Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Đây là một quyết định quan trọng mở ra một bước ngoặt cho nền kinh tế nước ta. Kể từ đó Việt Nam đã có nhiều thay
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm
1986 Đây là một quyết định quan trọng mở ra một bước ngoặt cho nền kinh
tế nước ta Kể từ đó Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổimới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung,bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa cácquan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế Con đường đổimới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầuxây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tếcao đi đôi với sự công bằng trong xã hội, vị thế của nước ta ngày càng đượcnâng cao trên trường quốc tế
Tư duy “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộctrên thế giới” được coi là bước đột phá, góp phần thiết lập và mở rộng thịtrường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại, thể hiện: tổng mức lưu chuyểnhàng hóa xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986-2005 là 20,7 tỷ USD/năm(gấp 7 lần năm 1985), tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ rất cao, tính từ năm1986-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 21,2%/năm, kimngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu USD (1986) lên 32,4 tỷ USD(2005)
Với những đặc trưng về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yếu tố conngười, Việt Nam có thế mạnh để phát triển các loại cây nông nghiệp như gạo,chè, cà phê, hạt tiêu… chính các mặt hàng này đã đóng góp một phần khôngnhỏ vào thành tựu phát triển của Việt Nam Từ chỗ phải nhập khẩu rònglương thực hiện nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới,xuất khẩu cà phê thứ ba thế giới…
Trang 2Cùng với sự tăng trưởng về quy mô xuất nhập khẩu, các đơn vị thamgia vào hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng Với tư cách làmột doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,Intimex đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, đó là tập trung đẩy mạnhxuất khẩu hàng nông sản, mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh so với cácquốc gia khác trên thế giới Tuy nhiên sau hơn 20 năm kể từ ngày mở cửabước ra thị trường thế giới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì việcxuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung và của công ty Intimex nói riêng vẫncòn gặp nhiều bất cập cần khắc phục để hoạt động xuất khẩu nông sản ngàycàng phát triển mạnh hơn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy việc xác định nguyênnhân và đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu củacông ty là một vấn đề cấp bách Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài:
“Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chươngnhư sau:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu nói chung và xuấtkhẩu nông sản nói riêng
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty xuấtnhập khẩu Intimex
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản củacông ty xuất nhập khẩu Intimex
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em khótránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng gópquý báu của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Trang 3CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
1.1 Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu ở doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu:
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sảnphẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài Sản phẩm hay dịch vụ
ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt độngkinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mởrộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhậpkhẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất củachính sách thương mại Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúcđẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân
mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đấtnước
Hoạt động xuất khẩu xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xãhội Đây là một hoạt động tất yếu diễn ra khi mà sản xuất vượt quá nhu cầutiêu dùng trong nước và hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh mẽkhi trình độ chuyên môn hóa sản xuất của các quốc gia ngày càng sâu sắc Đểđáp ứng nhu cầu đa dạng của mình, các quốc gia buộc phải trao đổi với nhau
để lấy những sản phẩm mình không sản xuất được hoặc sản xuất không đủđáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước từ các quốc gia khác Đời sống xã hộingày càng phát triển thì hoạt động xuất khẩu càng có cơ hội phát triển mạnh.Hiện nay, hoạt động này đã phát triển rất mạnh cả về chiều rộng lẫnchiều sâu và được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm Hệ thống vănbản pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu cũng đang được điều chỉnh vàhoàn thiện liên tục
Trang 41.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
1.1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần tăng
dự trữ ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tấtyếu để đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu Để
có nguồn vốn lớn phục vụ cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, công cụ sảnxuất mới để đầu tư cho sản xuất trong nước, chúng ta có thể huy động từ rấtnhiều nguồn khác nhau như vốn từ xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài,vay nợ, viện trợ…nhưng nguồn vốn quan trọng và an toàn bền vững nhất lànguồn vốn có được từ hoạt động xuất khẩu vì nó thể hiện nội lực của nền kinh
tế và không phải chấp nhận bất cứ điều kiện nào từ phía nhà cung cấp vốn.Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu
tư và vay nợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi họ thấyđược khả năng xuất khẩu (nguồn chủ yếu để trả nợ) trở thành hiện thực
Tăng cường hoạt động xuất khẩu, thu về càng nhiều ngoại tệ cho đấtnước thì càng tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đạigóp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước và nhờ đó đẩy nhanh quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.2.2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất và phân công lao động quốc tế phát triển.
Nhờ những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà cơ cấusản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ Sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướngphát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta Khi hoạt động xuấtkhẩu ngày càng phát triển thì các ngành kinh tế có thế mạnh của mỗi quốc gia
sẽ ngày càng phát triển và các ngành có hiệu quả thấp sẽ ngày càng bị thu hẹp
Trang 5lại Dần dần mỗi quốc gia sẽ tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực và cólợi thế so sánh so với các quốc gia khác làm cho phân công lao động quốc tếngày càng sâu sắc Xuất khẩu còn tác động to lớn đến hoạt động sản xuất, thểhiện ở những điểm sau:
Xuất khẩu phát triển giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất,thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển
Xuất khẩu phát triển tạo điều kiện để phát triển các ngành có liênquan, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất gópphần cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước bằng cách tận dụngnguồn vốn và kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển trên thế giới vào ViệtNam để tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế
Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta phải tham gia vào cuộccạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới như cạnh tranh về giá cả, chấtlượng sản phẩm…làm cho các doanh nghiệp phải tổ chức lại hoạt động sảnxuất và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thịtrường
1.1.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô và tốc độsản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, các ngành nghề mới rađời thu hút ngày càng nhiều lao động
Sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thuhút hàng triệu lao động nhàn rỗi Điều này sẽ góp phần giải quyết nhu cầuviệc làm và tạo ra thu nhập cho người lao động Nhờ đó mà tình hình trật tự
an toàn xã hội và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện
Trang 6Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng(những sản phẩm trong nước không sản xuất hoặc sản xuất không đáp ứng đủnhu cầu) góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
1.1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu và các quan hệ kinh tế văn hóa xã hội có sự tácđộng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩu phát triển thúc đẩy quan hệ tíndụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế, phát triển và tăng cường giao lưu vănhóa chính trị giữa các quốc gia Ngược lại khi các quan hệ kinh tế đối ngoại,quan hệ văn hóa chính trị giữa các quốc gia phát triển sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho việc phát triển và mở rộng sản xuất
Tuy nhiên xuất khẩu cũng có một số nhược điểm như:
Dễ gặp rủi ro nếu ít am hiểu thị trường nước ngoài, sản phẩm khôngphù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu kinh nghiệm hoạt động hoặc khi chịu sựtác động của các thay đổi và các cơ chế chính sách của nước nhập khẩu
Chi phí vận chuyển cao làm cho việc xuất khẩu trở nên kém hiệuquả đặc biệt trong trường hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp
Thời gian vận chuyển kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
1.1.3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu:
1.1.3.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu
Trước khi quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phảinghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường như: dung lượng thị trường, đặc điểm
sở thích của khách hàng, các loại hàng hóa thay thế, các đối thủ cạnh tranhhiện có trên thị trường, thị trường đó có bị Chính phủ nước đó bảo hộ haykhông…Sau khi đã nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường, doanh nghiệp phải
Trang 7dựa trên một số chỉ tiêu như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, khả năngcủa doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trên thị trường và một số chỉ tiêu kinh
tế chính trị xã hội của thị trường đó để xác định xem thị trường có đủ lớn haykhông, có triển vọng không…sau đó doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn thịtrường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới
1.1.3.2 Lập phương án kinh doanh
Sau khi đã tiến hành nghiên cứu các thị trường xuất khẩu, các doanhnghiệp cần:
Đánh giá thị trường (doanh nghiệp có nên xuất khẩu vào thị trườngnày hay không) và ghi lại các kết quả đánh giá
Xác định mục tiêu của phương án kinh doanh
Lựa chọn thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh
Đề xuất các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu trên mộtcách hiệu quả nhất
1.1.3.3 Tạo nguồn mua hàng xuất khẩu
Việc tạo nguồn mua hàng xuất khẩu là một khâu cực kỳ quan trọng, làtiền đề và là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động xuất khẩu
- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: nghiên cứu khả năng sản xuất,nhu cầu xuất khẩu, khả năng xuất khẩu và mức tiêu thụ của từng mặt hàng đểxác định lượng thừa thiếu đối với từng mặt hàng xuất khẩu
- Nghiên cứu các cơ sở sản xuất (năng lực sản xuất và cung ứng sảnphẩm) trình độ kỹ thuật và tổ chức quản lý, tình hình trang thiết bị sản xuất…
để đánh giá khả năng cung ứng bao nhiêu sản phẩm cho thị trường và vớimức chất lượng sản phẩm như thế nào…từ đó xác định cách thức mua hàngxuất khẩu
Trang 8- Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể chủ động tạo nguồn hàngxuất khẩu bằng cách đầu tư, hỗ trợ vốn cho người nông dân mua giống, phânbón…để sản xuất sau đó thu mua trực tiếp sản phẩm từ người nông dân.
1.1.3.4 Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi các bên đã thỏa thuận và nhất trí các điều kiện mua bán thì mọithỏa thuận của các bên phải được soạn thảo thành hợp đồng và phải được cácbên ký kết chấp thuận Hợp đồng phải thể hiện rõ và đầy đủ quyền lợi vànghĩa vụ của các bên tham gia Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên có liênquan tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng theo thời hạn đã thỏa thuận
1.2 Các hình thức xuất khẩu và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
1.2.1 Các hình thức xuất khẩu:
1.2.1.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc người bán và người mua trực tiếp gặp mặt(hoặc thông qua thư từ, điện tín…) để bàn bạc thỏa thuận về việc mua bánnhư thỏa thuận về giá cả, về hàng hóa và các điều kiện giao dịch khác
Hình thức này có nhiều ưu điểm như: nhà xuất khẩu nắm bắt được nhucầu của thị trường do đó sẽ xây dựng chiến lược phù hợp để thỏa mãn tốt nhấtnhu cầu thị trường và không bị chia sẻ lợi nhuận Tuy nhiên hình thức nàycũng có một số nhược điểm như: chi phí cao khiến cho việc xuất khẩu khônghiệu quả đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ Ngoài ra nó còn đòi hỏidoanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ vàgiàu kinh nghiệm để có thể xử lý được những tình huống xảy ra trên thươngtrường Nhưng đây lại là một điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp vừa vànhỏ của nước ta
Trang 91.2.1.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mua bán quốc tế thông qua trung gian.Trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới Ưu điểmcủa hình thức trên là giảm bớt chi phí đầu tư cơ sở vật chất, chi phí nghiêncứu thị trường, chi phí vận tải…vì vậy giảm bớt rủi ro cho người ủy thác.Tuy nhiên nhà xuất khẩu bị mất liên hệ trực tiếp với thị trường, bị chia sẻlợi nhuận, phải đáp ứng các yêu sách của đại lý, môi giới và một số trườnghợp có thể bị các đại lý chiếm dụng vốn kinh doanh
1.2.1.3 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu (hay còn gọi là hình thức xuất nhập khẩu liên kết) làphương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, haibên trao đổi với nhau một lượng hàng hóa có giá trị tương đương Ở đây mụcđích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về một hànghóa khác có giá trị tương đương Các hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu làhàng đổi hàng và trao đổi bù trừ Tuy nhiên dù tiến hành giao dịch theo hìnhthức nào thì nguyên tắc quan trọng nhất trong phương thức này là nguyên tắccân bằng Nguyên tắc này được thể hiện ở những điểm sau: cân bằng về mặthàng, cân bằng về điều kiện giao dịch, cân bằng về cơ sở giá cả và cân bằng
về tổng giá trị hàng giao cho nhau
1.2.1.4 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua nhữngngười môi giới do sở giao dịch chỉ định, bên mua và bên bán thỏa thuận vàthực hiện hoạt động mua bán Các loại hàng hóa sử dụng hình thức nàythường là những hàng hóa có khối lượng lớn, tính đồng nhất cao, có phẩmchất có thể thay thế được cho nhau
Trang 101.2.1.5 Hình thức tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trở lại sang các nước khác nhữnghàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất nhằmmục đích thu lời qua chênh lệch giá mua giá bán Đây là loại giao dịch liênquan đến ít nhất 3 nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhậpkhẩu Tuy nhiên để thực hiện được hình thức này doanh nghiệp phải có kinhnghiệm kinh doanh, am hiểu về thị trường và giá cả, có nhiều bạn hàng ởnước ngoài, có đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ thanh toán
1.2.1.6 Đấu thầu quốc tế
Đây là hình thức giao dịch đặc biệt trong đó người mua công bố trướcđiều kiện mua hàng để người bán báo giá mình muốn bán Sau đó người mua
sẽ chọn mua hàng của người nào bán giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phùhợp hơn cả với những điều kiện đã nêu
Trong hoạt động xuất nhập khẩu có rất nhiều phương thức giao dịch Mỗiphương thức giao dịch đều có những đặc thù riêng, có ưu và nhược điểm khácnhau Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mỗi doanh nghiệptùy vào điều kiện kinh doanh của mình sẽ lựa chọn phương thức giao dịchthích hợp hoặc biết cách phối hợp lựa chọn nhiều phương thức giao dịch cùnglúc
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.2.2.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Lợi thế so sánh của nước xuất khẩu so với lợi thế của các nước xuấtkhẩu khác do điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên…làm cho sảnphẩm xuất khẩu của nước đó có chất lượng tốt, giá thành thấp hơn so với sảnphẩm cùng chủng loại của nước xuất khẩu khác Ví dụ lợi thế của Việt Nam
là gạo, cà phê, cao su, trà…
Trang 11 Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước như giảm thuếxuất khẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho công ty xuất khẩu, có cơquan nghiên cứu thị trường nước ngoài và phổ biến các thông tin cần thiết vềsản phẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu biết không Ở Việt Nam là cơ quanxúc tiến thương mại thuộc bộ thương mại.
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nếu đồng tiền trong nướcmất giá so với đôla Mỹ sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì hàng bán ra nước ngoàivới giá thấp nên tính cạnh tranh cao Trái lại, đồng tiền trong nước tăng giá sovới USD, giá bán ra nước ngoài sẽ cao, khó cạnh tranh với hàng hóa của cácnước khác
Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu, tức là những cơ hộiđột xuất giúp cho công ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn các trường hợpthông thường do thị trường xuất khẩu đột nhiên bị hút hàng hoặc do thịtrường nhập khẩu cấm nhập khẩu hàng cùng chủng loại từ một nước xuấtkhẩu khác Tuy nhiên các cơ hội này không nhiều
1.2.2.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Công ty có sẵn sàng về mặt tổ chức để xuất khẩu hay chưa Hoạtđộng tổ chức của công ty bao gồm các yếu tố :
Năng lực chế biến, máy móc thiết bị có hiện đại và đầy đủ không
Tình hình quản trị và tổ chức của công ty có đủ người, đủ tay nghề
và biết nghiệp vụ xuất nhập khẩu không
Nguồn tài chính có đầy đủ và dồi dào để điều tra thị trường, quảngcáo, tiếp thị sản phẩm hay không
Bí quyết về marketing
Kinh nghiệm xuất khẩu có chưa hay chỉ mới bắt đầu tham gia vàothị trường
Trang 12 Công ty có sẵn sàng về sản phẩm để xuất khẩuchưa, có đủ lượng hàng để xuất khẩu không hay cần phải tăng cường máymóc, thiết bị, nguyên liệu…Sản phẩm có đáp ứng đúng yêu cầu về thị trườngxuất khẩu không, sản phẩm có đạt tiêu chuẩn ISO chưa vì nếu hàng hóakhông đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ không xuất khẩu được hay xuất khẩu vớigiá thấp hơn mức giá bình quân trên thị trường thế giới.
1.3 Xuất khẩu nông sản và những nhân tố ảnh hưởng.
1.3.1 Vị trí vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
1.3.1.1 Vị trí của hoạt động xuất khẩu nông sản
- Đất nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ một xuất phát điểmthấp tuy nhiên bù lại nước ta nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên, địachất, địa hình thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Vì thế nông nghiệp làngành khởi đầu đóng vai trò quan trọng, là tiền đề trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta rấtphong phú, phối hợp từ những cách thức đơn giản nhất như hoàn toàn sử dụngsức người đến việc sản xuất bằng máy móc thiết bị hiện đại Tuy nhiên nôngnghiệp vẫn là lĩnh vực cần nhiều lao động, vì không thể hoàn toàn sản xuấtbằng máy móc Ở Việt Nam nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủlực hơn 10 năm qua và ngày càng giữ vai trò quan trọng
- So sánh với các mặt hàng xuất khẩu khác thì tỷ lệ chi phí có nguồngốc ngoại tệ của hàng nông sản xuất khẩu rất thấp, vì vậy với cùng một lượngkim ngạch xuất khẩu thu về như nhau thì thu nhập ngoại tệ ròng của hàngnông sản xuất khẩu cao hơn các mặt hàng khác rất nhiều
- Nông nghiệp là ngành có liên quan chặt chẽ với sự phát triển củacác ngành công nghiệp khác, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Mặc dù tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP có xu hướng ngày cànggiảm xuống nhưng không phải vì thế mà ta cũng giảm nhẹ vai trò của nó Đây
Trang 13là một ngành không thể thiếu được vì nó liên quan trực tiếp đến sự tồn tại củacon người và khi ngành này phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của một sốngành công nghiệp khác Hiện nay nông nghiệp đóng góp 30% GDP và thuhút hơn 52% số lượng lao động.
- Nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của nước ta,được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhờ
đó mà ngành nông nghiệp có động lực để ngày càng phát triển và tạo ra ngàycàng nhiều sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu
- Nhờ có hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng phát triển mà tínhchất của nền nông nghiệp nước ta đã chuyển dịch theo hướng tích cực, từ sảnxuất tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng mang tính chấtsản xuất hàng hóa và hướng mạnh ra xuất khẩu Đồng thời nó cũng góp phầntạo ra những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam:đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập của họ cao hơn, người nông dânngày nay năng động, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, họ biết theonhững tín hiệu của thị trường để điều tiết hoạt động sản xuất của mình
- Xuất khẩu nông sản tạo động lực cho ngành công nghiệp chế biến
có điều kiện phát triển cả về quy mô và trình độ công nghệ
- Xuất khẩu nông sản cần lượng sản phẩm nông nghiệp lớn và ổnđịnh Vì vậy nhu cầu về lao động nông nghiệp ngày càng tăng lên, nhu cầu vềlao động trong các ngành công nghiệp chế biến cũng tăng lên, đã góp phầngiải quyết vấn đề công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tạo ra thu nhậpcho họ và đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn
1.3.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
Đối với nền kinh tế
- Xuất khẩu hàng nông sản tạo ra nguồn vốn phục vụ cho quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nước ta đi lên xây dựng kinh tế từ
Trang 14một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu với một xuất phát điểm rấtthấp do hậu quả từ các cuộc chiến tranh ác liệt trong thời gian dài để lại Do
đó để có thể tiến hành nhanh vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới, Việt Nam cần tiến hành ngay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Tuy nhiên muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thờigian ngắn chúng ta cần có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại…Đây là một thách thức lớn đối với nước ta Nguồn vốnđược hình thành từ nhiều nguồn như: vốn vay, đầu tư nước ngoài, viện trợ,xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, xuất khẩu lao động…trong đó xuất khẩu nôngsản là nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho nước ta, hàng năm giá trị xuất khẩunông sản mang lại nguồn vốn ngoại tệ khá lớn phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- Giải quyết công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống nhândân Đặc trưng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản là cần rất nhiềulao động Điều này phù hợp với tình hình thực tế của nước ta: lao động nhiều,giá lao động rẻ, lao động chăm chỉ, chịu khó, khéo tay…Phát triển xuất khẩucòn góp phần cải thiện đời sống nhân dân vì tạo ra nguồn vốn để nhập khẩuhàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của người dân
- Hoạt động xuất khẩu phát triển còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩycác mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa xã hộigiữa các quốc gia Ngược lại, khi các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội giữa các quốc gia phát triển tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng xuất khẩu ngày càng phát triển
Đối với doanh nghiệp.
- Hoạt động xuất khẩu nông sản có ý nghĩa quan trọng đối với công ty
vì lĩnh vực hoạt động của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu và hàng nông
Trang 15sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hoạt động xuất khẩu nông sản là một trongnhững hoạt động mang lại doanh thu cho công ty, đảm bảo cho sự tồn tại vàphát triển của công ty trên thị trường.
- Xuất khẩu là điều kiện tốt nhất để công ty mở rộng thị trường, mởrộng mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước, dần dầnnâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế
- Thông qua giao lưu, quan hệ với các đối tác nước ngoài các doanhnghiệp có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm về hoạt động marketing,phương thức kinh doanh, phong cách kinh doanh và quản lý doanh nghiệp đểđổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cáchlạc hậu với các đối tác nước ngoài
- Xuất khẩu không chỉ đóng vai trò thúc đẩy hỗ trợ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp mà còn giải quyết tốt những vấn đề thuộc phạm vinội bộ doanh nghiệp như tổ chức bộ máy, lực lượng lao động, vốn kinh doanh
và các nguồn lực khác để phát triển hoạt động kinh doanh
1.3.2 Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu
1.3.2.1 Hoạt động tạo nguồn mua hàng:
Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sản là tính chất mùa vụ, vì vậy cảhoạt động sản xuất và thu hoạch hàng nông sản đều mang tính mùa vụ
Vào vụ mùa thu hoạch, hàng nông sản có chất lượng ổn định, tương đốiđồng đều, giá rẻ và dễ thu mua Vì vậy việc xuất khẩu cũng thuận lợi donguồn hàng hóa dồi dào, chất lượng tốt và giá rẻ
Trong khoảng thời gian trái vụ, hàng nông sản có chất lượng kém vàkhông đồng đều, hàng khan hiếm, lượng hàng thu mua được chủ yếu là từ vụtrước còn để lại Vì vậy việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu gặp nhiều khókhăn và phải thu mua với giá cao làm cho hoạt động xuất khẩu kém hiệu quả
Trang 16Để chủ động trong việc xuất khẩu hàng nông sản các doanh nghiệp cần
có kế hoạch xuất khẩu cụ thể từ đó xây dựng kế hoạch thu mua hàng từ trước
và phải có biện pháp bảo quản hợp lý để có nguồn hàng phục vụ xuất khẩutrong thời gian trái vụ
1.3.2.2 Chất lượng hàng nông sản
Chất lượng hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu,thời tiết, địa hình, địa chất…Vì vậy khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưathuận gió hòa thì hàng nông sản có chất lượng tốt và sản lượng cao Ngược lạichỉ cần một yếu tố nào đó của khí hậu thời tiết thay đổi không thuận lợi sẽkhiến cho vụ mùa đó bị thất bát, sản lượng thấp, chất lượng hàng không đồngđều…
Chất lượng hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào cách thức bảo quản.Nếu hàng nông sản được bảo quản đúng cách, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩmchuẩn thì hàng nông sản vẫn giữ nguyên được chất lượng Ngược lại nếu bảoquản không chu đáo, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp thì chất lượnghàng kém, thậm chí là hư hỏng và không thể sử dụng được
Hàng nông sản là mặt hàng phục vụ việc tiêu dùng cuối cùng vì vậy chấtlượng hàng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người Cũng
vì thế mà người tiêu dùng cực kỳ quan tâm đến chất lượng hàng trước khi đưa
ra quyết định mua hàng
Chất lượng hàng nông sản không đồng đều một mặt do có rất nhiềugiống cây trồng khác nhau mặt khác do hàng nông sản được sản xuất ở nhiềuđịa phương khác nhau với những điều kiện khác nhau về yếu tố địa lý, địahình và cách thức sản xuất làm cho chất lượng cùng một loại hàng nông sảnnhưng ở các địa phương khác nhau là khác nhau
Trang 171.3.2.3 Bảo quản hàng nông sản
Do hàng nông sản có tính mùa vụ trong khi đó việc sử dụng nó lại là mộtnhu cầu thiết yếu của con người nên vấn đề bảo quản hàng nông sản là mộtyêu cầu cực kỳ quan trọng
Tuy nhiên hàng nông sản lại rất khó bảo quản, dễ hư hỏng, ẩm mốc, biếnchất, chỉ cần để trong một thời gian ngắn trong môi trường không đảm bảo vềnhiệt độ, độ ẩm tiêu chuẩn thì hàng nông sản sẽ bị hư hỏng ngay Vì vậy yêucầu đối với hoạt động bảo quản hàng nông sản rất cao và nghiêm ngặt, phảituân thủ theo đúng các điều kiện đã quy định
1.3.2.4 Nhu cầu về hàng nông sản
Hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người ở mọi quốc giatrên thế giới
Hàng nông sản đáp ứng cả những nhu cầu thiết yếu của con người nhưgạo, rau quả, lạc nhân, điều…đến những nhu cầu cao hơn để nâng cao chấtlượng cuộc sống như cà phê, chè, cao su…
Nhu cầu về hàng nông sản là rất lớn và nhu cầu này không ngừng tănglên cùng với sự tăng nhanh của dân số thế giới Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu
về hàng có chất lượng cao đang ngày càng tăng mạnh, thay thế cho nhữngloại hàng hóa bình thường hoặc kém chất lượng Vì vậy để hàng hóa sản xuất
ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới thì cần phải có sự đầu tư đúngđắn ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, mọi hoạt động sản xuất, chếbiến, kinh doanh cần đổi mới, từ khâu trồng trọt chăn nuôi đến tiêu thụ
1.3.3 Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam
Cùng với mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,46% (cao nhất từ trướcđến nay) (năm 2006 là 8,17%), tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt khoảng71,3 tỷ USD, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có những thành tựu đáng kể
Trang 18Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006,vượt 3,1% so với kế hoạch, hàng nông sản xuất khẩu được 6766 nghìn tấn vớitrị giá 5770 triệu USD trong đó gạo 1,4 tỷ USD tăng 13,9%; cao su đạt 1,4 tỷUSD tăng 8,8%; cà phê đạt 1,8 tỷ USD tăng 52,3%; chè đạt 130 triệu USDtăng 17,72% Quý 1 năm 2008 trị giá hàng nông sản xuất khẩu đạt 1667 triệuUSD với sản lượng 1447 nghìn tấn.
Cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp nông sản cuối năm 2007 vàtrong năm 2008 rất thuận lợi do giá cả và nhu cầu hàng nông sản trên thế giớiđang có xu hướng tăng Dự báo năm 2008 cùng với việc cải thiện về giá xuấtkhẩu, thị trường xuất khẩu đối với gạo, cà phê của Việt Nam sẽ được mởrộng Ngoài ra các sản phẩm khác như cao su, hạt điều, hạt tiêu… cũng cónhững điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, thị trường xuất khẩu nông sản củaViệt Nam trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể Ngoài các thịtrường truyền thống như Trung Quốc, Asean, Nga và Đông Âu, hàng hóa củaViệt Nam bước đầu đã thâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng vàcũng rất khó tính như EU, Mỹ…Theo dự báo trong những năm tới, các thịtrường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạchnhập khẩu Theo đó, đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩunông sản của Việt Nam sẽ tăng từ 400-500 triệu USD/năm hiện nay lên 700-
800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bộtsắn Đối với thị trường Mỹ, hiện nay kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm sảncủa chúng ta mới chiếm khoảng 0,4-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nônglâm sản của nước này Đây là một thị trường đầy tiềm năng cần được đầu tưkhai thác
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sảnhàng đầu thế giới, thế nhưng nền nông nghiệp Việt Nam còn bộc lộ nhiều lỗ
Trang 19hổng lớn, đặc biệt là trong quá trình sản xuất khiến giá trị gia tăng hàng nôngsản của Việt Nam thấp, sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản chưa cao.
* Một số thị trường lớn của xuất khẩu nông sản Việt Nam
- Trung Quốc (cả Hongkong): thị trường lớn, tiêu thụ rất nhiều loại nôngsản, thị hiếu gần với sản phẩm của nước ta Kim ngạch xuất sang Trung Quốcthường đạt khoảng 400-500 triệu USD/ năm, chủ yếu là cao su, trên 100.000tấn, gạo từ vài chục đến vài trăm ngàn tấn, hạt điều 10.000 tấn, rau quả cácloại trên 100 triệu USD…
- Asean: gần với nước ta về địa lý nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng nôngsản gần gũi với Việt Nam Gạo là mặt hàng chính xuất sang 3 nước:Inđônêsia, Malaysia, Philippine từ 1-3 triệu tấn, các mặt hàng khác như cao
su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê… xuất sang các nước này chủ yếu qua trung gianSingapore, Thái Lan
- Các nước Trung Đông: đang tiêu thụ nhiều loại nông sản của ta như:gạo, chè, quế, hồi Kim ngạch đạt gần 200 triệu USD/năm
- Các nước EU: kim ngạch xuất khẩu của thị trường này đạt khoảng
300-350 triệu USD/năm chủ yếu là cà phê, gạo, cao su, hồ tiêu, chè, hạt điều…
- Nga và các nước Đông Âu: hiện nay xuất khẩu nông sản sang các nướcnày giảm đi so với trước do rủi ro cao, phải cạnh tranh với nhiều nước như
EU, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ…Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 50-60 triệuUSD/năm, chủ yếu là gạo, cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, rau quả…Đây là cácthị trường truyền thống đã từng tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản ViệtNam, đang phục hồi nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng vì thế chính sách hỗ trợxuất khẩu vào thị trường này đối với một số mặt hàng như rau quả, chè, giavị…là cần thiết
- Mỹ: kim ngạch xuất khẩu mới đạt trên 100 triệu USD/năm trong đó càphê, điều, hồ tiêu chiếm khoảng 90% Dung lượng lớn, chủng loại đa dạng và
Trang 20yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe như các nước phát triểnkhác Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một điều kiện thuận lợi cho hàngnông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.
- Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường nàymới ở mức 40-50 triệu USD/năm, mặt hàng chủ yếu là cà phê, cao su, chè…Nhật Bản là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chấtlượng và vệ sinh dịch tễ, hàng rào bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp là rất cao
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của doanh nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp vớikhí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm và lượng mưa tương đối lớn, số giờ nắngcao…là điều kiện rất thuận lợi cho các loại cây nông nghiệp phát triển Vì vậysản lượng hàng nông sản hàng năm của nước ta tương đối lớn khi thời tiếtthuận lợi, mưa thuận gió hòa thì các loại cây nông sản phát triển tốt, có năngsuất cao, chất lượng khá đồng đều, giá rẻ và dễ thu mua Vì vậy hoạt độngxuất khẩu hàng nông sản cũng dễ dàng và thuận lợi hơn do có nguồn hàngphong phú
Tuy nhiên nước ta cũng là nơi phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết,khí hậu như hạn hán, lũ lụt, bão… nên hoạt động sản xuất cũng gặp nhiều khókhăn Sau mỗi lần bão lũ hay hạn hán, gần như tất cả hoa màu và cây cối đều
bị chết khô hoặc cuốn trôi theo nước lũ, vì vậy người dân lại rơi vào cảnh mấtmùa đói kém và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản cũng gặp khó khăn
do chỉ thu mua được rất ít hàng với chất lượng thấp và giá cao
- Trình độ khoa học kỹ thuật
Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật tác động trực tiếp đến phươngthức sản xuất, nhờ sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà
Trang 21năng suất lao động đã tăng lên rất nhiều Ngoài ra sự phát triển khoa học kỹthuật còn tác động đến việc chế biến, bảo quản, vận chuyển hàng nông sản.Tuy nhiên ở Việt Nam công nghệ sau thu hoạch và chế biến vẫn còn lạc hậunên chất lượng hàng nông sản chưa thực sự tốt, vì vậy cần đầu tư phát triểnthêm.
- Cung cầu hàng nông sản trên thị trường thế giới
Cầu hàng nông sản vẫn không ngừng gia tăng với sự phát triển mạnh củadân số thế giới, tuy nhiên hiện nay cầu về hàng nông sản có chất lượng caođang dần thay thế những hàng hóa bình thường hoặc kém chất lượng
Cung hàng nông sản của các nước khác cũng ảnh hưởng đến hoạt độngxuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam Hiện nay các doanhnghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với một sốnước xuất khẩu nông sản mạnh trên thế giới như Thái Lan, Brazin, Ấn Độ,Inđônêsia…
- Chính sách xuất khẩu mặt hàng nông sản của Nhà nước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, được nhà nước quan tâmkhuyến khích xuất khẩu Để được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giớiWTO, Việt Nam đã phải bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu Tuy nhiên bù lạicác doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, thủ tục xuấtkhẩu…
- Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu
Ngày nay các nước phát triển đang ngày càng tinh vi hơn trong việcdựng ra các hàng rào bảo hộ như: rào cản về an toàn thực phẩm và chất lượng,tiêu chuẩn kỹ thuật…
- Bộ máy quản lý của công ty
Đây là nhân tố chủ quan quyết định đến hiệu quả hoạt động của công ty.Một công ty với nhiều cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu,
Trang 22phân công công việc hợp lý, phát huy được thế mạnh của từng người sẽ hoạtđộng kinh doanh tốt, đạt hiệu quả cao Ngược lại nếu không có đội ngũ nhânviên giỏi, giàu kinh nghiệm thì hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiềukhó khăn.
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
2.1 Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
2.1.1.1 Quá trình hình thành
Tên: Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Địa chỉ trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo- Hà Nội
Website: http://www.intimexco.com
- Ngày 26-03-1979, công ty xuất nhập khẩu nội thương được thành lập
- Ngày 10-08-1985, chuyển công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợptác xã trực trực thuộc Bộ nội thương thành công ty xuất nhập khẩu nội thương
và hợp tác xã theo Nghị định số 255/HĐBT
- Ngày 08-03-1993, theo Nghị định số 387/HĐBT và đề nghị của Tổnggiám đốc công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã, Bộ trưởng BộThương mại quyết định tổ chức lại công ty thành 2 công ty trực thuộc đó là: + Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh
- Ngày 20-03-1995 Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định biến công tythương mại dịch vụ Việt Kiều và công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợptác xã Hà Nội thành công ty trực thuộc Bộ
- Tuy nhiên ở thời điểm này việc trao đổi hàng hóa theo hệ thống nộithương không còn phù hợp nên ngày 08-06-1995 Bộ thương mại quyết địnhđổi tên công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội thành công
ty xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại thuộc Bộ thương mại
Trang 24- Ngày 24-06-1995 căn cứ Nghị định 95/CP của Chính Phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thương mại, Bộ trưởng
Bộ thương mại đã quyết định công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Bộ thương mại và quyết định lấy tên công ty là công ty xuất nhập khẩuIntimex
- Từ đó đến nay, công ty có tên là Công ty xuất nhập khẩu Intimex
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Quá trình phát triển của công ty qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1979-1985: là giai đoạn vừa hình thành công ty nên có rất
nhiều khó khăn Trong giai đoạn này công ty đã phối hợp với ngành ngoạithương để thực hiện việc giao hàng xuất khẩu và đã đạt được một số thànhcông bước đầu Kim ngạch xuất khẩu của công ty đã dần dần được nâng caoqua các năm, cơ sở vật chất của công ty cũng ngày càng tốt hơn, công ty đã
mở thêm một số chi nhánh tại TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…Thị trườngcủa công ty cũng vượt ra khỏi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu và lan sangmột số nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ…
- Giai đoạn từ 1986-1990: sau khi sát nhập với công ty Hữu Nghị, công
ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực
+ Ở lĩnh vực xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên 33triệu rúp năm 1990 gấp 33 lần so với năm 1985 (năm 1985 là 1 triệu rúp)+ Ở lĩnh vực sản xuất: công ty đã đưa ra thị trường một số sản phẩm mớinhư diêm, bột giặt, xà phòng kem…đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng củanhân dân lúc bấy giờ
- Giai đoạn từ 1990- nay: đây là giai đoạn có nhiều biến động lớn ở cả
bên trong và bên ngoài công ty Đầu những năm 90, hoạt động kinh doanhxuất khẩu của công ty rơi vào tình trạng suy yếu do thị trường chủ yếu của
Trang 25công ty lúc bấy giờ là Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Kim ngạch xuất khẩu củacông ty năm 1991 chỉ còn 7.5 triệu rúp.
Năm 1993 có biến động lớn trong tổ chức của công ty: công ty bị chiatách thành 2 công ty con là Intimex Hà Nội và Intimex Hồ Chí Minh làm chonguồn lực và thị trường của công ty bị phân chia
Năm 1998 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu
Á khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn
Từ 1999- nay: hoạt động kinh doanh của công ty dần dần được khôiphục và ngày càng phát triển Công ty đã trở thành một trong những công tyhàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như càphê, tiêu đen, cao su, lạc nhân, gạo…
Năm 2006: cổ phần hóa thành công 3 công ty con là: Công ty cổ phầnsản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, Công ty cổ phần Sài Gòn và Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Intimex
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Thành lập năm 1979, công ty xuất nhập khẩu Intimex có chức năngchính là kinh doanh thương mại, trong đó bao gồm cả kinh doanh xuất khẩucác mặt hàng nông sản Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với rất nhiềuđối tác trên thế giới và rất nổi tiếng với các sản phẩm nông sản xuất khẩu cóchất lượng cao
- Khi mới thành lập nhiệm vụ ban đầu của công ty là trao đổi hàng hóanội thương và hợp tác xã với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm bổ sung chonguồn hàng xuất khẩu chính ngạch, tăng thêm mặt hàng lưu động trong nước,phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân
- Trong khoảng thời gian sau đó công ty có một số thay đổi trong chứcnăng hoạt động của mình phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn
Trang 26- Trong những năm đầu đổi mới, công ty phát triển mạnh chức năng kinhdoanh xuất nhập khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sảnxuất trong nước và xuất khẩu một số mặt hàng như hàng nông sản, thủy sản làthế mạnh của nước ta Trong khoảng thời gian đó, công ty đã dần xây dựngđược uy tín và hình ảnh của nước ta trên thị trường thế giới.
- Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đang ngày càng pháttriển mạnh Để phục vụ tốt hơn hoạt động xuất khẩu của mình, công ty đã tiếnhành đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất chế biến một số ngành hàng như:sản xuất tinh bột sắn, chế biến cà phê, hạt tiêu…Làm được điều này công ty
đã chủ động được một phần nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu đồng thờităng giá trị các mặt hàng xuất khẩu góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả củahoạt động này
- Giai đoạn 2001-2003,bên cạnh việc phát triển mạnh lĩnh vực kinhdoanh xuất nhập khẩu, công ty bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh nội địabằng việc xây dựng hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ với chuỗi siêu thịmang thương hiệu Intimex
- Trực tiếp xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu ủy thác các mặt hàng nhưhàng nông sản, thực phẩm chế biến, máy móc thiết bị…
- Ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất, gia công chế biến, lắp ráp, liêndoanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đểsản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
- Công ty còn thực hiện các dịch vụ như dịch vụ phục vụ người ViệtNam định cư tại nước ngoài, dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn dulịch…
2.1.2.2 Quyền hạn của công ty
- Hoạt động kinh doanh theo mục đích thành lập và theo ngành nghề đãđăng ký trong giấy phép kinh doanh
Trang 27- Tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc tổ chức sản xuất,
tổ chức bộ máy quản lý, tự do tìm kiếm, lựa chọn và ký kết hợp đồng vớikhách hàng, tự do lựa chọn thị trường kinh doanh… đến việc quản lý và sửdụng hiệu quả các nguồn lực của công ty Tuy nhiên tất cả các hoạt động trênkhông được trái với quy định của pháp luật
- Được quyền huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành
- Được quyền tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, tiếpthị, tham gia hội trợ, triển lãm… theo quy định của pháp luật
- Được quyền tố tụng, khiếu nại trước pháp luật đối với những hành vi viphạm đến lợi ích chính đáng của công ty
2.1.3 Cơ cấu nguồn lực của công ty:
2.1.3.1 Nguồn vốn:
- Căn cứ vào biên bản xác định giá trị doanh nghiệp công ty xuất nhậpkhẩu Intimex do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASClập ngày 25-12-2006, căn cứ vào quyết định số 2198/QĐ.BTM ngày 26-12-
2006 của Bộ thương mại về việc xác định giá trị của công ty xuất nhập khẩuIntimex, tình hình tài sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex tại thời điểmngày 30-09-2006: giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa là438.491.659.217 đồng
+ Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 36.466.699.292 đồng.+ Chi tiết các khoản thực tế vốn của doanh nghiệp:
Trang 28 Số liệu đánh giá lại: 36.466.699.292 đồng
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 11.694.015.130 đồng
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 13.008.378.311 đồng
Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn: 0 đồng
Chi phí trả trước dài hạn: 7.006.789.879 đồng
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: 20.568.787.674 đồng
Đầu tư tài chính ngắn hạn: 0 đồng
Các khoản phải thu: 141.250.061.467 đồng
Vật tư hàng hóa tồn kho: 93.285.118.067 đồng
Tài sản lưu động khác: 34.954.556.060 đồng
2.1.3.2 Nguồn nhân lực của công ty:
Hiện nay công ty có 10 đơn vị trực thuộc và 15 phòng ban với tổng sốnhân viên hơn 600 người Nguồn nhân lực của công ty rất dồi dào, ngày càngtăng qua các năm, và có trình độ nghiệp vụ tốt nên trong kinh doanh công tyluôn đạt kết quả cao Cơ cấu công ty bao gồm nhiều bộ phận và các đơn vịkinh doanh ở các tỉnh thành nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công tyrất rộng lớn gồm nhiều lĩnh vực Hiệu quả đạt được cao ngày càng khẳng định
vị thế của công ty trên thị trường trong và ngoài nước Nhờ đó mà công ty
Trang 29luôn nỗ lực để nâng cao hơn nữa hình ảnh và vị thế của mình Công ty thựchiện chế độ quản lý theo chế độ thủ trưởng, trên cơ sở quyền làm chủ của tậpthể người lao động (xem thêm phụ lục 1).
Tổng số lao động có tên trong danh mục lao động thường xuyên củadoanh nghiệp là 1.191 người Trong đó số lao động không thuộc diện ký hợpđồng lao động, công ty có 3 người chiếm 0,25%, số lao động tuyển dụngtrước ngày 30-08-1990 là 388 người, chiếm 32,58%, số lao động làm việckhông xác định thời hạn là 471 người, chiếm 39,55%; số lao động làm việc từ12-36 tháng là 652 người, chiếm 54,74%; ngoài ra lao động làm việc theomùa vụ dưới 12 tháng là 65 người, chiếm 5,46% Về trình độ lao động, nhìnchung số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn,đội ngũ cán bộ này là những người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty,theo số liệu ngày 30-09-2006 số cán bộ này là 382 người, chiếm 32,07%; sốlao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 280 người, chiếm 23,51%;ngoài ra công ty còn có một số lượng lớn lao động phổ thông (529 người),chiếm 44,42% (xem thêm phụ lục 2)
2.1.4 Mục đích hoạt động và phạm vi kinh doanh của công ty:
2.1.4.1 Mục đích hoạt động của công ty
Công ty xuất nhập khẩu Intimex được thành lập để thực hiện hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu Mục đích hoạt động của công ty là nhằm thuđược lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Công ty tham gia vào cả lĩnh vực thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu vàkinh doanh nội địa), lĩnh vực dịch vụ (chi trả kiều hối, kinh doanh viễnthông…) và lĩnh vực sản xuất (chế biến hàng nông sản, thủy sản…) để tạonguồn hàng cho xuất khẩu Ngoài mục đích chính là lợi nhuận, công ty cònkhông ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đểtăng uy tín và vị thế của công ty trên thị trường thế giới
Trang 30Bên cạnh đó việc làm tốt hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn giúpcho nhà nước tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của thị trườngtrong nước.
2.1.4.2 Phạm vi kinh doanh của công ty
* Lĩnh vực kinh doanh
- Trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa
- Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu
- Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và chi trả kiều hối
- Cung ứng hàng hóa, vật tư máy móc nhập khẩu phục vụ nhu cầu thịtrường trong nước; thành lập hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và cáccửa hàng chuyên doanh phục vụ cả bán buôn và bán lẻ hàng tiêu dùng chonhu cầu tiêu dùng nội địa
* Thị trường kinh doanh
Ngoài hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, công ty còn trảirộng hoạt động trên thị trường quốc tế, từ Đông Bắc Á, các nước Asean, Nga
và Đông Âu, EU, Bắc Mỹ, và một số nước châu Úc và Trung Đông…
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua:
Từ năm 2004-2006 hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước tađang ngày càng trở nên sôi động và phát triển mạnh mẽ Điều đó có nghĩa làlĩnh vực xuất nhập khẩu đã được chú trọng đầu tư và phát triển có chiều sâu.Trong những năm qua, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Intimex đã
nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tích khả quan Công ty phát huyđược lợi thế của một công ty nhà nước đồng thời tranh thủ nhanh chóng mởrộng thị trường, đa dạng hóa ngành hàng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanhmặt hàng xuất nhập khẩu, mở rộng khai thác các thị trường mới, thị trường
Trang 31tiềm năng Có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu quachỉ tiêu sau.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm gần đây
(Nguồn số liệu: phòng kế toán công ty)
Từ các số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy tình hình thực hiện kinh doanh
và lợi nhuận của công ty là tốt Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn nămtrước Trong những năm gần đây công ty đã tập trung toàn lực để phát triểnkinh doanh xuất nhập khẩu và lấy việc tăng trưởng xuất khẩu là nhiệm vụchính của hoạt động kinh doanh
* Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trongnhững năm gần đây tăng vọt đáng kể Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩuđạt 63,1 Tr.USD Trong đó cơ cấu mặt hàng nông sản vẫn chiếm vị thế quantrọng ( cà phê chiếm 233.000 tấn (2004), hạt tiêu đen chiếm 17.700 tấn(2004), cơm dừa 720 tấn (2004)….).Trong năm 2005 kim ngạch xuất nhậpkhẩu đạt 93 tr.USD bằng 147,385% so với năm 2004 Trong năm 2005 giá cả
Trang 32một số mặt hàng nông sản đã nhích lên nên nó ảnh hưởng lớn đến kim ngạchxuất khẩu của công ty.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu nhằm tạo ra sự cânđối trong hoạt động của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu là 31,1 tr.USD Năm 2005 kim ngạch nhậpkhẩu đạt 38 Tr.USD bằng 122,186% so với năm 2004.Năm 2006 kim ngạchnhập khẩu đạt 46,42 tr.USD Trong 3 năm kim ngạch nhập khẩu của công tyluôn tăng cao, cơ cấu hàng nhập khẩu vẫn thực hiện định hướng phát triểnmạnh nhập khẩu hàng vật tư, nguyên liệu và trang thiết bị Việc tăng kimngạch nhập khẩu trong lúc duy trì đảm bảo xuất khẩu trong hoàn cảnh khókhăn như hiện nay
* Doanh thu:
Tổng doanh thu năm 2004 đạt 2102,55 tỷ đồng bằng 140,4% so với năm
2003 Tổng doanh thu năm 2005 đạt 3075,3 tỷ đồng bằng 146,3% so với năm
2004 Tổng doanh thu năm 2006 đạt 3900 tỷ đồng bằng 126,82% so với năm
2005 Có sự tăng vọt về doanh thu này chủ yếu do hoat động kinh doanh xuấtnhập khẩu của công ty đã tăng mạnh, kèm theo việc đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh trực tiếp Ngoài ra thì việc giải quyết tốt các khó khăn về thị trườngtiêu thụ hàng nông sản, mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới ở khu vựcTây Âu cộng với việc đầu tư phát triển mặt hàng mới là những nhân tố chủyếu góp phần tăng doanh thu
* Nộp ngân sách:
Về nộp ngân sách, tổng nộp ngân sách năm 2004 đạt 267,32 tỷ đồng Cácchỉ tiêu về nghĩa vụ ngân sách năm 2004 đều đảm bảo cao hơn năm trước.Năm 2005 tổng mức nộp ngân sách đạt 340,93 tỷ đồng bằng 127,536% so vớinăm 2004 Sang năm 2006 do hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên do
Trang 33vậy mà ngân sách năm 2006 mà công ty phải nộp là 456,82 tỷ đồng bằng133,99% so với năm 2005.
Như vậy ta có thể thấy rằng công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ củamình đối với nhà nước
* Lợi nhuận trước thuế.
Năm 2004 lợi nhuận ròng thực hiện 841,02 triệu đồng.Tỷ suất lợi nhuậnròng trên vốn chủ sở hữu cao hơn năm trước do giá cả mặt hàng xuất khẩu lànông sản đã tăng Năm 2005 lợi nhuận thực hiện đạt 1230,1 triệu đồng Sangnăm 2006 lợi nhuận trước thuế của công ty tiếp tục tăng và đạt 1569,27 triệuđồng Những năm qua công ty đã trở thành công ty đứng đầu trong xuất khẩuhàng nông sản đặc biệt là xuất khẩu cà phê và hạt tiêu Hàng năm công tyđóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ vào công cuộc pháttriển đất nước
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex:
2.2.1 Danh mục mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Công ty xuất nhập khẩu Intimex được xem là nhà xuất khẩu hàng đầutrong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su,gạo, lạc nhân…Với một danh mục các mặt hàng nông sản xuất khẩu phongphú, đa dạng và ngày càng được bổ sung thêm một mặt nhằm khai thác tối đanhững lợi thế của nước ta mặt khác giúp giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinhdoanh xuất khẩu của công ty
Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công
ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm
Trang 34SL (tấn)
TG (nghìn USD) SL (tấn)
TG (nghìn USD)
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
Cà
phê 111.800 72.000 124.155 100.632,7 108.000 135.000 33.700 50.100Hạt
tiêu 12.600 16.900 8.533 11.449 9.858 16.000 2.800 9.000Lạc
2006 công ty đã cổ phần hóa thành công và chia tách thành 3 công ty con là:Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, Công ty cổ phần SàiGòn và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Trong các năm trước, sảnlượng và trị giá xuất khẩu tính chung cho cả tổng công ty, sau khi đã cổ phần
Trang 35hóa thì sản lượng và trị giá xuất khẩu của năm 2007 như số liệu ở trên là chỉtính riêng cho công ty mẹ.
Mặt hàng hạt tiêu:
Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu trên thế giới Hàngnăm, Việt Nam sản xuất 44.200 tấn hạt tiêu và phần lớn số lượng hạt tiêuđược xuất khẩu ra thị trường thế giới Công ty Xuất nhập khẩu Intimex làcông ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu đen của Việt nam Năm
2004, công ty xuất khẩu được 12.600 tấn, đạt 16,9 triệu USD Năm 2006, sảnlượng xuất khẩu giảm xuống còn 8.533 tấn, đạt 11,5 triệu USD Trong năm
2007, công ty mẹ Intimex đã xuất khẩu được 2809 tấn, kim ngạch đạt 9 triệuUSD
Mặt hàng hạt điều:
Đây là mặt hàng mới và công ty đang tìm bạn hàng để xuất khẩu, với mặthàng này công ty chỉ mới xuất khẩu được số lượng rất ít Từ năm 2001 đếnnay công ty mới chỉ xuất khẩu được khoảng 29 tấn điều trị giá 131.484 USD/năm sang một số nước và khu vực trên thế giới trong đó chủ yếu là Singapore
Tinh bột sắn:
Hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn của công ty cũng tương đối phát triển.Công ty đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn để nâng caochất lượng tinh bột sắn xuất khẩu đồng thời để tồn trữ sản phẩm đã qua chế
Trang 36biến phục vụ xuất khẩu trong thời gian trái vụ Sản lượng và trị giá xuất khẩuqua các năm liên tục tăng, năm 2005 thu về cho công ty khoảng 1,05 triệuUSD, năm 2006 công ty xuất khẩu được 4725 tấn đạt 1,132 triệu USD, đếnnăm 2007 sản lượng xuất khẩu vẫn tăng cao, đạt 6940 tấn với trị giá 1,37 triệuUSD Mặc dù công ty đã chia tách và để cho các công ty con độc lập hoạtđộng, tuy nhiên các công ty con chỉ kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàngchính như cà phê, hạt tiêu , chưa mở rộng kinh doanh các mặt hàng như tinhbột sắn, cơm dừa…
Mặt hàng chè:
Mặt hàng này công ty chưa chú trọng phát triển, sản lượng xuất khẩugiảm dần qua các năm và từ năm 2006 đến nay thì công ty không xuất khẩunữa Năm 2004 công ty xuất khẩu được 163 tấn, đạt 109,4 nghìn USD Năm
2005 sản lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 68 tấn, đạt 78,2 nghìn USD
Mặt hàng cơm dừa:
Đây là mặt hàng công ty mới mạnh dạn đầu tư phát triển Năm 2004công ty mới bắt đầu tìm kiếm thị trường và khách hàng để xuất khẩu mặt hàngnày Vì vậy kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 500 nghìn USD, tuy nhiên sangnăm 2005 đã tăng lên 900 nghìn USD Đây là một hướng đi đúng đắn củacông ty, mặt hàng này đã và đang bộc lộ được thế mạnh của nó, thị trường cácnước rất ưu chuộng, sản lượng và trị giá xuất khẩu liên tục tăng lên qua cácnăm Năm 2006 công ty xuất khẩu được 1329 tấn đạt 1230 nghìn USD, năm
2007 sản lượng xuất khẩu tăng gấp đôi đạt 2700 tấn với trị giá 2680 nghìnUSD
2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Trang 37Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex
sang một số thị trường qua các năm
TG (USD)
Singapore 1.671 1.603.831 443 396.264 1.032 897.256 2.095 3.164.521 Đức 15.261 11.107.348 9521 8445742 8620 7571064 1396 2254987 Anh 30795 19795076 28860 22518167 5629 8425173 4953 6932223 Thụy sỹ 20804 9429971 27688 22710431 20519 19062118 12300 18520681
Mỹ 74672 9680626 25824 20165651 4806 6971280 4050 5814024
Hà lan 4161 3575079 5398 5229311 4054 7051334 4539 8250611 Nga 1398 1443161 383 270640 3960 5210374 4223 5200206 Thụy điển 289 190105 111 150004 968 123564 4177 6081612
jordane 698 480966 57 38452 4023 589624 103 210487 Giocgia 351 226682 3513 2679620 190 283612 4053 579426
Bỉ 3233 2200454 3046 2751765 601 891536 229 344845 Tây ban
nha 2281 1550112 193 237108 157 72194 451 687552Malaysia 1229 946203 62 52867 4720 687200 144 62993
Ba lan 1776 1626698 1471 1563811 106 297268 154 377972 Hàn quốc 3720 2576660 1284 1173810 62 186029 43 135620 Philippine 437 308794 400 331416 32 103425 27 91825 Trung
Đối với mặt hàng cà phê:
Sản lượng xuất khẩu năm 2004 đạt 111.800 tấn, đạt 72 triệu USD Sangnăm 2005 cả sản lượng và trị giá xuất khẩu đều tăng, sản lượng năm 2005 là
Trang 38124.155 tấn, tăng hơn 11%, trị giá xuất khẩu đạt 100,6 triệu USD, tăng hơn39,7% so với năm 2004 Tuy sản lượng xuất khẩu tăng không nhiều nhưng trịgiá xuất khẩu tăng mạnh là do trong năm 2005 giá mặt hàng cà phê trên thịtrường thế giới đã có xu hướng tăng cao Năm 2006, công ty xuất khẩu được108.000 tấn, giảm 12,9%, tuy nhiên do giá cà phê tăng mạnh nên mặc dù sảnlượng xuất khẩu giảm nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng hơn 34% so với năm
2005, đạt 135 triệu USD Năm 2007 chỉ tính riêng công ty mẹ xuất khẩu đượckhoảng 33.700 tấn, đạt 50,1 triệu USD
Mặt hàng hạt tiêu
Hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty qua các năm có tăng trưởngnhưng không ổn định Năm 2004 công ty xuất khẩu được 12.600 tấn đạt 16,9triệu USD Năm 2005 công ty chỉ xuất khẩu được 8.533 tấn, giảm 32,37% sovới năm 2004, trị giá xuất khẩu cũng giảm 32,25% chỉ còn 11,45 triệu USD.Sang năm 2006 hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty lại tăng hơn năm
2005, với sản lượng 9.858 tấn (tăng 15,53% so với năm 2005), trị giá đạt 16triệu USD (tăng 39,75% so với 2005) Do giá hạt tiêu trên thị trường thế giớiđang ngày càng tăng cao nên chỉ với sự tăng nhỏ của sản lượng đã khiến thu
về cho công ty một lượng tiền lớn Việt Nam là một nước cung cấp khoảnghơn 60% sản lượng tiêu cho toàn thế giới vì vậy chúng ta có quyền quyết địnhgiá, thị trường xuất khẩu Vì vậy đây là mặt hàng công ty nên đầu tư pháttriển mạnh hơn nữa Năm 2007 công ty mẹ xuất khẩu được 2800 tấn, thu về 9triệu USD
Mặt hàng hạt điều
Đây là mặt hàng chưa được đầu tư phát triển nhiều, sản lượng và trị giákhông có nhiều biến động qua các năm Thị trường xuất khẩu cũng gần nhưkhông thay đổi, công ty chưa tìm ra được nhiều thị trường và khách hàng mới
Trang 39Mỗi năm công ty xuất khẩu được khoảng 29 tấn hạt điều, với trị giá khoảng131.484 USD/năm.
Mặt hàng lạc nhân
Cũng giống như mặt hàng hạt điều, đây chưa phải là mặt hàng thế mạnhcủa công ty Hàng năm công ty chỉ xuất khẩu khoảng 1365,12 tấn lạc nhân trịgiá hơn 822.773 USD/năm sang một số thị trường Asean quen thuộc nhưMalaysia, Philippine, Indonesia và Srilanca
Mặt hàng chè
Năm 2004, công ty xuất khẩu được 163 tấn chè, đạt 109,4 nghìn USD.Năm 2005, sản lượng xuất khẩu giảm hơn 58%, trị giá giảm 28,5% so vớinăm 2004 Sang năm 2006 và 2007 công ty không tiếp tục xuất khẩu mặthàng này
Mặt hàng cơm dừa
Đây là mặt hàng mới được công ty khai thác tuy nhiên nó đã đem lạinhững hiệu quả không nhỏ Năm 2004 trị giá xuất khẩu của công ty đạt 500nghìn USD, năm 2005 tăng lên thành 900 nghìn USD (tăng 80% so với năm2004) Năm 2006 công ty xuất khẩu được 1329 tấn, trị giá 1,23 triệu USD.Sang năm 2007 thì hoạt động xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh, công tyxuất khẩu được 2700 tấn, tăng hơn 100% so với năm 2006, và đạt 2,68 triệuUSD, tăng 117,9% về trị giá so với năm 2006 Đây là một mặt hàng hứa hẹn
sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn nữa, vì vậy công ty cần có chiến lược khai thác
và phát triển
Mặt hàng tinh bột sắn
Năm 2005 công ty mới bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này và đạt được kimngạch hơn 1 triệu USD, năm 2006 công ty xuất khẩu được 4725 tấn, thu về1,132 triệu USD cho công ty, tăng khoảng 12% so với năm 2005 Năm 2007
Trang 40sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 6900 tấn với kim ngạch 1,37 triệu USD,tăng 46% về sản lượng và 21% về giá trị so với năm 2006.
Ngoài ra công ty còn tham gia xuất khẩu một số mặt hàng nông sản khácnhư hoa hồi, quế, bột dừa…tuy nhiên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chưacao
2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex
2.3.1 Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty
- Trong định hướng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa, Nhà nước đã có chủ trương xây dựng một số công ty, tổngcông ty chủ lực làm nòng cốt định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trênthị trường Công ty Intimex là một công ty chủ chốt được nhà nước đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật, được sự quan tâm của nhà nước với các chính sách ưuđãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những điều kiện đó đã tạo thuận lợicho công ty ngày càng phát triển
- Công ty xuất nhập khẩu Intimex được thành lập từ năm 1979 do đó với
bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp cho công tyhoạt động kinh doanh tốt trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế,cùng với đó công ty đã xây dựng hệ thống các chiến lược phát triển kinhdoanh các mặt hàng hợp lý mang lại hiệu quả cao Với bề dày kinh nghiệmtrong lĩnh vực kinh doanh, công ty đã thiết lập được và duy trì các mối quan
hệ thương mại với nhiều đối tác và bạn hàng trên thế giới Trên thị trườngViệt Nam và thị trường thế giới công ty đã xây dựng được một thương hiệumạnh đủ điều kiện cạnh tranh với các công ty lớn trên thế giới Hiện nay hoạtđộng xuất khẩu của công ty đã vươn tới các thị trường như: các nước Asean,một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu
Âu như Pháp, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Italia, Rumani…, một số nước