Chuyển hướng cơ cấu xuất khẩu sang các ngành sử dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 90)

- Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với vị thế của nước đang phát triển.

3.3.2.Chuyển hướng cơ cấu xuất khẩu sang các ngành sử dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao

3 Loại trừ phần nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc, do chịu ảnh hưởng của thuế nhập khẩu lần lượt theo các Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) và Hiệp định khu

3.3.2.Chuyển hướng cơ cấu xuất khẩu sang các ngành sử dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao

nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao

Trong thời gian qua, nhờ thực hiện một loạt biện pháp như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ các sản phẩm có thương hiệu, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đổi mới công nghệ và các hoạt động R&D, Trung Quốc đã thành công trong việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sản phẩm cơ điện, sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao mới.

Hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện nhiều, chủ yếu là tài nguyên, nông sản và các sản phẩm chế tạo thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam cũng cần đẩy mạnh phát triển các ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao thông qua các biện pháp đổi mới công nghệ. Một mặt, cần phải thu hút các TNCs vào các ngành hướng về xuất khẩu vì họ có bề dày công nghệ và có thể giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, để có thể nâng cao nấc thang giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu này, Việt Nam cần phải đáp ứng yêu cầu về hạ tâng cơ sở và nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu không, các TNCs cũng chỉ dừng lại ở khâu gia công, lắp ráp có giá trị gia tăng thấp. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp trong nước còn yếu về tiềm lực tài chính, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ tăng cường đổi mới công nghệ. Một khuôn khổ pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là không thể thiếu được nhằm đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 90)