Cải cách tỷ giá đồng NDT và chế độ quản lý ngoại hố

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 57)

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và ổn định, tỷ lệ lao động sản xuất không ngừng được nâng cao, chênh lệch thu chi quốc tế không ngừng được mở rộng. Đến cuối tháng 6-2005, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 711 tỷ USD. Để giải quyết sự bất cân đối trong thương mại quốc tế, mở rộng nội hàm và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp, và cũng để tăng cường hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá ngoại hối Trung Quốc, ngày 21-7-2005, Trung Quốc tiến hành cải cách cơ chế tỷ giá đồng NDT và đưa ra mục tiêu tổng thể trong cải cách cơ chế tỷ giá đồng NDT: xây dựng một thể chế tỷ giá thả nổi có quản lý trên cơ sở sự điều tiết cung cầu của thị trường [91]. Đồng thời cũng chỉ rõ, cải cách tỷ giá đồng NDT buộc phải trên nguyên tắc chủ động, có kiểm soát và cải cách dần từng bước. Chủ động có nghĩa là chủ động dựa vào nhu cầu cải cách và phát triển của chính Trung Quốc, quyết định phương thức, nội

51

dung và thời cơ cải cách tỷ giá đồng NDT. Cải cách tỷ giá cần nghiên cứu kỹ những ảnh hưởng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Có kiểm soát có nghĩa là kiểm soát được những khả năng có thể xảy ra trong quản lý vĩ mô do việc thay đổi trong tỷ giá đồng NDT, tức là cần thúc đẩy cải cách nhưng cũng không thể không kiểm soát, tránh những biến động lớn trong kinh tế hay những thay đổi đột ngột trong thị trường tài chính. Cải cách dần từng bước có nghĩa là cần phải căn cứ vào những thay đổi của thị trường, nghĩ đến mọi khả năng có thể xảy ra để dần từng bước tiến hành cải cải [94].

Từ đó đưa ra những nội dung chủ yếu trong cải cách tỷ giá đồng NDT: Đồng NDT không chỉ phải quy đổi ra đồng USD mà nó còn quy đổi ra rất nhiều loại tiền khác, tham gia vào một rổ tiền tệ. Những thay đổi về chỉ số tỷ giá đồng NDT với các loại tiền tệ khác dựa vào tình hình tài chính trong và ngoài nước trong sự điều tiết cung cầu của thị trường. Tiến hành quản lý và điều tiết tỷ giá đồng NDT để đảm bảo tính ổn định, hợp lý. Đồng thời, đồng NDT cao hơn USD gần 2% tức là 1 USD đổi được 8,11 NDT. Từ đó đến nay, đồng NDT không ngừng được nâng cao, tính đến cuối tháng 10-2008, tỷ giá giữa đồng USD và NDT là 1 : 6,84, đạt gần 21%.

Khi hoàn thiện cơ chế tỷ giá đồng NDT, Trung Quốc cũng có những thay đổi lớn trong việc xây dựng thị trường ngoại hối, quản lý ngoại hối. Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ1 tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại

1

Kết hối ngoại tệ là một chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ những nước mà ở đó đồng tiền không có khả năng chuyển đổi hay nói cách khác chính phủ in tiền ra nhưng không bảo đảm rằng đó là một khoản nợ. Tiền yuan của Trung Quốc không có khả năng chuyển đổi nhưng lại có sức mạnh bởi vì nó được bảo đảm bằng sản lượng hàng hóa đứng đầu thế giới của kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc là nước thi hành chính sách kết hối ngoại tệ trong suốt thời gian 1994 đến 2007. Đặc điểm chính sách kết hối của Trung Quốc là:

52

hối Trung Quốc ban hành ngày 9-9-2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý ngoại hối yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ theo Chỉ thị số 87 nói trên.

Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13-8-2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.

Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong

1. Duy trì một tỷ giá cố định so với đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)