện theo chính sách của Chính phủ Lào thì tỉnh đã tạo ra sự ưu tiên hàng đầu cho người dân để tạo ra động lực khuyến khích nông dân phát triển sản xuất làm cho người dân gắn bó với ruộng đất hơn, yên tâm đầu tư sản xuất cải tạo và bảo vệ đất đai được giao. Từ đó nhờ chính sách ruộng đất mà sẽ làm cho các loại sản phẩm nông sản của tỉnh không ngừng tăng về diện tích năng suất sản lượng… Bên cạnh những tác động tích cực đó việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, manh mún, phân tán gây khó khăn cho quá trình tích tụ tập trung đầu tư cho sản xuất theo tiêu chuẩn hàng hoá. Sự chậm trễ trong việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân một mặt làm quá chậm quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất mặt khác làm xuất hiện những khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc thu gom đất. Việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất có xu hướng khai thác đất có tính chất bóc lột nhằm kiếm lợi trước mắt.

(5) Chính sách đầu tư

Để tạo đà phát triển đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu rất cần có các chính sách đầu tư, tín dụng thích hợp cho quá trình kinh doanh nhằm chuyển hoá các yếu tố lợi thế nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Trong lĩnh vực nông nghiệp chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng đầu tư tập trung cắt giảm các khâu đầu tư kém

hiệu quả hoặc chưa bức xúc. Điểm mới trong chính sách đầu tư của tỉnh ở giai đoạn này là các khâu đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước đã có thêm nhiều nguồn vốn khác được huy động vào khu vực nông nghiệp và nông thôn.

(6) Chính sách khuyến nông chuyển giao công nghệ sản xuất

Để chuyển sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật chất lượng và tiêu chuẩn tỉnh không ngừng củng cố nâng cao về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm sản xuất nhu cầu cung cấp thông tin về khoa học công nghệ đối với sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Trong thời gian ngắn chính sách khuyến nông đã được triển khai rộng rãi, mạng lưới khuyến nông đã được hình thành từ Trung ương tới cơ sở. Triển khai công tác khuyến nông có tác dụng thoả mãn nhu cầu to lớn của hộ nông dân muốn chuyển sang sản xuất hàng hoá cần được hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất.

(7) Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu

Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngày càng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Bước vào thời kỳ đổi mới chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã mở đường cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hoá. Phong trào sản xuất hướng thị trường hướng ngoại ngày càng phát triển.

Bước đổi mới đầu tiên về chính sách xuất khẩu là đổi mới quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà nước đã mạnh dạn thay đổi quan niệm về Nhà nước độc quyền ngoại thương. Đến nay, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã được mở rộng cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện đã được quy định nhà nước chỉ ban hành chính sách biện pháp và thực hiện quản lý thông qua hành lang pháp lý.

Tuy cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều bước cải tiến tạo môi trường thương mại thông thoáng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu song vẫn còn một số hạn chế sau:

Việc quản lý điều hành xuất khẩu còn hạn chế và kém hiệu quả đặc biệt là quản lý hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh, Lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới công an biên phòng hải quan thuế vụ quản lý thị trường… đông

nhưng thiếu sự chỉ đạo thống nhất trong khi đó việc chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương chưa sát. Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa được giao chỉ đạo điều hành chung và phân cấp quản lý thống nhất các lĩnh vực hoạt động này.

Cơ chế quản lý xuất khẩu chưa tác động tích cực đến việc hình thành kênh lưu thông xuất khẩu. Nhìn chung, các doanh nghiệp chưa quan tâm tới sự vận động của hàng hoá từ sản xuất đến xuất khẩu qua đó chủ động tổ chức nguồn hàng tổ chức bảo quản chế biến nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm. Đồng thời thông qua đó đảm bảo lợi ích cho người sản xuất người xuất khẩu. Còn thiếu những quy định về tổ chức liên kết trong hoạt động xuất khẩu nên còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh ép cấp, ép giá. Gây thiệt hại lợi ích kinh tế cho người kinh doanh mất cơ hội xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh SALAVAN nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 61)