Vốn là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ và tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu doanh nghiệp mà quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng trong mức độ cho phép. Trong bình diện tài chính, mỗi doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc sử dụng vốn. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty giảm thiểu được những rủi ro thanh khoản và sẽ giúp công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Hiệu quả sử dụng từng đồng vốn cao hay thấp sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay. Với tầm quan trọng như thế em quyết định chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sách – Thiết bị Bình Định” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triểncủa một doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong bấtcứ lĩnh vực nào đều gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh được Trong nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp tự chủ và tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu doanh nghiệp mà quyền tựchủ trong kinh doanh được mở rộng trong mức độ cho phép Trong bình diệntài chính, mỗi doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủtrong việc sử dụng vốn
Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty giảm thiểu được những rủi rothanh khoản và sẽ giúp công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn Hiệu quảsử dụng từng đồng vốn cao hay thấp sẽ quyết định đến sự thành công hay thấtbại của một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh đầy biến động nhưhiện nay.
Với tầm quan trọng như thế em quyết định chọn đề tài : “Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sách – Thiết bị Bình Định” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của DN
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sách - Thiết bịBình Định.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốncủa công ty CP Sách - Thiết bị Bình Định.
3 Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty Sách – thiết bị
Bình Định.
4 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê dùng để thu
thập số liệu, phương pháp phân tích thông kê, phân tích kinh tế, phương pháp
Trang 2so sánh.
5 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Tại công ty cổ phần thiết bị - sách Bình Định
Thời gian: Giai đoạn 2011 - 2013
6 Kết cấu đề tài gồm: Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục, bài khóa luận gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Sách – thiết bị BìnhĐịnh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tại công ty Sách – thiết bịBình Định.
Bài khóa luận được xây dựng dựa trên sự hướng dẫn tận tình của Cô TrầnThị Diệu Hường và cán bộ nhân viên công ty thiết bị sách Bình Định, kết hợpvới những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập, rèn luyện trong nhàtrường.
Với thời gian làm bài không dài, dù có nhiều cố gắng song do kiến thức vàkinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi sự saisót Kính mong sự đánh giá góp ý chân thành của Quý Thầy Cô để bài khóaluận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn.
Bình Định, ngày 4 tháng 6 năm 2014 Người viết
Trang 3CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp1.1.1 Khái quát về vốn của doanh nghiệp1.1.1.1 Khái niệm về vốn của doanh nghiệp
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản trong DN, yếu tố quantrọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liềnvới vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhđược Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ và tuỳ thuộc vàohình thức sở hữu doanh nghiệp mà quyền tự chủ trong kinh doanh được mởrộng trong mức độ cho phép Trong bình diện tài chính, mỗi doanh nghiệp tựtìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc sử dụng vốn
Một cơ cấu tài chính an toàn và hợp lý sẽ giúp công ty giảm thiểu đượcnhững rủi ro thanh khoản và sẽ giúp công ty sử dụng vốn một cách hiệu quảhơn.
Dưới các giác độ khác nhau, khái niệm vốn cũng khác nhau: Về phương diện tài chính:
- Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình- Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là tất cả tài sản bỏ ra lúc đầu, thường
biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nhằm mục đích lợi nhuận.
- Trong phạm vi kinh tế, vốn là khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông nhằm
mục đích sinh lời Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanhnghiệp được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinhlời Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt Vốnkinh doanh của doanh nghiệp phải nhằm mục đích kinh doanh và phải đạt tớimục tiêu sinh lời Vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, vừa tồn tại dưới hìnhthái tiền tệ, vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình, nhưng kết
Trang 4thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền. Về phương diện kỹ thuật:
Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là các loại hàng tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh cùng với các nhân tố khác nhau (như lao động, tài nguyênthiên nhiên ), Trong phạm vi nền kinh tế, vốn là hàng hóa để sản xuất rahàng hóa khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị.
Cùng với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn vậnđộng không ngừng, có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm cuối cùnglà giá trị tiền nên ta thấy vốn là toàn bộ giá trị của tài sản doanh nghiệp ứng raban đầu và trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanhnhằm mục đích tăng giá trị tối đa cho chủ sở hữu của doanh nghiệp.[6, Tr138]
1.1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.
Trước hết vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp Về phía nhànước, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp cùnghồ sơ xin ký kinh doanh Vốn đầu tư ban đầu này sẽ là một trong những cơ sởquan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu doanh nghiệp cótồn tại trong tương lai được không và trên cơ sở đó, sẽ cấp hay không cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Về phía doanh nghiệp, vốn điều lệ sẽ lànền móng cho doanh nghiệp đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thànhcủa doanh nghiệp trong hiện tại và phát triển trong tương lai Nếu nền móngvững chắc, vốn điều lệ càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển.Vốn thấp, nền móng yếu, doanh nghiệp phải đấu tranh với sự tồn tại của mìnhvà dễ rơi vào tình trạng phá sản.
Nói tóm lại, vốn là lượng tiền đại diện cho yếu tố đầu vào của doanhnghiệp Có yếu tố đầu vào của doanh nghiệp mới tiếp tục sản xuất kinhdoanh Trong giai đoạn sản xuất, doanh nghiệp phải trả lương cho công nhânviên, chi phí bảo trì máy móc , thành phẩm khi chưa bán được cũng đều cầnđến vốn của doanh nghiệp Khách hàng khi mua chưa thanh toán ngay cũngchiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
Trang 5Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh.
Một quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được diễn ra khi có yếu tố: yếu tốvốn, yếu tố lao động, và yếu tố công nghệ Trong ba yếu tố đó thì yếu tố vốnlà điều kiện tiền đề có vai trò rất quan trọng Nó quyết định đầu tiên việc sảnxuất kinh doanh có thành công hay không Khi sản xuất, doanh nghiệp cầnphải có một lượng vốn để mua nguyên liệu đầu vào, thuê công nhân, muathông tin trên thị trường, mua bằng phát minh sáng chế Bởi vậy, có thể nóivốn là điều kiện đầu tiên cho yếu tố cầu về lao động và công nghệ được đápứng đầy đủ.
Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinhdoanh.
Khi yêu cầu về vốn, lao động, công nghệ được đảm bảo, để quá trìnhsản xuất được diễn ra liên tục thì vốn phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời vàliên tục Ta thấy có rất nhiều loại hình doanh nghiệp nên có nhu cầu về vốncũng khác nhau Hơn nữa, các quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhaunên việc dùng vốn lưu động cũng khác nhau Nhu cầu vốn lưu động phát sinhthường xuyên như mua thêm nguyên vật liệu, mua thêm hàng để bán, đểthanh toán, để trả lương, để giao dịch Hơn nữa trong quá trình sản xuấtkinh doanh của mình thì các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có đầy đủvốn Có khi thiếu, có khi thừa vốn, điều này là do bán hàng hóa chưa đượcthanh toán kịp thời, hoặc hàng tồn kho quá nhiều chưa tiêu thụ được, hoặc domáy móc hỏng hóc chưa sản xuất được Những lúc thiếu hụt như vậy thìviệc bổ sung vốn kịp thời là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh được liên hoàn.
Vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngày nay việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đã xuất hiệnnhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau Kinh doanh trên các lĩnh vực khácnhau Vì vậy, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phát triển, cạnh tranh đượcvới các doanh nghiệp khác Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay
Trang 6gắt và khốc liệt Hơn nữa đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao Vì vậy cầnphải đầu tư cho công nghệ hiện đại, tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành nhưngvẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn Những yêu cầu tất yếuấy đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh để phát triển thì cần phải có vốn.
Qua những phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn Vốntồn tại trong mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất.
1.1.1.3 Phân loại vốn của doanh nghiệp.
Có nhiều cách để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả Để phân loại nguồnvốn khác nhau, người ta thường phân loại vốn theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển.
Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một năm.
Vốn trung hạn: là loại vốn có thời gian luân chuyển tử một năm đến năm nămVốn dài hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ năm năm trở lên.
Căn cứ vào nội dung vật chất của vốn.
Vốn thực: là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: máy
móc thiết bị, nhà xưởng, đường xá phần vốn này phản ánh hình thái vật thểcủa vốn.
Vốn tài chính: biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, chứng khoán, các giấy tờ có
giá khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc thiết bị Phần vốn này tham giagián tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ nguồn hình thành ban đầu.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: là nguồn vốn do chủ sở hữu đầu tư,
doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng mà không phải cam kết thanh toán.Vốn chủ sở hữu bao gồm:
+Nguồn vốn kinh doanh: thể hiện số tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định, tàisản lưu động sử dụng vào kinh doanh.
+Các quỹ của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,quỹ khen thưởng phúc lợi
+Nguồn vốn xây dựng cơ bản: là nguồn chuyên dùng cho việc đầu tư mua
Trang 7sắm tài sản cố định và đổi mới công nghệ.+Nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối.
Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tùy theoloại hình doanh nghiệp:
+Đối với doanh nghiệp nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp, vốncó nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp tự tích lũy.
+Đối với các công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp dưới hình thứcmua cổ phiếu.
+Đối với các công ty liên doanh, vốn chủ sở hữu do các bên tham gia liêndoanh đóng góp.
+Vốn của các công ty TNHH do các thành viên của công ty đóng góp.
+Trong các công ty tư nhân, vốn chủ sở hữu do tư nhân đầu tư, vốn phụ thuộcvào một chủ duy nhất.
Vốn đi vay: Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
có thể sử dụng các khoản vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, tíndụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu, vay từ các tổ chức xãhội, từ các cá nhân Ta thấy phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp không thểđáp ứng hết nhu cầu về vốn nên doanh nghiệp thường vay vốn dưới nhiềuhình thức khác nhau.
Việc vay vốn một mặt giải quyết nhu cầu về vốn đảm bảo sự ổn định vàsản xuất kinh doanh được liên tục Mặt khác, đó là phương pháp sử dụng hiệuquả các nguồn tài chính trong nền kinh tế.
Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành hailoại sau:
- Vốn cố định là biểu hiện băng tiền của TSCĐ trong doanh nghiệp giá trị
của tài sản cố định dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Đặcđiểm của vốn này là luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trongnhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố địnhhết thời hạn sử dụng Một tư liệu lao động được gọi là tài sản cố định phải
Trang 8thỏa mãn đồng thời hai điều kiện là có thời hạn sử dụng tối thiểu từ một nămtrở lên và phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia thành hai loạisau:
+Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể nhưnhà xưởng, máy móc thiết bị trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thểnhư chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh sáng chế, chi phí pháttriển doanh nghiệp, quyền đặc nhượng, bản quyền tác giả Qua cách phânchia như vậy giúp ta có cái nhìn một cách tổng thể về cơ cấu vốn đầu tư củadoanh nghiệp để ra quyết định có đầu tư hay không hoặc đầu tư vào đâu Hơnnữa, nó còn giúp các nhà quản lý tốt được tài sản của mình.
- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn, tài sản lưu
động dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm của loạivốn này là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần, tuần hoàn, liên tục vàhoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn lưu động vận động vàluôn thay đổi hình thái, bắt đầu từ hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho quátrình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi Tuỳ theo từng loại hìnhdoanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản lưu động cũng khác nhau Thông thường,đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động chia thành 2loại:
+Tài sản lưu động sản xuất (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dởdang )
+Tài sản lưu thông (sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, hàng hóa tồn kho, vốnbằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước )
Đặc điểm của tài sản lưu động: tại một thời điểm bất kỳ, tài sản lưu độngtồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Đây là tiền đề cho quá trình sản xuất
Trang 9được liên tục Tài sản lưu động tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanhkhông giữ nguyên hình thái ban đầu của nó, chuyển toàn bộ giá trị một lầnvào giá trị sản phẩm mới, được tính vào giá thành sản phẩm và được bù đắpmỗi khi tiêu thụ sản phẩm.
Việc phân chia vốn cố định và vốn lưu động giúp các nhà quản lý cóthể quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Vốn cố định phản ánh trình độ nănglực sản xuất thì vốn lưu động là điều kiện để đảm bảo cho quá trình sản xuấtđược diễn ra liên tục và ổn định.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành 2 loại:
- Vốn hữu hình: bao gồm tiền và các loại giấy tờ có giá và những loại tài sản
biểu hiện bằng hiện vật khác như đất đai
- Vốn vô hình: là giá trị những tài sản vô hình như vị trí địa lý của doanh
nghiệp, bí quyết và công nghệ chế tạo sản phẩm, mức độ uy tín của nhãnhiệu, sản phẩm trên thị trường Vốn vô hình có vai trò quan trọng trong việctạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp Vì khi góp vốn liên doanh, phápluật cho phép các hội viên có thể góp vốn liên doanh, góp vốn bằng tiền mặt,vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng khi góp vốn các tài sản phải đượclượng hóa để quy về giá trị.
1.1.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sảnxuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất.
1.1.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trongdoanh nghiệp.
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho
doanh nghiệp Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp có uy tín huyđộng vốn tài trợ dễ dàng Khả năng thanh toán cao thì doanh nghiệp mới hạnchế những rủi ro và mới phát triển được.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín
Trang 10của mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên Khidoanh nghiệp làm ăn có lãi thì tác động tích cực không chỉ đóng góp đầy đủvào ngân sấch nhà nước mà cải thiện việc làm cho người lao động, tạo điềukiện thuận lợi cho các cá nhân tự khẳng định mình trong môi trường cạnhtranh lành mạnh.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp
tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Từ khi đất nước chuyểnsang nền kinh tế thị trường thì kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốcliệt Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, cạnh tranh để tồn tại Khidoanh nghiệp làm ăn hiệu quả, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư vàocông nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đào tạo độingũ cán bộ chất lượng tay nghề cao
Vì vậy việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanhnghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và ngườilao động mà nó còn tác động tới cả nền kinh tế xã hội.
1.2.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦADOANH NGHIỆP.
Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinhtế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản của doanhnghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi íchvà tối thiểu hóa chi phí Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn một cách chungnhất người ta dùng các chỉ tiêu chung, chỉ tiêu đán giá hiệu quả sử dụng vốncố định và vốn lưu động.
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp1.2.1.1 Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn cho biết mỗi đơn vị vốn được đầu tư vào sản xuất kinhdoanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn =
Trang 11Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao Vốncố định sử dụng bình quân trong một kì là bình quân số học của vốn cố địnhcó ở đầu kì và cuối kì [2,Tr 86]
1.2.1.2 Sức sinh lời của tổng vốn
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu
nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.[2,Tr 90]
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA).
ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư cho biếtmột đồng giá trị tài sản bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau thuế [2,Tr 91]
- Tỷ số trên doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE).
Doanh thu
LNSTROA =
Tổng tài sản BQ
LNSTROE =
VCSH
Trang 12Hàm lượng vốn cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng bao
nhiêu đơn vị tài sản
Qua bốn chỉ tiêu trên cho ta thấy một cái nhìn tổng thể về hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp Tuy nhiên nó chưa đánh giá được đầy đủ nhất vìdoanh nghiệp còn đầu tư vào các tài sản khác như tài sản cố định, tài sản lưuđộng [6, Tr 14]
1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
1.2.2.2.Doanh lợi vốn cố định
Doanh lợi vốn cố định cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sảnxuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế).
1.2.2.3.Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng
bao nhiêu đơn vị tài sản cố định.
Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định BQ
LNSTDoanh lợi vốn cố định =
Vốn cố định BQ
Vốn cố định BQ
Vốn cố định BQ Hàm lượng vốn =
Doanh thu thuần
Trang 13Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn, tài sản cố định càngcao [6, Tr 143]
1.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.1.2.3.1.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động sử dụngtrong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.3.2 Doanh lợi vốn lưu động
Doanh lợi vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động sử dụng bình quân
trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:
1.2.3.3 Hàm lượng vốn lưu động
Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động cho biết cứ sau mỗi vòng quay thì vốn lưuđộng lại tiếp tục tham gia vào một chu kì sản xuất tiếp theo, lại tạo ra đượcmột lợi nhuận mới [6,143]
Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng VLĐ =
Doanh thu thuần
Doanh thu thuầnVòng quay VLĐ =
VLĐ BQ trong kỳ
Trang 141.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Các nhân tố khách quan
* Thị trường: là nhân tố quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp Trong đó thị trường vốn quyết định tới việc huy động vốncủa doanh nghiệp còn thị trường hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn.Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp Nếu các thị trường này phát triển ổn định sẽ là nhân tố tích cựcthúc đẩy doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và tăng thị phần.
Do đó có thể nói yếu tố thị trường có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp.
*Yếu tố khách hàng: Ngày nay, nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách
hàng ngày càng cao đòi hỏi nhà cung cấp phải tạo ra được những sản phẩmđộc đáo, hấp dẫn người mua Vì vậy doanh nghiệp cần phải làm sao tạo rađược những sản phẩm đó với giá thành hợp lý để có lợi nhuận cao Doanhnghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí hợp lý để nghiên cứu thị trường tìm hiểu các mặthàng đang được ưa chuộng, tìm hiểu mẫu mã, bao bì đóng gói để từ đó cóquyết định sản xuất cho hiệu quả Nhu cầu đòi hỏi của khách hàng càng caothì doanh nghiệp càng phải tích cực hơn trong công tác tổ chức thực hiện làmcho hiệu quả hoạt động tốt hơn cũng có nghĩa hiệu quả sử dụng vốn được cảithiện.
*Trạng thái nền kinh tế: Trạng thái nền kinh tế có ảnh hưởng gián
tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi nền kinh tế phát triểnvững mạnh và ổn định sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong kinhdoanh như: huy động vốn, đầu tư vào các dự án lớn, có cơ hội lựa chọn bạnhàng Khi nền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thìhiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăngtheo Bởi lẽ khi khoa học công nghệ phát triển mạnh thì nó sẽ đặt doanh
nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt Nếu như doanh nghiệp không
Trang 15thích ứng được môi trường này chắc chắn sẽ không tồn tại được Vì vậy, cácdoanh nghiệp luôn chú trọng việc đầu tư vào công nghệ Với những máy móchiện đại không những tiết kiệm được sức lao động của con người mà còn tạora được khối lượng sản phẩm cao với giá thành thấp thoả mãn nhu cầu củakhách hàng Do đó nó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận củadoanh nghiệp tăng lên càng khuyến khích doanh nghiệp tích cực sản xuất,hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được cải thiện ngày càng tốt hơn.Ngựơc lại, nếu trạng thái nền kinh tế đang ở mức suy thoái thì việc doanhnghiệp muốn cải thiện hiệu quả sử dụng vốn là rất khó khăn.
*Về cơ chế chính sách kinh tế: Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường là điều không thể thiếu Điều này được quy định trong cácNghị quyết Trung Ương Đảng Các cơ chế, chính sách này có tác động khôngnhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Ví dụ như từ cơ chế giaovốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế (thuế GTGT, thuếthu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu ), chính sách cho vay, bảo hộvà khuyến khích nhập khẩu công nghệ đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
*Nhà cung cấp: Muốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có các yếu
tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ thì doanhnghiệp phải mua ở các doanh nghiệp khác Việc thanh toán các khoản này sẽ
tác động trực tiế đên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Ví dụ như nhà
cung cấp đòi hỏi doanh nghiệp phải thanh toán tiền ngay khi giao hàng thì sẽdẫn đến lượng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp giảmxuống, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc huy động vốn Hoặc doanhnghiệp phải vận chuyển nguyên vật liệu về kho sẽ làm tăng chi phí sản xuấtlàm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp.
Trang 16*Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc quản lý hoạt động củadoanh nghiệp càng phức tạp Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chứccủa doanh nghiệp càng chặt chẽ thì sản xuất càng hiệu quả Khi quản lý sảnxuất được quản lý quy củ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và thu lợi nhuận cao.Mà công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp là hệ thống kế toán tài chính Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa racác số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp, trên cơ sở đó dưa ra các quyết định đúng đắn.
*Trình độ kỹ thuật sản xuất:
Đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, công nghệ hiện đại sẽtiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng sứccạnh tranh trên thị trường Nhưng ngược lại trình độ kỹ thuật thấp, máy móclạc hậu sẽ làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp.
*Trình độ đội ngũ cán bộ lao động sản xuất:
+ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo trong tổchức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng Sự điều hành quản lý phải kết hợpđược tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắmbắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp.
+ Trình độ tay nghề của người lao động: nếu công nhân sản xuất có trình độtay nghề cao phù hợp với trình độ dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máymóc sẽ tốt hơn, khai thác được tối đa công suất thiết bị làm tăng năng suất laođộng, tạo ra chất lượng sản phẩm cao Điều này chắc chắn sẽ làm hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp ổn định.
*Chiến lược phát triển, đầu tư của doanh nghiệp: bất cứ một doanh
nghiệp nào khi kinh doanh đều đặt ra cho mình kế hoạch để phát triển thôngqua các chiến lược Để hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được pháttriển ổn định thì các chiến lược kinh doanh phải đúng hướng.
Trang 18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN THIẾT BỊ - SÁCH BÌNH ĐỊNH.
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thiết bị - sách Bình Định2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Sách – Thiết bị Bình Định trước đây là công ty Sách –Thiết Bị Trường học Nghĩa Bình thuộc Sở Giáo Dục Nghĩa Bình gồm hai bộphận sách và thiết bị được thành lập để thực hiện nhiệm vụ phát hành sách vàcung cấp thiết bị toàn tỉnh Được thành lập theo quyết định số: 1779/QĐ-UBngày 25/12/1982 của UBND tỉnh Nghĩa Bình.
Tháng 12/1992, thực hiện Nghị định số 388/HĐBT và Quyết định số2621/QĐ-UB ngày 28/12/1992 của UBND tỉnh Bình Định, Công ty đượcthành lập với tên gọi Công ty Sách – Thiết bị Bình Định, trực thuộc Sở GiáoDục Bình Định.
Từ tháng 7/2007, công ty đã chuyển hình thức sở hữu, từ đơn vị nhà nướcsang công ty cổ phần với tên giao dịch mới là Công ty Cổ phần Sách – Thiếtbị Bình Định hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, trong đó Nhà xuất bảnGiáo Dục là nhà đầu tư chiến lược góp 40,17% vốn điều lệ trở thành công tymẹ và trở thành một trong 30 đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo Dục Ngày 25/12/2009, Công ty đã niêm yết cổ phiếu với mã chứng khoán là BDBtại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếulà 29/01/2011.
Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 11.264.740.000đồng, tương ứng với 1.126.474 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 10.000đồng.
Trang 19Bình Định (Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Bình Định đầu tư1.700.000.000 đồng chiếm 53,1% vốn đầu tư của chủ sở hữu tại Công ty con)đã thực hiện thủ tục giải thể theo Biên bản họp Đại hội cổ đông ngày14/04/2013 Ngày 29/11/2013 Công ty Cổ phần gỗ Trường Phát chính thứcgiải thể theo thông báo số 98/TB-ĐKKD của Sở Kế hoạch & Đầu tư TỉnhBình Định, Năm 2013 mua nhà tại số nhà 414 Trần Hưng Đạo , Tp QuyNhơn, Cuối năm 2012 bán xưởng mộc ở Phước An – Tuy Phước do hoạt độngkhông hiệu quả.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Chức năng
Chuyên mua bán kinh doanh sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khác,văn phòng phẩm, máy vi tính, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, bàn ghế giáoviên học sinh, tủ sách, giá sách, các loại sản phẩm bằng gỗ phục vụ chonghành giáo dục Tổ chức kiểm tra công nhận thư viện đạt tiêu chuẩn thư việntrường phổ thông của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định Mở các lớp bồidưỡng nghiệp vụ thư viện trường học, hướng dẫn sử dụng và bảo quản đồdùng dạy học.
Nhiệm vụ
Công ty cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chính là kinh doanh bảođảm nguồn vốn, đảm bảo có lãi, chi trả cổ tức đúng như kế hoạch đề ra, đảmbảo đời sống nhân viên Nhiệm vụ thứ hai là nhiệm vụ chính trị: Mặc dù làcông ty cổ phần nhưng công ty có một đặc thù riêng là đưa đường lối chínhsách của Đảng vào đời sống nhân dân bằng những bản sắc, những bộ văn hóaphẩm, đồng thời đưa những xuất bản phẩm hay, có giá trị tinh hoa của mọiđối tượng trong xã hội nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong tỉnh pháttriển.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty:2.1.3.1 Mô hình bộ máy tổ chức:
Trang 20Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty:
Nguồn: Phòng kế toán công ty sách – thiết bị Bình Định
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòngban
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyền lực cao nhất của Công ty Có quyền quyết định các vấn đề; thôngqua các báo cáo hàng năm; thông qua định hướng phát triển của Công ty; số
Đại Hội ĐồngCổ Đông
Ban Kiểm SoátHội Đồng Quản
TrịGiám Đốc
PhòngNghiệpvụ kinhdoanh
PhòngNghiệpvụ kinhdoanhThiết bị
Xưởngsản xuất
bảngchốnglóa, đồ gỗ
PhòngTài chính- Kế toán
Phòng Tổchức -
HànhchínhKế toán Trưởng
12 cửa hàng ở các huyện và thành phốPhó Giám Đốc
Trang 21lượng thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; sửa đổi bổ sungđiều lệ Công ty; sát nhập chuyển đổi, tổ chức lại và giải thể Công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty Các thành viên
Hội đồng quản trị được cổ đông bầu Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổđông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quanđến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc quyền của Đạihội đồng cổ đông Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, sản xuất kinhdoanh và ngân sách hàng năm của Công ty.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03
thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điềuhành sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra các báo cáo tài chính trướckhi đệ trình Hội đồng quản trị; kiểm tra tính hợp lý, điều hành hoạt động kinhdoanh, ghi chép và lập sổ kế toán.
- Giám đốc: Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại
Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty; trìnhHội đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sử dụng các quỹhàng năm của Công ty; kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của Côngty; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quảquản lý Công ty; chuẩn bị các báo cáo tài chính…
- Phó Giám đốc: Chịu sự phân công công tác của Giám đốc, hoàn thành
những công việc mà giám đốc giao phó Đồng thời hỗ trợ giám đốc trongcông tác quản lý Công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty (trong phạm vi công việc được ủy quyền).
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh sách: có nhiệm vụ điều hành kinh doanh
mảng sách và lịch các loại trên địa bàn tỉnh; tổ chức mở các lớp bồi dưỡngnghiệp vụ thư viện trường học; kiểm tra công nhận thư viện trường học đạtcác mức theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào tạo quy định.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh thiết bị: có nhiệm vụ điều hành kinh doanh
mảng thiết bị trường học, máy tính, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, tổ
Trang 22chức quản lý xưởng in lụa (in các biểu mẫu sổ sách thuộc nghành giáo dục).
- Phòng Tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ giám sát và quản lý mọi hoạt
động về tài chính của Công ty, quản lý các khoản thu-chi theo dõi nguồn vốntại văn phòng Công ty và tại các đơn vị trực thuộc Tham mưu cho ban giámđốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trongviệc thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của ban giám
đốc về quản lý và điều hành nhân sự, tổ chức đại hội, hội nghị của đơn vị,quản lý hành chính, văn thư, quản lý định mức lao động Bên cạnh đó phòngcòn tham mưu cho ban giám đốc trong việc tăng lương, tuyển dụng lao động,sa thải, kỷ luật theo đúng quy định của nhà nước và quy chế của Công ty.
2.1.4 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của công ty.
Chuyên mua bán kinh doanh sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khác,văn phòng phẩm, máy vi tính, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, bàn ghế giáoviên học sinh, tủ sách, giá sách, các loại sản phẩm bằng gỗ phục vụ chonghành giáo dục
Các mặt hàng kinh doanh rất đa dạng và phong phú gồm:
- Buôn bán sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm (Chi tiết: Mua bán sáchgiáo khoa, sách các loại, văn phòng phẩm)
- Khách sạn
- Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho khác;
- Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại;- Mua bán văn hóa phẩm, vật phẩm văn hóa; - In lụa;
- Sản xuất và mua bán thiết bị dạy học, dạy nghề, thiết bị điện tử, vitính;
- Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư ngành giáo dục;
Trang 23- Sản xuất và mua bán bao bì các loại, sản phẩm gỗ;- Mua bán dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.
2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty CP thiết bị - sách Bình định Doanh thu
Bảng 2.1 Bảng so sánh doanh thu qua các năm của công ty Cổ phần Sách– Thiết bị Bình Định giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu201120122013So sánh 12/11
So sánh13/12
Doanh thu bánhàng & cc dịch
Các khoản giảm
Doanh thu thuần 450953367939981-11416 -25.32630218.71
Nguồn: Bảng BCKQKD của Công ty giai đoạn 2011 - 2013
Theo bảng 2.1 ta thấy, các khoản giảm trừ doanh thu so với doanh thu làrất nhỏ nên nó có tác động rất nhỏ đến d oanh thu của Công ty, vì thế doanhthu thuần và doanh thu bán hàng của công ty không có sự chênh lệch đáng kể.Doanh thu thuần của công ty qua các năm có nhiều biến động, từ 2011 - 2013doanh thu giảm mạnh từ 45905 triệu đồng (năm 2011) giảm xuống còn 33679(năm 2012), giảm đến 25,66% và rồi lại tăng lên ở năm 2013 khoảng 18,71%so với năm 2012 Sự biến động này được thể hiện rõ sự sụt giảm mạnh năm2012 và sự tăng trở lại ở năm 201 3 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm2011, điều này là do công ty muốn chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trườngtiêu thụ nên đã thực hiện các chính sách nhằm tăng sức mua như chính sáchmua trả tiền hàng ngay thì được hưởng chiết khấu cao, thực hiện cơ chế giábán văn phòng phẩm linh hoạt phù hợp cho từng đối tượng khách hàng Trongđó, năm 2013 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6305
Trang 24triệu đồng chiếm 18,71% doanh thu hoạt động tài chính và cung cấp dịch vụnăm 2012.
Những biến động trên là do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếđặc biệt là những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nhất ở giai đoạn2010-2011 đối với nền kinh tế Việt Nam , và do ảnh hưởng của khủng hoảngnền kinh tế sau đó vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát cao, giá cả đầu vào tăng,sức mua sụt giảm, Nhưng với tinh thần cần cù, chịu khó làm việc của toànthể công nhân viên, Công ty đã vượt qua và hoàn thành kế hoạch về doanhthu
Chi phí: Kết quả hoạt động SXKD = DT thuần - Trị giá vốn thực tế của hàng
hóa xuất kho - Chi phí bán hàng - chi phí QLDN được phân bổ cho hàng bánTheo như công thức trên ta biết các chi phí liên quan đến việc xác định hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm; giá vốn hàng bán, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Ngoài ra chi phí khác,chi phí tài chính,cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khi phân tích theo chiều dọc theo bảng 2.2 tỷ lệ giá vốn hàng bán trêndoanh thu thuần của năm 2012 lại giảm nhẹ so với năm 2011 và tăng nhẹ ởnăm 2013 Điều này là do trong năm 2012 công ty bán xưởng mộc tại PhướcAn làm thu hẹp quy mô sản xuất nên giá vốn hàng bán cũng giảm theo cùngvới sự sụt giảm mạnh của doanh thu năm 2012 Chi phí lãi vay năm 2012 tăngcao đột biến và lại giảm mạnh ở năm 2013 và tỷ lệ chi phí lãi vay trên doanhthu thuần của năm 2012 là 2,14 cao hơn nhiều sso với năm 2011 (0,92) vànăm 2013 (0,9) Điều này chứng tỏ có sự bất thường tại thời điểm năm 201 2có thể là do trong năm này lãi xuất tiền vay tăng cao, đạt ngưỡng 20% và mặtkhác các khoản chiết khấu thanh toán của công ty tăng cao do thực hiện chínhsách bán thu tiền hàng ngay để hưởng chiết khấu cao Chi phí bán hàng có xuhướng tăng dần qua các năm nhưng so với doanh thu thuần thì nó cũng có xuhướng biến động giống như chi phí tài chính tăng lên ở năm 201 2 Chi phíquản lý doanh nghiệp cũng có xu hướng biến động tương tự với chi phí tài
Trang 25chính kể cả khi phân tích cả chiều ngang và chiều dọc Cụ thể ta thấy theo chỉtiêu giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần thì để thu được 100 đồng doanhthu doanh nghiệp phải bỏ ra 86.21 đồng chi phí giá vốn năm 2012 đến 2013tăng lên 87.86 đồng, chi phí QLDN năm 2012 là 7,06 đồng, tăng 2,84 đồng sovới năm 2011, sang năm 2013 giảm xuống còn 5.24 đồng Bên cạnh đó chiphí bán hàng phải bỏ ra để thu được 100 đồng doanh thu tăng từ là 4.24 đồng(2011) lên 6.89 đồng (2012) và năm 2013 giảm xuống còn 5.87 đồng nhưngvẫn còn cao hơn năm 2011 Kể cả tỷ trọng của chi phí khác trong doanh thuthuần cũng có sự gia tăng đột biến ở năm 2012 Chi phí này tăng lên có thể làdo có thêm các chi phí khác liên quan đến việc bán xưởng mộc ở Phước An.
Bảng 2.2 Bảng phân tích chi phí của công ty Cổ phần Sách – thiết bị Bình Định giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty 2011 – 2013)
Lợi nhuận: Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở phụ lục 2 ta thấy,
năm 2012 doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận sau thuế đạt 1.118.609.674đồng tăng 20,60% so với 2011, sang năm 2013 lợi nhuận sau thuế của côngty lại giảm đến 44,59% so với năm 2012 còn 619.777.373 đồng Nguyênnhân lợi nhuận năm 2012 tăng là do năm 2012 công ty có khoản lãi từ thunhập bất động sản do bán xưởng mộc tại KCN Phước An do làm ăn khônghiệu quả, năm 2013 công ty chỉ có khoản lãi ròng từ hoạt động sản xuất kinh
CHỈ TIÊUNăm 2013 Năm 2012Năm 2011
Trang 26doanh nên nhìn chung lợi nhuận giảm so với năm 2012 và thậm chí còn thấphơn năm 2011, mặt khác năm 2013 do thị trường càng cạnh tranh khắc nghiệtvà công ty muốn chiếm lĩnh thị trường nên công ty thực hiện chính sách bánthu tiền hàng ngay để hưởng chiết khấu cao, mặt khác trong kỳ các khoảngiảm trừ doanh thu tăng cao do hàng bán bị trả lại tăng lên đến 7.862.727đồng, gấp 5,5 lần năm 2012 (theo BCTC năm 2013 của Công ty), vì vậy năm2013 công ty có khoản giảm trừ doanh thu tăng đến 40,89% so với năm 2012.Trong đó, năm 2013 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụtăng 6.304.699.009 đồng chiếm 18,72% doanh thu hoạt động tài chính vàcung cấp dịch vụ năm 2012, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 97.932.937đồng tăng 914,67% so với năm 2012.
Năm 2012 doanh thu và lợi nhuận của công ty thấp, thậm chí là lợinhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm 942 triệu đồng nguyên nhân là dodoanh thu năm 2012 giảm mạnh nhưng các khoản chi phí lại giảm khôngđáng kể thậm chí còn tăn lên nhiều so với năm 2011 như chi phí tài chính, chiphí quản lý doanh nghiệp
Mặt khác, trong năm 2012 kinh tế khó khăn, giá các mặt hàng đầu vàocủa công ty như xăng dầu, nước, điện, chi phí nhân công, chi phí lãi suất tăngcao, lạm phát làm sức mua người tiêu dùng giảm, đồng thời chính sách thắtchặt chi tiêu công của chính phủ cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợinhuận của công ty Sang năm 2013 nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lạmphát cao, giá cả đầu vào tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, sức muagiảm sút, do đó ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty.
Trong năm 2013, doanh thu bán sách của công ty tăng 27,19%, doanhthu thiết bị giáo dục giảm 19,67%, doanh thu thiết bị khác (gỗ, mộc, in,…)tăng 138,50% và không có doanh thu khác, điều này đã làm cho doanh thunăm 2013 tăng lên tuy nhiên do các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên với tốcđộ nhanh hơn, đồng thời do năm 2013 không có thu nhập khác nên nhìnchung lợi nhuận năm 2013 giảm xuống Nhưng công ty đã cố gắng thực hiện
Trang 27nhiều biện pháp để tăng doanh thu và đã hoàn thành kế hoạch đề ra Thựchiện tốt công tác thu nợ, chi phí lãi vay giảm 50% so với năm 2012, giảmđược chi phí nên năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 161triệu đồng (so với năm ngoái lỗ 982 triệu đồng)
Mặt khác năm 2013 Công ty được Nhà nước miễn thuế thu nhập doanhnghiệp, điều đó cũng phần nào giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận sauthuế của mình và vượt qua được những khó khăn trước mắt.
Bảng 2.3 Bảng so sánh lợi nhuận qua các năm của công ty Cổ phần Sách– Thiết bị Bình Định giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT triệu đồng
NămChỉ tiêu
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty 2011 – 2013)
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
LNSTDoanh thu
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Trang 282.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thiết bị -sách Bình Định2.2.1 Khái quát về cơ cấu vốn của công ty CP sách – thiết bị Bình Định.2.2.1.1 Cơ cấu vốn của công ty CP sách – thiết bị Bình Định:
Đơn vị: Triệu đồng
Vốn chủ sởhữu
Còn vốn chủ sở hữu nhìn chung không có biến động gì lớn tăng ở năm2012 và giảm xuống ở năm 2013 nhưng vốn chủ sở hữu năm 2013 vẫn caohơn năm 2012 Như vậy tổng nguồn vốn giảm chủ yếu là do giảm nợ phải trả.Năm 2012 thì vốn chủ sở hữu chiếm 54,05%, nợ phải trả là 45,95% Như vậykhả năng tự chủ của doanh nghiệp ở mức độ khá an toàn, tuy tỷ trọng nợ phảitrả giảm qua các năm so với tổng nguồn vốn nhưng thực tế nợ phải trả vẫnmang giá trị thực tế lớn dù giảm qua các năm Với tỷ trọng nợ phải trả lớntrong cơ cấu nguồn vốn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanhcủa công ty Vốn chủ sở hữu nhìn chung tăng ở năm 2012 tăng lên 1.024 tỷđồng tương đương 8,8%, năm 2013 giảm 0,38 tỷ đồng tương đương 2,97%.Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là không đổi qua các năm nhưng các
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty 2011-2013
Trang 29khoản dự phòng tài chính, qũy đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phận phốiđều tăng lên ngoại trừ lợi nhuận chưa phân phối năm 2013 giảm 451 triệuđồng vốn chủ sở hữu của công ty tăng hay giảm chủ yếu là do sự biến độngtăng hay giảm của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Ở năm 2012 lợi nhuậnsau thuế chưa phân phối tăng toàn bộ 901.179.200 đồng, đến năm 2013 thì lợinhuận chưa phân phối sau thuế là 450.589.600 đồng giảm 50% so với năm2012, chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là 2,68%
Nhìn chung từ 2011 -2013, nguồn vốn của công ty có sự biến độngnhưng vẫn có cơ cấu hợp lí Tổng giá trị nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu luônlớn hơn giá trị tài sản dài hạn, đảm bảo an toàn về mặt tài chính của doanhnghiệp Doanh nghiệp nên vận dụng phần vốn vay và các khoản chiếm dụngvốn của mình để đầu tư vào các nguồn tài chính bên ngoài để tăng thêm lợinhuận cho công ty.
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013
VCSHNợ phải trả
VCSHNợ phải trả
VCSHNợ phải trả
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty 2011 – 2013
2.1.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản của công ty CP sách – thiếtbị Bình Định:
Trang 30Bảng 2.5 Bảng cân đối tài sản của công ty từ năm 2011 đến 2013
Tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua các năm năm 2012 tổng tài sảngiảm 1,32 tỷ đồng (tương đương 6,14%) so với năm 2011, sang năm 2013 thì
Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2011 - 2013
Trang 31tổng tài sản là 16,78 tỷ đồng, giảm 16,93% so với năm 2011 Nguồn vốn củacông ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó được hình thành từnguồn vốn vay và nợ
Vốn bằng tiền tại quỹ của công ty qua 4 năm ổn định đủ để thanh toáncác khoản, mặc dù số tiền này có tăng nhưng không đáng kể Lượng tiền mặtkéo theo chi phí cơ hội Qua đó nó ảnh hưởng đến tình hình thanh toán tứcthời của công ty kém, nếu trong trường hợp cùng một lúc nếu có nhiều chủnợ đến đòi tiền cùng một lúc thì công ty vẫn có khả năng thanh toán chokhách hàng TSLĐ khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng số TS: khoản này tăngdần qua các năm nhưng mức tăng của nó thấp Ngoài ra, ta còn xem xét đếnhàng tồn kho của công ty cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản.Trong hàng tồn kho, thành phẩm tỷ trọng lớn Nguyên nhân hàng tồn kho lớnlà do công ty bị cạnh tranh bởi nhiều công ty, công ty dự trữ hàng hóa chohọc kỳ sau Công ty xây dựng được kế hoạch dự trữ tồn kho trước từ đầunăm Tuy nhiên việc dự trữ nguyên vật liệu nhiều là do phải nhập khốilượng lớn để phục vụ cho học kỳ tiếp theo Hơn nữa qui mô kinh doanh củacông ty ngày càng mở rộng nên cần phải tăng sản phẩm bán ra cũng nhưhàng hóa đầu vào
Lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là thiết bị phục vụ giáo dục thìviệc khách hàng chiếm dụng vốn của công ty là điều kiện để khuyến khíchbán được hàng Để vừa đạt kết quả cao trong việc thu hút khách hàng vừa thuhồi được công nợ, đòi hỏi công ty phải có chính sách phù hợp để cân đối đượchai phía khách hàng và công ty.
Cơ cấu TSCĐ.
Một bộ phận không kém phần quan trọng trong cơ cấu tài sản đó làTSCĐ TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốtquá trình tồn tại Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giátrị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào.Trước hết tài sản cố
Trang 32định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản ánh quy môcủa doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinhdoanh mà nó tiến hành Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bấtkỳ luôn được bổ sung và tăng trưởng theo thời gian Ngoài việc xem xét tìnhhình phân bổ vốn, các doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng liênquan khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tựtài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, tự chủ trong kinhdoanh hay nhữngkhó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CP thiết bị -sách BìnhĐịnh
2.2.2.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của công ty CP thiết bị-sách BìnhĐịnh.
Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng
Hiệu suất sử dụng tổng vốn 2.09 1.67 2.38
( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011 – 2013)
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của công ty qua 3 năm ta thấy giảm năm2012 còn 1.67 và tăng lại trong năm 2013 đạt 2.38 tuy nhiên năm 2011 lạigiảm 2,12% so với năm 2009, nguyên nhân là do mức tăng của nguồn vốncao hơn so với mức tăng của doanh thu Bước sang năm 2012 chỉ tiêu nàythấp hơn so với năm 2011, tăng 0,42 đồng tương ứng với mức tăng là 20.1%và năm 2013 chỉ tiêu này tăng so với năm 2012 đạt 42.51% Vì vậy công tycần phải có biện pháp phù hợp và hiệu quả để vừa duy trì như tốc độ tăngnăm 2013 so với năm 2011 bên cạnh đó cần hạn chế tình trạng tăng trong cácnăm tới Bằng những biện pháp chiến lược công ty cần đẩy cao chỉ tiêu hiệusuất sử dụng vốn càng cao càng tốt Chỉ tiêu này càng cao thì việc đầu tư vốnmới hiệu quả Hiệu suất sử dụng vốn qua các năm cho ta biết: Năm 2011
Trang 33trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra2.09 đồng doanh thu Năm 2012 là 1,67 đồng và năm 2013 là 2.38 đồngdoanh thu Hiệu suất sử dụng vốn có xu hướng biến động các năm dù có giảmở năm 2012 Như vậy áp lực thanh toán của công ty sẽ giảm đáng kể khi đếnhạn Mặt khác, nợ chiếm tỷ trọng gần hết trong tổng nợ phải trả, đã vậy quacác năm nợ ngắn hạn còn tăng lên và nợ dài hạn lại giảm xuống điều này sẽlàm tăng gánh nặng nợ của công ty trong việc đảm bảo khả năng thanh toán Đòn bẩy tài chính và các tỷ số quản lý nợ.
a Đòn bẩy tài chính
Bảng 2.7 Nợ phải trả và tổng tài sản của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Đòn bẩy tài chính (Tỷ số nợ trên tổng tài sản) đo lường mức độ sử dụng nợcủa DN để tài trợ cho tổng tài sản, nó cho biết nợ chiếm bao nhiêu % trongtổng nguồn vốn của công ty Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ số này giảm quacác năm năm 2011 là 0.46 tức là 46% tài sản được tài trợ từ nợ vay Năm2012 giảm còn 0.37 và tiếp tục giảm trong năm 2013 còn 0.27 Tỷ số nợ sovới tài sản thường nằm trong khoảng 50-70%, tỷ số này của công ty trong giaiđoạn 2011-2013 có xu hướng giảm xuống nghĩa là càng ngày công ty càng ítsử dụng nợ để tài trợ cho tài sản tại vì năm 2011 công ty đã thanh lý bớt mộtsố tài sản cố định không cần thiết, giá trị tài sản cố định giảm 2.929 triệuđồng, hay giảm 33,06% và tiếp tục giảm trong 2 năm tiếp theo năm 2013 chỉcòn 16.782 trđ, tổng nợ phải trả giảm dần qua 3 nãm và giảm với tốc ðộ rất
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêuNăm2011
Năm2013
Trang 34nhanh, nhanh hõn cả tốc độ giảm của tổng tài sản Điều này có mặt tích cực làkhả năng tự chủ vè mặt tài chính và khả năng còn dược vay nợ của công tycòn cao, tuy nhiên mặt trái của nó là công ty không tận dụng được lợi thế củađòn bầy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
b Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu (D/E )
Bảng 2.8: Nợphải trả và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu này phản ánh tính cân bằng giữa nợ vay vốn chủ sở hữu, thể hiện cơcấu tài chính của công ty
D/E năm 2011 là 0,85 lần, nghĩa là vốn chủ sở hữu chiếm 54,04% trongtổng vốn Năm 2012 hệ số này giảm còn 0,61ần, nghĩa là vốn chủ sở hữuchiếm trong tổng vốn lên đến 62,65% tăng 15,93% so với năm 2011 Sangnăm 2011 hệ số này tiếp tục giảm còn 0,37 lần, mức độ đầu tư vốn của chủ sởhữu giảm chiếm 73,17% trong tổng vốn Năm 2011, vốn chủ sở hữu chiếm54.05% trong tổng số vốn của công ty, nợ phải trả của công ty trong năm là9.890triệu đồng, chiếm 45,95% Năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm62,65% trong tổng vốn Năm 2013, quy mô vốn của công ty giảm 16,93%.Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn và tổng nợ phải trả giảm dần qua 3năm và giảm với tốc độ rất nhanh nhưng tốc độ giảm của nợ phải trả nhanhhơn tốc độ giảm của nguồn vốn Còn vốn chủ sở hữu nhìn chung không cóbiến động gì lớn tăng ở năm 2012 và giảm xuống ở năm 2013 nhưng vốn chủ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêuNăm2011
Nợ phải trả 9891 7546 4502 -2345 -23.71 -3044 -40.34 -5389 -54.48Vốn chủ sở
(Nguồn: Bảng cân đổi tài sản từ năm 2011- 2013)
Trang 35sở hữu năm 2013 vẫn cao hơn năm 2012 Vốn chủ sở hữu nhìn chung tăng ởnăm 2012 tăng lên 1.024 tỷ đồng tương đương 8,8%, năm 2013 giảm 0,38 tỷđồng tương đương 2,97% Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013 tỷ số D/Exu hướng giảm dần, công ty hiện sử dụng nợ hơn là sử dụng VCSH
Tương tự như tỷ số nợ trên tổng tài sản, điều này có mặt tích cực làcông ty tự chủ về mặt tài chính nhưng lại có mặt trái là không tận dụng đượclợi thế của đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế Cơ cấu tài chính của công ty quacác năm chủ yếu được tài trợ từ nguồn vốn CSH
2.2.2.2 Sức sinh lời của vốn tại công ty giai đoạn 2011 – 2013.
Bảng 2.9: Bảng chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2011 2013.
doanh thu (1/2) 0.02 0.03 0.02 0.01 50 -0.01 -33.33Tỷ số doanh lợi
ROA ( 1/4 ) 0.04 0.06 0.03 -0.03 -75 -0.02 -33.33
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011-2013)
Lợi nhuận là mục tiêu của DN và đồng thời cũng là hệ quả của các quyếtđịnh quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty, là một căn cứ quantrọng để các nhà hoạch định đưa ra kế hoạch Nhìn chung tình hình kinhdoanh của DN khá tốt, mặc dù kinh tế có khó khăn nhưng DN làm ăn vẫn cólợi nhuận Nhưng doanh nghiệp cũng cần cắt giảm bớt các chi phí kinh doanh
Trang 36của mình để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận doanh thucủa công ty qua các năm có chiều hướng giảm, mặc dù doanh thu tăng nhưngdo chi phí còn quá cao, cần phải có biện pháp quản lý các loại chi phí nhằmgiảm thấp chi phí gia tăng suất sinh lời.
Chỉ số lợi nhuận sau thuế so với doanh thu cho biết trong 1 đồng doanhthu thuần thu được thì chỉ thu được 0.02 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011nhưng đến năm 2012 tăng lên 0.03 đồng, năm 2013 giảm xuống còn 0.02đồng Năm 2012 mặc dù lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh mang dấuâm nhưng nhờ có khoản thu nhập khác từ việc bán lại phân xưởng nên doanhnghiệp thu được lợi nhuận sau thuế cao nhất trong 3 năm, nó đã tăng lên 0.01đồng so với năm 2011 Do các khoản khi phí của DN tăng nhưng cao hơn tốcđộ tăng của doanh thu và lợi nhuận nên làm cho lợi nhuận cuối cùng củadoanh nghiệp giảm xuống ngoại trừ năm 2012 tăng lên do co khoản thu nhậpkhác từ việc bán xưởng
Doanh thu nhìn chung có xu hướng giảm mạnh năm 2012 nhưng đến năm2013 doanh thu đã tăng trở lại dù có thấp hơn năm 2011, điều này là do côngty muốn chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ nên đã thực hiệncác chính sách nhằm tăng sức mua như chính sách mua trả tiền hàng ngay thìđược hưởng chiết khấu cao, thực hiện cơ chế giá bán văn phòng phẩm linhhoạt phù hợp cho từng đối tượng khách hàng LN sau thuế nhìn chung có xuhướng giảm năm 2012 nhưng đến năm 2013 LN sau thuế đã tăng trở lại dù cóthấp hơn năm 2011, Chỉ số lợi nhuận sau thuế so với doanh thu cho biết trong100 đồng doanh thu thuần thu được thì chỉ thu được 15,0 đồng lợi nhuận sauthuế năm 2011 nhưng đến năm 2012 tăng lên 17,0 đồng, năm 2013 giảmxuống còn 16.0 đồng Nguyên nhân lợi nhuận năm 2012 tăng là do năm 2012công ty có khoản lãi từ thu nhập bất động sản do bán xưởng mộc tại KCNPhước An do làm ăn không hiệu quả, năm 2013 công ty chỉ có khoản lãi ròngtừ hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhìn chung lợi nhuận giảm so với năm2012 và thậm chí còn thấp hơn năm 2011, mặt khác năm 2013 do thị trường
Trang 37càng cạnh tranh khắc nghiệt và công ty muốn chiếm lĩnh thị trường nên côngty thực hiện chính sách bán thu tiền hàng ngay để hưởng chiết khấu cao, mặtkhác trong kỳ các khoản giảm trừ doanh thu tăng cao do hàng bán bị trả lạităng lên đến 7.862.727 đồng, gấp 5,5 lần năm 2012 Trong đó, năm 2013doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng chiếm 18,72%doanh thu hoạt động tài chính và cung cấp dịch vụ năm 2012, doanh thu từhoạt động tài chính tăng 914,67% so với năm 2012 (theo BCTC năm 2013của Công ty)
Năm 2012 doanh thu và lợi nhuận của công ty thấp, thậm chí là lợinhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm 942 triệu đồng nguyên nhân là dotrong năm 2012 kinh tế khó khăn, giá các mặt hàng đầu vào của công ty nhưxăng dầu, nước, điện, chi phí nhân công, chi phí lãi suất tăng cao, lạm phátlàm sức mua người tiêu dùng giảm, đồng thời chính sách thắt chặt chi tiêucông của chính phủ cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của côngty Sang năm 2013 nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát cao, giá cảđầu vào tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút, do đóảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty Trong năm 2013, doanh thu bánsách của công ty tăng 27,19%, doanh thu thiết bị giáo dục giảm 19,67%,doanh thu thiết bị khác (gỗ, mộc, in,…) tăng 138,50% và không có doanh thukhác, điều này đã làm cho doanh thu năm 2013 tăng lên tuy nhiên do cáckhoản giảm trừ doanh thu tăng lên với tốc độ nhanh hơn, đồng thời do năm2013 không có thu nhập khác nên nhìn chung lợi nhuận năm 2013 giảmxuống Nhưng công ty đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để tăng doanhthu và đã hoàn thành kế hoạch đề ra Thực hiện tốt công tác thu nợ, chi phí lãivay giảm 50% so với năm 2012, giảm được chi phí nên năm 2013 lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh đạt 161 triệu đồng (so với năm ngoái lỗ 982triệu đồng) Mặt khác năm 2013 Công ty được Nhà nước miễn thuế thu nhậpdoanh nghiệp, điều đó cũng phần nào giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợinhuận sau thuế của mình và vượt qua được những khó khăn trước mắt
Trang 38Nhìn chung tình hình kinh doanh của DN khá tốt, mặc dù kinh tế cókhó khăn nhưng DN làm ăn vẫn có lợi nhuận Nhưng doanh nghiệp cũng cầncắt giảm bớt các chi phí kinh doanh của mình để tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty qua các năm có chiều hướnggiảm, mặc dù doanh thu tăng nhưng do chi phí còn quá cao, cần phải có biệnpháp quản lý các loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí gia tăng suất sinh lời.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản.
Năm 2011 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 4 đồng lợi nhuận sauthuế đến năm 2012 tăng lên 6 đồng và giảm năm 2013 còn 3 đồng, có nghĩalà nó giảm 3 đồng so với năm 2012 Nhìn chung ROA của công ty có xuhướng giảm giai đoạn 2011 – 2013 Thấp hơn so với ROA trung bình ngànhgiáo dục là 4% (www.Cophieu68.com) ROA đang ở mức thấp và lại đi theochiều hướng xấu hơn, điều này sã làm cho các nhà đầu tư có thái độ e dè,phân vân khi muốn đầu tư cho công ty vì hiệu quả sử dụng đồng vốn chủ sởhữu của công ty thấp điều này có nghĩa là thu nhập mà các nhà đầu tư, cổđông có thể nhận được là ở mức thấp so với đồng vốn mà mình bỏ ra Ngoàira phải kể đến nỗ lực nâng cao ROS cũng góp phần nâng ROA tăng lên ởnăm 2013 Tóm lại, ROA đang có xu hướng đi lên đây là đấu hiệu tốt chứngtỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển.
Bảng 2.10 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản của công ty giai đoạn 2013.
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêuNăm Năm Năm 2012/20112013/20122013/2011
Tổng tài sản BQ
Trang 39Biểu đồ 2.3 Sự biến động của ROA, ROE của công ty 2011-2013.
(Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2011 -2013)
c.Tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE)
Bảng 2.11: Bảng tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH từ năm 2011 – 2013
Tỷ suất sinh lợi ròng trên VCSH năm 2011 là 0,08 Cho biết cứ 100đồng VCSH tạo ra 8 đồng lợi nhuận sau thuế Con số này tăng nhẹ ở năm2012 0.09 nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 0.05 nhỏ hơn 2011.Chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp biến động trong giaiđoạn 2011 - 2013 Thấp hơn so với ROE trung bình ngành giáo dục là 6.8%(số liệu lấy ở trang www.cophieu68.com) Qua phân tích chỉ tiêu ROE có thểkhẳng định: khi công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận thì việcsử dụng ít vốn tự có và tăng sử dụng nợ vay sẽ làm cho tỳ suất lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu tăng Do ảnh hưởng của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính,
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm2011
Năm2013
Trang 40cho đến năm 2012 nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động và đã làm ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm phát sinh thêm chi phíđầu vào, làm cho kết quả kinh doanh của công ty không được tốt, DN làm ăncó lợi nhuận nhưng các chỉ số ROA, ROE thấp và giảm mạnh làm mất đi sựquan tâm của các nhà đầu tư cũng như cổ đông trong việc huy động vốn chodoanh nghiệp.
Như ta đã biết trong cơ cấu nguồn vốn của công ty VCSH chiếm tỷ trọngcao, điều này đã giúp công ty không phải chịu một áp lực lớn trong việc thanhtoán các khoản nợ Đồng thời mức độ độc lập tài chính của công ty cao, vìhầu hết các loại tài sản của công ty được đầu tư bằng VCSH, Công ty đã tăngcường được tính tự chủ về tài chính của mình do đó khả năng tiếp nhận cáckhoản nợ, vay đối với công ty tương đối dễ dàng
Chỉ tiêu này ngày càng tăng là một dấu hiệu tốt, thể hiện những nỗ lựccủa công ty trong việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và sử dụng có hiệuquả nguồn VCSH Nguyên nhân tăng lên là do tác động của hiệu suất sử dụngtổng TS và sức sinh lời của doanh thu Tuy nhiên, để ROE tăng trong nhữngnăm sau này ngoài việc tăng cường huy động VCSH công ty cũng nên đi vaytừ các đối tượng bên ngoài vì như vậy sẽ làm cho đòn bẩy tài chính tăng, từđó nâng cao chỉ tiêu ROE Ngoài ra công ty nên thực hiện các chính sáchnhằm tăng doanh số bán ra, đồng thời công ty nên giải phóng HTK để giảmbớt chi phí trong việc bảo quản, góp phần rất lớn trong việc gia tăng ROE.Theo phương trình Dupont ta có:
Sức sinh lời của VCSH (ROE) = (Tổng TS bình quân/VCSH bình quân)x (DTT/ Tổng TS BQ) x (LNST/DTT)
= 1/(1 – HN) x Hiệu suất sử dụng tổng TS x Sức sinh lời của doanh thu
Để làm rõ nhân tố nào ảnh hưởng tới chỉ tiêu ROE ta cần quan tâm đếncác yếu tố tác động của đòn bẩy tài chính ( thông qua 1/(1-HN): hệ số nhânVCSH), hiệu suất sử dụng tổng tài sản và sức sinh lời của doanh thu của năm
2013 so với năm 2012.