1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc

84 1,2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 602,44 KB

Nội dung

Lời nói đầu 3 Chương 1: Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong các doanh nghiệp . 5 1. Khái niệm và kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp 5

Trang 1

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 3

Chương 1: Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

trong các doanh nghiệp 5

1 Khái niệm và kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp 5

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp 5

1.2 Khái niệm TSLĐ và sự cần thiết phải quản lý TSLĐ 6

1.3 Kết cấu TSLĐ 8

1.4 Vai trò của TSLĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 8

1.5 Nguồn tài trợ TSLĐ của doanh nghiệp 9

2 Phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử

2.3.2 Quản lý ngân quỹ và các chứng khoán thanh khoản cao 20

2.3.3 Quản lý các khoản phải thu 25

3 Các nhân tố ảnh hưởng và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 29

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ 29

3.2 Các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 32

Chương 2: Thực trạng sử dụng TSLĐ tại xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc 33

Trang 2

1 Giới thiệu chung về xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của xí nghiệp 33

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp 37

1.3 Bộ máy tổ chức của xí nghiệp 38

2 Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 40

2.1 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam và môi trường kinh doanh của xí nghiệp trong những năm qua 40

2.2 Hoạt động quản lý tài chính của xí nghiệp 42

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ở xí nghiệp 44

3 Thực trạng về sử dụng TSLĐ tại xí nghiệp II 50

3.1 Tình hình nguồn tài trợ cho TSLĐ 50

3.2 Thực trạng tình hình sử dụng hàng dự trữ, tồn kho 53

3.3 Thực trạng tình hình sử dụng ngân quỹ 57

3.4 Thực trạng tình hình quản lý khoản phải thu 61

3.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ tại xí nghiệp 64

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại xí nghiệp kinhdoanh các sản phẩm khí miền bắc 68

1 Phương hướng hoạt động của xí nghiệp trong năm 2003 68

2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 70

2.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hàng dự trữ, tồn kho 72

2.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ 73

2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu 76

3 Một số kiến nghị với công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí 79

Kết luận 81

Nhận xét của đơn vị thực tập 82

Tài liệu tham khảo 83

Trang 3

Lời nói đầu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm gầnđây, các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đang có những bước phát triển mớivà đóng góp phần nào trong sự phát triển chung của đất nước Riêng đối vớidoanh nghiệp nhà nước, quá trình quản lý doanh nghiệp đã có nhiều thay đổikể từ khi chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn sản xuấttheo kế hoạch mà nhà nước giao cho nên hoạt động của nó rất trì trệ và mangtính thụ động Song kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanhnghiệp nhà nước phải tự định hướng cho hoạt động của mình, chủ động trongcác kế hoạch sản xuất Với môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnhtranh và có nhiều biến động, các doanh nghiệp luôn phải có những chính sáchquản lý phù hợp để đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Trình độ quản lý là một trong những yếu tố quan trọng để phát triểndoanh nghiệp Để đạt được mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải quảnlý và sử dụng nguồn vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp mình một cáchcó hiệu quả Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Chính vì vậy mà trong thời gian thực tập tại xí nghiệp kinh doanh cácsản phẩm khí miền bắc, em đã đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng tài sản

lưu động và lựa chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảnlưu động tại xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc” với mong

muốn đưa ra được những biện pháp để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sửdụng tài sản lưu động tại xí nghiệp.

Trong luận văn này em đã tiếp cận vấn đề từ việc đưa ra những lý luậnvề phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, rồi tìm hiểu thựctrạng và đánh giá thực trạng sử dụng tài sản lưu động tại xí nghiệp, trong đó

Trang 4

sử dụng hai phương pháp đánh giá là phương pháp tỷ số và phương pháp sosánh Từ đó tìm ra những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế và đưa ra giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại xí nghiệp kinhdoanh các sản phẩm khí miền bắc.

Luận văn này bao gồm 3 chương:

Chương 1: Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưuđộng tại xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc Phần này là

những lý luận chung về doanh nghiệp, về tầm quan trọng của việc nghiên cứuhiệu quả sử dụng tài sản lưu động cũng như nội dung và phương pháp đểnghiên cứu đánh giá

Chương 2: Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tại xí nghiệp kinhdoanh các sản phẩm khí miền bắc Đây là phần thực tiễn hoạt động của xí

nghiệp Trong chương này bên cạnh việc giới thiệu về lịch sử hình thành, quátrình phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp là việcđi sâu vào tìm hiểu tình hình sử dụng tài sản lưu động của xí nghiệp trong banăm 2000, 2001, 2002; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưuđộng của xí nghiệp trong ba năm này.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tạixí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc Chương này bao gồm

phương hướng hoạt động của xí nghiệp trong thời gian tới và những giải phápđể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của xí nghiệp trên cơ sở lý luậnvà phân tích thực tiễn của hai chương trên.

Do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế nên luận văn này khôngtránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo để đề tài thêm hoàn thiện.

Trang 5

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thểkinh doanh sau: kinh doanh cá thể, kinh doanh góp vốn, công ty Các doanhnghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, côngty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệptư nhân.

Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đềuhướng tới mục tiêu là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Tuy nhiên đểđạt được mục đích này thì không phải là dễ, đặc biệt là trong nền kinh tế thịtrường hiện nay Mỗi doanh nghiệp đều phải chịu sự tác động của hàng loạtcác yếu tố như: sự phát triển của công nghệ tạo ra các phương thức sản xuất,

Trang 6

phương thức quản lý mới; chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật bao gồmluật, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý tài chính để đảm bảo sựquản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp; chịu sức ép của thị trườngcạnh tranh Quá trình hoạt động cũng như phương thức quản lý của mỗidoanh nghiệp khác nhau là khác nhau Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự điềuchỉnh hướng đi của riêng mình, đặc biệt muốn phát triển bền vững, các doanhnghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵnsàng thích nghi với nó Có như vậy thì mới có thể ra được những quyết địnhquản lý đúng đắn, kịp thời và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mình.

Điều quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗidoanh nghiệp là hoạt động quản lý tài chính Tài chính doanh nghiệp đượchiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nềnkinh tế bao gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với thị trường tàichính và các thị trường khác, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Một trongnhững nội dung quan trọng của quản lý tài chính là các doanh nghiệp phảibiết xác định một cơ cấu vốn và tài sản một cách phù hợp, từ đó có thể tiếptục hoạt động để sử dụng tài sản của mình nhằm bảo toàn và phát triển vốncủa doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất trên cơ sở phân tích về doanh thu vàchi phí Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trênthị trường và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và lợi ích cho toàn bộnền kinh tế.

1.2 Khái niệm TSLĐ và sự cần thiết phải quản lý TSLĐ:

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh đều cần phải trả lời ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sảnxuất như thế nào Trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực của sự cạnh tranhgay gắt, cùng với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều thànhphần kinh tế, các doanh nghiệp đều nhằm tìm ra lời giải đáp trên với mục đích

Trang 7

thu được lợi ích tối đa Để làm được điều này trước hết doanh nghiệp phải cóvốn Nó là yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinhdoanh

Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đangnắm giữ Tài sản và vốn là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồnlực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh Dovậy quản lý vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng củaquản trị tài chính Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn và tài sản là đảmbảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinhtế cao nhất Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưuđộng, trong đó giá trị các tài sản lưu động của các doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng.

Đối với tài sản lưu động chúng ta có thể hiểu đó là những tài sản sử dụngcho quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, có thời gian sử dụng,luân chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản lưu

động liên tục vận động, chu chuyển trong chu kỳ kinh doanh nên nó tồn tại ở tấtcả các khâu, các lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất của một doanh nghiệp.Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động (TSLĐ) có ảnh hưởng rấtquan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp đó.

Các doanh nghiệp cần phải quản lý tốt và có hiệu quả TSLĐ vì:

- TSLĐ có thời gian luân chuyển ngắn, thường xuyên biến đổi, nhạycảm với những biến đổi của thị trường, của doanh nghiệp.

- Hiệu quả sử dụng TSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Quản lý tốt TSLĐ sẽ góp phần giảm chi phí giáthành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Xác định nhu cầu tài sản lưu động hợp lý trong mối tương quan vớinhu cầu tài sản cố định, từ đó tránh được tình trạng dư thừa hay thiếu hụt

Trang 8

TSLĐ; sử dụng TSLĐ một cách hợp lý, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục.

- Việc quản lý TSLĐ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình về việcsử dụng TSLĐ tại doanh nghiệp, từ đó dự báo và đề ra các kế hoạch về TSLĐcũng như việc xác định nguồn tài trợ hợp lý cho TSLĐ của doanh nghiệptrong kỳ kinh doanh.

1.3 Kết cấu tài sản lưu động:

 Theo lĩnh vực tham gia luân chuyển:

- TSLĐ sản xuất: gồm tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên,nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ,…đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sảnxuất (giá trị sản phẩm dở dang).

- TSLĐ lưu thông: gồm tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thànhphẩm, hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gửi bán) và tài sản trong quá trìnhlưu thông (tiền, các khoản phải thu).

- TSLĐ tài chính: là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với các mụcđích kiếm lời (đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán,…).

 Theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán:

- Ngân quỹ: bao gồm tiền mặt tại két, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.- Đầu tư ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác.- Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thukhác, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng, chi phí trả trước.

- Dự trữ, tồn kho: gồm nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụcho quá trình sản xuất kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm.

- TSLĐ khác: bao gồm các khoản tạm ứng chưa thanh toán, chi phí trảtrước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp,ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

Trang 9

Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này tập trung vào ngân quỹ,các khoản phải thu và hàng tồn kho, dự trữ.

1.4 Vai trò của TSLĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:

TSLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất.Trong cùng một lúc, TSLĐ của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giaiđoạn luân chuyển Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục doanhnghiệp cần phải đảm bảo đủ về nhu cầu TSLĐ Nếu không quá trình sản xuấtsẽ bị gián đoạn, gặp nhiều trở ngại, tăng chi phí hoạt động và dẫn tới kết quảkinh doanh không tối ưu.

Trong quá trình theo dõi sự vận động của TSLĐ, doanh nghiệp quản lýgần như được toàn bộ các hoạt động diễn ra trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.Vì vậy mà TSLĐ có ảnh hưởng lớn đến việc thiết lập chiến lược sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Quy mô TSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất Với mộtquy mô TSLĐ hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng hiệuquả hoạt động, từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Ngoài ra cơ cấu TSLĐ còn thể hiện phần nào tình hình tài chính hiện tạicủa doanh nghiệp Cụ thể: khả năng sinh lời của các khoản đầu tư ngắn hạn,tính an toàn cao hay thấp của các khoản phải thu, mức độ phụ thuộc củadoanh nghiệp đối với sự biến động của thị trường (nguyên, nhiên vật liệu,hàng hoá,…).

1.5 Nguồn tài trợ TSLĐ của doanh nghiệp:

Để tài trợ cho TSLĐ người ta có thể sử dụng nhiều nguồn khác nhau.Điều quan trọng là xác định hợp lý từng nguồn để có thể kiểm soát và sử dụngmột cách có hiệu quả Sự hiệu quả được thể hiện ở việc giảm chi phí tài trợ,tạo sự phù hợp giữa chu kỳ của TSLĐ và kỳ hạn nguồn tài trợ Có hai nguồntài trợ chính cho TSLĐ của một doanh nghiệp là:

Trang 10

Nguồn tài trợ ngắn hạn: bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, tạo vốn bằngcách bán nợ, chiết khấu thương phiếu và các khoản vốn chiếm dụng của cácđối tượng khác như các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp, các khoản phảitrả cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến hạn trả, các khoản đặt cọc củakhách hàng, mua chịu hàng hoá.

Nguồn tài trợ dài hạn: bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu (vốn góp ban đầu,vốn huy động thêm bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại) vàvay dài hạn.

Mỗi nguồn tài trợ trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Nếu sửdụng toàn bộ là nguồn tài trợ dài hạn thì doanh nghiệp sẽ ít phải chịu rủi ro vềkhả năng thanh toán, không phải chịu rủi ro về lãi suất huy động Tuy nhiênhuy động nguồn tài trợ dài hạn doanh nghiệp phải chịu phí tổn cao vì chi phíhuy động của nguồn dài hạn thường cao hơn nguồn ngắn hạn và có thể dẫn tớihiện tượng lãng phí vốn khi chưa tài trợ cho nhu cầu TSLĐ mới.

Ngược lại nếu sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ thì chi phí huyđộng thấp hơn và tránh được những lãng phí khi không có nhu cầu mới Nhưngsử dụng nguồn này doanh nghiệp lại phải đối mặt với những rủi ro về thanhkhoản, rủi ro biến động lãi suất Do vậy các doanh nghiệp thường sử dụng kếthợp cả hai nguồn trên để tài trợ cho nhu cầu TSLĐ Tuy nhiên cũng cần thấyrằng thông thường các doanh nghiệp không chọn duy nhất một mô hình nào màtuỳ từng thời kỳ doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn phù hợp.

2 Phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ:2.1 Hiệu quả sử dụng TSLĐ:

Hiệu quả sử dụng TSLĐ là một phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụngTSLĐ của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với tổngchi phí thấp nhất Hiệu quả TSLĐ được biểu hiện tập trung ở các mặt sau:

Trang 11

Khả năng sử dụng tiết kiệm, hợp lý TSLĐ của doanh nghiệp càng cao vàcàng tăng so với mức sử dụng chung của ngành và so với kỳ trước đó Việc sửdụng tiết kiệm TSLĐ chỉ là một chỉ tiêu cần được xem xét khi tính hiệu quảsử dụng TSLĐ Bởi nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí, không phải tài trợthêm cho TSLĐ khi mở rộng quy mô, từ đó tăng lợi nhuận và đáp ứng đầy đủ,thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Tốc độ luân chuyển cao của TSLĐ trong quá trình sản xuất Đây cũng làbiểu hiện của hiệu quả sử dụng TSLĐ vì khi TSLĐ có tốc độ luân chuyển caothì khả năng thu hồi vốn cao và nhanh, tiếp tục tái đầu tư cho kỳ sản xuất tiếptheo, chớp được cơ hội kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh.

Mặt biểu hiện nữa là khả năng sinh lời và khả năng sản xuất của TSLĐphải cao, không ngừng tăng so với ngành và giữa các thời kỳ Điều này có nghĩalà một đồng giá trị TSLĐ phải đem lại một khoản doanh thu cao (thể hiện khảnăng sản xuất) và một khoản lợi nhuận cao (thể hiện khả năng sinh lời).

Ngoài ra hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp còn là việc doanhnghiệp có một kết cấu tài sản hợp lý cùng với một kết cấu tối ưu của TSLĐ.

2.2 Phương pháp đánh giá:.2.1 Phương pháp so sánh:

Ngoài việc quan sát, thu thập, thống kê số liệu, tài liệu liên quan thì đểphân tích và đánh giá được hiệu quả sử dụng TSLĐ có nhiều phương pháptrong đó có thể sử dụng hai phương pháp là phương pháp so sánh và phươngpháp tỷ số.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích hoạt động kinh doanh Khi sử dụng phương pháp này thì chúng ta phảilựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳđược lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh Tuỳ theo mục

Trang 12

đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh cóthể là:

- Tài liệu của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triểncủa các chỉ tiêu.

- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giátình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

- Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng,…nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu,…

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc lựa chọn được gọi là chỉ tiêukỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu đượcsử dụng phải đồng nhất Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh đượcgiữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về mặt thời gian và khônggian Về mặt thời gian thì các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thờigian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt: phải cùng phản ánh nội dung kinhtế, phải cùng một phương pháp tính toán và phải cùng một đơn vị đo lường.Về mặt không gian thì các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô vàđiều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Thông thường, người ta sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiệnkhối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kếtcấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Trang 13

- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệtđối, biểu hiện của tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánhđặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùngmột tính chất Tuỳ theo mục đích và yêu cầu của phân tích, tính chất và nộidung của các chỉ tiêu kinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp.

Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thựchiện theo ba hình thức:

- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quanhệ tương quan giữa các giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán tàichính, nó còn được gọi là phân tích theo chiều dọc.

- So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệvà chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính.

- So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêuriêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mốiquan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xemxét nhiều kỳ để cho ta thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượngnghiên cứu

Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trongcác báo cáo kế toán tài chính, nhất là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tàichính định kỳ quan trọng của doanh nghiệp.

Trong chuyên đề này, việc sử dụng phương pháp so sánh để nghiêncứu được áp dụng cả sử dụng cả so sánh bằng số tuyệt đối, tương đối với sốliệu được thu thập trong ba năm 2000, 2001, 2002; hình thức so sánh là sosánh theo chiều ngang, so sánh kết quả năm sau so với năm trước để thấyđược tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển

Trang 14

của nó và so sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng, kết cấu của cácthành phần trong TSLĐ.

2.2.2 Phương pháp tỷ số:

Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng đểphân tích Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêukhác Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụngngày càng được bổ sung và hoàn thiện do nguồn thông tin kế toán - tài chínhđược cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn làm cơ sở để hình thành những tỷlệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp haymột nhóm doanh nghiệp; việc áp dụng công nghệ tin học ngày càng rộng rãivới nhiều chức năng và công dụng mới cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩynhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; đồng thời phương pháp này giúpnhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệthống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục theo từng giai đoạn.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ, người ta sử dụng các tỷ số sau:- Vòng quay TSLĐ:

Vòng quay TSLĐ = Doanh thu TSLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết TSLĐ luân chuyển được mấy vòng trong kỳ Nếusố vòng quay tăng chứng TSLĐ luân chuyển với tốc độ cao, một điều rất cólợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy vòng quay TSLĐ càng tăngthì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng tăng và ngược lại.

- Kỳ luân chuyển TSLĐ: là số ngày bình quân cần thiết để TSLĐ thựchiện một vòng quay trong kỳ.

Kỳ luân chuyển TSLĐ = Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay của TSLĐ trong kỳ

Trang 15

Với thời gian của kỳ phân tích được quy ước là 1 năm tương ứng với 360ngày; 1 quý tương ứng với 90 ngày; 1 tháng tương ứng với 30 ngày Thờigian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn,hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển củatrình độ kinh doanh, công tác quản lý và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Khả năng sinh lời TSLĐ:

Khả năng sinh lời = LNST

TSLĐ

TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSLĐ Nó cho biết mỗi đơnvị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán = TSLĐ

hiện hành Nợ ngắn hạn

TSLĐ ở đây thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho);còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thươngmại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoảnphải trả, phải nộp khác,… Cả TSLĐ và nợ ngắn hạn đều có thời gian nhấtđịnh, tới một năm Tỷ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn củadoanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạnđược trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạntương đương với thời hạn của khoản nợ đó.

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán = TSLĐ - dự trữ

Trang 16

nhanh Nợ ngắn hạn

Đây là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn Tài sảnquay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền baogồm tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu Tài sản dự trữ (tồn kho)là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng TSLĐ và dễ bị lỗ nhất nếuđược bán Do vậy tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trảcác khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).

- Vòng quay tiền:

Vòng quay tiền = Doanh thu

Tiền + chứng khoán dễ chuyển nhượng

Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng sốtiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng) Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong một năm Nếutỷ số này càng lớn chứng tỏ trong một năm TSLĐ của doanh nghiệp quay đượcnhiều vòng hơn và doanh nghiệp sử dụng TSLĐ có hiệu quả hơn.

- Thời gian vòng quay tiền:

Trang 17

doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩmdở dang, thành phẩm) bình quân Tỷ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạtđộng có hiệu quả và ngược lại

- Thời gian vòng quay dự trữ:

Thời gian vòng quay dự trữ = Số ngày trong kỳ Số vòng quay dự trữ

Chỉ tiêu này cho biết kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.- Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu x 360 Doanh thu

Kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toántrên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày Các khoảnphải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại củadoanh nghiệp và các khoản trả trước Tuy nhiên nếu tỷ số này cao thì khôngtốt cho doanh nghiệp Nó chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trongkhâu thanh toán hoặc do khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém.

2.3 Nội dung quản lý TSLĐ: 2.3.1 Quản lý dự trữ, tồn kho:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thôngthường phải dự trữ một lượng hàng hoá nhất định để cho doanh nghiệp có thểhoạt động một cách liên tục Hàng hoá tồn kho bao gồm ba loại: nguyên liệuthô, sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành Nguyên liệu thô là nhữngnguyên liệu và bộ phận, linh kiện rời do các doanh nghiệp mua và sử dụngtrong quá trình sản xuất

Trang 18

Trong sản xuất nếu các doanh nghiệp mua nguyên liệu với số lượng quálớn hay quá nhỏ đều không đạt hiệu quả tối ưu bởi nếu mua với số lượng quálớn thì doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều chi phí tồn trữ và rủi ro do hàng hoábị hư hao, mất mát Mặt khác nếu mua hàng hoá với số lượng quá nhỏ có thểdẫn đến gián đoạn sản xuất và làm tăng những chi phí không cần thiết vàkhông đạt hiệu quả cao.

Do đó doanh nghiệp sẽ có lợi khi mua vừa đủ nguyên liệu để tạo ra mộtmiếng đệm an toàn giữa cung ứng và sản xuất Tồn kho trong quá trình sảnxuất là các loại nguyên liệu nằm trong từng công đoạn của dây chuyền chếtạo Thông thường không thể có sự đồng bộ hoàn toàn giữa các công đoạn sảnxuất của doanh nghiệp bởi các bộ phận sản xuất không thể có cùng công suấthoạt động trong mọi thời điểm Bởi vậy mỗi công đoạn sản xuất đều có mộtlượng tồn kho riêng Nếu không có một lượng nguyên liệu hay bán thànhphẩm dự trữ nào đó thì một công đoạn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các bộphận đứng trước nó Do đó các loại nguyên vật liệu tồn kho có tác dụng tạo rasự thông suốt và tính hiệu quả trong quá trình sản xuất Dây chuyền sản xuấtcàng dài và các công đoạn sản xuất càng nhiều sẽ dẫn tới nhu cầu tồn khocàng lớn.

Khi tiến hành sản xuất xong, hầu như các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụhết sản phẩm, phần thì do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, phầndo phải có đủ lượng hàng mới xuất được Lúc này sản phẩm hoàn thành tồnkho tạo ra khoảng an toàn cần thiết giữa sản xuất và tiêu thụ Những doanhnghiệp có đặc điểm kinh doanh mang tính mùa vụ và có quy trình chế tạo tốnnhiều thời gian thường có lượng sản phẩm hoàn thành tồn kho lớn bởi nhu cầuđối với sản phẩm trong những mùa tiêu thụ vượt quá năng lực sản xuất củadoanh nghiệp và ngược lại Do đó các doanh nghiệp này cần có sản phẩm dựtrữ.

Trang 19

Lý thuyết về mô hình EOQ, mô hình độ lớn của đơn hàng tối ưu, mô hìnhnày được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau Khidoanh nghiệp tiến hành dự trữ hàng hoá sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí như chiphí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng, chi phí bảo hiểm,…nhưng tựu chung lại có hai loại chi phí chính là chi phí lưu kho và chi phí đặthàng.

Chi phí lưu kho (chi phí tồn trữ) là những chi phí liên quan đến việc tồntrữ hàng hoá bao gồm: chi phí hoạt động (gồm chi phí bốc xếp hàng hoá, chiphí bảo hiểm hàng hoá, chi phí do giảm giá trị hàng hoá, chi phí hao hụt mấtmát, chi phí bảo quản,…) và chi phí tài chính (bao gồm chi phí sử dụng vốnnhư trả lãi tiền vay, chi phí về thuế, khấu hao).

Nếu gọi số lượng mỗi lần cung ứng hàng hoá là Q thì dự trữ trung bìnhsẽ là Q/2 và C1 là chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá thì tổng chi phí lưu kho củadoanh nghiệp (T1) sẽ là:

T1 = Q C1

2

Chi phí đặt hàng (chi phí hợp đồng) bao gồm chi phí quản lý giao dịchvà vận chuyển hàng hoá Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường ổnđịnh không phụ thuộc vào số lượng hàng hoá được mua Nếu gọi D là toàn bộlượng hàng hoá cần sử dụng trong một đơn vị thời gian (năm, quý, tháng) thìsố lượng lần cung ứng hàng hoá sẽ là D/Q và gọi C2 là chi phí mỗi lần đặthàng thì tổng chi phí đặt hàng (T2) sẽ là:

Trang 20

2 QTC sẽ nhỏ nhất khi: Q*

= 2.D.C2

C1

Vậy Q* sẽ là lượng hàng hoá dự trữ tối ưu.

Điểm đặt hàng mới: Về mặt lý thuyết người ta có thể giả định là khi nàolượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới Trong thực tiễn hoạtđộng hầu như không có doanh nghiệp nào để đến khi nguyên vật liệu hết rồimới đặt hàng Nhưng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên liệutồn kho Do vậy các doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm đặt hàng mới.Thời điểm đặt hàng mới được xác định bằng số lượng nguyên liệu sử dụngmỗi ngày nhân với độ dài của thời gian giao hàng.

Trong thực tế nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố địnhmà chúng luôn biến động không ngừng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệpsản xuất mang tính thời vụ hoặc sản xuất những hàng hoá nhạy cảm với thịtrường Do đó để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phảiduy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn Lượng dự trữ an toàn là lượnghàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng Lượng dự trữ antoàn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp

2.3.2 Quản lý ngân quỹ và các chứng khoán thanh khoản cao:2.3.2.1 Sự cần thiết của việc giữ tiền mặt:

Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán củadoanh nghiệp ở ngân hàng Nó được dùng để trả lương, mua nguyên vật liệu,mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ,…

Tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt rất thấp, thậm chí tỷ lệ sinh lời trêntiền giấy trong két của doanh nghiệp và tiền trong tài khoản bảo chi có tỷ lệsinh lời bằng không Trong khi đó sức mua của tiền tệ luôn có khuynh hướng

Trang 21

giảm do chịu ảnh hưởng của lạm phát Bởi vậy có thể nói tỷ lệ sinh lời thựctrực tiếp của tiền giấy và tiền gửi ngân hàng đối với tài khoản bảo chi có tỷ lệâm

Quản lý tiền mặt có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sảngắn với tiền mặt như các loại chứng khoán thanh khoản cao Các loại chứngkhoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một bước đệm cho tiền mặt, vì nếu sốdư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán thanh khoảncao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng một cách dễ dàng và íttốn kém chi phí Như vậy trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứngkhoán có khả năng thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn.Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau:

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cầnthiết nhưng việc giữ đủ tiền mặt phục vụ cho hoạt động kinh doanh có nhữnglợi thế sau:

- Khi mua các hàng hoá dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt, doanh nghiệp có thểđược hưởng lợi thế chiết khấu.

- Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạngiúp doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và đượchưởng mức tín dụng rộng rãi.

Các chứng khoán thanh khoản caoĐầu tư tạm thời

bằng cách mua chứng khoán có

tính thanhkhoản cao

Bán những chứng khoán thanh khoản cao

để bổ sung cho tiền mặt

Trang 22

- Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuậnlợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.

- Việc có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trongtrường hợp khẩn cấp như đình công, hoả hoạn, chiến dịch marketing của đốithủ cạnh tranh, vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.

Như vậy chúng ta thấy tuy rằng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi trong tàikhoản bảo chi của doanh nghiệp tại ngân hàng không sinh lời nhưng việc nắmgiữ nó là rất cần thiết và điều cần thiết là chúng ta phải giữ một lượng vừa đủđể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì tốt đồngthời lại không gây lãng phí cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời chodoanh nghiệp là lớn nhất.

2.3.2.2 Nội dung quản lý ngân quỹ và chứng khoán thanh khoản cao:

a/ Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu (theo mô hình Baumol):

Người đầu tiên vận dụng mô hình EOQ vào quản trị tiền mặt là nhàkhoa học người Hoa Kỳ William J Baumol (1952) Mô hình này cho rằngmỗi doanh nghiệp đều có một dòng lưu kim thuần ổn định, là kết quả củadòng lưu kim chi phí và dòng lưu kim thu nhập trên phương diện kế hoạch.Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền mặt và dùngnó để trả cho các hoá đơn một cách đều đặn Khi lượng tiền mặt này hết,doanh nghiệp phải bán các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao đểlại có lượng tiền như ban đầu.

Có hai loại chi phí cần được xem xét trong trường hợp này: thứ nhất làkhoản thiệt hại tiền lãi do số tiền được giữ dưới dạng tiền mặt hoặc chính làchi phí cơ hội cho việc lưu giữ tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp và thứ hai làchi phí trong mỗi lần giao dịch chứng khoán.

Trang 23

Nếu ta gọi M là cán cân tiền mặt thì cán cân tiền mặt trung bình (mức dựtrữ tiền mặt trung bình) là M/2 Vậy số tiền lãi bị bỏ qua do duy trì cán cântiền mặt trung bình (C1) là:

C1 = M i 2

với i là lãi suất sinh lời của các công cụ được giao dịch trên thị trường tiền tệ.Gọi Cb chi phí cho một lần bán chứng khoán thanh khoản cao và Mn làtổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm Vậy chi phí cho mỗi lần giao dịchchứng khoán (C2) là:

C2 = Mn i

M

Gọi TC là tổng chi phí dự trữ tiền mặt Ta có: TC = C1 + C2

TC = M i + Mn i

2 M

Tổng chi phí sẽ nhỏ nhất khi : M*

= 2.Mn.Cb

iVậy M* chính là mức dự trữ tiền mặt tối ưu.

Từ công thức trên cho thấy nếu lãi suất càng cao thì người ta càng giữ íttiền mặt và ngược lại nếu chi phí cho việc bán chứng khoán càng cao họ cànggiữ nhiều tiền mặt.

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp rất hiếm khilượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đótác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như việc tính toán trên Bằng

Trang 24

việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dựtrữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền dự trữ sẽ biếnthiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất Nếu lượng tiền mặt ở dưới mứcthấp (giới hạn dưới) thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiềnmặt ở mức dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên doanh nghiệp sử dụng số tiềnvượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dựkiến.

b/ Hoạch định ngân sách: để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu

ngân quỹ Kế hoạch này thường được xây dựng dựa trên cơ sở từng tháng,từng tuần hoặc mỗi ngày Yếu tố quan trọng được một ngân sách tiền mặt cóý nghĩa dựa trên tính xác thực của những dự báo về doanh số bán.

Trước hết chúng ta phải xác định về doanh thu bán hàng trong kỳ Một khiđã dự báo được doanh thu bán hàng, doanh nghiệp có thể dự thảo được ngânsách tiền mặt bằng cách ước tính thời điểm cụ thể sẽ thu hồi tiền bán hàng và cáckhoản chi tiêu có liên quan đến sản xuất, mua nguyên vật liệu và doanh số bánhàng tương lai Việc dự báo này phải được dựa trên nhiều yếu tố như các chínhsách kinh tế - xã hội, môi trường cạnh tranh, nhu cầu của thị trường về sử dụngsản phẩm của doanh nghiệp và dựa theo cả những thống kê trong quá khứ.

Sau khi xác định tổng số tiền mặt thu về trong từng tháng, doanh nghiệpphải xác định tổng chi tiền mặt trong tháng tương ứng bằng cách dự tính cáckhoản phải chi trả trong tháng đó rồi tổng hợp các khoản chi đó lại

Dựa trên số liệu về thu chi tiền mặt trong từng tháng, doanh nghiệpcó thể hoạch định ngân sách dự kiến Doanh nghiệp sẽ tính chênh lệchgiữa tổng thu và tổng chi tiền mặt trong từng tháng rồi cộng với số dư tiềnmặt đầu tháng sẽ được số dư tiền mặt cuối tháng So sánh số dư này vớimức tiền mặt trong quỹ cần duy trì để thấy được trong tháng đó ngân quỹcủa doanh nghiệp thừa hay thiếu so với mục tiêu để từ đó doanh nghiệp có

Trang 25

những biện pháp thích hợp trong việc sử dụng ngân quỹ Nếu như số dưtiền mặt cuối tháng lớn hơn mức tiền mặt trong quỹ cần duy trì thì doanhnghiệp có thể sử dụng số tiền chênh lệch đó để đầu tư ngắn hạn Nếu sốdư tiền mặt cuối tháng nhỏ hơn mức dự trữ tiền trong quỹ cần duy trì thìtùy tình hình mà doanh nghiệp sẽ có những cách xử lý linh hoạt Với sốdư tiền mặt cuối tháng là âm thì doanh nghiệp phải sử dụng các biện phápnhư vay ngắn hạn hoặc bán các chứng khoán ngắn hạn có tính thanhkhoản cao để bù đắp vào chỗ thiếu hụt, đảm bảo khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Với số dư tiền mặt cuối tháng dương nhưng nhỏ hơn mứctiền mặt dự trữ cần duy trì trong quỹ thì doanh nghiệp có thể không cầntìm nguồn tài trợ.

Do các khoản tiền nhập, xuất quỹ còn mang tính thời điểm nên việc đầutư hay vay mượn phải do doanh nghiệp xử lý tuỳ tình hình Nếu kế hoạchngân quỹ được hoạch định càng cụ thể, chi tiết thì càng tạo thuận lợi cho việcthực hiện sử dụng ngân quỹ một cách hiệu quả.

Khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp có thể là đầu tư vào chứngkhoán ngắn hạn hoặc gửi ngân hàng để thu lãi Số tiền lãi này sẽ được tínhvào thu nhập từ hoạt động tài chính.

Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy luồngtiền vào ra của các doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn Việc xuất nhập quỹphải được quản lý chặt chẽ bởi thủ quỹ, việc thực hiện xuất, nhập quỹ phảiđược tiến hành một cách đầy đủ, chính xác theo đúng các kế hoạch và quyđịnh về ngân quỹ đề ra cũng như việc kiểm tra quỹ phải được tiến hànhthường xuyên.

2.3.3 Quản lý khoản phải thu:

Để thắng lợi trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, các doanhnghiệp ngoài việc áp dụng các chiến lược marketing như quảng cáo, chiến

Trang 26

lược giá cả, các dịch vụ kèm theo,… thì doanh nghiệp có thể tăng doanhthu bán hàng từ việc áp dụng hình thức mua bán chịu (tín dụng thươngmại) Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thịtrường nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Việc áp dụng chính sách tín dụng thương mại đem lại những lợi ích saucho doanh nghiệp:

- Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng Do được trảtiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp hơn, từ đólàm cho doanh thu tăng Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thìdoanh nghiệp sẽ bị chậm trễ trong việc trả tiền và vì tiền có giá trị thời giannên giá bán sẽ được quy định cao hơn.

- Tín dụng thương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hoá.- Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quảhơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình.

Tuy nhiên việc áp dụng chính sách tín dụng thương mại cũng có nhữnghạn chế sau:

- Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phíhoạt động của doanh nghiệp.

- Tín dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho người tàitrợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chiphí ròng càng lớn.

- Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm nênthời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn.

Với những tác động nêu trên buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thunhập và chi phí tăng thêm, từ đó để quyết định có nên cấp tín dụng thươngmại hay không và các điều khoản trong đó như thế nào cho phù hợp.

Trang 27

Trong quá trình thực hiện các giao dịch bán hàng, nhà quản trị tài chínhcó hai nhiệm vụ chính là: thiết lập chính sách tín dụng, tổ chức thực hiện nóvà giám sát các khoản phải thu.

a/ Đối với việc thiết lập chính sách tín dụng: trong từng thời kỳ kinh

doanh mà chính sách tín dụng có thể thay đổi để phù hợp với tình hình Bằngcách thay đổi các tiêu chuẩn tín dụng, doanh nghiệp có thể tác động đếndoanh số bán hàng của mình Khi các tiêu chuẩn tín dụng tăng lên ở mức caohơn, doanh số bán sẽ giảm và ngược lại khi các tiêu chuẩn này giảm thì doanhsố bán tăng Thông thường khi các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp sẽ thuhút được nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn.

Một hệ quả tất yếu khác là khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khảnăng gặp những món nợ khó đòi hay thua lỗ cũng tăng lên và chi phí thu tiềncũng cao hơn Do đó về nguyên tắc, khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tíndụng phải dựa trên cơ sở phân tích về chi phí và lợi nhuận Mặc dù có vô sốcác tiêu chuẩn tín dụng được lựa chọn khi ra quyết định nhưng trong thực tếchỉ có một số lượng hạn chế trong số đó thường được sử dụng.

Doanh nghiệp có thể hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng bằng cách kéo dàihơn thời hạn tín dụng Thời hạn tín dụng là độ dài thời gian từ ngày giaohàng đến ngày nhận được tiền bán hàng Với việc kéo dài thời gian tíndụng, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư lớn hơn vào các khoản phải thu, nợ khóđòi sẽ cao hơn và chi phí thu tiền bán hàng cũng tăng lên Tuy nhiên doanhnghiệp sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng mới và doanh thu tiêu thụ sẽtăng lên.

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chính sách chiết khấu Chiết khấu làsự khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hoá đơn bán hàng được ápdụng đối với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toán tiền mua hàngtrước thời hạn Khi tỷ lệ chiết khấu tăng, nhiều yếu tố khác sẽ thay đổi tương

Trang 28

tự, doanh số bán tăng, vốn đầu tư vào khoản phải thu thay đổi và doanhnghiệp nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán Các chi phí thu tiền vànợ khó đòi khi tỷ lệ chiết khấu mới đưa ra có tác dụng tích cực.

Đối với việc thực hiện chính sách tín dụng, điều quan trọng là doanhnghiệp phải tiến hành phân tích vị thế tín dụng của khách hàng Công việcnày liên quan đến việc xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềmnăng và so sánh với những tiêu chuẩn tín dụng được tối thiểu mà doanhnghiệp có thể chấp nhận được Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng đòi hỏinhà quản trị tài chính phải đạt đến sự cân bằng thích hợp để thiết lập đượcmột chính sách với những tiêu chuẩn tín dụng không quá cao và cũng khôngquá thấp Nếu các tiêu chuẩn được đặt ra quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàngtiềm năng và có thể làm giảm lợi nhuận Ngược lại nếu các tiêu chuẩn đượcđặt ra quá thấp có thể thúc đẩy doanh số bán hàng nhưng sẽ có rất nhiềukhách hàng có mức rủi ro tín dụng cao, làm tăng các khoản nợ khó đòi vàdoanh nghiệp phải chịu những chi phí thu tiền cao hơn.

Quyết định mở rộng phạm vi tín dụng đối với một khách hàng tiềm năngdựa trên các mức độ thoả mãn các tiêu chuẩn tín dụng do doanh nghiệp đặt ra.Doanh nghiệp phải tiến hành thu thập thông tin về khách hàng, phân tích,đánh giá, so sánh với những tiêu chuẩn đã thiết lập và quyết định chấp thuậnhay từ chối bán hàng theo hình thức tín dụng thương mại Cuối cùng nếu chấpnhận thì cần xác định khối lượng hàng bán chịu sẽ cung cấp cho khách hàng.

Các thông tin về tư cách tín dụng của khách hàng có thể được thu thậpthông qua điều tra trực tiếp như phân tích các báo cáo tài chính của kháchhàng, phỏng vấn trực tiếp, phân tích thông tin thu thập từ các nhà cung cấptrước hoặc đến thăm khách hàng để thu thập trực tiếp,… Việc phân tích vị thếtín dụng của khách hàng được thể hiện ở việc phân tích các yếu tố như: tư

Trang 29

cách tín dụng, năng lực trả nợ, sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng, tàisản thế chấp, điều kiện kinh tế.

b/ Giám sát các khoản phải thu: Sau khi thực hiện các chính sách tín

dụng thương mại, nhà quản trị tài chính phải thường xuyên theo dõi cáckhoản phải thu để xác định đúng thực trạng của chúng Từ đó doanh nghiệpcó thể nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệuvề quản lý những khoản hao hụt

Một phương pháp được áp dụng để theo dõi các khoản phải thu là việcphân tích tuổi của các khoản phải thu Theo phương pháp này, nhà quản lý sẽsắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện phápthu hồi nợ khi đến hạn Doanh nghiệp sẽ tiến hành lập bảng theo dõi bao gồmthời gian (tuổi) của các khoản phải thu được tính theo ngày và tỷ lệ % của cáckhoản phải thu so với tổng số nợ tính trong kỳ hoạt động (thường là một quý) Sự phân tích theo phương pháp này có tác dụng rất hữu hiệu, nhất là khicác khoản phải thu được xem xét dưới giác độ sự biến động về mặt thời gian.Bởi vậy nó có thể tạo ra một phương thức theo dõi hiệu quả đối với các khoảnphải thu Tuy nhiên phương pháp này chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của doanhsố bán theo mùa vụ Hay nói cách khác nếu doanh số bán thay đổi thất thườngthì thời gian biểu cho thấy có sự thay đổi rất lớn dù rằng mô hình thanh toánkhông thay đổi.

Việc theo dõi các khoản phải thu còn có thể áp dụng phương pháp xácđịnh số dư khoản phải thu Phương pháp này đo lường phần doanh số bánchịu mỗi tháng vẫn chưa thu được tiền tại thời điểm cuối tháng đó và tại thờiđiểm kết thúc của tháng tiếp theo Mỗi cột trong bảng theo dõi theo phươngpháp này cho thấy các khoản phải thu vẫn còn tồn đọng ở thời điểm cuốitháng, những khoản tồn đọng này bao gồm những khoản phải thu của thángđó và những khoản nợ của tháng trước chuyển sang

Trang 30

Phương pháp này có ưu điểm là các khoản phải thu không chịu tác độngcủa yếu tố mùa vụ Sử dụng phương pháp này doanh nghiệp có thể hoàn toànthấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp Tuy nhiên phươngpháp này không nên áp dụng cho các khoản phải thu của doanh nghiệp khidoanh nghiệp có các đối tượng khách hàng ở các vùng địa lý khác nhau docung cách thanh toán các khoản tín dụng của các khách hàng là khác nhau.Bởi vậy cách tốt nhất là nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhómkhách hàng theo tập quán thanh toán của họ

Dựa vào bảng sắp xếp tuổi hay bảng xác định số dư khoản phải thu, doanhnghiệp có thể theo dõi các khoản phải thu và từ đó có thể áp dụng các chínhsách thu tiền để thu hồi những khoản nợ mua hàng Các biện pháp áp dụng ởđây có thể là gửi thư, gọi điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp, uỷ quyền chongười đại diện, tiến hành các thủ tục pháp lý,…Tuy nhiên khi doanh nghiệp cốgắng đòi nợ bằng cách áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn thì cơ hội thu hồihọ cũng lớn hơn, nhưng các biện pháp càng cứng rắn thì chi phí thu tiền càngcao Hơn nữa các khách hàng có thể khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao và cứngrắn, do đó doanh số tương lai có thể bị giảm xuống.

3 Các nhân tố ảnh hưởng và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảsử dụng TSLĐ:

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ:3.1.1 Các nhân tố khách quan:

a/ Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanhnghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Nhân tố này ảnh hưởng lớn và trựctiếp đến quyết định quản lý TSLĐ của doanh nghiệp, cụ thể là mức dự trữ Sởdĩ như vậy là do tính mùa vụ của thị trường cung ứng lẫn thị trường tiêu thụ.Hơn nữa, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ phải chi

Trang 31

phí nhiều hơn cho công tác dự trữ (chi phí vận chuyển, bảo quản,…), từ đólàm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp.

b/ Môi trường chính trị - xã hội:

Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn có một sự ổn định, nhất quán lâu dàitrong hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế để có thể yên tâm đầu tưsản xuất Chính vì vậy mà sự ổn định về chính trị sẽ là một điều kiện thuận lợicho kinh doanh Bên cạnh đó, vì các hoạt động của doanh nghiệp đều hướngtới phục vụ khách hàng tốt hơn nên các yếu tố xã hội như cơ cấu giới tính, cơcấu độ tuổi, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, sở thích tiêu dùng,… củangười dân cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

c/ Môi trường kinh doanh: có nhiều nhân tố trong môi trường kinh doanh

có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như:

Biến động cung cầu hàng hoá: tác động vào khả năng cung ứng của thị

trường đối với nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay khả năng tiêu thụcủa doanh nghiệp trên thị trường Từ đó sẽ làm tăng hay giảm mức dự trữ củadoanh nghiệp và ảnh hưởng tới khả năng quay vòng của TSLĐ, đến mức sinh lợi.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường: để đạt được hiệu quả hoạt động cao

nhất là trong nền kinh tế thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải có những biệnpháp hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh như chấp nhận bán chịu, cung ứngđầu vào ổn định, chi phí thấp,… Như vậy doanh nghiệp sẽ phải đề ra các biệnpháp, các chiến lược thích hợp để tăng vòng quay TSLĐ và giảm chi phí, tănglợi nhuận.

Sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô: bằng luật pháp kinh tế và các

chính sách kinh tế, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết nguồn lựctrong nền kinh tế, tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp pháttriển sản xuất kinh doanh theo định hướng nhất định Chỉ một sự thay đổi nhỏtrong chế độ chính sách hiện hành cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược

Trang 32

kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chungvà hiệu quả sử dụng TSLĐ nói riêng.

Thông tin: hiện nay thông tin đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng

tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp Những thông tin chính xác,đầy đủ mà doanh nghiệp nhận được sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xây dựngchính sách quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu và dự trữ.

Ngoài ra hiệu quả sử dụng TSLĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhưlạm phát, sự phát triển của thị trường tài chính, của cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…

d/ Môi trường khoa học công nghệ: sự phát triển của khoa học công

nghệ không những làm thay đổi chất lượng, số lượng sản phẩm mà còn làmphát sinh những nhu cầu mới, khách hàng trở nên khó tính hơn Ngoài ra nócòn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tiền, các khoản dự trữ, tồn kho nhờtăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất Do vậy các doanh nghiệp phảinắm được điều này để có biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ cho phù hợp.

3.1.2 Các nhân tố chủ quan:

a/ Trình độ quản lý: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp Điều chúng ta quan tâm nhất ở đây là công tác quản lýTSLĐ tại doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có một ban lãnh đạo có trình độ quảnlý tốt từ trên xuống sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả cao vàngược lại trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn tớiviệc thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêuthụ, làm giảm tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

b/ Trình độ nguồn nhân lực: nếu một doanh nghiệp chỉ có cán bộ lãnh

đạo tốt thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là doanh nghiệp phải có một đội ngũngười lao động tốt, đủ sức thực hiện các kế hoạch đã đề ra Sở dĩ như vậy làvì chính người lao động mới là những người thực hiện các kế hoạch đề ra, làngười quyết định vào sự thành công hay thất bại của kế hoạch đó Nếu người

Trang 33

lao động có trình độ tay nghề cao, có ý thức kỷ luật, gắn bó và hết mình vàosự phát triển của doanh nghiệp thì chắc chắn hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp sản xuất cao và thực hiện thắng lợi các mục tiêu doanhnghiệp đã đề ra.

c/ Trình độ công nghệ: nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại thì

sẽ giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất, giảm chi phísản xuất dở dang, rút ngắn chu kỳ sản xuất

3.2 Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ:

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đảm bảo cho quá trìnhsản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp có thể quan tâm đếnmột số biện pháp sau:

Thứ nhất, xác định một cách chính xác nhu cầu về TSLĐ tối thiểu cầnthiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kếhoạch tổ chức huy động các nguồn tài trợ thích hợp, cũng như các kế hoạchmua sắm hay dự trữ TSLĐ trong kỳ sản xuất.

Thứ hai, tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sảnphẩm Doanh nghiệp cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất,không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất những sản phẩm cóchất lượng tốt, giá thành hạ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, mở rộng mạnglưới tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các hoạt động marketing,…để nhanhchóng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăngnhanh vòng quay TSLĐ.

Thứ ba, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh Doanh nghiệp cần chủ động trong thanh toán công nợ, hạn chếtình trạng bị chiếm dụng vốn Đồng thời vốn bị chiếm dụng còn chứa đựng rủi rokhông thu hồi được, gây thất thoát nguồn vốn của doanh nghiệp Để phòng ngừarủi ro, doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm hoặc lập các quỹ dự phòng.

Trang 34

Trên đây là những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngTSLĐ Trong thực tế các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải sử dụng kếthợp các biện pháp này một cách linh hoạt, đồng thời thực hiện một số biệnpháp cụ thể khác phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Trang 35

1.1.Những nét chính về công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí:

a/ Quá trình hình thành và phát triển công ty:

Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí (viết tắt là Petro Vietnam Gas Company) là một đơn vị trực thuộc tổng công ty dầu khíViệt Nam, được thành lập từ 9/1990, có trụ sở tại 101 Lê Lợi, thành phố VũngTàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với tổng số vốn ban đầu là gần 70 tỷ VNĐ Đây

Trang 36

PVGAS-là đơn vị duy nhất của tổng công ty dầu khí Việt Nam PVGAS-làm công việc chế biến,phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí.

Tháng 5/1995, công ty đã khánh thành hệ thống ống dẫn khí ở mỏ BạchHổ để nhận gas từ ngoài khơi vào bờ Hệ thống ống dẫn được xây dựng đểphân phối gas từ mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác vào bờ rồi phân phối cho cáckho, trạm Việc khai thác gas từ mỏ Bạch Hổ đã tăng từ 2 triệu m3/ngày trướcnăm 1997 và tăng lên 4 triệu m3/ngày vào cuối năm 1998 Đến tháng 4/1999,dự án gas Dinh Cố được đi vào hoạt động Tháng 5/1999, công ty đã thựchiện kế hoạch sản xuất gas đầu tiên bắt đầu là 250000 tấn khí lỏng/năm Từđó công ty thoả mãn phần lớn các nhu cầu về gas trong nội địa và xuất khẩura các nước.

Ngoài hai dự án ở mỏ Bạch Hổ và Dinh Cố, công ty còn tiến hành xâydựng và thực hiện các dự án Nam Côn Sơn với trữ lượng 58 tỷ m3 gas, được xâydựng hệ thống ống dẫn dài 400 km để đưa gas từ ngoài khơi vào mỏ Lan Tây đểcông ty phân phối gas đến các trạm ở Phú Mỹ; dự án xây dựng hệ thống ống dẫnPhú Mỹ- thành phố Hồ Chí Minh để dẫn gas đến các trạm và nhà máy côngnghiệp dọc bờ biển từ Phú Mỹ vào thành phố Hồ Chí Minh.

Khí tự nhiên được sử dụng ở nhiều nước với nhiều lợi ích như làmtrong sạch môi trường, giảm chi phí sản xuất và thuận tiện trong sử dụng Gashiện nay được sử dụng rộng rãi như một loại nhiên liệu được lựa chọn để tạora năng lượng nói chung và năng lượng phục vụ cho công nghiệp nói riêng.Gas ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho việc sản xuất điện, làm nhiên liệuphục vụ cho hoạt động công nghiệp và đời sống của dân cư Từ khí đồng hànhkhai thác ở các mỏ, công ty đã xây dựng hệ thống ống dẫn đưa về các kho,trạm và thực hiện quá trình tách, lọc để tạo ra hai sản phẩm chính là khí hoálỏng (viết tắt là LPG với thành phần bao gồm 50% propan và 50% butan 10(mol)) và condensate Từ đây công ty có thể thoả mãn nhu cầu về LPG của

Trang 37

Việt Nam và xuất khẩu một phần LPG ngay khi thị trường LPG chưa pháttriển mạnh.

Để đáp ứng được nhu cầu về gas, giảm chi phí vận chuyển và chi phíhoạt động, công ty đã xây dựng các trung tâm phân phối ở khắp cả nước.Công ty đã thành lập hai xí nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đểquản lý mạng lưới phân phối gas ở miền Bắc và miền Nam Như vậy sau hơn10 năm hoạt động, công ty từ chỗ có hơn 100 nhân viên thì đến nay số lượngnhân viên là hơn 700 với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, góp phầntrong sự phát triển chung của đất nước.

b/ Các hoạt động của công ty:

- Vận chuyển, tồn trữ và phân phối các sản phẩm khí.- Kinh doanh khí và các sản phẩm khí.

- Xây dựng, tổ chức và duy trì các dự án gas.

- Kinh doanh nguyên liệu, công cụ và hoá chất phục vụ cho quá trình sản xuất gas.- Hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế trong việc kinh doanh, sảnxuất và phân phối các sản phẩm gas.

1.1.2 Giới thiệu chung về xí nghiệp II:

Xí nghiệp kinh doanh sản phẩm khí miền Bắc là một đơn vị trực thuộccủa công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí, được thành lập tại quyếtđịnh số 2062/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2000 của hội đồng quản trị tổng công tydầu khí Việt Nam Xí nghiệp có trụ sở chính tại 29F Hai Bà Trưng-HoànKiếm-Hà Nội Tuy nhiên trước khi chính thức được thành lập thì xí nghiệp vẫnhoạt động với tư cách là chi nhánh của công ty và đại diện cho công ty ở miềnbắc.

Xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mạng lưới phân phốisản phẩm khí trong phạm vi từ Đà Nẵng lên toàn bộ các tỉnh phía bắc Gas sẽđược chuyển từ Vũng Tàu đến kho đầu mối Hải Phòng bằng đường thuỷ Sau

Trang 38

đó gas sẽ được đưa từ Hải Phòng đến trạm nạp ở Yên Viên, Yên Bái, HàTĩnh,…bằng hệ thống xe bồn Tại các trạm nạp, gas sẽ được nạp vào các bìnhgas và được phân phối đến các tỉnh từ Đà Nẵng trở lên các tỉnh phía Bắc đểphục vụ cho công nghiệp và dân dụng.

Bình gas mà xí nghiệp kinh doanh có hai loại: 12 kg và 45 kg, sản xuấtcả ở trong và ngoài nước, được chế biến với áp suất thiết kế 17 kg/cm2, ápsuất thử 34 kg/cm2 , được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp chứng nhậnđạt yêu cầu theo tiêu chuẩn DOT-4BA-240 và DOT-4BW-240, giấy phép sửdụng thiết bị chịu áp lực Loại bình 45 kg được sử dụng để phục vụ cho cáchộ công nghiệp nhỏ, các nhà hàng, khách sạn,… còn loại bình 12 kg được sửdụng để phục vụ sinh hoạt của dân cư Thành phần của LPG trong các bình là50% propan +50% butan 10 (mol) Bình có hai loại van là van ngang (pol)và van chụp (compact).

Với một mạng lưới phân phối rộng như vậy, xí nghiệp đã tiến hànhthuê một số trạm để thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu trữ và làm giảm chiphí hoạt động Xí nghiệp có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp và cho đếnnay, xí nghiệp đã có trên 100 đại lý (hệ thống cửa hàng cấp 1, cấp 2) và rấtnhiều các cửa hàng phân phối khác (hệ thống cửa hàng cấp 3, cấp 4,…).

Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tự chủ trong sản xuấtkinh doanh theo sự phân cấp của công ty và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ vàquyền lợi đối với công ty trong phạm vi số vốn do công ty giao cho xí nghiệpquản lý sử dụng Cụ thể là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp cónghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu tráchnhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanhvà dịch vụ do xí nghiệp thực hiện

Việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của xínghiệp phải tuân thủ theo kế hoạch đã được giám đốc công ty phê duyệt Kế

Trang 39

hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ của xí nghiệp được xây dựng hàng quý,năm, phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực do xí nghiệp quản lý.Trong hoạt động tài chính và hạch toán kế toán, xí nghiệp là đơn vị hạch toánphụ thuộc và thực hiện việc hạch toán theo Quy chế tài chính xí nghiệp, phùhợp với Quy chế tài chính công ty.

Về tình hình nhân sự của xí nghiệp thì từ khi mới thành lập xí nghiệp chỉcó hơn 30 nhân viên Cho đến nay thì xí nghiệp đã có trên 140 nhân viên,thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và các kỹ năng làmviệc khác Trong khuôn khổ biên chế được công ty phê duyệt, xí nghiệp đượcquyền sắp xếp, bố trí sử dụng, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao độnglàm việc trong xí nghiệp Việc tuyển dụng do công ty quyết định Giám đốc xínghiệp do tổng giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc công ty Phó giám đốc xí nghiệp,phụ trách kế toán xí nghiệp và các bộ phận trực thuộc xí nghiệp do giám đốccông ty quyết định theo đề nghị của giám đốc xí nghiệp Xí nghiệp có tráchnhiệm chăm lo nguồn nhân lực để đảm bảo chiến lược phát triển và nhiệm vụsản xuất kinh doanh, chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống củangười lao động theo Bộ luật lao động và Luật công đoàn.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp II:

Xí nghiệp có chức năng thực hiện việc vận chuyển, kinh doanh, điềuhành và quản lý mạng lưới phân phối các sản phẩm khí (LPG,…) ở khu vựcphía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra) Nó có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức vận chuyển, đóng bình, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm khíbao gồm khí hoá lỏng (LPG), condensate.

- Tổ chức mạng lưới kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm khí Thực hiệncác hoạt động kinh doanh dịch vụ khác có liên quan như cung cấp và lắp đặtcác loại thiết bị chuyên dụng, vật tư, hoá chất,…trong lĩnh vực kinh doanhcác sản phẩm khí.

Trang 40

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được công ty ủy quyền

- Ngoài ra, xí nghiệp còn có một số nhiệm vụ khác bổ trợ cho việc kinh doanhcác sản phẩm khí như giao nhận LPG bằng tàu, xây dựng hệ thống kho cảng.

1.3 Bộ máy tổ chức xí nghiệp:

Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp do Tổng giám đốc Tổng công tyquyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giámđốc công ty Giám đốc xí nghiệp là đại diện của xí nghiệp và chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Công ty và Pháp luật về điều hành hoạt động của xí nghiệp

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP KINH DOANH SẢN PHẨM KHÍ MIỀN BẮC

Phó giám đốc xí nghiệp (bao gồm Phó giám đốc kinh doanh và Phógiám đốc kỹ thuật) là người giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp điều hành mộthoặc một số lĩnh vực công việc theo phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốcxí nghiệp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp về nhiệm vụ đượcGiám đốc xí nghiệp phân công và uỷ quyền.

GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP

PGĐ KỸ THUẬTPGĐ KINH DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KINH DOANH

TRẠM NẠP YÊN

KHO HẢI PHÒNG

PHÒNG KỸ THUẬT

- Tổ xe bồn- Tổ xe bìnhHệ

thốngcửahàngTổ thị

trườngTổ

bán

dưỡng, sửa chữa- T.thi công- T.kỹ thuật, antoàn.- T.hành

chính- T.vận hành- T bốc xếp- T.bảo vệ và PCCC.

- T.hànhchính- T.vận hành- T bốc xếp- T.bảo vệ và PCCC.

- T.gas dân dụng.- T.gas công nghiệp.- T.xăngdầu.-T.gas

dân dụng.- T.gas công nghiệp.- T.giao nhận

- Cửa hàng 1- Cửa hàng 2.- Cửa hàng…

Ngày đăng: 23/11/2012, 13:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w