- Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với vị thế của nước đang phát triển.
3 Loại trừ phần nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc, do chịu ảnh hưởng của thuế nhập khẩu lần lượt theo các Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) và Hiệp định khu
3.3.4. Nhập khẩu công nghệ tiên tiến
Trung Quốc đã từng thực hiện chính sách tự cường về công nghệ. Theo đó hạn chế dòng đầu tư FDI và nhập khẩu công nghệ nước ngoài nhằm kích thích công nghệ trong nước phát triển. Tuy nhiên, chính sách này tỏ ra sai lầm và hệ quả là nhiều ngành công nghiệp được bảo hộ ở Trung Quốc có trình độ công nghệ lạc hậu và hiệu quả kinh tế thấp so với công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Trong gia đoạn cải cách theo hướng tự do hóa đầu tư và thương mại, Trung Quốc đã thành công trong việc nâng cao năng lực công nghệ trong nước thông qua việc thu hút các TNCs và có các biện pháp hỗ trợ
85
các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản.
Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu công nghệ chủ yếu từ Trung Quốc do giá thành rẻ, phù hợp với tiềm lực tài chính hạn chế của các doanh nghiệp trong nước. Hệ quả là các sản phẩm có sức cạnh tranh thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về tín dụng, thuế để nhập khẩu công nghệ nguồn từ các quốc gia phát triển có thế mạnh công nghệ trên. Điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt dài hạn cho nền kinh tế.
86
KẾT LUẬN
Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay đã có một bước tiến dài so với giai đoạn trước đó. Những điều chỉnh này xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế cũng như dưới sức ép và thực thi các cam kết thương mại quốc tế quan trọng, trong đó gia nhập WTO năm 2001 là đột phá quan trọng, giúp đẩy nhanh tiến trình cải cách vì nếu không có những đột phá này cải cách có thể vẫn diễn ra nhưng với nhịp độ chậm hơn nhiều do gặp phải nhiều lực cản của các nhóm lợi ích cũng như sự khó khăn trong việc tạo đồng thuận xã hội về thay đổi tư duy, quan điểm.
Ở Việt Nam, bước sang giai đoạn mới, 2011-2020, Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ phải tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh hậu khủng hoảng theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế do mô hình tăng trưởng giai đoạn vừa qua với đặc trưng là phát triển bề rộng mà không chú trọng chất lượng tăng trưởng đã trở nên không còn thích hợp nữa. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu những cải cách chính sách thương mại quốc tế của các nước trên thế giới, đặc biệt là của Trung Quốc là rất cần thiết. Những kinh nghiệm thành công cũng như các khó khăn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc là những bài học quý giá cho các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam nghiên cứu và vận dụng.Theo hướng nghiên cứu như vậy, công trình này đã có những đóng góp quan trọng sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách thương mại.
- Phân tích, đánh giá những điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO, chỉ ra những điểm tích cực cũng như những tồn tại trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc đặc biệt là những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
87
đến quá trình điều chỉnh chính sách thương mại, luận văn đề xuất một số kiến nghị về việc điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. như sau:
Cải thiện cơ cấu xuất khẩu
- Gia tăng tỷ trọng các ngành GTGT cao
Cần phải có chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI có chất lượng là các TNCs với bề dày về công nghệ và tài chính và để chuyển dịch dần vị trị hàng xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu từ phía Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao để các TNCs có thể đầu tư vào Việt Nam các công đoạn sản xuất có GTGT cao; Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ nguồn từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng trong khi theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa cơ cấu xuất khẩu, mục tiêu này cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với mục tiêu tạo việc làm, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là những nội hàm của định hướng xã hội chủ nghĩa trong mô hình phát triển. Điều này có nghĩa là Việt Nam vẫn cần thiết phải duy trì mức độ nhất định các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động và các mặt hàng nông sản.
- Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng tài nguyên chiến lược
Đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai đòi hỏi Việt Nam phải dứt khóat hạn chế và dần đi tới cấm xuất khẩu các mặt hàng tài nguyên chiến lược không tái tạo như than đá và dầu thô.
Tăng cường các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
- Tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan trong các hiệp định quốc tế FTA đã ký kết
Cần có các hoạt động phổ biến thông tin các hiệp định ưu đãi được ký kết cho doanh nghiệp, cũng như hướng dẫn họ cách thức thực hiện các thủ tục cần thiết để được nhận ưu đãi. Về phía doanh nghiệp cũng cần phải chủ động tính
88
toán, cân nhắc chiến lược xuất khẩu mặt hàng nào, đi thị trường nào để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở các ưu đãi của các hiệp định khác nhau.
- Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu
- Tăng cường xuất khẩu sang các quốc gia châu Á mới nổi
Bên cạnh những khách hàng truyền thống với kim ngạch nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, cần mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Inđônêxia, cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đang gia tăng của các quốc gia này.
- Đối phó với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
Tránh việc sản xuất các mặt hàng có đơn giá quá thấp, dễ bị áp thuế chống bán phá giá; Các doanh nghiệp cần phải phối hợp với nhau thông qua Hiệp hội trong việc điều chỉnh số lượng hàng xuất khẩu, tránh tình trạng mạnh ai nấy xuất khẩu có thể tạo ra đột biến tăng mạnh hàng xuất khẩu trên thị trường nhập khẩu, tạo nguyên nhân cho các vụ kiện phòng vệ thương mại; Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ hiện tượng “lẩn tránh thương mại”, đặc biệt với các mặt hàng mà các nước xung quanh ta như Trung Quốc đang chịu sức ép bị áp thuế chống bán phá giá từ phía các quốc gia khác.
Cải thiện tình trạng nhập siêu
Phát triển công nghiệp phụ trợ; Giảm bớt hàng rào bảo hộ đối với các ngành thay thế nhập khẩu; Giám sát hiệu quả đầu tư công; Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ.
Nâng cao hiệu quả kinh tế của các ngành thay thế nhập khẩu
Việt Nam phải quyết tâm chủ động hạ thấp hàng rào bảo hộ, thậm chí thấp hơn mức cam kết WTO đối với các mặt hàng tiêu dùng cuối cùng có vai trò quan trọng thiết yếu đối với nền kinh tế như ô tô, xe máy, xi măng, đường và một số mặt hàng khác; Đối với một số mặt hàng cần kiểm soát số lượng phù hợp với năng lực hạn chế của hạ tầng giao thông như ô tô, xe máy thì có thể sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung cho việc giảm bớt hàng rào bảo hộ thuế quan.
89