1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE

111 2,2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 822 KB

Nội dung

Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa, vấn đề mở cửa và hội nhập đã và đang cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chú trọng. Các Doanh nghiệp nói chung không chỉ muốn phát triển ngành hàng kinh

Trang 1

PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa, vấn đề mở cửa và hội nhập đã vàđang cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chú trọng Các Doanhnghiệp nói chung không chỉ muốn phát triển ngành hàng kinh doanh củamình trong thị trưòng nội địa mà luôn muốn tiến sâu ra thị trường quốc tế.Thị trường Quốc tế luôn luôn biến động, hoạt động xuất nhập khẩu tuykhông còn mới mẻ song nó luôn mang tính thời sự cấp bách và là mối quantâm hàng đầu của các Doanh nghiệp trong nền kinh tế Quốc dân Xuất khẩuđóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy nền sảnxuất phát triển, tạo tiền đề cho mọi ngành cùng có cơ hội phát triển, tăngcường hiệu quả sản xuất của từng nước, giúp các nước tạo ra năng lực sảnxuất mới do có sự phân công lao động quốc tế Đặc biệt, trong quy trình xuấtkhẩu thì việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu được coi là khâu quantrọng có tính chất quyết định đến sự thành bại của toàn bộ thương vụ xuấtkhẩu của Doanh nghiệp Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viênchính thức của WTO, thì vấn đề xuất khẩu càng được chú trọng phát triển vàNhà nước đẫ sử dụng nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhằmđem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế nước nhà Trong quá trình thực tập tạicông ty Xuất Nhập Khẩu Intimex, em nhận thấy đây là một doanh nghiệpNhà nước thực hiện chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, vớikinh nghiệm kinh doanh quốc tế gần 30 năm Công tyđã tạo dựng được chomình một vị thế vững chắc trên thị trường nội địa và nước ngoài Thực tế chothấy, kim ngạch cà phê xuất khẩu của Công ty rất lớn, tuy nhiên còn nhiềuvấn đề cần được nghiên cứu nhằm thúc đẩy hiệu quả thực hiện hợp đồngxuất khẩu cà phê tại Công ty để thu được lợi nhuận cao Bởi vậy, việc nghiêncứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện hợp đồngxuất khẩu đem lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty là rấtcần thiết, xây dựng một thương hiệu Intimex uy tín trên thị trường thế giới

Trang 2

cũng như trong nước Với những lý do trên và cùng với sụ giúp đỡ của Thầygiáo PGS.TS.Nguyễn Văn Tuấn và các cô chú trong Công ty Xuất Nhập

Khẩu Intimex em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ

chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex”.

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: là để hệ thống hóa lý thuyết về quytrình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê trong điều kiện kinhdoanh thực tế của Công ty Từ đó phân tích, đánh giá và xây dựng kiến nghị

để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồngxuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Intimex

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: là nghiên cứu các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng cà phê tại công ty xuấtnhập khẩu Intimex với phạm vi nghiên cứu là tập trung vào mặt hàng cà phêvới thời gian giới hạn từ năm 2005-2007 trên các thị trường chủ yếu củacông ty

Phương pháp nghiên cứu: Với đề tài mang tính bao quát vàực tế

nên chuyên đề sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp thống kê,phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh

Nội dung của đề tài bao gồm các phần sau:

Chương I: Lý luận chung về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồngxuất khẩu

Chương II: Thực trạng tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phêtại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong thời gian qua

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thựchiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty Intimex

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNGCHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở DOANH NGHIỆP

I CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng xuất khẩu

1.1.Khái niệm hợp đồng xuất khẩu

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa cácthương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, theo đó mộtbên gọi là Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sởhữu hàng hoá cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán; vàBên nhập khẩu (bên mua) có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhậnhàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng song vụ: mỗi bên kýkết hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giaohàng cho Bên nhập khẩu còn Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bênxuất khẩu

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng có đền bù: bên cónghĩa vụ thì cũng có quyền lợi và ngược lại Bên nhập khẩu được hưởngquyền lợi nhận hàng và đổi lại phải có nghĩa vụ trả tiền cân xứng với giá trị

đã được giao Ngược lại, Bên xuất khẩu nhận được tiền phải có nghĩa vụgiao hàng

1.2 Đặc điểm

Trang 4

So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng thương mại quốc tế cónhững đặc điểm khái quát như sau:

- Bản chất của hợp đồng: là sự thoả thuận ý chí của các Bên ký kết.Đây là đặc trưng rất cơ bản của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế nói riêng

- Chủ thể của hợp đồng: Bên xuất khẩu và Bên nhập khẩu, là cácthương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau Nếu cácbên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốctịch của cá nhân người đại diện của các bên không có ý nghĩa trong việc xácđịnh yếu tố quốc tế của hợp đồng Hai người trực tiếp ký vào hợp đồng cóthể đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng họ đại diện cho các bên có trụ sởkinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau thì hợp đồng ký kết giữa các bênnày vẫn là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

- Nguồn luật điều chỉnh: Trụ sở thương mại của các bên trong hợp đồngxuất khẩu nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau chính vì vậy nguồnluật điều chỉnh ở đây rất phức tạp và đa dạng, không chỉ là luật quốc gia màcòn gồm cả điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài cũng như tậpquán thương mại quốctế

- Đối tượng của hợp đồng: là hàng hoá di chuyển qua biên giới hải quancủa một nước Biên giới hải quan được hiểu là tập hợp các cửa khẩu, các vănphòng hải quan nơi mà hàng hoá phải được tiến hành các thủ tục hải quanxuất nhập khẩu theo các quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của Chínhphủ các nước Thuật ngữ “biên giới hải quan” được sử dụng xuất phát từthực tiễn sự hình thành các kho ngoại quan, các khu chế xuất, các đặc khukinh tế và những quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của cáckhu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xác để xác địnhranh giới di chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu Luật thương mại Việt

Trang 5

Nam năm 2005 khẳng định đặc điểm này khi định nghĩa: “Xuất khẩu hànghóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khuvực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêngtheo quy định của pháp luật.” (Điều 28, Luật thương mại năm 2005)

- Giá cả và phương thức thanh toán: Khả năng thanh toán trong nhiềutrường hợp gặp nhiều khó khăn phức tạp vì người bán hàng (bên xuất khẩu)không phải bao giờ cũng có đầy đủ thông tin về người mua (bên nhập khẩu)cũng như thủ tục thanh toán theo pháp luật quốc gia người mua Do đó, khi

ký kết hợp đồng những điều kiện thanh toán đã được nghiên cứu, soạn thảo

kỹ, ngoài ra người bán phải cố gắng đưa vào hợp đồng điều kiện đảm bảothanh toán mà tốt nhất là của ngân hàng tại quốc gia người bán

Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của mộtquốc gia mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết Phương thức thanhtoán thông qua hệ thống ngân hàng

- Liên quan mật thiết đến hoạt động vận chuyển: theo nguyên tắc tronghợp đồng xuất khẩu, hàng hóa-dịch vụ được vận chuyển qua biến giới ít nhấthai quốc gia Vì vậy điều kiện vận chuyển có vị trí rất quan trọng trong hợpđồng

- Quy định trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng: trong quan hệthương mại quốc tế, có sự rủi ro đáng kể do không có khả năng thực hiệnnghĩa vụ vì những sự kiện bất thường như: thuế xuất nhập khẩu tăng cao, nhànước cấm vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, chiến tranh, thiên tai bất ngờ…

Vì vậy việc đưa vào hợp đồng những quy định để điều chỉnh sự ảnh hưởngcủa các sự kiện nói trên đối với việc phân chia trách nhiệm của các bên dohoàn toàn không thực hiện hay không thực hiện một phần nghĩa vụ có ýnghĩa quan trọng

Trang 6

- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án haytrọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vựckinh tế đối ngoại là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể.Điều kiện này quan trọng vì thiếu điều kiện này sẽ làm cho việc giảiquyết tranh chấp giữa các bên trở nên khó khăn, phức tạp và nhiều lúc không giảiquyết được.

- Mối liên hệ chặt chẽ giữa một số loại hợp đồng xuất khẩu: việc thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương được đi kèm với việc ký kếtmột loạt hợp đồng khác (hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vaytín dụng…) Để đảm bảo thương vụ có hiệu quả cần phải có sự thống nhất,đồng bộ trong việc thực hiện các hợp đồng này

1.3.Vai trò của hợp đồng xuất khẩu

Hợp đồng xuất khẩu giữ một vai trò rất quan trọng trong kinh doanhTMQT, có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận vàcam kết thực hiện các nội dung đó Hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiệncác nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa

vụ của họ Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ củacác bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi mà bên đối tác khôngthực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợpđồng Hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và

ít xảy ra tranh chấp

Trang 7

2 Kết cấu và nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

2.1.Kết cấu hợp đồng

Tuỳ vào thực tiễn giao dịch giữa các bên và hàng hoá mua bán theohợp đồng mà mỗi một hợp đồng sẽ được soạn thảo với những nội dung cụthể khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản, một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế có kết cấu gồm ba phần: phần mở đầu, phần các điều khoản và điều kiện

và phần kết

* Phần mở đầu thường gồm các nội dung như sau:

- Tiều đề: thường được thể hiện bằng các thuật ngữ như Hợp đồng(Contract) hoặc Bản thoả thuận (Agreement)

- Số và ký hiệu của hợp đồng: thường được ghi kèm với tiêu đề nhằmgiúp cho việc quản lý và lưu trữ hợp đồng của các chủ thể ký kết Vì vậy, số

và ký hiệu thường được thể hiện sao cho có thể nhận biết được các bên kýkết hợp đồng một cách dễ dàng và nhanh nhất Ví dụ, hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế được ký kết giữa các công ty có tên giao dịch là Uprosexim

và Technoimport vào tháng 4 năm 2007 được ký hiệu như sau: Contract No.UPRO-TEC/04/07

- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng Ví dụ: Hà Nội,ngày 18tháng 3 năm 2008 (Hanoi, March 8th 2008) Cũng có nhiều trường hợpngười ta lại ghi địa điểm và ngày tháng ký kết ở phần cuối hợp đồng Ví dụ:Hợp đồng được lập tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 3 thành 4 bản có hiệu lựcpháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản (The present contract was made inDanang on March 8th 2008 in quadruplicate of equal force, two of which arekept by each party) Địa điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa góp phần xác địnhnguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thoả thuận nguồn luậtđiều chỉnh trong hợp đồng, đó là luật nơi ký kết hợp đồng Thông thường

Trang 8

nếu các bên không có thoả thuận gì khác về thời điểm phát sinh hiệu lực củahợp đồng thì thời điểm này tính từ thời điểm các bên ký kết hợp đồng

- Các bên ký kết hợp đồng: tên các bên ký kết, địa chỉ, số tel, số fax,địa chỉ email, số tài khoản và tên ngân hàng, người đại diện ký kết hợp đồng

- Những định nghĩa dùng trong hợp đồng Những định nghĩa này cóthể rất nhiều, ví dụ "hàng hóa" có nghĩa là , "Thiết kế" có nghĩa là Ít nhấtngười ta cũng đưa ra định nghĩa sau đây:

Công ty X, địa chỉ , số điện thoại , đại diện bởi Ông dưới đây gọi làBên bán (X company, address , Tel represented by Mr hereinafterreferred to as the Seller)

- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng Đây có thể là hiệp định ký kếtgiữa các Chính phủ, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa các Bộ thuộccác quốc gia khác nhau Chí ít, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của cácbên khi ký kết hợp đồng Ví dụ:

Các bên đã cùng nhau thỏa thuận rằng Bên bán cam kết bán và Bên muacam kết mua những hàng hoá dưới đây theo các điều khoản và điều kiện sau(It has been mutually agreed that the Seller commits to sell and the Buyercommits to buy the undermentioned goods on the following terms andconditions)

* Phần các điều khoản và điều kiện quy định hệ thống các điều kiệngiao dịch thương mại do hai bên thỏa thuận như: các điều khoản về hàng hoánhư tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu,điều kiện kiểm tra số lượng, chất lượng ; các điều khoản tài chính như giá

cả, thanh toán ; các điều khoản vận tải, giao nhận và bảo hiểm như điềukiện giao nhận hàng, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện vận tải, điều kiệnbảo hiểm ; và các điều khoản pháp lý như luật áp dụng vào hợp đồng, bất

Trang 9

khả kháng, thưởng phạt, khiếu nại, trọng tài Đây là phần quan trọng nhấtcủa hợp đồng Các bên thường dành thời gian và công sức nhiều nhất chophần này khi đàm phán, thoả thuận và ký kết hợp đồng

* Phần kết của hợp đồng quy định các nội dung như:

- Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên

- Ngôn ngữ của hợp đồng Ngôn ngữ của hợp đồng sẽ giúp xác địnhđược hợp đồng được lập bằng ngôn ngữ nào sẽ là hợp đồng gốc, là cơ sở quyđịnh quyền và nghĩa vụ của các bên

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

- Những quy định liên quan đến bổ sung, sửa đổi hợp đồng

- Chữ ký có thẩm quyền của các bên ký kết

2.2.Nội dung cơ bản các điều khoản chủ yếu của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làtất cả các điều khoản được các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhằm xác địnhquyền và nghĩa vụ của mỗi bên Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực pháp lýthì những điều khoản này không được trái pháp luật

* Điều khoản về tên hàng (Comodity):

Điều khoản về tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn hàng,thư chào hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư Có thể thấy rằng trong hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc diễn đạt tên hàng là một điều kiệnkhông thể thiếu được Điều khoản tên hàng có ý nghĩa luật pháp và thực tiễnquan trọng Trong điều khoản này, hàng hóa phải được ghi một cách đầy đủ,

rõ ràng, chính xác, kèm theo tên thương mại Nếu đối tượng của việc muabán gồm nhiều mặt hàng, chủng loại hàng hóa khác nhau thì phải ghi rõ danh

Trang 10

mục các mặt hàng đó Danh mục hàng hóa này có thể được coi là phụ lục củahợp đồng Thông thường, có những cách diễn đạt tên hàng như sau:

- Ghi tên hàng theo tên thương mại nhưng kèm theo tên thông thường

và tên khoa học của nó (thông thường áp dụng cho các loại hóa chất, giốngcây)

- Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng hóa đó (Rượuvang Bordeaux…)

- Ghi tên hàng kèm theo hãng sản xuất ra hàng hóa đó (Tivi L/G, Điệnthoại L/G, Tủ lạnh L/G…)

- Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó (Xe tải trọngtải 5 tấn hay 10 tấn…)

- Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của nó (Ôtô Toyota, Bia Tiger…)

- Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó (Dầu gội dưỡngtóc, kem làm trắng da…)

- Ngoài ra, người ta còn kết hợp theo các cách trên với nhau

Điều khoản tên hàng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng nên khiquy định điều khoản này cần chú ý: phải phản ánh chính xác đặc điểm hànghóa, tránh những quy định sáo rỗng; đưa ra quy định trung thực đối với thực

tế hàng hóa; nên sử dụng tên gọi thông thường sử dụng trên thị trường quốctế; chú ý chọn và miêu tả tên hàng sao cho chính xác và phù hợp với danhmục quy định

* Điều khoản về chất lượng (Quality)

Điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa, đặcbiệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì chất lượng hàng hoá ảnhhưởng trực tiếp đến giá trị sử dụng và giá cả hàng hóa Điều khoản chất

Trang 11

lượng hàng hóa là thỏa thuận của các bên liên quan đến việc xác định chấtlượng và cách thức kiểm tra chất lượng của hàng hóa, là cơ sở để giao nhậnchất lượng hàng hóa, đặc biệt khi có tranh chấp về chất lượng Điều khoản

về chất lượng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, so sánh và giải quyết tranh chấp

về chất lượng cho nên tùy từng hàng hóa mà có phương pháp quy định chấtlượng cho phù hợp và tối ưu Trong TMQT có các phương pháp như:

- Chất lượng được xác định theo tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩmquyền cho loại hàng hóa nhất định, như tiêu chuẩn kích thước, công suất,phương pháp sản xuất…

- Chất lượng hàng hóa được xác định theo quy cách hàng hóa hay tàiliệu kỹ thuật (ví dụ theo sơ đồ bản vẽ, bản thuyết trình về tính năng…)

- Dựa vào xem hàng mẫu: Theo cách này chất lượng của hàng hóađược xác định theo mẫu hàng do người bán đưa ra trước đó Xác định chấtlượng theo cách này thường áp dụng đối với mặt hàng đặc thù không có tínhchất quốc tế thống nhất hay không thể miêu tả được

Do có các loại hàng hóa khác nhau nên phương pháp biểu thị chấtlượng cũng khác nhau nên trong điều khoản này cần chú ý: vận dụng chínhxác các phương pháp biểu thị chất lượng; quy định điều kiện chất lượng cầnkhoa học và hợp lý; có thể quy định độ cơ động nhất định về chất lượng đốivới một số loại hàng hóa nhất định…

* Điều khoản về số lượng (Quantity)

Điều khoản số lượng là một điều khoản chủ yếu không thể thiếu đượctrong các hợp đồng TMQT Số lượng mà hai bên thỏa thuận giao nhận vớinhau là căn cứ để giao nhận hàng hóa nên việc ghi chính xác số lượng ký kếttrong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng Điều khoản này nhằm nói lên mặt

Trang 12

“lượng” của hàng hóa giao dịch, điều khoản bao gồm các quy định hàng hóagiao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng của hàng hóa Những điểm cần chú ý trong quy định điều khoản này: nắm chính xác

số lượng ký kết; điều khoản cần quy định cụ thể, rõ ràng để tránh gây ratranh chấp

* Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking)

Bao gói ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của hàng hóa Điều khoảnnày liên quan đến lợi ích của hai bên mua bán nên cần được ghi rõ ràng, cụthể Bao bì đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng và chất lượng trongquá trình vận chuyển và bảo quản cũng như nâng cao tính thẩm mỹ hấp dẫncủa hàng hóa Trong điều khoản này quy định loại bao bì, hình dáng, kíchthước, số lớp bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá bao bì…Quy định vềnội dung và chất lượng của ký mã hiệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việcbốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa Thông tin của ký mã hiệu phải đápứng được mục tiêu đề ra như: những dấu hiệu cần thiết cho người nhận hàng,những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa, những dấu hiệuhướng dẫn cho cách sắp xếp, bốc dỡ hàng hóa…Ký mã hiệu phải đơn giản,

dễ đọc… không ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa

* Điều khoản về giá cả (Price)

Trong TMQT, xác định giá cả hàng hóa XNK và quy định điều khoảngiá cả là một vấn đề quan trọng mà hai bên giao dịch quan tâm nhất Giá cảphải được xác định trên cơ sở giá quốc tế và xuất phát từ điều kiện giaohàng Thông thường giá thể hiện bằng ngoại tệ mạnh Theo nguyên tắc giáphải được quy định rõ, đúng và chính xác Điều khoản giá cả là một trongnhững điều khoản chủ yếu của hợp đồng TMQT, vì nó có mối quan hệ mậtthiết và ảnh hưởng tới các điều khoản khác của hợp đồng Điều khoản giá cả

Trang 13

quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá, phương pháp quy định giá

và quy tắc giảm giá (nếu có)

Những điều cần chú ý trong quy định điều khoản giá cả hàng hóa là:xác định hợp lý giá cả hàng hóa; vận dụng hợp lý về giảm giá; đơn vị tính sốlượng, tiền tính giá, tên nơi bốc dỡ đề cập trong đơn giá cần thiết chính xác,

rõ ràng để giúp cho việc thực hiện hợp đồng; nếu buộc phải dùng loại tiềntính giá bất lợi thì cần đặt thêm khoản đảm bảo giá trị…

* Điều khoản về thanh toán (Payment)

Là điều khoản quan trọng, liên quan trực tiếp quyền lợi và nghĩa vụ cơbản của hai bên trong mua bán quốc tế do nó có ảnh hưởng đến bộ phận vốn,chi phí và rủi ro trong lưu thông tiền tệ của hai bên Điều khoản thanh toánquy định loại tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, bộchứng từ dùng cho thanh toán, điều kiện đảm bảo hối đoái Có hai hình thứcphổ biến:

- Phương thức nhờ thu (collection of payment)

- Phưong thức tín dụng chứng từ (L/C)

Trong điều khoản này thời hạn thanh toán phải quy định rõ ràng vàchặt chẽ trong hợp đồng (phải có một khoảng thời gian cụ thể, rõ ràng)

* Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery)

Trong điều khoản giao hàng là điều khoản chủ yếu Điều khoản nàyquy định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phươngthức giao nhận, thông báo giao hàng, nội dung thông báo và một số quy địnhkhác về việc giao hàng Việc thông báo là nhằm để tránh xảy ra tranh chấpkhi thực hiện hợp đồng vì có sự chuyển giao về trách nhiệm, rủi ro và chi phítrong quá trình giao nhận

Trang 14

Vấn đề cần chú ý khi quy định thời gian giao hàng là cần căn cứ vàotình hình thực tế của nguồn hàng và nguồn tàu để xác định thời hạn giaohàng Quy định cảng bốc xếp và cảng đích nước ngoài cần đòi hỏi cụ thể, rõràng: cần chú ý các điều kiện cụ thể của cảng bốc xếp; cần chú ý có vấn đềtrùng tên của cảng nước ngoài hay không…

* Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure acts of god) Quy định trường hợp miễn trách là điều khoản không thể thiếu đượctrong các hợp đồng TMQT Số lượng mà hai bên thỏa thuận giao nhận vớinhau là căn cứ để giao nhận hàng hóa nên việc ghi chính xác số lượng ký kếttrong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng

Điều khoản về trường hợp miễn trách hoặc hoãn thực hiện các nghĩa

vụ của hợp đồng cho nên thường quy định: nguyên tắc xác định các trườnghợp miễn trách, liệt kê các trường hợp miễn trách và trách nhiệm, quyền lợicủa mỗi bên khi xảy ra các trường hợp miễn trách

* Điều khoản về khiếu nại (Claim)

Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thấthoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc việc bên kia vi phạm các cam kết

đã ký kết Nội dung của điều khoản quy định thời gian khiếu nại, thể thứckhiếu nại và nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại và cách thức giải quyết khixảy khiếu nại

* Điều khoản bảo hành (Warranty)

Điều khoản này quy định trách nhiệm của người bán đối với chấtlượng của hàng hóa trong một thời gian nhất định cho người mua Trongđiều khoản bảo hành hai bên sẽ thỏa thuận về phạm vi bảo đảm của hànghóa, thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung bảo hành và tráchnhiệm của mỗi bên trong nội dung bảo hành

Trang 15

* Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)

Điều khoản quy định các trường hợp phạt và bồi thường, cách thứcphạt và bồi thường, trị giá phạt và bồi thường Điều khoản này có thể kết hợpcùng với các điều khoản khác trong hợp đồng như điều khoản thanh toán,giao hàng hoặc độc lập thành điều khoản riêng

* Điều khoản trọng tài (Arbitration)

Hoạt động kinh doanh quốc tế rất phức tạp nên thường có các tranhchấp xảy ra nếu như các bên không cận thận trong kinh doanh Khi xảy ratranh chấp thì có nhiều biện pháp để giải quyết như thương lượng, hòa giảihay thông qua trọng tài và tòa án Điều khoản trọng tài sẽ quy định ai làngười đứng ra phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử, địa điểm tiến hành… Trên đây là những điều khoản chủ yếu, cơ bản của một hợp đồngTMQT, song trong thực tế tùy thuộc vào từng loại hợp đồng cụ thể vớinhững mặt hàng mà có thể có thêm các điều khoản như: Điều khoản bảohiểm, Điều khoản vận tải, Điều khoản khác…

3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

Đây là vấn đề được các bên ký kết hợp đồng đặc biệt quan tâm Bởichỉ khi hợp đồng ký kết giữa các bên có hiệu lực thì quyền lợi và nghĩa vụcủa các bên mới được bảo đảm và thực hiện theo hợp đồng mà các bên đã kýkết và nếu có tranh chấp xảy ra thì mới đảm bảo việc khiếu nại hay tố tụngtrước Toà án hay Trọng tài Để đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng muabán hàng hoá quốc tế chúng ta cần phải lưu ý các vấn đề sau:

1- Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận ý chígiữa các Bên, đó chính là sự thuận mua vừa bán Người bán nhất trí giaohàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả tiền theo camkết Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu được ký kết không vi phạm các

Trang 16

trường hợp pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe dọa; có sự lừa dối;

có sự nhầm lẫn

2- Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp Chủ thể của hợp đồng là cácthương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tưcách pháp lý Tư cách pháp lý của các thương nhân này được xác định căn

cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những sửa đổi khá cơ bản vềquyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân:

- Theo Nghị định số 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lýnhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, muốn được kinh doanh xuấtnhập khẩu các thể nhân hoặc pháp nhân phải có Giấy phép kinh doanh xuấtnhập khẩu do Bộ thương mại cấp

Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, để được cấpGiấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 4 điềukiện:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuânthủ các quy định của luật pháp hiện hành;

+ Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanhnghiệp;

+ Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền ViệtNam tương đương 200 000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhậpkhẩu Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh cókhó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cầnkhuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động nêutrên được quy định tương đương 100 000 USD;

Trang 17

+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợpđồng mua bán ngoại thương.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, muốn được cấp Giấy phép kinh doanhxuất nhập khẩu cần phải:

+ Được thành lập theo đúng luật pháp;

+ Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ởnước ngoài;

+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợpđồng mua bán ngoại thương

Nếu có đủ 3 điều kiện trên, các doanh nghiệp sản xuất được quyền trựctiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệucần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp

Như vậy, theo quy định tại Nghị định này những doanh nghiệp chưa cóGiấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là chủ thể của hợp đồngmua bán ngoại thương Mọi hợp đồng mua bán ngoại thương do các doanhnghiệp này ký đều không có hiệu lực vì chủ thể ký kết phía Việt Nam khônghợp pháp Và thực tế ở Việt Nam trong một thời gian đã tồn tại những doanhnghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và những doanh nghiệpkhông được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

- Nghị định 57/1998/NĐ-CP có hiệu lực pháp lý từ ngày 1/9/1998 đãtạo bước đột phá trong quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối vớithương nhân Theo đó, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh sau khi đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tạiCục Hải quan tỉnh, thành phố, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất

Trang 18

nhập khẩu tại Bộ thương mại Và kể từ ngày Nghị định 57 có hiệu lực pháp

lý, các Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại đã cấp hếthiệu lực thi hành Như vậy, theo Nghị định 57, quyền kinh doanh xuất nhậpkhẩu đối với thương nhân đã được mở rộng cho tất cả các doanh các doanhnghiệp Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu,không còn phải xin phép Bộ thương mại Và cũng không còn sự phân biệtgiữa doanh nghiệp được quyền và doanh nghiệp không được quyền kinhdoanh xuất nhập khẩu nữa

- Nghị định 44/2001/NĐ-CP đã tiếp tục mở rộng quyền kinh doanhxuất khẩu cho doanh nghiệp khi quy định thương nhân có thể xuất khẩu tất

cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề được ghi trong Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những hàng hoá thuộc danh mục cấmxuất khẩu Tuy nhiên, quyền kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp vẫncòn bị hạn chế Cụ thể, thương nhân chỉ được nhập khẩu những hàng hoátheo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh Đối với những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu

có điều kiện (hàng xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch, có giấy phép của Bộthương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành) thì thương nhân phải được cơquan có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch hoặc cấp giấy phép thì mới được tiếnhành kinh doanh xuất nhập khẩu

- Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được mở rộnghơn nữa cùng với sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP Nghị định12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 và thay thế cho Nghị định57/1998/NĐ-CP và Nghị định 44/2001/NĐ-CP Theo Nghị định 12, thươngnhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề

Trang 19

đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừngxuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.3- Người ký kết hợp đồng có đủ thẩm quyền ký kết theo pháp luật củanước mà thương nhân đó có trụ sở

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại diệncho thương nhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền Đại diện theo luật là đạidiện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định củađiều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đạidiện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đạidiện và người được đại diện Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lậptheo sự ủy quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm

vi đại diện Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người ủy quyền phảihoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được ủy quyền trong phạm

vi quy định của sự ủy quyền (Điều 140-142 Bộ luật dân sự 2005)

4- Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp Tức là hàng hoá theo hợpđồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo qui định của pháp luật củanước bên mua và nước bên bán

Theo qui định của pháp luật Việt Nam, thương nhân được xuất khẩunhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanhtrừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hànghóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu Đối với hànghóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải

có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành (Điều3,4 Nghị Định 12/2006/NĐ-CP) Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấmnhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộthương mại; Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy

Trang 20

định của Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hànhkèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006

5- Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp Nội dung của hợp đồng phảituân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng cóthể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng Khi nguồn luật điềuchỉnh hợp đồng không được quy định trong hợp đồng thì áp dụng theo quytắc luật xung đột: "luật nước người bán", "luật nơi xảy ra tranh chấp", "luậtnơi ký kết hợp đồng", "luật nơi thực hiện nghĩa vụ"

Pháp luật Việt Nam cũng đã có sửa đổi khá cơ bản về yêu cầu đối vớinội dung của hợp đồng theo hướng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế Cụthể:

- Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 đã hết hiệu lực thihành kể từ ngày 1/1/2006, hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dungchủ yếu là: tên hàng; số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả; phương thứcthanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Việc quy định hợp đồngphải có 6 nội dung không thể thiếu như trên mâu thuẫn với nguyên lý cơ bảncủa pháp luật thương mại, theo đó quy định các chủ thể tham gia kinh doanhđược tự do thoả thuận mọi giao dịch của mình Mâu thuẫn rõ ràng là giữaviệc các chủ thể cùng lúc phải tuân thủ quy định bắt buộc gồm sáu nội dungcủa hợp đồng với việc pháp luật đã trao cho các chủ thể quyền tự do thoảthuận hợp đồng Hơn nữa, Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng muabán hàng hoá quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên 1980) hiện có hơn 60 nướcphê chuẩn quy định tối thiểu về các nội dung bắt buộc này, chỉ xoay quanh

ba điều khoản: tên hàng; số lượng và giá cả (Điều 14 Công ước Viên 1980)

- Vì những lý do trên, để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế cũng nhưtôn trọng nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân

sự năm 2005 đã quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về

Trang 21

những nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả,phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợpđồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt

vi phạm hợp đồng; các nội dung khác (Điều 402) Rõ ràng, quy định mới vềnội dung của hợp đồng là nhằm giúp các bên xác định được thoả thuận cụthể giữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồngcủa họ

6- Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp Hình thức của hợp đồngphải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Trong thực tiễn thương mạiquốc tế, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều được lậpthành văn bản Hình thức văn bản là cần thiết về phương diện chứng cứ tronggiao dịch quốc tế

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trịpháp lý tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và cáchình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 3, 27 Luật thương mại2005)

4 Nguồn luật áp dụng

Theo luật thương mại 2005 tại điều 5 quy định:

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên có quy định áp dụng luật nước ngoài, tập quán thươngmại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụngquy định của điều ước quốc tế đó

- Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏathuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp

Trang 22

luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế không trái với các nguyên tắc

cơ bản của pháp luật Việt Nam

Để một hợp đồng chặt chẽ thông thường các bên sẽ thỏa thuận tronghợp đồng nguồn luật nào là nguồn luật điều chỉnh Hiện nay, các quốc giabiết đến Công ước Vienne năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

(CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại

quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật

áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Từ khi công ước có hiệu

lực (ngày 01/01/1988), đến thời điểm hiện nay tổng số các bản án, phánquyết đã lên tới hơn 1.600 CISG cũng góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy

sự phát triển của quan hệ thương mại về hàng hoá giữa các quốc gia Việccùng trở thành thành viên của công ước giúp các quốc gia xích lại gần nhauhơn trong quan hệ mua bán, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh

từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được nhanh chóng và thuận lợi hơn

II QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

1 Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là thực hiện một chuỗi các công việc

kế tiếp được liên kết chặt chẽ với nhau Thực hiện tốt một công việc là làm

cơ sở để thực hiện các công việc tiếp theo và thực hiện cả hợp đồng Nhưvậy để tổ chức thực hiện tốt hợp đồng là trên cơ sở tổ chức thực hiện tốt từngmắt xích công việc theo một hợp đồng, theo một trình tự lôgic kế tiếp nhau

Và chúng ta cần hiểu rằng thực hiện tốt một nghĩa vụ trong hợp đồng khôngnhững tạo điều kiện cho mình thực hiện tốt các nghĩa vụ tiếp theo mà còn tạođiều kiện thuận cho bên đối tác thực hiện tốt nghĩa vụ của mình

Trang 23

Mỗi bên thực hiện tốt từng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng sẽ tạođiều kiện cho bên còn lại thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình Mà khi đối tácthực hiện tốt các nghĩa vụ của họ có nghĩa là mình đã thực hiện tốt các quyềnlợi của mình Khi thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong hợp đồng còn làm

cơ sở để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện tốt các nghĩa vụ của mìnhtrong hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể nảy sinh nhiều tình huốngphát sinh Các tình huống phát sinh có thể do các bên không thực hiện tốtnghĩa vụ của mình trong hợp đồng nhưng cũng có khi các bên thực hiện tốt

mà các tình huống vẫn phát sinh là do trước khi ký hợp đồng các bên khôngthể dự đoán trước hoặc lường trước các sự việc có thể xảy ra Các tình huốngphát sinh có thể làm tăng chi phí hoặc gây ra các tổn thất cho mỗi bên nhưngkhi có phát sinh các bên đều phải tìm ra giải pháp để giải quyết nhằm hạnchế các chi phí và tổn thất để thực hiện hợp đồng có hiệu quả nhất

2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Khi hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết thì các doanh nghiệp kinh

doanh quốc tế sẽ tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng Đây là công đoạnphức tạp, có rất nhiều công việc mà doanh nghiệp phải hoàn tất để đạt kếtquả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình Các doanh nghiệp phảithực hiện thật tốt từng khâu, từng công đoạn và nó đòi hỏi doanh nghiệp phải

có một đội ngũ cán bộ giỏi, có kinh nghiệm Hầu hết các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu đều tiến hành các công đoạn sau đối với hoạt động xuấtkhẩu của mình

2.1.Xin giấy phép xuất khẩu

Việc xin giấy phép xuất khẩu là một thủ tục pháp lý quan trọng, tạođiều kiện thuận lợi để tiến hành các khâu khác trong quá trình xuất khẩu

Trang 24

Thủ tục cho việc xin giấy phép xuất khẩu tuỳ theo quy định của mỗi quốcgia Đối với Việt Nam, thì hiện nay thủ tục xin giấy phép xuất khẩu đã đượcđơn giản hơn rất nhiều so với trước đây Hiện nay, quy định “Thương nhân

là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thoe ngành nghề đãđăng ký kinh doanh” Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK tạiCục Hải quan tỉnh, Thành phố Việc đơn giản thủ tục này đã tạo thuận lợi rấtnhiều cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

2.2.Giục người mua mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C

Trước khi đến thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết, doanhnghiệp xuất khẩu phải nhắc nhở, đôn đốc người mua mở thư tín dụng (L/C)đúng thời hạn Chỉ khi người mua mở L/C mới thể hiện rõ ý chí thực sựmuốn giao dịch mua bán và thanh toán tiền hàng cho người bán Điều nàylàm cơ sở cho người bán thực hiện các khâu tiếp theo trong hợp đồng Khinhận được thông báo về việc L/C đã được mở thì người bán cần kiểm tra lạichính xác nội dung của L/C nhằm đảm bảo sẽ được thanh toán sau khi hoànthành hợp đồng

2.3.Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Theo như hợp đồng xuất khẩu đã ký kết thì nhà xuất khẩu phải tiếnhành tổ chức khâu chuẩn bị hàng theo đúng như nội dung của hợp đồng đã

ký (số lượng, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu…) hoặc theo đúng như L/C(nếu như hợp đồng thanh toán theo L/C) Đây là bước quan trọng nhất trongquy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Vì chỉ khi nhà xuất khẩuchuẩn bị tốt các công việc thì các khâu tiếp theo sẽ thực hiện tốt như thế.Khâu chuẩn bị hàng xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, sốlượng, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng

Trang 25

thời gian quy định như trong hợp đồng TMQT Như vậy quá trình chuẩn bịhàng xuất khẩu bao gồm các nội dung sau: Tập trung hàng hóa xuất khẩu,bao bì đóng gói, ký mã hiệu hàng hóa và kiểm tra hàng hóa

2.3.1.Tập trung hàng xuất khẩu

Hàng phải tập trung đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng và đúngthời điểm, tối ưu hóa được chi phí Tập trung hàng là một hoạt động rất quantrọng của các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu Tuy nhiên với loạihình doanh nghiệp khác nhau thì việc tập trung hàng hóa là khác nhau đểđảm bảo cho hiệu quả quá trình xuất khẩu Các doanh nghiệp thường tậptrung hàng từ các nguồn hàng xuất khẩu vì nó đã và có khả năng cung cấphàng hóa đủ điều kiện cho việc xuất khẩu Ta có sơ đồ tập trung hàng xuấtkhẩu như sau:

Nhu cầu hàng xuất khẩuNhận dạng và phân loại nguồn hàng XK

Nghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng XK

Lựa chọn nguồn hàng XK và hình thức giao dịch

(Sơ đồ: Quá trình tập trung hàng XK)

Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK

Trang 26

Trong TMQT, hầu hết hàng hóa yêu cầu phải được đóng gói bao bìtrong quá trình vận chuyển và bảo quản Vì vậy việc tổ chức đóng gói bao bì,

kẻ ký mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa Bao bì giúpbảo quản hàng hóa đồng thời có tác dụng quảng cáo và hướng dẫn tiêu dùng.Việc lựa chọn bao bì đóng gói phải căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, đặc điểmloại hàng, điều kiện vận tải và điều kiện pháp luật, tập quán ngành hàng

2.3.3.Kẻ ký mã hiệu hàng XK

Đây là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghitrên các bao bì ở mặt ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quátrình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa Kẻ ký mã hiệu làkhâu cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu

2.3.4.Kiểm tra hàng xuất khẩu

Đây là công việc cần thiết, là sự tiếp tục quá trình các công đoạnthực hiện hợp đồng xuất khẩu Trước khi giao hàng cho nhà nhập khẩu thìnhà xuất khẩu phải có trách nhiệm kiểm tra hàng về số lượng, chất lượng,trọng lượng bao bì…Nếu là hàng động thực vật thì phải kiểm dịch, nếu làhàng thực phẩm thì phải kiểm tra vệ sinh Công việc của giai đoạn này làkiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóa xuất khẩu so với yêu cầu đã đề ratrong hợp đồng Sự phù hợp ở đây là sự phù hợp về chất lượng, bao bì, sốlượng…Quá trình kiểm tra tiến hành ở hai cấp:

- Kiểm tra cấp cơ sở do chính cơ sở sản xuất tiến hành hoặc do tổchức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành (phòng bảo vệ thực vật địaphương tiến hành)

- Kiểm tra ở cửa khẩu: Việc kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tralại kết quả kiểm tra ở cấp cơ sở Người xuất khẩu phải căn cứ vào yêu cầu

Trang 27

của hợp đồng và L/C để xác định nội dung, yêu cầu giám định, cơ quan giámđịnh, đơn xin giám định hàng hóa, hợp đồng L/C.

Cơ quan giám định căn cứ vào đơn xin giám định và L/C để giámđịnh hàng hóa Kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mãhiệu, chất lượng hàng hóa và cấp các chứng từ, đây là chứng từ quan trọngtrong thanh toán và giải quyết các tranh chấp sau này

2.4.Thuê phương tiện vận tải (nếu có)

Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng phảicăn cứ vào điều kiện giao hàng, đặc điểm của hàng hóa, điều kiện vận tải…

để tiến hành thuê phương tiện vận tải và giao hàng Nếu hàng hóa dễ bị hưhỏng trong quá trình vận chuyển thì doanh nghiệp phải lựa chọn loại phươngtiện tốt và phù hợp để đảm bảo chất lượng hàng hóa Việc thuê phương tiệnvận tải trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đến sự an toàn của hànghóa và liên quan đến nhiều nội dung khác trong hợp đồng, do đó việc thuêphương tiện vận tải đòi hỏi cán bộ của doanh nghiệp phải có nghiệp và kinhnghiệm thực tiễn, nhất là trong trường hợp thuê tàu biển

2.5.Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu có)

Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho ngườiđược bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại…cho hàng hóa đượcbảo hiểm Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa là công việc cần thiết vì trongquá trình vận chuyển hàng hóa rất dễ xảy ra các rủi ro, tổn thất Bảo hiểm sẽnhanh chóng khắc phục được hậu quả của rủi ro, tạo tâm lý an toàn tronghoạt động kinh doanh, góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất cho hàng hóa

và tạo một nguồn vốn lớn cho xã hội Trách nhiệm mua bảo hiểm phụ thuộcvào sự thỏa thuận và điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng đã ký kết

Trang 28

Việc mua bảo hiểm thường được tiến hành mua trước khi hàng hóađược rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng để bắt đầuvận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bìnhthường Tuỳ theo hàng hóa mà bảo hiểm được mua theo điều kiện nào.Người xuất khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện cơ

sở giao hàng CIF, CIP, và điều kiện của nhóm D Khi mua bảo hiểm chohàng hóa phải nghiên cứu kỹ hợp đồng ngoại thương và nội dung của L/C(nếu thanh toán L/C) để nắm vững loại tàu cần thuê, điều kiện (A, B, C) vàgiá trị bảo hiểm cần mua, nơi khiếu nại đòi hỏi bồi thường

2.6.Làm thủ tục hải quan

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, hàng hóa khi đi qua cửa khẩuViệt Nam đều phải làm thủ tục hải quan Quy trình làm thủ tục hải quan chohàng hóa xuất khẩu theo luật hải quan bao gồm:

* Khai và nộp hải quan

Nhà xuất khẩu phải tự kê khai đầy đủ và chính xác những nội dungghi trên tờ khai hải quan, tự tính toán số thuế phải nộp của từng loại hànghóa

Có hai hình thức khai hải quan là người khai hải quan trực tiếp đến các

cơ quan hải quan thực hiện khai hải quan hoặc sử dụng hình thức khai điệntử

* Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm:

Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (02 bản chính), Hoá đơnthương mại, Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tươngđương hợp đồng (01 bản sao), Vận tải đơn (01 bản sao)

Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp thì nhà xuất khẩu còn phải nộpthêm các chứng từ như: Bản kê chi tiết hàng hóa, tờ khai giá trị hàng xuất

Trang 29

khẩu…Chứng từ phải xuất trình bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh nhập khẩu.

Với trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký hồ sơ thìnhà xuất khẩu phải khai báo lại cho phù hợp

* Xuất trình hàng hóa

Trong quá trình chuẩn bị cho việc xuất khẩu thì nhà xuất khẩu phảixuất trình hàng hóa đến địa điểm quy định và tổ chức sắp xếp để cho cơ quanhải quan kiểm tra lại hàng hóa trước khi cho phép xuất khẩu

* Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Dựa vào kết quả kiểm tra và khai báo của doanh nghiệp, cơ quan hảiquan sẽ xác định chính xác số thuế phải nộp và ra quyết định điều chỉnh sốthuế phải nộp nếu cần

Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm túc thực hiện các quyết địnhcủa hải quan Tuy nhiên tuỳ theo thời điểm khác nhau mà thủ tục hải quanđược thực hiện theo quy trình khác nhau với những quy định khác nhau

2.7 Giao hàng cho phương tiện vận tải

Kinh doanh TMQT có nhiều phương thức vận tải Mỗi phương thứcvận tải có quy trình nhận hàng hóa khác nhau

* Giao hàng với tàu biển: doanh nghiệp tiến hành theo các bước sau:

- Tùy theo vào các chi tiết hàng hóa mà lập bảng kê hàng hóa chuyênchở cho người vận tải để đổi lấy cơ sở xếp hàng

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng

- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng

- Bốc dỡ hàng lên tàu

Trang 30

- Lấy biên lai thuyền phó để xác nhận hàng đã giao nhận xong.

- Đổi lấy vận đơn đường biển

* Giao hàng khi hàng chuyên chở bằng container

- Giao hàng nguyên một container (FCL): thuê hoặc mượn containertương thích với số lượng hàng giao, sau đó mời hải quan kiểm hàng hóa đếnxếp hàng vào container và niêm phong kẹp chì các container, cuối cùng giaohàng cho bãi container để nhận biên lai xếp hàng và đổi biên lai lấy vận đơn

- Giao hàng không đủ một container (LCL): người XK vận chuyểnhàng đến bãi container do người chuyên chở chỉ định để giao cho ngườichuyên chở

Việc giao hàng được coi là hoàn tất khi hàng được giao cho ngườichuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở

* Giao hàng cho người vận tải đường sắt

Giao hàng cho người vận tải đường sắt cũng có hai hình thức Đó là:

- Giao hàng đủ một toa xe: căn cứ vào số lượng hàng giao kịp thời đăng

ký với cơ quan đường sắt để cung cấp toa xe cho phù hợp với khối lượng vàtính chất của hàng hóa Khi được cấp toa xe thì doanh nghiệp tổ chức vậnchuyển hàng đến địa điểm quy định, sau đó làm thủ tục hải quan Cuối cùnggiao toa hàng đã được cơ quan hải quan kẹp chì cho cơ quan đường sắt đểlấy vận đơn đường sắt

- Giao hàng không chiếm đủ một toa xe: người xuất khẩu phải vậnchuyển hàng đến nơi tiếp nhận hàng của đường sắt hoặc xếp hàng lên mộttoa xe do đường sắt chỉ định và nhận vận đơn

* Giao hàng cho người vận tải đường bộ: có thể giao tại cơ sở củangười bán hoặc tại cơ sở của người chuyên chở

Trang 31

* Giao hàng cho người vận tải đường hàng không: người xuất khẩuphải liên hệ với bộ phận giao nhận, vận chuyển hàng hóa đến trạm giao nhậnchỉ định, thủ tục hải quan giao nhận cho người vận tải hàng không và nhậnvận đơn.

2.8.Làm thủ tục thanh toán

Thanh toán là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động TMQT,chất lượng của hoạt động này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tếcủa hoạt động kinh doanh Mục đích của quá trình thanh toán đối với nhàxuất khẩu là khi giao hàng sẽ đảm bảo chắc chắn thanh toán được tiền hàng.Khi hợp đồng lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau thì quá trìnhthanh toán cũng khác nhau Trong TMQT có nhiều phương thức thanh toánnhư:

- Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ: Sau khi đã kiểm traL/C và thấy L/C hoàn toàn phù hợp thì người xuất khẩu tiến hành giao hàng

và lập bộ chứng từ để thanh toán

- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Nếu trong hợp đồng muabán quy định phương thức thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngay saukhi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu phải hoàn thành việc lập bộ chứng từnhanh chóng, chính xác, phù hợp và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác chongân hàng thu đòi tiền Trong thư uỷ thác nhờ thu, người xuất khẩu phải đề

ra những điều kiện nhờ thu và được ngân hàng chấp nhận

- Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền: Việc thanh toánbằng phương thức giao chứng từ trả tiền thì khi đến kỳ hạn mà hai bên đãthỏa thuận, người xuất khẩu phải nhắc nhở bên nhập khẩu đến ngân hànglàm thủ tục thanh toán Khi ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng

đã thực hiện quá trình thanh toán, tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động

Trang 32

Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu và nhanh chónghoàn thành bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của bản ghi nhớ để xuất trìnhcho ngân hàng.

- Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: Sau khi giao hàng xongthì nhà xuất khẩu phải nhanh chóng hoàn thành việc lập bộ chứng từ phù hợpvới yêu cầu của hợp đồng, đồng thời chuyển đến cho nhà nhập khẩu để họtiến hành kiểm tra

2.9.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)

Trong quá trình thực hiện hợp đồng rất dễ xảy ra các tranh chấp vàkhiếu nại là phương pháp để giải quyết các phát sinh trong quá trình thựchiện hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đua ra cácgiải pháp mang tính pháp lý thoả mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu củabên khiếu nại Khiếu nại giải quyết các tranh chấp, đảm bảo quyền lợi chocác bên mà không làm mất uy tín cũng như chi phí của mỗi bên Có thể cónhững trường hợp khiếu nại như:

- Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua

- Người mua và người bán khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm

- Người bán khiếu nại công ty bảo hiểm khi hàng hóa bị tổn thất do cácrủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên

3 Giám sát và điều hành hợp đồng

3.1.Khái niệm, vai trò của giám sát và điều hành hợp đồng

Hoạt động giám sát hợp đồng đề cập đến những công việc mà mỗibên phải thực hiện để đảm bảo rằng mỗi bên thực hiện các nghĩa vụ củamình như đã quy định (hay ngầm quy định) trong hợp đồng

Trang 33

Cần phải thiết lập một hệ thống nhắc nhở về các nghĩa vụ hợp đồngtại các thời điểm thích hợp đểc các bên có thể thực hiện đúng các nghĩa vụcủa mình trong hợp đồng Việc thiết lập hệ thống thu nhập các thông tin vềthực hiện hợp đồng của bên đối tác cũng cần phải thực hiện để thông qua đótheo dõi tiến độ và thời gian biểu của các công đoạn để có thể nhắc nhở đốitác ở các thời điểm thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao và tối ưu hóa quy trình

tổ chức thực hiện hợp đồng

Như vậy, giám sát hợp đồng là một hệ thống báo cáo sớm, cảnh tỉnh

về các giai đoạn mà mỗi bên phải thực hiện để đảm bảo cho hai bên tránhđược sự chậm trễ hoặc sai sót trong thực hiện hợp đồng

Khi cả hai bên thực hiện trung thực các nghĩa vụ hợp đồng thì kếtquả hợp đồng sẽ được nâng cao, đem lại lợi ích cho cả hai bên Tuy nhiên,trong thực tế có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng màlúc xây dựng hợp đồng không dự đoán trước được Có một số nguyên nhânchính như: một là các bên hiểu các điểu khoản hợp đồng theo hướng khácnhau; hai là có những sự cố mà không thể khắc phục để có thể trung thànhvới các nghĩa vụ đã ký như trong hợp đồng; ba là có một số các điều khoảntrong hợp đồng có khi còn để “mở” mà các bên phải quyết định trong quátrình thực hiện hợp đồng Một số các tình huống trên có thể là thứ yếu,nhưng một số khác lại rất quan trọng điều đó yêu cầu mỗi bên phải có sựđiều hành trước những thay đổi đó để hợp đồng được tiến hành thuận lợi Điều hành hợp đồng là tất cả các quy định cần phải đề ra để giảiquyết những vấn đề không tính được hoặc không giải quyết được một cáchđầy đủ trong thời gian xây dựng hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợpđồng, thường xuyên có các tình huống này một cách có lợi nhất trên cơ sởđánh giá thực tế về tình hình và những khả năng lựa chọn có thể tìm được

Trang 34

Giám sát hợp đồng liên quan đến việc nhận dạng và theo dõi các sựkiện Nó cũng lưu ý đến việc quản lý ở những điểm mấu chốt của vấn đềđang được đặt ra và tổ chức hàng loạt hoạt động giám sát xung quanh các sựkiện đó nhằm phòng ngừa những rủi ro Hoạt động giám sát còn tạo ra những

dữ liệu thông tin quan trọng cho hoạt động điều hành hợp đồng

Giám sát và điều hành hợp đồng là hoạt động không thể thiếu đượctrong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng

3.2.Nội dung, phương pháp giám sát và điều hành hợp đồng

Việc giám sát và điều hành hợp đồng đòi hỏi phải xác định nhữngthành phần chủ yếu trong hợp đồng có tính chất sống còn đối với việc thựchiện hợp đồng thành công Các điều khoản hợp đồng cần giám sát chặt chẽlà: Khối lượng hàng hóa, Chất lượng hàng hóa, Bao bì hàng hóa, Lịch giaohàng, Chỉ định tàu, cảng,Chứng từ cần thiết để xuất trình hải quan và các thủtục khác, Giá và thanh toán, Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Để tiến hành giám sát hợp đồng người ta thường sử dụng các phươngpháp: Hồ sơ theo dõi hợp đồng, Phiếu giám sát hợp đồng, Phiếu chỉ số giámsát hợp đồng, các phương pháp sử dụng máy điện toán Trong đó phiếu giámsát hợp đồng được sử dụng nhiều nhất Điều hành hợp đồng thường tập trunggiải quyết các vấn đề: Sự thay đổi về quy định chất lượng hàng hóa tronghợp đồng, các giải quyết khi giao hàng không phù hợp với quy định tronghợp đồng, lịch giao hàng, điều chỉnh giá, các điều khoản thanh toán, hợpđồng vận tải, bảo hiểm và giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp(nếu có)

Trang 35

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.

1 Nhân tố khách quan

1.1.Chính sách của Nhà nước

Những nhân tố này không chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp do đódoanh nghiệp phải thích ứng Các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởngtrực tiếp và gián tiếp đến việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu củadoanh nghiệp.Các chính sách này bao gồm chính sách về thuế (thuế xuấtnhập khẩu và mức thuế suất áp dụng đối với từng loại mặt hàng xuất khẩu),chính sách luật pháp như luật hải quan, luật thương mại…Tất cả các chínhsách nhằm khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Việc khuyến khích thể hiện ở các chính sách, biện pháp liên quanđến tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi choxuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Tuynhiên đối với hàng hóa bị cấm thì Nhà nước có hình phạt và biện pháp cưỡngchế riêng Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần tận dụng những chínhsách khuyến khích của Nhà nước để có được ưu đãi, điều kiện thuận lợi choviệc kinh doanh, vì đó là hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

1.2.Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Đây là yếu tố phụ thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất nhậpkhẩu Các yếu tố này hạn chế hay tăng cường năng lực giao dịch mở rộng thịtrường kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống giao thông vận tải và dịch vụgiao nhận hàng hóa ảnh hưởng đến việc thu gom, vận chuyển hàng hóa Sựphát triển của hệ thống giao thông vận tải nhằm đảm bảo tính nhanh chóng,

Trang 36

kịp thời về thời gian, địa điểm Vì vậy nó giúp doanh nghiệp có thể đơn giảnhóa các khâu trong quá trình xuất khẩu.

Cùng với việc phát triển hệ thống giao thông vận tải là sự phát triểncủa hệ thống thông tin liên lạc Để vận chuyển hàng hóa giữa các quốc giakhác nhau doanh nghiệp cần phải có khả năng giao tiếp với khách hàng mụctiêu, những người cung ứng, các cơ quan và tổ chức có liên quan đến hoạtđộng xuất nhập khẩu Việc giao tiếp thành công hay thất bại là phụ thuộc vào

hệ thống thông tin liên lạc Nó giúp cho doanh nghiệp có được những thôngtin một cách nhanh nhất và chính xác nhất

1.3.Nhân tố tỷ giá hối đoái

Đối với hoạt động xuất khẩu, đồng tiền thanh toán mà hai bên thỏathuận thường là đồng tiền mạnh vì vậy giá hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào

tỷ giá hối đoái Một sự biến động nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng làm ảnhhưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đến hiệu quả củahợp đồng thương mại Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hiệu quả củahoạt động xuất nhập khẩu, nó là giá cả của ngoại tệ tính theo nội tệ hay làquan hệ giữa tỷ lệ đồng ngoại tệ với nội tệ Vì vậy tỷ giá tại thời điểm ký kếthợp đồng thấp hơn tỷ giá tại thời điểm thanh toán thì doanh nghiệp bị lỗ, cònnếu tỳ giá cao hơn so với thời điểm thanh toán thì doanh nghiệp lãi

Trang 37

biến đổi về chất lượng Khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì doanhnghiệp sẽ bị khiếu nại và mất uy tín trong kinh doanh.

- Đối với việc đóng gói hàng hóa, màu sắc trang trí bao bì vô cùngquan trọng Nó có thể vi phạm tới văn hóa của bên nước nhập khẩu nên trongquá trình đóng gói hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự hiểu biết sâusắc về văn hóa của nước nhập khẩu Khoảng cách địa lý xa làm cho hàng hóa

dễ bị hư hỏng, biến dạng, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Việcnghiên cứu khoảng cách địa lý giúp doanh nghiệp đề phòng được các trườnghợp xảy ra đối với hàng hóa, tránh bị khiếu nại, tạo uy tín cho bạn hàng vềchất lượng sản phẩm

- Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu (thể hiện ở sựphát triển của sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập dân cư, tình hình lãmphát, lãi suất…)

- Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: thể hiện xu thế hợp tác giữa cácquốc gia kéo theo sự hình thành các khối kinh tế và chính trị của nhóm quốcgia đó Vì vậy nó sẽ tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của doanhnghiệp

- Đặc điểm và sự thay đổi của yếu tố văn hóa-xã hội: ảnh hưởng nhucầu của khách hàng và khả năng cung cấp của bạn hàng

- Ngoài ra, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp, mọi thành phầnkinh tế khi tham gia xuất nhập khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanhnghiệp, đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh Đây là thách thứccho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay

- Mức độ cạnh tranh quốc tế thể hiện ở sức ép của các doanh nghiệphoạt động trong cùng một thị trường xuất khẩu Đây là khó khăn cho doanhnghiệp khi muốn thâm nhập duy trì, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của

Trang 38

mình Yếu tố này luôn biến đổi tạo thành dòng chảy liên tục, tạo ra cơ hội vàrủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi thành viên trong công ty

là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh Nếu mọi hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi những cán bộ nhanhnhạy, năng động, có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thì chắcchắn kết quả kinh tế mang lại rất cao Những người có nghiệp vụ thành thạo,sức khỏe tốt sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí mà còn làmcho doanh nghiệp phát triển, có uy tín trên thị trường Đố với hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ mà cán bộ công nhân viên nào cũng phải

có đó là kiến thức về kỹ thuật đàm phán, ký kết hợp đồng, khả năng thươnglượng và nghệ thuật về marketing

2.2.Hệ thống thu mua hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp tạo ra nguồn hàng xuấtkhẩu Do vậy để đảm bảo cho giao hàng đúng hạn, thông thường các doanhnghiệp xây dựng hệ thống thu mua hàng xuất khẩu cho riêng mình Hệ thốngthu mua hàng sẽ thu mua gom hàng tại các vùng khai thác khác nhau ngaykhi hợp đồng xuất khẩu được ký kết Một hệ thống thu mua gom hàng tốt sẽđảm bảo cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng cao đủ về sốlượng với chi phí thấp nhất, tuy nhiên để xây dựng một hệ thống thu mua tốt

Trang 39

đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư trong một thời gian dài, tốn kém vềchi phí.

2.3.Hệ thống tổ chức sản xuất

Hệ thống tổ chức sản xuất chính là các cơ sở, nhà máy tạo ra sảnphẩm cho doanh nghiệp Sản phẩm có chất lượng cao, đúng quy cách, mẫu

mã, bao gói thích hợp, giao đúng số lượng đều do hệ thống này đảm nhiệm

Hệ thống này được các doanh nghiệp trang bị các máy móc, thiết bị để sảnxuất ra các sản phẩm Một hệ thống sản xuất tốt thì sẽ có trang thiết bị, côngnghệ hiện đại và nhà quản lý giỏi Do đó, sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêucầu của khách hàng, là cơ sở để khách hàng ký kết hợp đồng sau Tuy nhiên,một hệ thống sản xuất kém sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp làm chohàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị trả lại hoặc bị khiếu nại

2.4.Nhân tố tài chính

Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tổ chức thựchiện hợp đồng Doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành giao hàng nếu khôngthực hiện nghĩa vụ nộp thuế hải quan, trả tiền cước phí thuê tàu Bên cạnh

đó, hoạt động xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi doanh nghiệp có thị trường màlại thiếu nguồn hàng xuất khẩu do thiếu vốn Doanh nghiệp có khả năng tàichính mạnh sẽ đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện và việc thựchiện này được diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn Việc phân tíchtổng hợp tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được kháiquát tình hình huy động vốn và việc phân phối, sử dụng các nguồn vốn kinhdoanh một cách có hiệu quả Qua đó doanh nghiệp thấy được khả năng đápứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình để tăng sức cạnh tranh

Trang 40

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX TRONG THỜI GIAN QUA

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX.

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Trước đây, công ty xuất nhập khẩu Intimex nguyên là tổng công tyxuất nhập khẩu nội thương được thành lập năm 1979 Trải qua quá trình pháttriển và sau một số lần thay đổi tổ chức và tên gọi, từ năm 2000 cho đến nayđược đổi thành Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Quá trình thành lập gồm hai giai đoạn chính:

 Năm đầu thành lập vào ngày 23/6/1979

 Năm 2000 chính thức là công ty xuất nhập khẩu Intimex

Trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo- Hà Nội

Ngày 26/03/1979 công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã

đã chính thức được hình thành, và gọi tắt là công ty Xuất nhập khẩu nộithương Ngày10/08/1985 do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trựcthuộc Bộ nội thương thông qua nghị định số 255/HĐBT đã chuyển công tyXuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực thuộc Bộ nội thương thành

Ngày đăng: 27/11/2012, 16:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Cụng ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE
Bảng 1 Cơ cấu lao động của Cụng ty (Trang 47)
Bảng 2: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của cụng ty trong 3 năm gần đõy - Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE
Bảng 2 Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của cụng ty trong 3 năm gần đõy (Trang 53)
Bảng 2: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong 3  năm gần đây - Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE
Bảng 2 Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm gần đây (Trang 53)
Bảng 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ yếu của Cụng ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE
Bảng 3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ yếu của Cụng ty (Trang 58)
Bảng 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ yếu của Công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE
Bảng 3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ yếu của Công ty (Trang 58)
Bảng 4: Số liệu cơ cấu xuất khẩu cỏc mặt hàng nụng sản chủ yếu của Cụng ty trong thời gian qua. - Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE
Bảng 4 Số liệu cơ cấu xuất khẩu cỏc mặt hàng nụng sản chủ yếu của Cụng ty trong thời gian qua (Trang 60)
Bảng 4: Số liệu cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của  Công ty trong thời gian qua. - Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE
Bảng 4 Số liệu cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Công ty trong thời gian qua (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w