Hoàn thiện chính sách giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 51)

xuất khẩu

Cùng với việc mở rộng thương mại quốc tế, đặc biệt là mở rộng quy mô xuất khẩu, cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng bộ lộ nhiều điểm yếu. Chủ yếu là, cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu không có lợi cho việc tăng cường cải cải thế chế thương mại, kết cấu giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu không thể phù hợp với nhu cầu của kết cấu ưu hoá ngành nghề, cơ chế chịu trách nhiệm trong quá trình giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu còn nhiều chỗ bất hợp lý v.v… Chính những vấn đề này đã khiến cho nguồn trợ cấp xuất khẩu không được bảo đảm, vấn đề trợ cấp trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2003, tổng số tiền trợ cấp của các doanh nghiệp xuất khẩu là hơn 200 tỷ NDT, điều này ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển của thương mại quốc tế, cũng tổn hại đến hình tượng và lòng tin vào nhà nước. Năm 2004, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết

45

định tiến hành cải cách cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu, đưa ra nguyên tắc cải cách mới là “không nợ mới, hoàn nợ cũ, hoàn thiện cơ chế, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, phát triển cải cách, thúc đẩy phát triển” [86]. Đến năm 2005, tiến hành điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu. Từ đó đến nay đã nhiều lần điều chỉnh lớn tỷ lệ trợ cấp các sản phẩm xuất khẩu.

a. Cải cách cơ chế chia sẻ trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong trợ cấp xuất khẩu

Tính theo số liệu trợ cấp xuất khẩu thực tế của Trung Quốc năm 2003, từ năm 2004 trở đi Trung ương và địa phương cùng nhau gánh vác trách nhiệm trợ cấp với tỷ lệ 75:25. Sau khi biện pháp này được đưa ra, mặc dù có giảm áp lực tài chính của Trung ương, nhưng ở một trình độ nhất định, việc điều động các cơ quan địa phương tham gia vào việc quản lý trợ cấp tuy có mang tính tích cực nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề mới: chủ yếu là sự gánh vác trách nhiệm trợ cấp ở các vùng không giống nhau đặc biệt là những vùng mua lại nguồn hàng của nước ngoài xuất khẩu thì trách nhiệm trợ cấp tương đối lớn, các vùng khác nhau thậm chí còn hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thu mua của nước ngoài, hạn chế những hạng mục thu hút đầu tư nước ngoài xuát khẩu v.v… Để giải quyết vấn đề này, Quốc vụ viện quyết định từ năm 2005 trở đi, tỷ lệ chịu trách nhiệm trợ cấp giữa Trung ương và địa phương được điều chỉnh là 92,5:7,5; đồng thời đưa ra những biện pháp quy phạm những vùng và khu vực gánh vác trách nhiệm trợ cấp xuất khẩu, cải tiến phương thức giảm trợ cấp xuất khẩu. Các tỉnh (thành, khu) căn cứ vào tình hình thực tế, tự động chế định biện pháp gách vác trợ cấp từ cấp tỉnh trở xuống, nhưng tuyệt đối cấm không được phân chia trách nhiệm gánh vác việc trợ cấp xuất khẩu xuống các hương trấn và các doanh nghiệp; tuyệt đối không được dùng các biện pháp can thiệp vào sự phát triển thương mại quốc tế như hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thu mua của nước ngoài v.v… Ngân sách tài chính

46

cấp tỉnh sẽ giải quyết vấn đề mất cân bằng trong việc gánh vác trách nhiệm trợ cấp xuất khẩu ở các thành phố trực thuộc cấp huyện. Những biện pháp này phần nào cũng giảm nhẹ những gánh nặng của địa phương trong việc trợ cấp xuất khẩu, đồng thời cũng góp phần xây dựng và phát triển một thị trường lớn thống nhất trong cả nước.

b. Trung Quốc nhiều lần điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu

Quyết định về việc cải cách cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu năm 2004 đã chỉ rõ, cơ cấu trợ cấp của các mặt hàng xuất khẩu hiện nay không phù hợp với nhu cầu ưu hoá cơ cấu ngành nghề. Chủ yếu là không có sự khác biệt trong tỷ lệ trợ cấp đối với các mặt hàng xuất khẩu khác nhau. Do đó, Quốc vụ viện quyết định điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp đối với các mặt hàng xuất khẩu. Đối với những mặt hàng khác nhau có tỷ lệ trợ cấp khác nhau. Xoá bỏ việc trợ cấp xuất khẩu đối với những mặt hàng mà Trung Quốc không khích lệ xuất khẩu như dầu thô, gỗ, bột giấy, cashmere,graphite tự nhiên v.v… Điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu từ 5% đến 13% đối với các mặt hàng như bột mì, bột ngô, các loại vịt, thỏ v.v… Điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu từ 5% đến 13% đối với các mặt hàng nông sản phẩm v.v… Từ năm 2006, để tăng cường khống chế xuất khẩu các sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu dùng năng lượng cao, tăng cường ưu hoá cơ cấu xuất khẩu, đồng thời khích lệ xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao và các sản phẩm có giá trị gia tăng, Trung Quốc phân kỳ và phân lô điều chỉnh và xoá bỏ tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với một số sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu dùng năng lượng cao; giảm tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với những sản phẩm dệt may, nhưng cũng nâng cao tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm thiết bị kỹ thuật quan trọng, sản phẩm IT v.v… Năm 2006 và năm 2007, dựa vào nhu cầu “điều chỉnh đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng, giảm thặng dư” của Trung ương [92], Trung Quốc đã ba lần giảm tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu trên quy mô lớn.

47

Trong năm 2008, để đối phó với những biến động trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giải quyết những khó khăn trong việc xuất khẩu những sản phẩm tập trung lao động cao như quần áo, đồ chơi v.v… ngày 1-8-2008 và ngày 1-11-2008, Trung Quốc lại nâng cao tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với một số mặt hàng. Hiện nay, cơ bản xoá bỏ toàn bộ việc trợ cấp xuất khẩu đối vói những sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu hao năng lượng cao, tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với những mặt hàng tập trung lao động tuỳ chủng loại mà giảm xuống còn 14%, 13%, 11%, 9% (tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu bình quân không đến 11%). Trong đó các sản phẩm xoá bỏ việc trợ cấp xuất khẩu chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sau khi cải cách cơ chế trợ cấp xuất khẩu, mỗi năm quy mô trợ cấp xuất khẩu tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng của quy mô xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)