Ít ai không cho rằng Trung Quốc là siêu sao kinh tế trong những năm gần đây. Nhờ tốc độ tăng trưởng hàng năm liên tục ở mức hai con số, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và theo nhiều đánh giá, còn là nền kinh tế năng động nhất.
Điều ít người biết hơn là bí quyết thành công của họ.
Bí quyết này thường được quy cho “nền kinh tế đặc sắc Trung Quốc”, tức phần lớn phép màu là nhờ bàn tay hữu hình can thiệp mạnh mẽ của giới quan chức. Đương nhiên quan điểm này được chính phủ Trung Quốc vui vẻ đón nhận và phổ biến.
Nhưng điều đó có đúng không? Đương nhiên nhà nước có vai trò rất lớn và quan trọng. Chính phủ đã giúp giải quyết những rào cản về công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Về cơ sở hạ tầng thông qua xây dựng đường xá, cầu cống, nhà máy điện. Về công nghệ thông qua hỗ trợ chuyển giao tài sản trí tuệ nước ngoài (bằng cả hai con đường chính thức và phi chính thức).
Dù vậy quá trình đổi mới ở Trung Quốc đi từ cả trên xuống dưới lẫn từ dưới lên trên.
33
Giống như các Mittelstand hùng mạnh, xương sống của nền kinh tế Đức, Trung Quốc cũng có vố số các doanh nghiệp tư nhân mạnh mẽ: những lóng tre cứng cáp của “nền kinh tế tre nứa”.
Các doanh nhân này thường hoạt động không chỉ ngoài tầm kiểm soát của các công ty nhà nước, mà còn ngoài vòng cả pháp luật.
Kết quả là, không thể đánh giá tầm quan trọng của họ dựa trên số liệu thống kê của chính phủ, thứ vốn ngay cả kinh tế Trung Quốc cũng phản ánh sai lạc. Nhưng họ thực sự là một lực lượng đáng gờm.
Vương quốc tự do
Đầu tiên là quy mô của họ. Ba thập kỷ trước, gần như mọi doanh nghiệp ở Trung Quốc đều trực thuộc một cơ quan nhà nước nào đó. Đến nay, một ước tính cho thấy 70% GDP đến từ các công ty mà nhà nước không nắm cổ phần đa số.
Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Chiết Giang Zheng Yumin năm ngoái phát biểu trong một hội nghị rằng 90% trong số 43 triệu công ty ở Trung Quốc là tư nhân.
Nơi tập trung nhiều nhất các doanh nhiệp này là các vùng “ở xa mặt trời” như Chiết Giang, nhưng hiện họ đang mở rộng ra toàn quốc.
Thứ hai là sự năng động của họ.
Qiao Liu và Alan Siu từ ĐH Hong Kong tính toán rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) trung bình của các công ty tư nhân chưa niêm yết cao hơn 10% so với con số ROE chỉ 4% của các công ty nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần. Số lượng công ty tư nhân mới thành lập tăng trưởng trung bình 30%/năm trong giai đoạn 2000-09. Các nhà máy mọc lên dọc các tuyến đường bộ và đường sắt mới hoạt động suốt ngày đêm để đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Những người đứng sau các doanh nghiệp này liên tục điều chỉnh sản phẩm và cách thức sản xuất của mình để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt (thường đến từ chính các đối thủ địa phương) cũng như các biến động khác của thị trường.
Giới chức địa phương vốn có hoạn lộ gắn với tăng trưởng thường để các công ty này hoạt động tự do không những không theo sự chỉ đạo trưc tiếp của nhà
34
nước mà còn tảng lờ cả nhiều điều luật liên quan đến quyền sở hữu đất, quan hệ với người lao động, thuế và quyền sở hữu trí tuệ.
“Nền kinh tế tre nữa” đang hoạt động trong một bong bóng “tự do kinh doanh”.
Nhưng điều đó cũng dẫn tới đặc điểm thứ ba rất đáng quan ngại đối với các doanh nghiệp này: sự bấp bênh của họ. Sự điều tiết của Trung Quốc đối với khu vực tư nhân thường được gọi là “một mắt nhắm, một mắt mở”.
Đây là một hệ thống cực kỳ linh hoạt, nhưng nếu thiếu một nền pháp trị vững chắc, các công ty sẽ trở thành mồi ngon cho giới quan chức. Họ có thể bị trừng trị thẳng tay bất kỳ lúc nào. Thiếu một cơ chế bền vững, họ khó có thể trưởng thành.
Cultivate it, don't cut it
Với Trung Quốc cũng như toàn thế giới, tất cả những điều này ẩn chứa nhiều ý nghĩa lớn.
Luật pháp thiếu minh bạch tạo cơ hội lạm dụng quyền lực lan tràn, ví dụ như thiếu quan tâm tới luật lao động khuyến khích việc bóc lột lao động. Các công ty tự tung tự tác hoàn toàn không phù hợp với ý thức hệ chính thức của đất nước.
Cho đến nay, Trung Quốc đã điều hòa những yếu tố ấy khá tốt.
Nhưng thời gian sẽ khiến mâu thuẫn giữa chủ nghĩa cơ hội vô chính phủ và sự chỉ đạo của nhà nước, cả hai vốn đều rất quan trọng với Trung Quốc, ngày càng gia tăng. Các thành viên bảo thủ trong Đảng sẽ có động cơ để tấn công “nền kinh tế tre nứa”.
Nếu thay vào đó họ xây dựng hành lang pháp lý thích hợp cho doanh nghiệp thì mọi chuyện sẽ tốt hơn nhiều.
Có thể hiểu được vì sao nhiều doanh nhân sợ bị chú ý: họ ghét trở nên nổi bật vì sợ hoạt động của mình sẽ bị soi mói. Nhưng nếu không có những nền tảng pháp lý cơ bản (bao gồm luật sở hữu trí tuệ), rất khó kiến tạo nên những tên tuổi và tập đoàn lớn.
Pháp luật bất minh khiến việc huy động vốn trở nên mù mờ. Kết quả là một hệ thống cấp vốn cực kỳ linh động nhưng cũng vô cùng đắt đỏ ra đời.
35
Tài sản ký quỹ rất đáng nghi ngờ và hệ thống tài chính dưới quyền kiểm soát của nhà nước không thưởng cho các nhân viên tín dụng nắm rõ rủi ro đi kèm với các công ty phi nhà nước.
Thay vào đó, tiền đến từ những nguồn phi chính thức với chi phí rất lớn. Người ta nói cái gọi là “lãi suất Ôn Châu” (đặt theo tên thành phố nổi tiếng nhất với loại hình vay vốn này) thấp nhất là 18% và có thể vượt 200%. Thời hạn vay hiếm khi vượt quá 2 năm.
Người ngoài có thể ngưỡng mộ những kế hoạch dài hạn dành cho với kinh tế Trung Quốc, nhưng nhiều nhà sản xuất năng động nhất lại chỉ dám làm ăn theo kiểu chột giật. Vì thế Trung Quốc cần phải thay đổi.
Cạnh tranh từ các công ty tư nhân giúp đẩy lương bổng lên cao hơn nhiều so với bất kỳ một đạo luật nào, giúp tạo ra sức cầu tiêu dùng mà Trung Quốc (và cả các công ty ở đây) đang rất cần.
Đằng sau vô số những doanh nghiệp mới thành lập là những cựu nhân viên nhà máy đã nhận ra rằng điều hành một dây chuyền sản xuất có lợi hơn nhiều so với làm việc bên trong nó.
Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức sống và hướng kinh tế Trung Quốc tới tiêu dùng nội địa thay vì xuất khẩu ra nước ngoài.
Phương Tây nên thấy mừng vì điều đó. Và họ nên cổ vũ nhiều hơn cho “nền kinh tế tre nữa” này.
Quá nhiều người, không chỉ các nhà độc tài thế giới thứ ba mà cả các ông chủ lớn Tây phương, đã có cảm tính với “đồng thuận Bắc Kinh” theo đó chủ nghĩa tư bản nhà nước và kiểm soát chính trị chặt chẽ là liều thần dược cho tăng trưởng.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO