cầu mới sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
Trung Quốc xây dựng một môi trường, thể chế phù hợp hơn với nhu cầu của nền kinh tế thị trường XHCN mà mấu chốt là chuyển đổi chức năng của chính phủ. Mục đích chính của cải cách mở cửa ở Trung Quốc là thực hiện những chuyển đổi chức năng của chính phủ, xây dựng một cơ chế quản lý kinh tế phù hợp hơn, thích ứng hơn với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường XHCN, từng bước xoá bỏ hiện tượng “mỗi bộ, ngành quản lý một sản phẩm, mỗi tỉnh thành nắm một khu vực kinh tế". Trên tinh thần đó, từ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã xoá bỏ 789 hạng mục xét duyệt hành chính, trong đó có 560 hạng mục liên quan công tác quản lý kinh tế. Việc thanh lọc và sắp xếp lại đối với các tổ chức trung gian xã hội đã khiến các tổ chức này không bị lệ thuộc vào các cơ quan chính phủ. Việc xây dựng chính phủ điện tử đã nâng cao tính minh bạch trong chính sách, công khai công việc của chính phủ, có lợi cho việc truyền đạt thông suốt chính sách và pháp lệnh của nhà nước, nâng cao hiệu quả làm việc của chính phủ, cải thiện quan hệ giữa chính phủ với người dân và tránh hiện tượng “đi đêm”.
Trong thời gian dài, thương mại trong nước và thương mại quốc tế của Trung Quốc chịu sự quản lý giám sát của Nguyên Uỷ ban Thương mại kinh tế quốc gia, Nguyên Uỷ ban Quy hoạch quốc gia và Nguyên Bộ Hợp tác kinh tế
37
thương mại quốc tế. Thể chế quản lý này phân biệt giữa thương mại trong và ngoài nước, phân biệt giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, hạn ngạch xuất và nhập khẩu không còn phù hợp với yêu cầu mới sau khi gia nhập WTO, cũng không phù hợp với yêu cầu xây dựng một hệ thống thị trường hiện đại, thống nhất, mở cửa, cạnh tranh có trật tự.
Tháng 3-2003, Quốc vụ viện tiến hành một loạt những thay đổi mới. Xoá bỏ Bộ Hợp tác kinh tế thương mại quốc tế, thành lập Bộ Thương mại. Bộ Thương mại tổng hợp chức năng của Nguyên Uỷ ban Thương mại kinh tế quốc gia, Uỷ ban Quy hoạch quốc gia và Bộ Hợp tác kinh tế thương mại quốc tế. Bộ Thương mại chủ yếu phụ trách việc nghiên cứu và đưa ra những quy tắc thị trường, lưu hành những luật lệ chính sách một cách có trật tự, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thị trường, lưu thông sâu những cải cách thể chế, quản lý thương mại quốc tế và phát triển hợp tác kinh tế quốc tế. Việc cải cách này là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường XHCN, cũng rất có lợi cho việc thống nhất thị trường trong và ngoài nước, có lợi cho việc Trung Quốc thực hiện những cam kết với WTO và cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển trên hai thị trường trong và ngoài nước.