Bảo vệ môi trường sinh thái ở tỉnh Quảng Tây bằng cách xây dựng các khu sinh thái nông thôn, khu nông thôn phát triển bền vững, khu rừng bảo hộ (không

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 65)

sinh thái nông thôn, khu nông thôn phát triển bền vững, khu rừng bảo hộ (không cho khai thác bừa bãi) và khuyến khích nông dân sử dụng bếp ga sinh học đồng kết hợp giải quyết năng lượng cho nông dân. Đến tháng 12 – 2005, Quảng Tây đã xây dựng xong 11 khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia; có 2,7 triệu bếp ga sinh học được đưa vào sử dụng, chiếm 34,2% hộ có bếp ga; 50 khu thí điểm rau sạch; 182 khu nông sản sạch; 26 khu nông sản “hữu cơ”. Năm 1994, độ che phủ rừng của tỉnh Quảng Tây là 25%, đến năm 2005 là 52,7%. Tại Quế Lâm, với phương châm là làm cho các hộ gia đình sống sạch sẽ, theo đó nâng cao hiệu quả của hoạt động nông nghiệp, đã xây dựng được các mô hình điển hình ở nông thôn như “chăn nuôi – bếp ga – cây trồng” (phân chuồng có được từ chăn nuôi dùng làm nguyên liệu cho bếp ga sinh học, chất thải su khi đốt được dùng bón cho cây trồng) và “ruộng lúa – cá – đèn” (cá có thể ăn các con sâu bọ vây xung quanh đèn do thắp sáng, phân cá được dùng để bón cho ruộng lúa).

Nguồn:Trần Xuân Lịch, Lê Xuân Sang (2006): Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách của Trung Quốc sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới: Ghi nhận qua chuyến đi khảo sát tại Trung Quốc.

2.4. Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hoảng tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ cuối năm 2007, sau đó kéo theo suy thoái kinh tế Mỹ, rồi lan ra toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã tác

59

động sâu sắc đến nền kinh tế thế giới. Theo thông báo của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế thế giới năm 2008 phát triển chẳng mấy sáng sủa. Tăng trưởng GDP thế giới chỉ đạt 3,7%, thấp hơn 1,3% so với mức tăng 5% năm 2007 và thấp hơn 1,4% so với 5,1% năm 2006. Tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế lớn, kể cả 33 nước, vùng lãnh thổ vào loại giàu (GDP bình quân đầu người từ 22.000 đến 70.000 USD/ năm) đều giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng lan toả của nó. Khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động đến nền kinh tế thế giới qua các kênh thương mại, đầu tư nước ngoài.

“Cơn bão” khủng hoảng tài chính cũng tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Trung Quốc vốn được coi là một động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, sau nhiều năm tăng trưởng ở mức hai con số, năm 2008, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 9,0%. Trong khi đó Mỹ chỉ tăng 1,1%, Đức 1,3% còn Nhật Bản -1,6%. Nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế của Trung Quốc như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng, xuất khẩu cũng chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương cho biết, Trung Quốc sẵn sàng thảo luận đề nghị thành lập Quỹ dự trữ ngoại tệ khu vực 120 tỷ USD trong khuôn khổ "10+3" (ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) để giúp các nước trong nhóm bảo vệ đồng nội tệ, tham gia vào hoán đổi tiền tệ hai chiều, giải quyết vấn đề của khủng hoảng tài chính giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Ông Alvin Liew, chuyên gia kinh tế học tại ngân hàng Standard Chartered, nhận xét “quỹ chung này sẽ giúp vực dậy niềm tin và hỗ trợ cho các nước trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào.” Đồng nội tệ của nhiều nước châu Á đã suy yếu đi nhiều trong năm 2008. Điều này đe dọa đến ổn định của toàn khu vực. Kinh tế thế giới đi xuống đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu tại châu Á. 8/10 đồng

60

nội tệ được giao dịch tại các thị trường châu Á (không tính đến Nhật) đã hạ giá so với USD trong năm 2008. Đồng won Hàn Quốc hạ giá khoảng 37%, đồng rupi của Indonexia hạ 23%. Những đồng nội tệ này có khả năng còn tiếp tục sụt giảm sau khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, nhà đầu tư trong nước ồ ạt bán tháo cổ phiếu và trái phiếu. Nếu Quỹ Tiền tệ châu Á ra đời với sự tham gia của ASEAN (hiện có sẵn khoảng 80 tỷ USD tiền mặt), Nhật Bản (nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới), Trung Quốc (nền kinh tế có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới) và Hàn Quốc (một nước công nghiệp mới NICs) thì trên thế giới sẽ xuất hiện thêm một thế lực tài chính mới vực dậy các nước trong cơn khủng hoảng.

Còn các chính phủ châu Âu phải vay tiền cho các khoản cứu trợ bởi lẽ tăng thuế không phải là giải pháp tối ưu trong thời kỳ suy thoái này. Vay một lượng tiền lớn như vậy sẽ gây ra sự tăng thuế trong tương lai không xa và tỷ lệ lãi suất cao hơn sẽ cản trở những bước đi của các nền kinh tế. Vì vậy, thay vì bán các khoản nợ cho Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác thì các nước châu Âu sẽ cho phép các công ty tài chính độc quyền của Trung Quốc và các nước mới nổi đầu tư trực tiếp vào các thị trường của họ. Do đó mà đầu tư thương mại từ các thị trường mới nổi có thể trở thành miếng mồi ngon lành hơn.

Nhưng liệu Trung Quốc và các nước khác sẽ cho phép các công ty của họ đầu tư nước ngoài một cách tự do như vậy? Họ sẽ lo lắng về việc nới lỏng kiểm soát tiền tệ, điều này sẽ gây ra những khó khăn cho việc ổn định tiền tệ nếu tiền tệ lưu thông một cách tự do. Nhưng, bằng việc cấp vốn cho các nước phương Tây, Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác có thể giúp đỡ các nước giàu nhất thế giới bình ổn tình hình và ngăn chặn một cuộc suy thoái thậm chí là suy thoái thảm hại.

Thực tế không lấy gì làm vui mừng vì ngay cả khi không có các vấn đề toàn cầu hiện nay, bản thân Trung Quốc cũng đã đi vào quá trình giảm sút mạnh theo chu kỳ. Các sự kiện trên toàn cầu chỉ làm trầm trọng thêm những

61

sai lầm về cơ cấu phát triển của Trung Quốc trong thập kỷ qua2. Thế nhưng, Trung Quốc với tư cách là nước toàn cầu vẫn cố gắng hoàn thành vai trò của mình với thế giới.

Hẳn rất nhiều người còn nhớ đến vai trò tích cực của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997. Khi đó, Trung Quốc cố hết sức mình để ổn định thị trường, “gồng mình” dưới bao áp lực để duy trì giá trị đồng Nhân dân tệ. Sau đó 11 năm, năm 2008, Trung Quốc vẫn tích cực tham gia vào những nhiệm vụ quốc tế với lập trường và nguyên tắc không thay đổi: là “người đứng mũi chịu sào”. Thế giới có thể cảm thấy vững tâm phần nào khi nghe Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu ở NewYork ngày 23-9-2008: “Trung Quốc nguyện cùng với cộng đồng thế giới đối phó với những biến động bất thường của cuộc khủng hoảng lần này”. Và tiếp sau đó, ngày 15-11- 2008, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào phát biểu trong Hội nghị Kinh tế thế giới G20: “Là thành viên chịu trách nhiệm với thế giới, Trung Quốc luôn tích cực tham gia hợp tác với quốc tế đối phó với cuộc khủng hoảng, nhằm ổn định tiền tệ quốc tế, phát huy tác dụng tích cực trong

2 Một số sai lầm về cơ cấu của Trung Quốc trong những năm qua được Philip Bowring công bố trên Báo "International Herald Tribune" ngày 25-12-2008 gồm: bố trên Báo "International Herald Tribune" ngày 25-12-2008 gồm:

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)