- Sự chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn đã góp phần làm suy yếu nhu cầu trong nước Những người thuộc nhóm có thu nhập cao có thiên hướng tiết kiệm cho giáo dục, y tế và sở hữu
2.5.1. Gia nhập WTO tạo động lực mới cho thương mại quốc tế Trung Quốc
nghiệp có vốn của Nhật cho rằng dù tiền lương tăng họ vẫn bám trụ tại Trung Quốc bằng cách thay đổi công nghệ, tăng năng suất lao động. Do đó, rất có khả năng chỉ có những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những công đoạn có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng (supply chain) của các ngành máy móc mới được chuyển sang Việt Nam và các nước lân cận phía nam Trung Quốc. Đây cũng không phải là khuynh hướng tốt đối với Việt Nam.
Thứ tư, sức mua của NDT tăng nên khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Dĩ nhiên hiện tượng này sẽ giúp các ngành dịch vụ du lịch phát triển. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp khách du lịch Trung Quốc chuyển thành lao động bất hợp pháp tại Việt Nam nên trong thời gian tới số người này sẽ nhiều hơn và việc quản lý sẽ gặp khó khăn. Việt Nam cần lường trước khả năng này để có biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả.
Tóm lại, NDT tăng giá sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tùy theo chính sách, nỗ lực của Việt Nam mà ảnh hưởng ấy sẽ diễn tiến theo hướng thuận lợi hay bất lợi.
2.5. Kết quả của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay
2.5.1. Gia nhập WTO tạo động lực mới cho thương mại quốc tế Trung Quốc Trung Quốc
Trong giai đoạn này, quốc lực tổng hợp của Trung Quốc tăng lên rõ rệt, nền kinh tế không ngừng “mở cửa”. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, Trung Quốc đã tăng cường sức cạnh tranh, tích cực chuyển dịch phương thức phát triển, tối ưu hoá cơ cấu sản phẩm hàng hoá xuất nhập khẩu, giải quyết tốt
69
những thách thức trong thời kỳ quá độ gia nhập WTO, dần tạo được vị thế trên trường quốc tế. Nó được thể hiện ở những mặt sau:
1. Gia nhập WTO đã tạo được sức sống mới cho sự phát triển kinh tế và thương mại Trung Quốc. Trung Quốc đã chuyển từ mở cửa có giới hạn, mở cửa trong từng vùng, mở cửa trong từng lĩnh vực sang mở cửa toàn diện, mở cửa đa tầng nấc, mở cửa sâu ở mọi lĩnh vực. Trung Quốc đi từ mở cửa mang tính chính sách (chủ yếu là thí điểm) sang mở cửa mang tính hệ thống trong khuôn khổ pháp luật. Đi từ mở cửa đơn nhất sang mở cửa song phương giữa Trung Quốc và các thành viên trong WTO. Đi từ mở cửa nhưng thụ động tiếp nhận những quy tắc của WTO sang mở cửa mà chủ động tham gia xây dựng những quy tắc của WTO v.v… Trong giai đoạn này, tích cực mở cửa cũng có nghĩa là tích cực thúc đẩy cải cách trong nước, tăng cường sự tương tác giữa thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở vững chắc cho thương mại quốc tế bước sang một giai đoạn mới.
2. Trong giai đoạn này, khi thế giới chuyển sang chú trọng các ngành kỹ thuật cao mới (đặc biệt là ngành IT) đã tạo nhiều cơ hội quan trọng cho thương mại quốc tế Trung Quốc phát triển. Từ những năm đầu thế kỷ XXI trở lại đây, sự chuyển dịch ngành nghề trên thế giới chủ yếu phát triển theo chiều sâu. Ở các nước phát triển, các ngành kỹ thuật cao mới và các ngành dịch vụ hiện đại chuyển dịch với tốc độ nhanh. Các công ty xuyên quốc gia không ngừng mở rộng gia công phần mềm trong sản xuất và dịch vụ … Nếu tổng lượng gia công phần mềm dịch vụ IT trên toàn thế giới là 346,5 tỷ USD năm 2008 thì đến năm 2009 là 432,2 tỷ USD [81, tr.55]. Phân công quốc tế dần được tinh lọc, đi từ phân công trong từng ngành sang phân công trong từng sản phẩm, các ngành nghề trên toàn thế giới không ngừng được mở rộng. Tăng cường toàn cầu hoá trong từng khâu của doanh nghiệp như tiền vốn, sản
70
xuất, tiêu thụ, dịch vụ, nghiên cứu phát triển v.v… Đến nay, có thể nói Trung Quốc có đủ ưu thế và điều kiện để bước vào quy đạo chuyển dịch ngành nghề mang tính quốc tế hoá mới của thế giới.
3. Nền kinh tế mở cửa của Trung Quốc không ngừng nâng cao về chất sẽ giúp Trung Quốc chuyển từ nước lớn trong thương mại sang thành cường quốc thương mại. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVII ĐCS Trung Quốc năm 2007 đã chỉ ra chiến lược và mục tiêu phát triển mới của thương mại quốc tế Trung Quốc là phải “mở rộng phát triển thương mại quốc tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng cao trình độ nền kinh tế mở” [95]. Để nền kinh tế mở của Trung Quốc có thể bước vào một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử, cần phải tăng cường từng bước chuyển từ nước lớn về thương mại sang cường quốc thương mại.
4. Trung Quốc tích cực thực hiện những cam kết trong WTO, đưa thể chế quản lý thương mại hoà cùng quỹ đạo quy tắc thế giới. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện tốt những cam kết và nghĩa vụ trên tất cả các lĩnh vực như gia nhập thị trường, những biện pháp trong nước, những đãi ngộ quốc dân, thương mại dịch vụ v.v… được các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế ủng hộ. Trong giai đoạn này, đặc điểm nổi bật nhất trong thể chế thương mại quốc tế của Trung Quốc là cải cách hệ thống chính sách thương mại quốc tế hoà cùng với thể chế thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là, tuân thủ quy phạm thương mại quốc tế và những yêu cầu kinh tế thị trường nhưng cũng phù hợp với tình hình và đặc điểm của Trung Quốc, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại quốc tế của Trung Quốc phát triển. Thứ nhất, thông qua việc xây dựng, sửa đổi và chỉnh lý, từng bước hình thành hệ thống pháp luật thương mại quốc tế phù với với quy tắc quốc tế và phù hợp với tình hình trong nước. Thứ hai, tăng cường từng bước mở cửa thị trường. Mức thuế
71
2007. Mở cửa toàn diện quyền kinh doanh thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh thương mại quốc tế, mở cửa 104 ngành thương mại dịch
vụ. Thứ ba, chính sách thương mại quốc tế được thống nhất, minh bạch và quy
phạm.