Kể từ năm 2003, Trung Quốc tích cực thúc đẩy quá trình quốc tế hoá đồng nhân dân tệ (NDT), nới lỏng những hạn chế trong việc người dân mang
39
tiền ra nước ngoài, nâng cao hạn ngạch dùng tiền mặt, từng bước nới lỏng hạn chế trong việc mua bán phi thương mại của các doanh nghiệp. Từ tháng 7- 2005, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chế độ ngoại hối thả nổi có quản lý trên cơ sở cung cầu thị trường có sự tham gia điều tiết của một rổ tiền tệ. Cải cách thị trường hoá đồng NDT, ở trình độ nhất định, nâng cao được hiệu quả phối hợp trong thị trường ngoại hối, nâng cao tính chủ động trong chính sách tiền tệ trong nước, giúp vận hành tốt nền kinh tế vĩ mô.
Năm 2004, Trung Quốc xây dựng cơ chế mới là Trung ương và địa phương cùng nhau phụ trách việc trợ cấp xuất khẩu [97]. Năm 2005, đối mặt với tình hình mới: những thành phố cảng và một số khu vực chịu gánh nặng quá lớn trong việc hoàn (miễn) thuế xuất khẩu, chính phủ Trung Quốc tăng cường hoàn thiện hơn nữa chính sách và cơ chế trợ cấp xuất khẩu. Cơ chế mới này không những đảm bảo các doanh nghiệp được trợ cấp kịp thời mà còn tạo lòng tin cho doanh nghiệp với nhà nước, tăng tính tích cực và chủ động của cơ quan địa phương trong việc tham gia quản lý, thúc đẩy thương mại quốc tế và kinh tế phát triển tốt hơn nữa [104].
2.2.5. Một số những nhận xét về những nhân tố ảnh hướng đến quá trình cải cách chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau WTO