1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

84 1,3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 733,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, các công ty luôn phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường cạnhtranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, cáccông ty luôn phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phùhợp Quá trình đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chothấy, doanh nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt chính sách quản lý và sử dụngtài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao, sản phẩm mới có tínhcạnh tranh Do vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả luôn là vấn

đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp làm ănphát đạt còn không ít những doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản.Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứkhông phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi Nhưng thực tế thì sự bất lực của một

số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản ngắn hạn

và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùngcủa họ

Trong thời gian qua, mặc dù công ty cổ phần tập đoàn HiPT đã có nhiều

cố gắng trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn,công ty có lợi nhuận tăng Nhưng kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạncòn có nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cònchưa cao Mặc dù mục tiêu hiệu quả đạt được của các doanh nghiệp là khác nhaunhưng tất cả đều hướng tới đạt được lợi nhuận cao nhất, đứng trước tình hìnhnhư hiện nay công ty phải tìm cách để khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh côngtác hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công tymình trong thời gian tới

Trang 2

Do tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tạicông ty cổ phần tập đoàn HiPT, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướngdẫn cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ ban tài

chính em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT” cho chuyên đề của mình.

Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 phần:

Chương I: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty

cổ phần tập đoàn HiPT.

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT.

Do điều kiện về trình độ và thời gian có hạn nên trong bài viết không tránh

khỏi những khiếm khuyết Em rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo PGS.TS Trần Đăng Khâm, người đã hướng dẫn em trong thời gian qua Em xin chân thành

cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm

Ở mỗi nước, trong thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào những điều kiện cụthể của nền kinh tế mà hình thành nên những mô hình tổ chức sản xuất, kinhdoanh khác nhau Nhà nước tạo lập và vận hành nền kinh tế thị trường thông quaviệc xác định các mô hình cơ bản của tổ chức sản xuất, quy định địa vị pháp lýcủa mỗi loại chủ thể kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từngthời kỳ

Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh

tế Tổ chức cá nhân thuộc các thành kinh tế được sản xuất kinh doanh trongnhững ngành nghề mà pháp luật không cấm cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bìnhđằng và cạnh tranh theo pháp luật

Có nhiều chủ thế tham gia vào nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta.Nhóm chủ thể kinh doanh quan trọng nhất là đối tượng điều chỉnh chủ yếu củapháp luật kinh tế đó là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, loại chủthể thứ hai là các hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể tuy số lượng lớnnhưng cần thiết trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế hiện nay, song quy mô

và phạm vi kinh doanh nhỏ, thường là hộ gia đình hoạt động trong phạm vi quậnhuyện Ngoài ra còn có những người kinh doanh nhỏ, thường là các cá nhân vàngười kinh doanh lưu động và không ổn định về địa điểm mặt hàng hay dịch vụ

Theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, cótài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh- tức là thực hiện

Trang 4

một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêuthụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy thuật ngữ doanh nghiệp dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độclập có đủ những đặc trưng pháp lý và thoả mãn những điều kiện do pháp luậtquyđịnh.Trong thực tế doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới nhiều môhình cụ thể với nhiều tên gọi khác nhau

1.1.2 Phân loại

Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau

1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc tài sản đầu từ vào doanh nghiệp( hình thức sở hữu tài sản).

Theo tiêu chí này doanh nghiệp nước ta được chia thành :

 Công ty

Doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh

 Doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp nhà nước

+ Công ty nhà nước : Công ty nhà nước độc lập và Tồng công ty nhà nước + Công ty cổ phần : công ty cổ phần Nhà nước (100% vốn nhà nước) và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước

+ Công ty TNHH: công ty TNHH nhà nước một thành viên và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên và doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : hình thức thành lập và hoạtđộng là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

 Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị- xã hội(doanh nghiệp đoànthể): Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ nhưng năm bắt đầu chuyển đổi giữahai cơ chế kinh tế nước ta đến nay đều sử dụng quy chế pháp lý của doanh

Trang 5

nghiệp nhà nước, đây là sự bất cập và tất yếu phải chuyển các doanh nghiệp nàysang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên.

 Hợp tác xã

Là tổ chức kinh tế tập thể ngoài mục tiêu kinh tế còn có những mục tiêu xãhội thiết thực trong điều kiện nền kinh tế nước nhà nên nó có đặc điểm riêngtrong việc thành lập, quản lý hoạt động và chế độ tổ chức Tuy vậy, trong hoạtđộng nó hoạt động như một loại hình doanh nghiệp

1.1.2.2.Phân loại theo giới hạn trách nhiệm

 Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Các doanh nghiệp loại này bao gồm: các công ty hợp danh, các loại doanhnghiệp tư nhân, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vôhạn, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản

 Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Là các loài hình doanh nghiệp còn lại trừ công ty hợp danh và các doanhnghiệp tư nhân Các doanh nghiệp này có trách nhiệm hữu hạn

1.1.2.3.Phân loại theo hình thức pháp lý của các tổ chức kinh doanh

Nếu xem xét doanh nghiệp từ ý nghĩa là một chủ thể pháp lý và từ thực tiễn Việt nam khái quát lại có các mô hình cơ bản là:

 Công ty cổ phần

 Công ty TNHH: công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH

có từ hai thành viên trở lên

 Công ty hợp danh

 Doanh nghiệp tư nhân

Các công ty Nhà nước, trước hết là công ty Nhà nước độc lập thực chất là một loại hình công ty TNHH một thành viên

1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Trang 6

1.2.1 Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản ngắn hạn.

Để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có tư liệu sảnxuất mà nó bao gồm hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động

Nếu như tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vậtchất không thay đổi từ chu kỳ đầu tiên cho tới khi bị sa thải khỏi quá trình sảnxuất thì đối tượng lao động lại khác, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuấtđến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác

Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợpthành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh, một sốkhác bị mất đi như các loại nhiên liệu Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nàocũng cần phải có các đối tượng lao động Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhucầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quátrình kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạnđược thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phảithu và dự trữ tồn kho

Đối với doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thì giá trị các loại tài sản ngắnhạn chiếm tỷ trọng lớn, thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản củachúng

Việc quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rấtquan trọng đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ chung của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải biết rõ số lượng, giá trị mỗiloại tài sản ngắn hạn là bao nhiêu cho hợp lý và đạt hiệu quả sử dụng cao

Tài sản ngắn hạn được phân bố đủ trong tất cả các khâu, các công đoạnnhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định

Trang 7

tránh lãng phí và tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản Do đó, tài sản ngắnhạn trong doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

+ Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên đáp ứng khả năng thanhtoán của doanh nghiệp

+ Tài sản ngắn hạn là một bộ phận của vốn sản xuất nên nó vận động vàluân chuyển không ngừng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh

+ Tài sản ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệnên cũng vận động rất phức tạp và khó quản lý

1.2.1.2 Phân loại tài sản ngắn hạn.

Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpnói chung và quản lý tài chính nói riêng, tuỳ theo yêu cầu quản lý và dựa trêntính chất vận động của tài sản ngắn hạn, người ta có thể phân loại tài sản ngắnhạn như sau:

1.2.1.2.1 Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn

Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tài sản ngắn hạn đượcchia thành:

Tài sản ngắn hạn dự trữ : là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu

dự trữ của doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, baogồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang điđường, nguyên nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi giacông, trả trước cho người bán

Tài sản ngắn hạn sản xuất: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong

khâu sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các chi phísản xuất kinh doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoảnchi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất…

Trang 8

Tài sản ngắn hạn lưu thông: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong

khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán,các khoản nợ phải thu của khách hàng

Theo cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác địnhđược các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản ngắn hạn đểđưa ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng mộtcách cao nhất

1.2.1.2.2 Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Căn cứ vào các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tài sản ngắn hạnbao gồm: tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho vàtài sản ngắn hạn khác

Các khoản đầu tư ngắn hạn.

Mục tiêu của các doanh nghiệp là việc sử dụng các loại tài sản sao chohiệu quả nhất Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bướcđệm” cho tiền mặt vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vàochứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thểchuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí Do đótrong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản

Trang 9

cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn Ta có thể thấy điều này qua sơ đồluân chuyển sau:

để có lượng tiền như ban đầu

Các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là một việc không thểthiếu Các doanh nghiệp bán hàng song có thể không nhận được ngay tiền hànglúc bán mà nhận sau một thời gian xác định mà hai bên thoả thuận hình thànhnên các khoản phải thu của doanh nghiệp

Việc cho các doanh nghiệp khác nợ như vậy chính là hình thức tín dụngthương mại Với hình thức này có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị

Dòng thu tiền

mặt

mặt

Trang 10

trường và trở nên giàu có nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

Khoản phải thu giữ một vai trò quan trọng bởi nếu các nhà quản lý khôngcân đối giữa các khoản phải thu thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khănthâm chí dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán

Hàng tồn kho

Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinhdoanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cầnthiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp

Hàng hoá tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trìnhsản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm Các doanh nghiệpkhông thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyênvật liệu dự trữ

Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai tròrất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường Tuy nhiênnếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn thậm chí nếu sảnphẩm khó bảo quản có thể bị hư hỏng, ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quátrình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, các khâu tiếp theo sẽ không thể tiếp tụcđược nữa đồng thời với việc không hoàn thành được kế hoạch sản xuất

Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loại nguyên liệu nằm tại từng côngđoạn của dây truyền sản xuất Thông thường quá trình sản xuất của các doanhnghiệp được chia thành nhiều công đoạn, giữa những công đoạn này bao giờcũng tồn tại những bán thành phẩm

Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục Nếu dâytruyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn thì tồn kho trong quá trìnhsản xuất sẽ càng lớn

Trang 11

Khi tiến hành sản xuất xong hầu hết các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụhết sản phẩm Phần thì do có “độ trễ” nhất định giữa các sản xuất và tiêu dùng,phần phải có đủ lô hàng mới xuất được Những doanh nghiệp mà sản xuấtmang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn khosản phẩm sẽ lớn.

Do đó để đảm bảo cho sự ổn định sản xuất, doanh nghiệp phải duy trì mộtlượng hàng tồn kho dự trữ an toàn và tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp màmức dự trữ an toàn khác nhau

1.2.1.4 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trìnhsản xuất kinh doanh Do đó, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có ảnhhưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.Chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp được thể hiện như sau:

1.2.1.4.1.Chính sách quản lý hàng tồn kho

Tại cùng thời điểm khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc sửdụng hàng tồn kho do đó các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng, baogồm: chi phí đặt hàng, chi phí tồn chữ và chi phí thiệt hại do kho không có hàng

Chi phí đặt hàng

Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý giao dịch, chi phí vận chuyển vàchi phí giao nhận hàng hóa Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ chomỗi lần đặt hàng Chi phí cho mỗi lần đặt hàng thường bao gồm các chi phí cốđịnh và chi phí biến đổi, bởi vì một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng thường biến độngtheo số lượng hàng được mua Tuy nhiên, trong mô hình quản lý hàng tồn khođơn giản EOQ( sẽ được trình bày ở phần dưới đây) giả định rằng chi phí cho mỗilần đặt hàng là cố định và độc lập với số đơn vị hàng hóa được mua

Chi phí tồn trữ

Trang 12

Chi phí tồn trữ bao gồm tất cả các chi phí lưu giữ hàng trong kho trong mộtkhoảng thời gian xác định trước Chi phí tồn trữ được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗiđơn vị hàng lưu kho hoặc xác định bằng tỷ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong mộtchu kỳ Các chi phí tồn trữ bao gồm: chi phí lưu giữ, chi phí bảo hiểm, chi phí bảo quản,chi phí về thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí hư hỏng hàng tồn kho và chi phíthiệt hại do hàng đang có trong kho bị lỗi thời…

Chi phí thiệt hại khi hàng tồn kho hết

Chi phí thiệt hại khi hàng tồn kho hết xảy ra bất cứ khi nào doanh nghiệpkhông có khả năng giao hàng bởi vì nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng sẵn cótrong kho Ví dụ, nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại sẽ bao gồmchi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất Khi sản phẩm

dở dang tồn kho bị hết thì doanh nghiệp bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất kinhdoanh bị thay đổi, gây nên thiệt hại do ngưng trệ sản xuất và phát sinh chi phí.Khi thành phẩm, hàng hóa tồn kho hết có thể gây ra hậu quả là lợi nhuận bị mấttrong ngắn hạn kho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp khác gây nênnhững mất mát tiềm năng trong dài hạn

Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - Mô hình EOQ

Mô hình EOQ là một mô hình quản lý hang tồn kho mang tính định lượngđược sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sởgiữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối quan hệ tương quan

tỷ lệ nghịch Cụ thể, nếu số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng lên thì sốlần đặt hàng trong kỳ giảm xuống và dẫn đến chi phí đặt hàng trong kì giảmtrong khi chi phí tồn trữ hàng hóa tăng lên Do đó mục đích của quản lý hàng tồnkho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổngchi phí tồn kho là thấp nhất

Trang 13

Gọi Q là lượng hàng tồn kho cho mỗi lần đặt hàng, khi hết hang doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q đơn vị hàng mới, Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối kỳ là 0 nên số lượng tồn kho bình quân trong kỳ

Q

 2

Hình 1.2 Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt

hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho

Trang 14

Gọi Q* là lượng hàng tồn trữ tối ưu tức tại Q* là lượng hàng cho chi phí thấp

Trang 15

phân tích số lượng đặt hàng tối ưu như thế nào là điều cần thiết và quan trọng.Sau đây xin trình bày một số phương pháp khi một vài giả định ban đầu đượcthay thế.

Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng khác.

Mô hình EOQ giả định rằng việc cung cấp bổ sung hàng tồn kho sẽ đượcdiễn ra ngay tức thời, như vậy thời gian chuẩn bị giao nhận hàng là bằng 0 Tuynhiên, trên thực tế thường có một khoảng thời gian trôi qua giữa thời điểm đặtmua hàng và thời điểm hàng được nhận tại kho Khoảng thời gian chuẩn bị giaonhận hàng này có thể bao gồm khoảng thời gian cần thiết để sản xuất mặt hàng

đó hay khoảng thời gian cần thiết để đóng gói và vận chuyển hoặc cả hai Nếuthời gian chuẩn bị giao nhận hàng là một con số nào đó không thay đổi theo thời

gian và được biết chắc chắn thì số lượng đặt hàng tối ưu Q* sẽ không bị tác động

bởi việc đặt hàng lại Trong thực tế doanh nghiệp không bao giờ chờ đến cuốichu kỳ hàng tồn kho mới đặt hàng mà là thường đặt hàng trước n ngày cho cuốimỗi chu kỳ dự trữ Số ngày n được xác định bằng với thời gian chuẩn bị giaonhận hàng bổ sung

Gọi Q' là điểm đặt hàng lại, khi đó điểm đặt hàng lại được tính bằng công thức sau:

Q' =nx365S ; với S/ 365 là nhu cầu hàng tồn kho trong một ngày

Chiết khấu theo số lượng

Khi một doanh nghiệp đặt hàng với số lượng lớn thì thông thường sẽ đượcnhà cung cấp bán với giá chiết khấu do đó doanh nghiệp sản xuất sẽ tiết kiệmđược một khoản chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất ra, tiết kiệmđược chi phí trên mỗi đơn vị khi thực hiện đơn hàng và mỗi đơn vị trong quátrình vận chuyển Nhiều doanh nghiệp khuyến khích khách hang của họ đặt một

Trang 16

đơn hàng số lượng lớn bằng cách dành cho họ một tỷ lệ chiết khấu và được gọi

là chiết khấu theo số lượng

Trước hết ta có mô hình EOQ đã trình bày ở trên Kế đó, ta tính toán mứcsinh lợi ròng hàng năm khi số lượng đặt hàng được gia tăng từ mức tồn kho EOQlên mức đặt hàng cần thiết để có thể nhận được khoản chiết khấu Nếu mức sinhlời ròng tăng thêm hàng năm là số dương thì số lượng đặt hàng tối ưu là số lượngđặt hàng cần thiết để có thể được hưởng chiết khấu Nếu không, số lượng đặthàng tối ưu sẽ là giá trị EOQ

Mô hình kiểm soát hàng tồn kho theo rủi ro

Trong mô hình EOQ, việc phân tích dựa trên những giả định Tuy nhiên,trong thực tế hầu hết các vấn đề phát sinh trong quản lý hàng tồn kho là nhữnggiả định này lúc nào cũng diễn ra đúng như vậy Thường thì nhu cầu hàng tồnkho biến động theo mùa vụ hay biến động có tính chất chu kỳ hoặc biến độngbởi những ảnh hưởng ngẫu nhiên và những dự báo không chính xác mức cầuhàng tồn kho trong tương lai Với những tác động như vậy, khả năng thiếu hụthàng tồn kho là hoàn toàn có thể xảy ra Để khắc phục sự thiệt hại trong nhữngtrường hợp như vậy, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng cách thức bổ sung mộtlượng hàng tồn kho an toàn để sẵn sàng đáp ứng trước những biến động bấtthường đó

Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0

Hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc là một phần của quá trình quản lýsản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và thời gian sản xuất bằngcách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí Hệ thống cungứng đúng thời điểm được dựa trên những ý tưởng cho rằng tất cả các mặt hàngcần thiết có thể được cung cấp trực tiếp cho các giai đoạn hoạt động sản xuất

Trang 17

kinh doanh một cách chính xác cả về thời điểm giao hàng lẫn số lượng hàngđược giao thay vì phải dự trữ thông qua tồn kho.

Mô hình tồn kho bằng 0 tỏ ra có hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp cóhoạt động sản xuất mang tính lặp đi lặp lại Một phần quan trọng của phương phápcung cấp đúng thời điểm là thay thế việc sản xuất từng lo hàng với một số lượng lớnsản phẩm bằng cách sản xuất theo một dòng liên tục các sản phẩm được sản xuất ravới số lượng nhỏ Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽgiữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào trong quá trìnhcung ứng cũng có thể gây tổn thất cho nhà sản xuất vì phải gánh chịu các chi phí phátsinh do ngừng sản xuất hay mất doanh số bán hàng

Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong một

số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và muốn đạt hiệu quả cao phải kết hợpvới các phương pháp quản lý hàng tồn kho khác

1.2.1.3.2 Chính sách quản lý tiền mặt

Tiền mặt của công ty bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản của ngânhàng Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định,trả tiền thuế, trả các khoản nợ đến hạn…

Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặtthì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất

Mô hình quản lý tiền mặt EOQ

Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng Sựquản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiềnmặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao

Có sự giống nhau giữa mô hình quản lý tiền mặt và mô hình quản lý hàng tồnkho Thật vậy, về hình thức tiền mặt cũng giống như hàng tồn kho vì cả hai đều

là nguyên vật liệu dùng trong sản xuất William Baumol là người đầu tiên phát

Trang 18

hiện mô hình hàng tồn kho đơn giản có thể vân dụng cho mô hình quản lý tiềnmặt Giả sử bạn đang lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hoá đơn thanh toán, khitiền mặt xuống thấp bạn sẽ bổ sung bằng cách bán các chứng khoán Chi phí tồntrữ chủ yếu trong trường hợp này chính là lãi suất mà bạn mất đi Các chi phí đặthang chính là chi phí hành chính quản trị cho mỗi lần bán chứng khoán

Khi dự trữ tiền mặt, doanh nghiệp sẽ mất chi phí cơ hội, tức là lãi suất bị mất

đi, chi phí này tương đương với chi phí tồn trữ hàng hóa trong quản lý hang tồnkho Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán, khi đó ápdụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (M*) như sau:

M* : Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu

Mn: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm

Cb: Chi phí cho một lần bán chứng khoán thanh khoản

i : Lãi suất

Mô hình Baumol cho thấy nếu lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ nắmgiữ số dư bình quân tiền mặt thấp hơn và do đó làm cho doanh số bán chứngkhoán nhỏ hơn nhưng với tần suất bán nhiều hơn( nghĩa là M* thấp hơn ) Mặtkhác, nếu giá phải trả cho mỗi lần bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp nênnắm giữ một số tiền mặt lớn hơn

Mô hình Baumol cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả địnhrằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định Điều này lại không luônđúng trong thực tế Trong hoạt động của các doanh nghiệp rất hiếm khi lượngtiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được Mức dự trữ tiềnmặt dự kiến dao động trong một khoảng, tức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ

Trang 19

cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp thì doanhnghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền dự kiến, ngược lại tại giới hạntrên doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán đểđưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.

Mô hình Baumol giúp chúng ta hiểu được tại sao các doanh nghiệp vừa vànhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể Trong khi đối với các công ty lớn, cácchi phí giao dịch mua bán chứng khoán lại trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất

đi do giữ một số lượng tiền mặt nhàn rỗi

Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp rất hiếm khi

mà lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đótác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán Bằng việcnghiên cứu và phân tích thực tiễn, Miller Orr đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dựkiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền mặt dự kiến dao động trongmột khoảng tức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạncao nhất Nếu lượng tiền mặt ở dưới mức thấp thì doanh nghiệp phải bán chứngkhoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên doanhnghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượngtiền mặt về mức dự kiến

Khoảng dao động của lượng tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản sau:

- Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ Sự daođộng này được thể hiện ở phương s của thu chi ngân quỹ Phương sai của thu chingân quỹ là tổng các bình phng (độ chênh lệch ) của thu chi ngân quỹ thực tếcàng có xu hướng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân Khi đó doanh nghiệpcũng sẽ quy định khoảng dao động tiền mặt cao

Trang 20

- Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán Khi chi phí này lớnngười ta muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó khoảng dao động của tiền mặtcũng lớn

- Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảngdao động tiền mặt sẽ giảm xuống

Hình 1.3 Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian

Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:

C b : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán

V b : Phương sai của thu chi ngân quỹ

i : Lãi suất.

Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:

Mức tiền mặt Mức giới Khoảng dao động tiền mặt

= +

Theo thiết kế hạn dưới 3

Trang 21

Đây là mô hình thực tế được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng Khi áp dụng

mô hình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tốithiểu Phương sai của tiền mặt thanh toán được xác định bằng cách dựa vào sốliệu thực tế của một quý trước đó để tính toán

Xác định lượng tiền mặt cần thiết dựa vào kinh nghiệm

Phương pháp này dựa vào số liệu thống kê của các năm trước để xây dựng

kế hoạch tài chính cho từng giai đoạn trong mỗi niên độ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Thông thường, người ta sử dụng tỷ lệ % doanh số bán trong mộtgiai đoạn để xác định lượng tiền cần thiết Nếu doanh số bán tăng thì lượng tiềncần thiết tương ứng giảm với một tỷ lệ % doanh số nhất định do giảm chi phí bánhang và chi phí sản xuất

Phương pháp này thường áp dụng trong điều kiện tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định hoặc mang tính chu kỳ

1.2.1.3.3 Chính sách quản lý các khoản phải thu

`Các khoản phải thu của doanh nghiệp thường chịu tác động của các nhân

tố như số lượng; giá cả hàng hoá, dịch vụ bán ra; sự thay đổi doanh thu theo mùavụ; chính sách tín dụng thương mại(chính sách bán chịu) của doanh nghiệp …Trong các nhân tố trên thì chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp làquan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các khoản phải thu cua doanhnghiệp Để hiểu rõ vấn đề này ta phải đi sâu vào nghiên cứu nội dung của chínhsách tín dụng thương mại:

Chính sách tín dụng thưong mại

Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể sử dụng các chiếnlược về sản phẩm, quảng cáo, giá cả, giao hàng và các dịch vụ hậu mãi … để

Trang 22

cạnh tranh với các đối tác.Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường việc mua bánchịu hàng hoá, dich vụ là việc bình thường, tín dụng thương mại có thể đem đếncho doanh nghiệp nhiều lợi thế nhưng cũng có thể gặp nhiều rủi ro trong kinhdoanh Chính sách tín dụng thương mại có những tác động cơ bản sau:

+ Do thực hiện chính sách bán chịu nên khách hàng mua nhiều hàng hoá hơn, do đó làm tăng doanh thu và giảm chi phí tồn kho

+ Tín dụng thương mại làm tăng lượng hàng hoá sản xuất ra, do đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản

+ Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng thêm chiphí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp cho thiếu hụt ngân quỹ

+ Nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng cao và làm cho lợi nhuận bị giảm

Với những tác động trên ,buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải so sánhhiệu quả thu nhập và chi phí tăng thêm để xem có nên áp dụng chính sáchthương mại hay không? Nếu có thì các ràng buộc trong chính sách tín dụngthương mại như thế nào là tốt nhất?

Phân tích tín dụng thương mại

- Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng

Để thực hiện việc cấp tín dụng thì quan trọng nhất là phải phân tích khảnăng tín dụng của khách hàng Khả năng tín dụng của khách hàng có thể đượcxây dựng thông qua các tiêu chuẩn sau: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả

nợ, các tài sản có thể thế chấp, nguồn vốn kinh doanh của khách hàng… Nếukhả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với một số tiêu chuẩn đó thì tín dụngthương mại có thể được cấp

- Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị

Trang 23

Cũng như rất nhiều sự phân tích và sự lựa chọn khác nhau,việc phân tíchđánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị để quyết định xem có nên cấphay không, thông thường người ta dựa vào việc tính NPV của luồng tiền.

- Theo dõi các khoản phải thu

Để quản lý hiệu quả các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theodõi các khoản phải thu, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thươngmại kịp thời Thông thường người ta dựa vào các cách sau:

+ Kỳ thu tiền bình quân:

Khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán ra và lợi nhuậnkhông tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanhtoán Khi đó nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp ngay

+Sắp xếp thời gian cho các khoản phải thu :

Theo phương pháp này, nhà quản lý sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian nợ để theo dõi và có biện phap thu nợ khi đến hạn

+ Xác định các khoản phải thu:

Theo phương pháp này, các khoản phải thu hoàn toàn không chịu ảnhhưởng bởi yếu tố thay đổi theo mùa vụ của doanh số bán ra Sử dụng phươngpháp này doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy nợ tồn đọng của khách hàng nợdoanh nghiệp Cùng với cách theo dõi khác, người quản lý có thể thấy được ảnhhưởng của các chính sách tài chính nói chung và chính sách tín dụng thương mạinói riêng

1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản ngắn hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tàichính doanh nghiệp Thực tiễn nhiều năm trở lại đây cho thấy tài sản ngắn hạn ở một

Trang 24

số doanh nghiệp được sử dụng còn tùy tiện, kém hiệu quả đặc biệt là ở các doanhnghiệp nhà nước Do đó, việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn hiện nay luôn là yêucầu mang tính cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quantâm, quản trị kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tạitrên thị trường Để đạt được hiệu quả đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều cốgắng và có những chiến lược sách lược hợp lý từ khâu sản xuất cho đến khi sảnphẩm được đến tay người tiêu dùng

Mục đích cuối cùng của họ bao giờ cũng là đạt được những mục tiêu mà

họ đề ra Chính vì vậy quan niệm hiệu quả của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.Tuy nhiên để đi đến mục đích cuối cùng thì vấn đề chung mà các doanh nghiệpđều phải quan tâm chú trọng đến đó chính là hiệu quả sử dụng vốn và tài sảntrong doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chiphí

Với mỗi doanh nghiệp có một sự cân đối về tài sản riêng mỗi loại tài sảncũng phải khác nhau, nếu như các doanh nghiệp về lĩnh vực chế biến hay côngnghiệp nặng thì (tỷ lệ) tài sản cố định chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng giá trịtài sản, ngược lại với các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại thì tài sản ngắn hạnlại chiếm đa số

Trang 25

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì tài sản ngắn hạn đóng mộtvai trò hết sức quan trọng, các nhà quản lý luôn phải cân nhắc làm sao sử dụngcác loại tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là kết quả đạt được cao nhất với mụctiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra Nghĩa là phải làm sao có được nhiều lợi nhuận

từ việc khai thác và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vào hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta sử dụng các nhóm chỉtiêu dưới đây:

1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiềumặt tác động khác nhau Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau

1.2.2.2.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên việc

sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lờivới tính thanh khoản Do đó, khi phân tích khả năng thanh toán của doanhnghiệp thì người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

+ Hệ số thanh toán hiện hành

Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanhnghiệp, được sử dụng rộng rãi nhất là hệ số thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành =

Trang 26

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản cóthể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Hệ

số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm,

đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra Nếu hệ số nàycao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ.Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá sẽ giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệpđầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn

+ Hệ số thanh toán nhanh

1.2.2.2.2.Nhóm các chỉ tiêu hoạt động

Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp Để nâng cao hệ

số hoạt động, các nhà quản trị phải biết những tài sản nào chưa sử dụng, không sửdụng hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp cần phảibiết cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi Hệ số hoạt độngđôi khi còn gọi là hệ số hiệu quả hoặc hệ số luân chuyển Do đó, khi phân tích các chỉtiêu hoạt động thì người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

Trang 27

+ Vòng quay các khoản phải thu

Các khoản phải thu là các khoản bán chịu mà doanh nghiệp chưa thu tiền

do thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán cáckhoản trả trước cho người bán…

Doanh thu thuần

Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc kháchhàng thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp Khi khách hàng thanh toán cáckhoản nợ đã đến hạn thì lúc đó các khoản phải thu đã quay được một vòng

+ Kì thu tiền bình quân

Kì thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu củadoanh nghiệp Nếu vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ làm giảm sứccạnh tranh, làm giảm doanh thu

Các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bình quân 1 ngày

Khi phân tích hệ số này, ngoài việc so sánh các năm, so sánh với cácdoanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng tong khoản phảithu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời

+ Chu kỳ thu tiền

360

Chu kỳ thu tiền =

Vòng quay các khoản phải thu

Trang 28

Chỉ tiêu này cho ta biết tốc độ chuyển đổi nợ phải thu từ khách hàng thànhtiền trong quỹ của doanh nghiệp là bao lâu Chỉ tiêu này càng nho thì tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

+ Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn để đánh giá doanhnghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào

Doanh thu thuần

Vòng quay của hàng tồn kho =

Vòng quay dự trữ, tồn kho cao thể hiện được khả năng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp tốt, có như vậy mới đạt được mục tiêu mà doanh nghiệpđặt ra Chỉ tiêu này cao phản ánh được lượng vật tư, hàng hóa được đưa vào sửdụng cũng như được bán ra nhiều, như vậy là doanh thu sẽ tăng và đồng thời lợinhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng tăng lên.Vòng quay hàng tồn kho cao hay

Trang 29

thấp phụ thuộc vào đặc điểm của tong ngành nghề kinh doanh, phụ thuộc vàomặt hàng kinh doanh.

+ Chu kỳ lưu kho

ở khâu dự trữ Hệ số này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt, hiệuquả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại

+ Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại baonhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụngtài sản ngắn hạn càng cao

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng TSNH =

TSNH bình quân trong kỳ

Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắnhạn có ở đầu kỳ và cuối kỳ

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế + lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Lãi vay

Trang 30

Hệ số nay cho biết lợi nhuận trước thuế bao gồm lãi vay của doanh nghiệp

có đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay hay không

1.2.2.2.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

+ Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn Nó cho biết mỗiđơn vị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế

Hệ số sinh lời của TSNH =

TSNH bình quân trong kỳ

Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắnhạn có ở đầu và cuối kỳ Chỉ tiêu này cao phản ánh lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp cao, các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ số này càng cao càng tốt vìnhư vậy đã sử dụng được hết giá trị của tài sản ngắn hạn Hiệu quả của việc sửdụng tài sản ngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp, đây chính là kếtquả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được Kết quả này phản ánh hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nóiriêng Với công thưc trên ta thấy, nếu tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong

kỳ thấp mà lợi nhuận sau thuế cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của

doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, ngoàiphân tích các chỉ tiêu nói trên, chúng ta cũng cần nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng tới hiệu quả sử dụng chúng Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhưng về cơ bản có 2 nhóm nhân tốchính là các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

Trang 31

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của nhiềunhân tố Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, ngoàiviệc sử dụng những chỉ tiêu trên đây ta phải nghiên cứu những nhân tố tác động

từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế những tác động không tốt và phát huy thêmnhững tác động tích cực

Các nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp

1.3.1.1 Mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với mục đích sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp sẽ quyết địnhtrong việc phân phối tài sản, đặc biệt là chu kỳ sản xuất kinh doanh Sản phẩmcủa mỗi doanh nghiệp là khác nhau do vậy mà có những doanh nghiệp chu kỳsản xuất dài nhưng doanh nghiệp khác chu kỳ sản xuất lại ngắn, điều đó có ảnhhưởng đến việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắnhạn Để đi vào sản xuất thì lượng tài sản ngắn hạn cần đưa vào là bao nhiêu, mức

dự trữ dành cho các chu kỳ tiếp theo như thế nào, lượng tiền mặt doanh nghiệpcần giữ cũng như kỳ thu tiền dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp Đốivới doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì thời gian thu hồi vốncàng lâu, nên các doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho chu kỳ kinh doanh ngắnhơn như vậy vòng quay tài sản ngắn hạn nhanh hơn Vòng quay tài sản ngắn hạntăng tức là việc tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên và như vậy doanh thu tăng lên,làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng Điều đó thể hiện hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn tăng

1.3.1.2 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Đây là nhân tố hết sức quan trọng, bởi ngoài việc nguyên vật liệu tốt thì để

có được những sản phẩm tốt thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải có nhữngthiết bị máy móc tốt Một doanh nghiệp có được những trang thiết bị tốt sẽ làm

Trang 32

cho các khâu sản xuất trở nên dễ dàng hơn Cùng chất lượng nguyên vật liệunhưng nếu doanh nghiệp nào trang bị tốt, máy móc đưa vào dây truyền sản xuấtnhững thiết bị công nghệ cao sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đồng thờilàm cho các công đoạn của quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn, ngược lạivới máy móc không tốt sẽ không tận dụng được hết giá trị của nguyên vật liệuthậm chí còn sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, như vậy hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn không cao.

1.3.1.3 Trình độ cán bộ công nhân viên

Để việc sử dụng tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệpphải có những cán bộ quản lý giỏi, công nhân viên có trình độ tay nghề cao.Người quản lý phải nắm bắt rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sau mỗichu kỳ hoạt động phải phân tích để đánh giá xem hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn ra sao, từ đó đưa ra các kế hoạch trong những chu kỳ tiếp theo Trong quátrình sản xuất để tận dụng hết nguyên vật liệu thì người công nhân phải cóchuyên môn giỏi, đặc biệt việc sử dụng máy móc thiết bị hết sức quan trọng,máy móc thiết bị ngày càng hiện đại đòi hỏi đội ngũ sử dụng những loại máymóc thiết bị đó cũng phải được đào tạo có chuyên môn, có kỹ thuật

1.3.2.1 Sự quản lý của Nhà nước

Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loạihình doanh nghiệp mang một đặc thù riêng nó, Nhà nước có trách nhiệm quản lý

Trang 33

các doanh nghiệp đó để nó đi vào hoạt động theo một khuôn khổ mà Nhà nướcquy định.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phảituân theo pháp luật mà Nhà nước đưa ra, từ khi bắt đầu thành lập đến khi hoạtđộng và ngay cả giải thể hay phá sản doanh nghiệp đều phải tuân theo chế độhiện hành.

Đảng và Nhà nước ban hành các luật lệ, chính sách nhằm mục đích tránh

sự gian lận, đảm bảo sự công bằng và an toàn trong xã hội Sự thắt chặt hay lớilỏng chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp

1.3.2.2 Sự phát triển của thị trường

Ngày nay thị trường nhân tố sản xuất đầu vào, thị trường dịch vụ hàngphát triển rất nhanh đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ có tác động rấtlớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Các yếu tố đầu vào củamột dự án hay một quá trình sản xuất phần lớn được mua hoặc thuê trên thịtrường Thị trường các yếu tố đầu vào đa dạng, phong phú doanh nghiệp sẽ cónhiều sự lựa chọn hơn Thị trường các yếu tố đầu vào cạnh tranh sẽ làm giảm giácác yếu tố đầu vào và làm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp và ngượclại Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều thông qua thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường quan trọng nhất trong hệ thống kinh tế,chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hang hóa Thị trường tài chính pháttriển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.Tất cả các hoạt động huy động vốn nhằm các mục đích thành lập doanh nghiệp,

mở rộng quy mô hoặc phát triển sản xuất kinh doanh đều giao dịch trên thịtrường tài chính Thị trường tài chính phát triển thúc đẩy sự phát triển doanhnghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung

Trang 34

1.3.2.3 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Để tồn tại được thì các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau Cùng

là các doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp nào cósản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp thì sẽ thu hút được nhiều người mua.Như vậy vấn đề của các doanh nghiệp là thu hút được khách hàng và tất nhiênphần thắng sẽ thuộc về kẻ mạnh Hiện nay các doanh nghiệp luôn hướng tới việctrọng cầu, việc đưa ra các phương thức về giá cả, mẫu mã, chất lượng đáp ứngnhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm

1.3.2.4 Nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định củadoanh nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mãnhư thế nào

Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanhnghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm Những doanh nghiệp

mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mạiquảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanhnghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh

Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm tới các nhân tố khác như: cácvấn đề về tỷ giá, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh… cũng ít nhiều ảnh hưởng đếnhoạt động của doanh nghiệp

Trang 35

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT 2.1 Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn HiPT

2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển

Công ty cổ phần tập đoàn HiPT là một trong những tập đoàn tin học hàngđầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ thôngtin tiên tiến và phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc của khách hàng,mang lại giá trị to lớn cho khách hàng và cho HiPT Group, cũng như cho cácthành viên của HiPT Group

Được thành lập vào năm 1994 với tên gọi công ty TNHH Hỗ trợ và pháttriển tin học (HiPT) theo:

 Giấy phép thành lập số 008291GP/TLDN ngày 2/6/1994 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp

 Giấy đăng kí kinh doanh số 044123 ngày 18/6/1994 do trọng tàikinh tế Hà Nội cấp

Tên giao dịch quốc tế: High Performace Technology Joint StockCompany

Công ty có trụ sở tại: 79 Bà Triệu – Hà Nội Sau 7 năm hoạt động, đếnngày 29/02/2000, công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Tin học, theo giấy chứngnhận đăng ký số 0103000008 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấpđược chuyển thành Công ty Cổ phần cùng với việc tăng vốn điều lệ từ

500000000 đồng lên 5120000000 đồng Năm 2003 công ty rời trụ sở chính vềtòa nhà HANEC tại: 152 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội Không ngừng mở rộngquy mô, gia tăng về vốn và lĩnh vực kinh doanh, đến tháng 6 năm 2006 công tyđổi tên thành công ty cổ phần tập đoàn HiPT ( HiPT Group )

Trang 36

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến,được thiết kế riêng cho từng khách hàng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới nhằmphát huy tối đa hiệu quả công việc và thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

 Cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin

Là nhà cung cấp các thiết bị và giải pháp được ủy quyền của các hãngcông nghệ thông tin hàng đầu thế giới như: HP, Oracle, Exact software, CISCO,Stratus Technologies, Microsoft…, HiPT là một trong số các nhà cung cấp cácsản phẩm cũng như giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông chất lượng,

uy tín hàng đầu tại Việt Nam

 Cung cấp các thiết bị tin học

Là nhà cung cấp các thiết bị tin học như: máy chủ, máy trạm, máy xáchtay, máy in, scanner…, cho đối tượng khách hàng là các cơ quan nhà nước, cáccông ty lớn, vừa và nhỏ cũng như cho các cá nhân có nhu cầu

 Tích hợp hệ thống

Phương châm hoạt động của HiPT là: công nghệ tiên tiến, giải pháp phùhợp HiPT đã kết hợp công nghệ và giải pháp hàng đầu thế giới vào thị trườngViệt Nam cùng với đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, thường xuyên được đào tạo,cập nhật kiến thức, HiPT đã đang thực hiện các giải pháp và dịch vụ tich hợp hệthống đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Trang 37

HiPT cung cấp đầy đủ các dịch vụ tin học, viễn thông chất lượng cao, đápứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng Dịch vụ bao gồm: hoạch định, thiết kế,triển khai, đánh giá, quản trị cho hạ tầng mạng LAN/Wan/Wirelees, các hệ thốngmáy trạm, thiết bị ngoại vi, an toàn dữ liệu…

 Đào tạo và chuyển giao công nghệ

HiPT cung cấp một hệ thống các chương trình đào tạo về thiết

bị ,mạng,quản trị hệ thống…Cho khách hàng để giúp họ có thể tự vận hành máymóc, quản trị mạng và thay đổi hệ thống, các chương trình đào tạo có thể được tổchức tại chỗ hoặc tập trung theo lớp

 Hỗ trợ khách hàng và bảo hành – một trong những thế mạnh của HiPTHoạt động trong lĩnh vực tin học, công ty HiPT nhận thức rất rõ rằng côngtác bảo hành tốt cụ thể là khắc phục nhanh chóng các sự cố xảy ra đảm bảo chocác thiết bị tin học của khách hàng luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt làphương châm hoạt động của HiPT

Các kỹ thuật viên của công ty thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiếnthức tại các khóa học trong và ngoài nước do hãng Hewlett-Packard (HP) và cáchãng sản xuất thiết bị có liên quan tổ chức Nhiều nhân viên của HiPT đã đượchãng cấp chứng chỉ quốc tế về bảo hành các sản phẩm

2.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Bộ máy quản lý của công ty cổ phần tập đoàn HiPT được xây dựngtrên cơ sở mô hình trực tuyến chức năng Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyênmôn kỹ thuật của công ty có 300 người, trong đó bao gồm: Hội đồng quảntrị, tổng giám đốc, các giám đốc, khối phòng ban chức năng, các phongban, cửa hàng bán lẻ

Trang 38

Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm các bộ phận kinh doanh và bộ phận chức năng

Trang 39

HỘI ĐỒNG QUẢN

LÝ CHIẾN LƯỢC

KHỐI KINH DOANH

Công ty giải pháp và

tư vấn công nghệ HiPT

Công ty tích hợp

hệ thống HiPT

Công ty giải pháp ngân hàng và tài chính HiPTCông ty thương mại

và dịch vụ tin học

HiPTTrung tâm phân phối

TY

CỔ PHẦN

DO HiPT GROU

P ĐẦU

TƯ GÓP VỐN

Trang 40

Trong đó:

 Đội ngũ nhân viên phần cứng làm nhiệm vụ triển khai và bảo hành

 Đội ngũ nhân viên kỹ thuật hệ thống và mạng làm nhiệm vụ tích hợp và

hỗ trợ hệ thống;

 Đội ngũ nhân viên kỹ thuật phần mềm phát triển các chương trình ứng dụng;

 Đội ngũ nhân viên kinh doanh dự án, kinh doanh phân phối và bán lẻ;

 Nhân viên hành chính, tài chính

Đội ngũ quản lý cấp cao hiện nay của công ty bao gồm:

+Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhândanh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi củacông ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông

+Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động các lĩnh vực công tác vàchịu trách nhiệm hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao

+Các giám đốc: được giao nhiệm vụ điều hành một số lĩnh vực công tác

và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và pháp luật, công ty

có 3 giám đốc:

 Giám đốc kinh doanh

 Giám đốc kỹ thuật

Ngày đăng: 22/03/2013, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hải Sản(1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Sản
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 1998
2. Trường đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Trường đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2002
3. Trường đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản thông kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình pháp luật kinh tế
Tác giả: Trường đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nhà xuất bản thông kê
Năm: 2005
5. Vũ Duy Hào – Đàm Văn Nhuệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Vũ Duy Hào – Đàm Văn Nhuệ
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 1998
8. Nguyễn Thế Khải (1997), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1997), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thế Khải
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 1997
9. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2003
6. Công ty cổ phần tập đoàn HiPT, Báo cáo tài chính từ năm 2005 đến 2007 Khác
7. Công ty cổ phần tập đoàn HiPT, Định hướng phát triển giai đoạn 2008 đến 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Hình 1.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân (Trang 13)
Hình 1.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho  bình quân - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Hình 1.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân (Trang 13)
Hình 1.2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Hình 1.2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho (Trang 14)
Hình 1.2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt  hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Hình 1.2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho (Trang 14)
Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian (Trang 20)
Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian (Trang 20)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005- 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005- 2007 (Trang 42)
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty (Trang 44)
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu thanh toán - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu thanh toán (Trang 45)
Bảng 2.4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Bảng 2.4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Trang 47)
Bảng 2.7 : Cơ cấu ngân quỹ của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Bảng 2.7 Cơ cấu ngân quỹ của công ty (Trang 50)
Bảng 2.8: Cơ cấu các khoản phải thu - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Bảng 2.8 Cơ cấu các khoản phải thu (Trang 52)
Bảng 2.9: Hàng tồn kho của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Bảng 2.9 Hàng tồn kho của công ty (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w