Một số những nhận xét về những nhân tố ảnh hướng đến quá trình cải cách chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau WTO

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 46 - 48)

Từ năm 2001 trở lại đây, Trung Quốc nắm bắt cơ hội gia nhập WTO, tập trung lợi dụng nguồn tài nguyên ở hai thị trường trong và ngoài nước, ưu hoá cơ cấu, nâng cao chất lượng, sáng tạo trong cách nghĩ, để việc cải cách thể chế thương mại quốc tế dành được những thành tựu mang tính lịch sử, đưa nền kinh tế mở cửa của Trung Quốc bước sang một giai đoạn phát triển mới.

Trong giai đoạn này, thương mại quốc tế của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định. Năm 2007, lần đầu tiên, tổng giá trị xuất nhập khẩu thương mại quốc tế của Trung Quốc vượt qua 2.000 tỷ USD, đạt 2.173,8 tỷ USD, đưa Trung Quốc đứng từ thứ 5 năm 2002 lên thứ 3. Theo số liệu của

40

Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 13-1-2009, tổng giá trị xuất nhập khẩu thương mại quốc tế của Trung Quốc năm 2008 đạt 2.561,63 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2007. Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2008 ở tình trạng trước cao, sau thấp. Lần đầu tiên sau 7 năm gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng dưới 20% [89]. Dự trữ ngoại hối năm 2007 đạt 1.530 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Theo số liệu của Cục quản lý ngoại hối quốc gia, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn tăng đều, năm 2008 là 1.946,030 tỷ USD, năm 2009 là 2.399,2 tỷ USD, năm 2010 là 2.847,3 tỷ USD, đến cuối tháng 9 – 2011 đạt 3,2 nghìn tỷ USD [102]. Thu hút đầu tư nước ngoài tăng từ 52,7 tỷ năm 2002 lên đến 74,7 tỷ năm 2007, giữ vị trí thứ nhất trong các nước đang phát triển liên tục 15 năm liền. Đến năm 2008 là 92,395 tỷ USD, tăng 23,58%. Còn đến năm 2010, nước này thu hút được 106 tỷ USD tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa tính các khoản đầu tư thông qua biện pháp tài chính như cổ phiếu, tăng 17,4% so với năm 2009. Con số đó nhiều hơn cả quay ngược xu hướng giảm 2,3% vì suy thoái toàn cầu trong năm trước đó [100]. Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài đi từ loại hình mở rộng số lượng sang tăng cường hiệu quả chất lượng. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc “đi ra ngoài”, mở rộng kinh doanh quốc tế hoá. Theo đúng tư tưởng chiến lược đi từ thấp lên cao, Trung Quốc cơ bản hình thành cục diện thương mại quốc tế mới: xuất khẩu các sản phẩm tập trung sức lao động ổn định; tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm có độ ô nhiễm cao, sử dụng nhiều năng lượng và sử dụng nhiều tài nguyên, tích cực mở rộng nhập khẩu nguồn năng lượng và các thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Sản phẩm cơ điện và các sản phẩm kỹ thuật cao mới là điểm nóng tăng trưởng xuất khẩu. Đồng thời, dần dần mở cửa đối ngoại trên các lĩnh vực dịch vụ như vận chuyển hàng hoá, dịch vụ thông tin và thư tín, tiền tệ và du lịch văn hoá v.v…

41

Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường đáp ứng yêu cầu toàn cầu hoá kinh tế, từng bước hội nhập với quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới, cải cách sâu hơn nữa thể chế thương mại, nâng cao hơn nữa hiệu quả hành chính thương mại quốc tế, cải cách dịch vụ của chính phủ, hợp lý hoá thể chế thương mại quốc tế, thay đổi phương thức tăng trưởng thương mại, cải thiện môi trường thể chế kinh doanh thương mại quốc tế, cải cách chế độ phân công quản lý và thẩm duyệt đầu tư trực tiếp nước ngoài, minh bạch hơn nữa trình tự quản lý đầu tư nước ngoài, xây dựng hệ thống dịch vụ công trong đầu tư nước ngoài, cải cách thể chế quản lý hoàn thiện ngành dịch vụ thương mại và phát triển thương mại dịch vụ. Vậy cụ thể chính sách thương mại Trung Quốc được điều chỉnh như thế nào?

2.3. Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)