- Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với vị thế của nước đang phát triển.
3.2. Cải cách chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO
khi gia nhập WTO
Trong giai đoạn 2001-2010, Việt Nam đã thực hiện cải cách chính sách thương mại khá toàn diện. Các công cụ chính sách thương mại, trong đó có cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đã được điều chỉnh dần theo hướng tạo điều kiện tốt hơn cho các dòng lưu chuyển thương mại. Việt Nam cũng
79
tham gia đàm phán, ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại ở cấp độ song phương, khu vực và đa phương.
Kể từ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết năm 2001, các cam kết thương mại đã được thực hiện toàn diện hơn. Mức độ cải cách chính sách cũng bao gồm cả những cải cách tự thân và những cải cách nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế. Như vậy, Việt Nam không chỉ coi việc thực hiện các cam kết thương mại như một nghĩa vụ mà như một biện pháp cần thiết trong quá trình cải cách kinh tế theo định hướng thị trường và dựa trên hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cấp độ đa phương, việc gia nhập WTO năm 2007 là một mốc vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vì từ thời điểm này Việt Nam tham gia sân chơi chung của thương mại thế giới với vị thế bình đẳng với toàn bộ 149 nước thành viên khác trong tổ chức WTO trong hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, các cam kết trong khuôn khổ WTO toàn diện nhất và mang tính ràng buộc pháp lý cao nhất so với các cam kết thương mại khác.
Theo các hiệp định, các cam kết được đưa vào và thực thi nhiều nhất chủ yếu liên quan đến cắt giảm thuế quan. Bản thân các biện pháp cắt giảm này cũng được chú ý nhiều hơn do việc đánh giá tác động của chính sách là rõ ràng hơn nhiều (so với các cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan khác).
Ngay từ khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007, Việt Nam đã thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan với mức trần cho toàn bộ biểu thuế. Bảng 3.1 thể hiện thuế nhập khẩu, tính theo trung bình giản đơn và trung bình có trọng số, theo cam kết WTO. Thuế suất trung bình giản đơn, được thể hiện ở Bảng thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (MFN) năm 2007, đạt mức 17,45% và theo lộ trình sẽ tiếp tục được cắt giảm để đạt mức
80
cuối cùng khoảng 13,72% vào năm 1919. Trong đó, thuế quan được cắt giảm mạnh nhất đối với ngành nông nghiệp, từ 17,95% xuống còn 13,36%, tức là giảm khoảng 4,6 điểm phần trăm. Tương tự, ngành công nghiệp và chế tạo cũng có thuế nhập khẩu thấp hơn, khoảng 13,86% vào năm 2019 so với mức 17,6% năm 2007. Riêng ngành khai khoáng và khí đốt, mức thuế trần cam kết của WTO (mức cam kết năm 2007 là 5,61% và mức cam kết cuối cùng năm 2018 là 5,58%) cao hơn mức thuế suất (thực tế) trung bình năm 2007 (3,35%). Tuy nhiên, mức trần cao hơn này chỉ tạo dư địa để Việt Nam điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu trong những giai đoạn cần thiết.
Tuy nhiên, nếu lấy giá trị nhập khẩu năm 2005 làm quyền số, thuế suất trung bình theo cam kết WTO có những thay đổi đáng kể. Bảng 3.1. cho thấy, mức thuế suất cam kết WTO3 năm 2007 đạt bình quân 13,34%, cao hơn nhiều so với mức thuế suất hiện hành năm 2006 (10,47%). Mức thuế cam kết cuối cùng tính đến năm 2019 thậm chí còn cao hơn mức hiện hành năm 2006.
Bảng 3.1. Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết WTO
Đơn vị: %
Bình quân không có trọng số Bình quân với giá trị nhập khẩu 2005 làm trọng số MFN 2005 MFN 2006 Cam kết WTO năm 2007 Cam kết WTO năm 2019 MFN 2005 MFN 2006 Cam kết WTO năm 2007 Cam kết WTO năm 2019 Nông nghiệp và thủy sản 16.06 16.06 17.95 13.36 12.04 12.04 14.27 11.34 Khai khoáng, khí đốt 3.42 3.35 5.61 5.58 3.42 3.28 4.76 4.76 Công nghiệp, chế tạo 18.2 17.75 17.6 13.86 10.25 10.52 13.35 10.88 Tổng cộng 17.89 17.46 17.45 13.72 10.22 10.47 13.34 10.86 Nguồn: Phạm Văn Hà (2007)