Không ngừng cải thiện cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 55 - 57)

Thứ nhất, tối ưu hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, trọng điểm là các lĩnh vực kỹ thuật thông tin, dược sinh học, nguồn nguyên vật liệu mới v.v…, phát triển xuất khẩu các sản phẩm có quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm có thương hiệu. Sử dụng mọi biện pháp khống chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nhiều tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu dùng năng lượng cao. Khích lệ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và tiêu thụ rộng rãi sản phẩm, khích lệ xuất khẩu những sản phẩm tự nghiên cứu sáng tạo trong các ngành nghề, xây dựng 18 khu vực có nền tảng, sáng tạo để xuất khẩu, sắp xếp nguồn vốn ủng hộ hơn 500 hạng mục trong các ngành kỹ thuật cao. Tăng cường triển khai các công trình nhằm phát triển thương mại quốc tế nhờ khoa học công nghệ.

Ở 25 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương xây dựng 38 cơ sở sáng tạo để phát triển thương mại quốc tế nhờ khoa học công nghệ. Tạo động lực để cải tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật sâu hơn nữa. Những điều này đem lại điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao và các sản phẩm cơ điện. Từ năm 2001 đến năm 2007, xuất khẩu các sản

49

phẩm cơ điện tăng từ 44,6% lên đến 57,6%, xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao mới tăng từ 17,5% lên 28,6%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc (2008)

Hình 2.1: Tình hình cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 2001-2007 (%)

Việc xuất khẩu các sản phẩm gây hại cho môi trường và tài nguyên giảm mạnh. Dưới sự đồng lòng nỗ lực của các ban ngành, Trung Quốc đã bỏ được 1.115 mục hoàn (miễn) thuế xuất khẩu cho các sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao, sử dụng nhiều năng lượ4ng, bắt đầu trưng thu thuế xuất khẩu với hơn 300 mặt hàng. Đến năm 2007, lượng xuất khẩu mặt hàng có nguyên tố đất hiếm (như lantan, xori…) giảm 12% so với năm 2002; lượng xuất khẩu mặt hàng có Flo giảm 49%, lượng xuất khẩu mặt hàng than đá giảm 37% và lượng xuất khẩu các mặt hàng dầu thô giảm 46%.

Hai là, tích cực mở rộng nhập khẩu. Khích lệ các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thiết bị kỹ thuật tiên tiến, thiết bị bảo vệ môi trường, những linh phụ kiện quan trọng, các sản phẩm năng lượng quan trọng, các nguyên vật liệu mới; mở rộng tiêu thụ trong thị trường trong nước, hạn chế sự leo thang của vật giá. Cơ cấu nhập khẩu không ngừng được ưu hoá. Bằng việc hạ thấp hoặc phá bỏ thuế nhập khẩu cho 354 loại hàng hoá, xoá bỏ việc quản

0 20 40 60 80 100 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Sản phẩm sơ cấp Thành phẩm công nghiệp chế tạo Sản phẩm cơ điện Sản phẩm kỹ thuật cao mới

50

lý giấy phép nhập khẩu cho 883 mặt hàng, xây dựng “Mục lục những mặt hàng và kỹ thuật được ủng hộ” [103] hay “Những quy định tạm thời về quản lý vốn lợi tức trong nhập khẩu” [105], Trung Quốc khích lệ nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày và các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, tài nguyên, năng lượng mà trong nước cần. Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật quan trọng thông qua những chính sách khích lệ các hoạt động tín dụng ngân hàng dành cho nhập khẩu, đưa ra những lợi tức nhập khẩu ưu đãi, xây dựng nguồn vốn thúc đẩy nhập khẩu, giảm bớt thủ tục hành chính. Tích cực giao lưu hợp tác, buôn bán các sản phẩm kỹ thuật cao mới với các nước và các khu vực phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Năm 2006, lượng nhập khẩu kỹ thuật cao mới từ Mỹ và châu Âu gấp 2 lần năm 2001, còn từ Nhật Bản tăng gấp 3 lần.

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)