Thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đô la khi nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước.

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 59 - 64)

Mục tiêu của chính sách này là giúp các nhà đầu tư có kế hoạch kinh doanh dài hạn, sản lượng công nghiệp tăng trưởng trong một thời gian dài, ngoại tệ tích lũy được mỗi năm mỗi nhiều. Nền kinh tế hướng tới xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho đất nước có tỷ dân này trong lúc đó lấy đi số công ăn việc làm tương ứng của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc. Các nước nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thường thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc dùng khoản thặng dư này để đầu tư trở lại nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch với hình thức mua trái phiếu như T-bond hay đầu tư vào những doanh nghiệp quốc doanh như Fannie Mei và Freddie Mc.

Thực chất của chính sách kết hối ngoại tệ Trung Quốc là neo đồng nội tệ yuan vào đô la Mỹ. Giá trị bạc yuan được bảo đảm bằng lực lượng lao động hùng hậu khát việc làm từ các miền quê hẻo lánh của Trung Quốc qua đó tạo ra một sản lượng hàng hóa đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới.

Theo quy luật năng suất lao động tăng và mức lương của người công nhân không tăng tương ứng dẫn đến giá trị thực tế bạc yuan dần dần tăng lên và cao hơn giá trị mà tỷ giá được ngân hàng Trung ương cố định. Điều này lại càng có lợi cho nhà đầu tư đổ vốn ngoại tệ vào Trung Quốc và không nhà đầu tư nào phản đối việc kết hối ngoại tệ. Mặc dù thu nhập có tăng nhưng người công nhân Trung Quốc bị thiệt thòi nhưng lại không có quyền lên tiếng. Với nguồn ngoại tệ dồi dào, Ngân hàng trung ương Trung Quốc chủ động bơm hút lượng cung tiền ra thị trường bảo đảm giá trị bạc yuan ổn định, không lạm phát trong thời gian tương ứng.

53

nước vay ngoại tệ. Đến ngày 6-12-2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân hàng được ủy quyền. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối.

Gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối tới 3,2 ngàn tỷ USD, Trung Quốc thay đổi hẳn quan niệm về quản lý ngoại hối “nhập cảnh mở rộng, xuất cảnh nghiêm ngặt”. Mục tiêu của quản lý ngoại hối là quy phạm quản lý, tạo sự cân bằng trong thu chi quốc tế, tạo sự cân bằng giữa hai luồng tiền ra và tiền vào. Đồng thời, tiến hành quản lý giám sát theo đúng tính chất thương mại quốc tế nhằm tạo môi trường cạnh tranh cân bằng, xóa bỏ những khác biệt trong đãi ngộ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa cá nhân và tổ chức. Tháng 8-2008, Quốc vụ viện công bố “Điều lệ quản lý ngoại hối nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” đã sửa đổi cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn[99]. Điều lệ này được đúc rút từ những cách làm thành công trong cải cách chế độ quản lý ngoại hối những năm gần đây. Chủ yếu bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, đơn giản hoá nội dung và trình tự quản lý thu chi ngoại hối trong các danh mục ngành nghề. Điều lệ quy định không hạn chế thu chi quốc tế và những chuyển dịch trong các danh mục ngành nghề. Tăng cường tạo điều kiện thu chi ngoại hối trong các danh mục ngành nghề. Xoá bỏ những yêu cầu mang tính cưỡng chế trong nguồn thu ngoại tệ ở các danh mục ngành nghề. Những thu nhập ngoại hối ở các danh mục ngành nghề này có thể bảo lưu theo quy định hoặc bán cho quỹ tiền tệ. Điều lệ quy định những chi phí ngoại hối trong những danh mục ngành nghề phải theo đúng quy định quản lý

54

thanh toán và thu mua ngoại hối. Để bảo đảm cho việc thu chi ngoại hối trong các danh mục ngành nghề được thực chất và hợp pháp, điều lệ này yêu cầu các quỹ tiền tệ làm nghiệp vụ ngoại hối tiến hành thẩm tra hợp lý tính chân thực của văn bản giao dịch và tính nhất quán trong thu chi ngoại hối. Đồng thời, điều lệ quy định các cơ quan quản lý ngoại hối phải tiến hành kiểm tra giám sát thông qua các biện pháp như kiểm tra hiện trường, kiểm tra số liệu ngoài hiện trường, kiểm tra mã v.v…

Thứ hai, đơn giản hoá thủ tục phê duyệt hành chính trong quản lý ngoại hối đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường việc quản lý sử dụng vốn. Quy định sau khi giải quyết ngoại hối trong các danh mục vốn, việc sử dụng đồng NDT nên được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý ngoại hối và các ban ngành chủ quản hữu quan. Sau khi các cơ quan quản lý ngoại hối giải quyết những vấn đề liên quan đến ngoại hối trong các danh mục vốn, cần phải luôn kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồng NDT và những thay đổi trong tài khoản. Cải cách phương thức quản lý ngoại hối trong các danh mục vốn. Đối với các khoản thu ngoại hối trước đây nhà nước chưa quy định, nay có thể được bảo lưu hoặc giao nộp quỹ dưới sự đồng ý của các cơ quan quản lý ngoại hối hiện hành. Đối với các khoản chi ngoại hối trong các danh mục vốn, trước kia chưa được nhà nước quy định, nay có thể được cơ quan quản lý ngoại hối phê chuẩn trên nguyên tắc đưa những chứng cứ sắc đáng theo quy định trực tiếp đến cơ quan quản lý ngoại hối để giải quyết. Những quy định của nhà nước cần phải phù hợp với những quy định của cơ quan quản lý ngoại hối. Các khoản thanh toán ngoại hối cần phải xin làm thủ tục xét duyệt.

Thứ ba, tăng cường giám sát luồng vốn ra nước ngoài, xây dựng chế độ bảo đảm ổn định thu chi quốc tế. Kiện toàn chế độ công báo thống kê thu chi quốc tế, hoàn thiện thu thập thông tin thu chi ngoại hối, tăng cường thống kê, phân tích và giám sát các dòng vốn luân chuyển xuyên quốc gia. Dựa vào

55

những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, quy định khi những khoản thu chi quốc tế xuất hiện hoặc có khả năng xuất hiện sự mất cân đối nghiêm trọng, và kinh tế quốc dân xuất hiện hoặc có thể xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng, Nhà nước Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp bảo đảm, khống chế trong thu chi quốc tế.

Thứ tư, kiện toàn những biện pháp giám sát và quản lý ngoại hối. Để đảm bảo cơ quan quản lý ngoại hối làm việc theo đúng pháp luật và có hiệu quả, quy định những biện pháp giám sát quản lý cơ quan quản lý ngoại hối. Đồng thời cũng quy định, cơ quan quản lý ngoại hối phải tiến hành theo đúng trình tự giám sát và kiểm tra.

Để giải toả áp lực khi xuất hiện những dòng ngoại hối bất thường, thực hiện tốt mục tiêu quản lý cân bằng trong dòng lưu thông ngoại hối, đảm báo tính thực chất và nhất quán trong việc xét duyệt xuất khẩu và thu ngoại hối, tháng 7-2008, Cục Quản lý ngoại hối quốc gia, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã kết hợp và ban hành “Những biện pháp thẩm tra và phê duyệt trong mạng lưới xuất khẩu thu ngoại tệ” [87] quyết định quản lý thẩm tra việc xuất khẩu và thu ngoại hối trong toàn bộ mạng lưới, tức là sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa tình hình doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và thu ngoại hối về với tình hình xuất khẩu hàng hoá của hải quan, bảo đảm tính chân thực và nhất quán trong xuất khẩu và thu ngoại hối. Đồng thời, Cục Quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc còn ban hành “Thông báo về những vấn đề liên quan đến việc quản lý đăng ký nợ nước ngoài của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hàng hoá” [101] tăng cường giám sát quản lý việc đăng ký thanh toán trước trong xuất khẩu, giám sát xuất khẩu và thanh toán dài kỳ trong nhập khẩu. Phòng tránh việc lợi dụng con đường thương mại tiền tệ lưu chuyển bất hợp pháp vào Trung Quốc. Đồng thời tiến hành cải tiến quản lý giám sát những khoản thanh toán trả chậm trong nhập khẩu, phòng việc tiềm ẩn những khoản nợ xấu.

56

Kết quả là, nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Từ năm 1994 đến năm 2010, gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngoại tệ sau khi điều chỉnh tỷ giá, đã góp phần tăng quyền sở hữu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, đó chính là chìa khóa thành công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu.

Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng Trung Quốc.

2.3.7. Thúc đẩy thương mại gia công chuyển dịch và phát triển theo chiều sâu. chiều sâu.

Hoàn thiện chế độ quản lý phân loại sản phẩm thương mại gia công, dựa vào chính sách phát triển ngành nghề của chính phủ, điều chỉnh những hạng mục bị cấm và những hạng mục bị hạn chế, đưa thương mại gia công phát triển lên một tầm cao mới. Khích lệ và hướng dẫn các doanh nghiệp thương mại gia công tăng cường đầu tư nghiên cứu, dần dần sẽ đi từ phát triển các sản phẩm gia công sang phát triển các sản phẩm tự thiết kế và chế tạo, tăng cường năng lực học tập kỹ thuật và tự chủ sáng tạo trong các doanh nghiệp.

2.3.8. Thực hiện chiến lược hàng hiệu

Trong thời gian này, Trung Quốc đưa ra những chính sách khích lệ các thương hiệu chủ động xuất khẩu trên tất cả các lĩnh vực như thiết kế nghiên cứu phát triển, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm tiền tệ, bảo hộ quyền

57

sở hữu trí tuệ v.v… trên trường quốc tế. Đồng thời khích lệ các vùng, các ban ngành phối hợp thực hiện. Bằng việc tuyên truyền các chính sách ủng hộ các thương hiệu chủ động xuất khẩu; các vùng, các ngành và các doanh nghiệp bồi dưỡng cách làm và kinh nghiệm cho các thương hiệu chủ động xuất khẩu thông qua các phương tiên truyền thông như Đài truyền hình Trung ương, “Nhân dân Nhật báo” v.v…, các ban ngành hữu quan của chính phủ còn thông qua việc mở rộng quy mô vùng phát triển thương hiệu, xây dựng hình tượng thương hiệu ở Âu - Mỹ để mở rộng phát triển các thương hiệu xuất khẩu của Trung Quốc.

Hộp 2: Một số điều chỉnh và biện pháp chính sách cụ thể được sử dụng ở tỉnh Quảng Tây khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)