1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀINăm 2007 Học viện Quản lý giáo dục chính thức được tuyển sinh đào tạo Đại học hệ chính qui 03 ngành: Tâm lý giáo dục, công nghệ thông tin và Quản lý giáo dục. Đến nay Học viện đã tuyển sinh được 06 khóa, chuẩn bị tuyển sinh khóa 7. Đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục từ học sinh mới tốt nghiệp THPT là mới mẻ. Với chương trình đào tạo theo niên chế được thiết kế 210 đơn vị học trình, trong đó có 8 đơn vị học trình dành cho thực tập (03 đơn vị học trình cho thực tập cơ sở tiếp xúc, quan sát tìm hiểu nghề và 05 đơn vị học trình thực tập tốt nghiệp tìm hiểu và thực hành một số kỹ năng nghề nghiệp). Bên cạnh các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương là các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp (gồm 2 khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành). Việc giảng dạy khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp này vừa cung cấp kiến thức vừa giúp sinh viên có được các kỹ năng nghề nghiệp nhất định gắn với đầu ra của sinh viên được xác định khi xây dựng chương trình. Tuy vậy với các học phần được học trên lớp, nếu giảng viên có tích cực liên hệ thực tiễn, giảng dạy bằng tình huống, hay đóng vai cũng mới chỉ phần nào giúp sinh viên định hình được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Việc tổ chức các đợt thực tập tại cơ sở sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các yêu cầu đó gắn với mỗi vị trí làm việc cụ thể ở cơ sở và tăng khả năng tiếp cận nghề nghiệp nếu chọn được địa chỉ và nội dung thực tập phù hợp; thực hiện nội dung thực tập nghiêm túc. Qua tổ chức cho 03 khóa sinh viên ngành QLGD đi thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp mặc dù khoa Quản lý đã có nhiều cố gắng xây dựng kế hoạch, nội dung thực tập cụ thể và phân công giảng viên hướng dẫn thực tập cho sinh viên đúng qui định chung của Học viện, xong chất lượng thực tập của Sinh viên vẫn còn những vấn đề cần xem xét và điều chỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo. Một bộ phận sinh viên chọn nơi thực tập và công việc thực tập chưa phù hợp với vị trí việc làm sau tốt nghiệp gắn với chuyên ngành. Để có những cơ sở khoa học trong việc tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành QLGD ngày càng tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp, tăng khả năng thực hành ứng dụng cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên sau tốt nghiệp, chúng tôi thấy cần có sự nghiên cứu nghiêm túc để đề xuất các biện pháp tích cực, phù hợp trong tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên. Nhóm giảng viên Bộ môn Khoa học quản lý thuộc khoa Quản lý chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục.”2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIĐề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên ngành quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng khả năng tiếp cận nghề nghiệp cho sinh viên ngành QLGD.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành QLGD của Học viện QLGD3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc quản lý của Khoa QL đối với hoạt động thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QLGD. Các số liệu thực tế được khảo sát và tổng hợp trên các khóa 1,2,3, 4 và 5.4. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4.1. Cách tiếp cận: Để triển khai đề tài nhóm sử dụng hai tiếp cận chính: Tiếp cận năng lực nghề nghiệp để xác định nội dung thực tập cho sinh viên và tiếp cận quá trình quản lý (theo chức năng) để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện quản lý giáo dục4.2. Phương pháp nghiên cứuNhóm sử dụng các nhóm PPNC chính sau: Nhóm PP nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề thực tập, quản lý thực tập trong đào tạo đại học; Tra cứu, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các vấn đề lý luận về vấn đề nghiên cứu. Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát bằng phiếu hỏi, nghiên cứu hồ sơ quản lý, phỏng vấn các đối tượng có liên quan, thảo luận nhóm nhỏ, tổng kết kinh nghiệm Phương pháp hỗ trợ: Thống kế toán học
Trang 1MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năm 2007 Học viện Quản lý giáo dục chính thức được tuyển sinh đào tạo Đại học
hệ chính qui 03 ngành: Tâm lý giáo dục, công nghệ thông tin và Quản lý giáo dục Đến nay Học viện đã tuyển sinh được 06 khóa, chuẩn bị tuyển sinh khóa 7 Đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục từ học sinh mới tốt nghiệp THPT là mới mẻ Với chương trình đào tạo theo niên chế được thiết kế 210 đơn vị học trình, trong đó có 8 đơn vị học trình dành cho thực tập (03 đơn vị học trình cho thực tập cơ sở- tiếp xúc, quan sát tìm hiểu nghề và 05 đơn vị học trình thực tập tốt nghiệp- tìm hiểu và thực hành một số kỹ năng nghề nghiệp) Bên cạnh các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương là các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp (gồm 2 khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành) Việc giảng dạy khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp này vừa cung cấp kiến thức vừa giúp sinh viên có được các kỹ năng nghề nghiệp nhất định gắn với đầu ra của sinh viên được xác định khi xây dựng chương trình Tuy vậy với các học phần được học trên lớp, nếu giảng viên có tích cực liên hệ thực tiễn, giảng dạy bằng tình huống, hay đóng vai cũng mới chỉ phần nào giúp sinh viên định hình được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp Việc tổ chức các đợt thực tập tại cơ sở sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn
về các yêu cầu đó gắn với mỗi vị trí làm việc cụ thể ở cơ sở và tăng khả năng tiếp cận nghề nghiệp nếu chọn được địa chỉ và nội dung thực tập phù hợp; thực hiện nội dung thực tập nghiêm túc Qua tổ chức cho 03 khóa sinh viên ngành QLGD đi thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp mặc dù khoa Quản lý đã có nhiều cố gắng xây dựng kế hoạch, nội dung thực tập cụ thể và phân công giảng viên hướng dẫn thực tập cho sinh viên đúng qui định chung của Học viện, xong chất lượng thực tập của Sinh viên vẫn còn những vấn đề cần xem xét và điều chỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo Một bộ phận sinh viên chọn nơi thực tập và công việc thực tập chưa phù hợp với vị trí việc làm sau tốt nghiệp gắn với chuyên ngành Để có những cơ sở khoa học trong việc tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành QLGD ngày càng tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp, tăng khả năng thực hành ứng dụng cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên sau tốt nghiệp, chúng tôi thấy cần có sự nghiên cứu nghiêm túc để đề
Trang 2xuất các biện pháp tích cực, phù hợp trong tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên Nhóm giảng viên Bộ môn Khoa học quản lý thuộc khoa Quản lý chọn nghiên cứu đề tài
“Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục.”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên ngành quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng khả năng tiếp cận nghề nghiệp cho sinh viên ngành QLGD.
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành
QLGD của Học viện QLGD
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc quản lý của Khoa QL đối với hoạt
động thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QLGD Các số liệu thực tế được khảo sát và tổng hợp trên các khóa 1,2,3, 4 và 5.
4 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Cách tiếp cận: Để triển khai đề tài nhóm sử dụng hai tiếp cận chính: Tiếp cận năng lực nghề nghiệp để xác định nội dung thực tập cho sinh viên và tiếp cận quá trình quản lý (theo chức năng) để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện quản lý giáo dục
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng các nhóm PPNC chính sau:
- Nhóm PP nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề
thực tập, quản lý thực tập trong đào tạo đại học; Tra cứu, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các vấn đề lý luận về vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát bằng phiếu hỏi, nghiên cứu hồ sơ quản lý,
phỏng vấn các đối tượng có liên quan, thảo luận nhóm nhỏ, tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp hỗ trợ: Thống kế toán học
Trang 3PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TẬP VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TRONG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.1.1 Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm khá trừu tượng, khó định hình
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 coi
“Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan"
Theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) thì “Chất lượng (của sản phẩm hoặc dịch vụ) là sự đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng (khách hàng) Chất lượng còn là độ tin cậy, là yếu tố quan trọng nhất của sức mạnh cạnh tranh” [10, tr153] Theo triết học: “ Chất lượng (CL) là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt với sự vật khác CL là thuộc tính khách quan của sự vật CL biểu hiện
ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật” [8, tr419]
Hoặc “ CL là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật ( sự việc) làm cho sự vật ( sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” [8, tr419]
Theo TCVN 8402: “ CL là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” [1, tr6]
Theo từ điển Oxford Advanced: Chất lượng là mức độ hoàn thiện, đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ liệu, các thông số cơ bản của sự việc, sự vật nào đó [15tr 1023) Đây là một quan niệm “tĩnh” vì tiêu chuẩn chất lượng
được coi là cố định và tồn tại trong một thời gian dài Theo cách định nghĩa này, người ta
Trang 4có thể đánh giá hoặc đo lường chất lượng bằng các đặc điểm về tính năng và phẩm chất cao nhất Từ đó người ta cũng qui định những tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu tối thiểu của việc sử dụng.
Giáo sư người Mỹ-Juran đưa ra định nghĩa hết sức ngắn gọn: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”[4] Đây là một quan niệm “động” về chất lượng, vì một vật, một
sản phẩm hoặc một dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được các mong muốn mà người sản xuất định ra và các yêu cầu mà người tiêu thụ đòi hỏi Đây cũng là quan niệm “chất lượng phụ thuộc nhu cầu của người sử dụng”.
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập I định nghĩa: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu Yêu cầu ở đây được hiểu là nhu cầu hay là mong đợi đã được công bố hoặc ngầm hiểu của các bên quan tâm như các
Có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý
Theo W.Taylor (1856- 1915) “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp nào tốt nhất và rẻ nhất”.
Mary Parker Follett cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác”.
James Stoner và Stephen thì giải thích tương đối rõ nét về quản lý như sau:
“Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động
Trang 5của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Trong phạm vi đề tài này, quản lý được hiểu là quá trình chủ thế quản lý thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để điều hành các hoạt động của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã định trong những điều kiện nhất định của môi trường.
1.1.3 Tổ chức
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm “tổ chức”, có thể tiếp cận “tổchức” với nghĩa danh từ và nghĩa của một động từ Tuy nhiên, trong đề tài này, “tổchức” được hiểu theo nghĩa của một động từ
Theo Chester I Barnard thì “tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức” [11,Tr35],
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những lượng (người), những dạng hoạt động của tập thể người lao động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu đưa hệ tới mục tiêu”[16,Tr69]
Tổ chức là phối hợp các tác động bộ phận lại với nhau làm cho chúng tạo nên
một tác động tích hợp, mà hiệu quả của tác động tích hợp này lớn hơn tổng hiệu
quả của các tác động bộ phận
Trong đề tài này, nhóm tác giả hiểu tổ chức là quá trình sắp xếp, phối hợp các
nguồn lực và các hoạt động một cách khoa học, hợp lý nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu của đơn vị đã đề ra
1.1.4 Hoạt động
Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và
cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhữngnhu cầu của mình
Trang 6Về phương diện triết học, tâm lý học, người ta quan niệm hoạt động là phươngthức tồn tại của con người trong thế giới Hoạt động là mối quan hệ tác động qualại giữa con người với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả
về phía con người (chủ thể)
Hoạt động có cấu trúc gồm 6 thành tố (theo A.N.Lêônchiep – nhà Tâm lý học
Xô Viết) như sau:
- Về phía chủ thể bao gồm 03 thành tố và mối quan hệ giữa 03 thành tố đó là:Hoạt động – hành động – thao tác
- Về phía khách thể (phía đối tượng của hoạt động) cũng bao gồm 03 thành tố
và các mối quan hệ giữa chúng với nhau: Động cơ- mục đích- phương tiện.[5,tr136]
Khi chủ thể muốn thực hiện một động cơ nào đó, chủ thể phải tiêu hao nănglượng của thần kinh và cơ bắp Quá trình này trong tâm lý học gọi là hoạt động.Trong quá trình tiến hành hoạt động, mỗi một mục đích được thực hiện nhờ hànhđộng Chủ thể đạt được mục đích nhờ các phương tiện xác định Mỗi phương tiệnquy định cách thực hiện hành động đó là thao tác Nói cách khác, hành động hợpbởi các thao tác
Theo đó, về khía cạnh hoạt động trong hoạt động thực tập của SV có thể hiểu
là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của chủ thể nhằm tạo ra sản phẩm cho thế giới bên ngoài và bản thân chủ thể theo những mục tiêu nhất định Còn
trong hoạt động của nhà quản lý hay bộ phận quản lý thực hiện để tổ chức hoạt
động thực tập cho SV, thì hoạt động được hiểu là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả về phía con người (chủ thể).
1.1.5 Thực tập
Theo từ điển Tiếng Việt, Thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng những điều đã học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Trang 7Từ điển Hán Việt thì định nghĩa: Thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng
và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm nghiệp vụ chuyên môn.
Thực tập là hình thức tổ chức cho SV xuống cơ sở vận dụng chuyên môn đãhọc vào hoạt động trong thực tế
Khái niệm “thực tập” khá gần nghĩa với khái niệm “thực hành” ở chỗ chúngđều là hoạt động áp dụng lý thuyết vào thực tế Tuy nhiên, mức độ áp dụng của
“thực hành” và “thực tập” là khác nhau
Thực hành là khái niệm đi suốt quá trình đào tạo nhằm tạo cho SV có đượcnhững kỹ năng cơ bản, cần thiết trong từng môn học Thực hành có thể đi liền saubài học lý thuyết, kèm theo bài học lý thuyết hoặc có thể tách ra thành một mônriêng Một giáo trình đào tạo thường được chia thành hai phần: Phần lý thuyết vàphần thực hành SV sau khi học xong lý thuyết thì thực hành, thử vận dụng lý thuyết
đã học đó Như vậy, thực chất của thực hành là nhằm củng cố lý thuyết, nắm vững lýthuyết để sau này vận dụng tốt nhất lý thuyết đó Thực hành diễn ra thường xuyên,liên tục trong quá trình đào tạo
Thực tập cũng là áp dụng lý thuyết vào thực tế nhưng ở mức độ cao hơn thựchành, đó là áp dụng lý thuyết để tập làm trong thực tế và thường là hoạt độngphong phú hơn, nhiều vẻ hơn Thực tập đã có khuynh hướng hướng về nghềnghiệp, về nội dung, nó không gắn trực tiếp với các kiến thức đại cương mà gắnliền với các mảng kiến thức thuộc chuyên ngành và nghiệp vụ nghề
Trong đề tài này, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ "thực tập" với nghĩa thực tập là vận dụng tri thức được trang bị trong quá trình đào tạo vào tập làm công việc gắn với nghề nghiệp tương lai trong thực tế Thực tập mang tính định hướng nghề nghiệp, nội
dung và hình thức thực tập đa dạng và hoàn chỉnh hơn so với thực hành
1.1.6 Hoạt động thực tập
Trang 8Từ quan niệm về “thực tập” và “hoạt động” như trên, có thể hiểu hoạt động thực tập là quá trình SV thực hiện các thao tác áp dụng các kiến thức lý thuyết vào tập làm trong thực tiễn theo những định hướng và mục đích nhất định.
Thông thường, hoạt động thực tập được chia thành 2 đợt được bố trí ở hai giaiđoạn khác nhau trong quá trình đào tạo, đó là thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp.Thực tập cơ sở là kỳ thực tập mà ở đó SV đã có khuynh hướng về nghề nghiệpnhưng mức độ còn thấp, chủ yếu là nhằm tăng cường kỹ năng của chuyên ngành,môn học, vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề của thực tiễn; Thời gian thựctập cơ sở thường ngắn hơn thực tập tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp thực chất là quá trình làm quen với nghề, vừa tiếp tục tìmhiểu nghề, vừa tiếp tục rèn luyện củng cố các kiến thức mà nghề nghiệp yêu cầu.Thực tập tốt nghiệp thường được bố trí khi SV sắp kết thúc khóa đào tạo Đây là cơhội để SV thực hành về nghề mà mình theo học
1.1.7 Quản lý hoạt động thực tập.
Theo cách tiếp cận nội dung thì quản lý hoạt động thực tập bao gồm việc quản lýmục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch, hình thức thực tập, người hướng dẫn- SV,kiểm tra- đánh giá hoạt động thực tập, kết quả thực tập…
Theo cách tiếp cận quá trình thì quản lý hoạt động thực tập được hiểu là quá trình phối hợp tất cả các nguồn lực của cơ sở đào tạo để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra- đánh giá hoạt động thực tập nhằm đạt được những mục tiêu thực tập nói riêng và mục tiêu đào tạo nói chung của cơ sở, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và xã hội Đây chính là cách tiếp cận mà nhóm tác giả sử
dụng trong khuôn khổ đề tài này
1.1.8 Tổ chức hoạt động thực tập
Tổ chức là một chức năng quản lý, là quá trình hoạt động của chủ thể quản lývới các việc tiếp nhận, phân phối một cách khoa học các yếu tố, nguồn lực, hình
Trang 9thành cấu trúc của tổ chức, cơ chế và các mối quan hệ phối hợp, để thực hiện cácmục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.
Tổ chức hoạt động thực tập là quá trình sắp xếp, phân phối một cách khoa học các yếu tố, các nguồn lực trong nhà trường (hay cơ sở GD)hình thành cơ cấu
tổ chức, cơ chế và các mối quan hệ phối hợp trong triển khai hoạt động thực tập cho SV, làm cho hoạt động thực tập được diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
1.2 Hoạt động thực tập trong đào tạo Đại học
1.2.1 Vị trí của hoạt động thực tập trong đào tạo Đại học
Quá trình GD – đào tạo ở các trường đại học và chuyên nghiệp được tổ chứctrong một thời hạn nhất định từ 2 năm (đào tạo trình độ trung cấp); 3 năm (đối vớiđào tạo trình độ cao đẳng); 4 - 6 năm đối với đào tạo trình độ đại học; Trong quátrình đào tạo SV được trang bị các khối kiến thức: Kiến thức giáo dục đại cương,kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Khối kiến thức giáo dục đại cương: bao gồm phần kiến thức chung và phần kiếnthức cơ bản của nhóm ngành Những môn học trong khối kiến thức này giúp SV cóphương pháp luận khoa học, nhân sinh quan và thế giới quan Mác – Lênin, xây dựng vàbồi dưỡng niềm tin, lý tưởng đạo đức, lối sống cho SV Mặt khác, những kiến thức chung
và kiến thức cơ bản sẽ tạo điều kiện cho SV tiếp thu lý thuyết và hình thành kỹ năng, kỹxảo dễ dàng hơn trong quá trình đào tạo nghề nghiệp
Thứ hai, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: bao gồm phần kiến thức cơ
sở ngành, phần kiến thức chuyên ngành; Phần kiến thức thực tập cơ sở và Phầnkiến thức thực tập tốt nghiệp Như vậy kiến thức thực tập cơ sở và kiến thức thựctập tốt nghiệp thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và trong chương trìnhđào tạo đại học theo niên chế thường có khối lượng 7- 10 đơn vị học trình; trongchương trình đào tạo theo học chế tín chỉ thường có khối lượng 5- 7 tín chỉ Theo
Trang 10yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo hoạt động thực tập được tổ chức vào hainăm cuối của quá trình đào tạo.
Tuy nhiên tùy cơ sở đào tạo mà việc thực hiện có thể linh hoạt; các cơ sở đàotạo hoàn toàn có thể tổ chức cho SV tiếp cận với môi trường nghề nghiệp sớm hơn
và liên tục hơn thông qua việc tạo dựng môi trường thực tập cho SV qua việc xâydựng một số cơ sở thực hành, thực tập vệ tinh để gửi SV xuống thị sát, quan sátngay trong quá trình học tập theo định kỳ tháng một lần
1.2.2 Vai trò của hoạt động thực tập trong đào tạo Đại học
Hoạt động thực tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo nghềnghiệp nói chung và đào tạo đại học nói riêng, đối với cả phía SV, với GV, cơ sởđào tạo và cơ sở nới nhận SV thực tập
1.2.2.1 Đối với SV
Trong đào tạo đại học, thông qua hoạt động thực tập, SV có cơ hội tiếp xúcvới môi trường thực tế ở các đơn vị sử dụng lao động - nơi mà SV có thể làm việcsau này Qua hoạt động thực tập SV cơ sở có thể hình dung các các công việc màmình sẽ làm sau tốt nghiệp, xác định được các kiến thức, kỹ năng cần phải có, cáchthức thực hiện để định hướng cho quá trình học tập tiếp theo Qua thực tập tốtnghiệp SV được tham gia làm việc tại cơ sở để thực hành vận dụng các kiến thức,
kỹ năng được trang bị trong quá trình đào tạo vào công việc thực tiễn Hơn nữa, các
kỳ thực tập giúp SV được tiếp cận với nghề nghiệp mà họ lựa chọn và theo học Thựctập là quá trình giúp SV tiếp xúc và làm quen với nghề, vừa tiếp tục tìm hiểu nghề, vừatiếp tục rèn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, nhân cách mà nghề đòi hỏi.Thông qua thời gian thực tập những kiến thức lý thuyết sẽ được củng cố, bổ sung, đồngthời giúp SV có những trải nghiệm thực tế, bước đầu tích lũy những kinh nghiệm nghềnghiệp
Các hoạt động thực tiễn sẽ giúp SV có cái nhìn tương đối toàn diện về nghềnghiệp của họ trong tương lai, từ đó SV có thể tự đánh giá mình có thực sự phù hợp
Trang 11với công việc đó hay không Quá trình áp dụng các kiến thức đã học vào công việcgiúp SV nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, những kiếnthức, kỹ năng còn thiếu để kịp thời có phương án học tập bổ sung nhằm đáp ứng tốtnhất yêu cầu của công việc Những trải nghiệm nghề nghiệp ban đầu này sẽ khiến
họ tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp SV có cái nhìn thực tế hơn khitham gia thị trường lao động
Ngoài ra, thực tập còn là cơ hội để SV xây dựng các mối quan hệ trong nghềnghiệp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin việc khi ra trường Nếu thựctập tốt, SV còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập
Mặt khác, thực tập là những học phần bắt buộc có tính điểm mà SV bắt buộcphải vượt qua trong quá trình học, điểm số những học phần này ảnh hưởng khôngnhỏ đến kết quả tốt nghiệp của SV Nếu không hoàn thành học phần thực tập, SV
sẽ không được công nhận tốt nghiệp
Có thể thấy rõ hoạt động thực tập có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sựtrưởng thành của mỗi SV, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, thựctập sẽ có tác dụng lớn không chỉ trên phương diện chuyên môn nghiệp vụ mà còngiúp SV xây đắp, phát triển tình cảm nghề và ngược lại, nếu tổ chức hoạt độngkhông tốt chỉ tốn thời gian mà không thu được kết quả như mục tiêu đặt ra
1.2.2.2 Đối với cơ sở GD
Trong quá trình thực tập của SV, cơ sở đào tạo đóng một vai trò rất quan trọng.Trước hết, cơ sở đào tạo trang bị cho SV các kiến thức, kỹ năng SV sẽ sử dụng trongnghề nghiệp sau này Những kiến thức, kỹ năng đó sẽ được SV sử dụng trong quá trìnhthực tập để bước đầu tiếp cận với môi trường việc làm Cơ sở đào tạo còn là cầu nốigiữa SV với cơ sở thực tập, thể hiện qua việc cơ sở đào tạo tìm kiếm địa điểm thích hợp
để giới thiệu SV đến thực tập, chuẩn bị cho SV những giấy tờ cần thiết để đi liên hệ,hướng dẫn trong quá trình thực tập Quá trình đào tạo và sự chuẩn bị của cơ sở đào tạo
sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của SV khi thực tập
Trang 12Bên cạnh trách nhiệm đối với hoạt động thực tập của SV thì cơ sở đào tạo cũngnhận được từ đây một số lợi ích nhất định Trước hết, việc gửi SV đến các đơn vị thựctập là một kênh giới thiệu, quảng bá hình ảnh và các chương trình đào tạo của cơ sởđào tạo tới cơ sở thực tập nói riêng và toàn xã hội nói chung Từ đây, tên tuổi và cácngành nghề của cơ sở đào tạo sẽ được nhiều đối tượng biết đến, sẽ là tiền đề cho sựphát triển của cơ sở đào tạo Mặt khác, mỗi lần thực tập của SV là một lần cơ sở đàotạo giới thiệu “sản phẩm” của mình với đơn vị sử dụng lao động- nới tiếp nhận SV đếnthực tập Chất lượng thực tập của SV sẽ là một kênh phản ánh nội dung, chương trình
và chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, từ đó, cơ sở đào tạo có cơ sở cho việc điềuchỉnh bổ sung, hoàn thiện chương trình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn.Ngoài ra, thông qua các đợt gửi SV xuống cơ sở thực tập cũng tạo ra nhiều cơ hội hợptác giữa cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng lao động Nếu kết quả thực tập tốt thìthực tập sẽ mở ra những cơ hội mới cho “đầu ra” của nhà trường
1.2.2.3 Đối với cơ sở tiếp nhận SV thực tập
Với các cơ sở tiếp nhận SV thực tập thì bản thân việc tiếp nhận SV thực tập chính
là sự góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động trong ngành nghề, lĩnh vực
cơ sở đang hoạt động Điều này có thể chưa giúp cho các cơ sở sử dụng lao động ngaytrước mắt nhưng về lâu dài sẽ có tác động tích cực đối với đội ngũ nhân lực phục vụ cho
cơ sở (Đây cũng có thể coi là một trách nhiệm đối với việc đào tạo những thế hệ nhân lực
kế tiếp trong lĩnh vực ngành nghề mà cơ sở đang hoạt động) Thông qua chương trìnhthực tập và hoạt động thực tiễn của SV, đơn vị tiếp nhận SV thực tập có thể nhận thấyđâu là những điểm mạnh, điểm hạn chế của chương trình đào tạo cũng như của SV, từ đó
có những nhận xét, góp ý thiết thực, kịp thời với cơ sở đào tạo Theo đó, các cơ sở đào tạo
sẽ có phương án điều chỉnh, hoàn thiện chương trình đào tạo của mình để nâng cao chấtlượng đầu ra, thực hiện tốt hơn mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội Lúc đó, các đơn
vị sử dụng lao động sẽ có cơ hội tuyển chọn nhân sự phù hợp mà không cần phải đào tạolại
Trang 13Hiện nay, có nhiều đơn vị sử dụng lao động chủ động xây dựng chương trìnhthực tập dành cho SV năm cuối, họ tự lựa chọn các ứng viên phù hợp Thời gian thựctập sẽ giống như thời gian thử việc, giúp SV tiếp cận với công việc, qua đó nhà tuyểndụng sẽ nhìn nhận năng lực của SV và chọn lựa được SV giỏi Đây là hình thức tuyểndụng giúp đơn vị sử dụng lao động "săn đón" được những nhân viên có năng lực màkhông tốn nhiều chi phí Mặt khác, các SV khi được giữ lại làm việc thường có xuhướng gắn bó hơn với đơn vị Ngoài ra, chương trình thực tập cũng giúp đơn vị sử dụnglao động phát triển mối liên kết với các trường đại học cũng như với SV nhà trường SVsau quá trình thực tập sẽ biết nhiều hơn về các đơn vị sử dụng lao động và trở thànhkênh thông tin quảng bá cho hình ảnh của đơn vị- nơi mà họ đến thực tập.
Nói tóm lại, hoạt động thực tập của SV có vai trò và ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với SV, cơ sở đào tạo và cơ sở tiếp nhận thực tập Nó không chỉ giúp SVrèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách mà còn thực hiện yêu cầu xãhội hóa GD; là cơ hội tốt nhất để đơn vị sử dụng lao động trực tiếp tham gia vàoquá trình đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước
1.2.3 Nội dung của hoạt động thực tập trong đào tạo Đại học
Thực tập là học phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo của tất cả cácngành nghề ở tất cả các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Đối vớichương trình đào tạo trình độ đại học, tùy vào đặc thù nghề nghiệp và đặc điểm của từngtrường để quy định nội dung cũng như thời lượng thực tập Thông thường thực tập đượcchia thành hai kỳ tương đương với 2 học phần trong chương trình đào tạo:
Thực tập lần 1 được gọi là thực tập cơ sở (kiến tập) gồm những nội dung:
- Tiếp cận, tìm hiểu đặc điểm của cơ sở thực tập;
- Quan sát, tìm hiểu hoạt động của cơ sở thực tập;
- Quan sát, tìm hiểu, mô tả hoạt động nghiệp vụ của một vị trí công tác phù hợp vớichuyên ngành đào tạo (do SV lựa chọn hoặc do cơ sở thực tập phân công) SV sử dụng
Trang 14những kiến thức lý thuyết được học trong nhà trường để phân tích hoạt động nghiệp vụ
mà người được quan sát thực hiện trong thực tế và rút ra bài học cho mình
Thực tập lần 2 được gọi là thực tập tốt nghiệp gồm những nội dung:
- Tiếp cận, tìm hiểu đặc điểm, hoạt động của cơ sở thực tập
- SV được bố trí vào một vị trí tác nghiệp cụ thể trong cơ sở thực tập, tiến hành tậplàm những công việc mà vị trí đó đảm nhiệm SV sử dụng kiến thức lý thuyết đã được học
để mô tả, phân tích cách làm của mình và những kết quả (sản phẩm) đạt được
1.3 Đào tạo cử nhân ngành QLGD và hoạt động thực tập trong đào tạo chuyên ngành QLGD
1.3.1.Đặc trưng nghề QLGD và yêu cầu đào tạo cử nhân QLGD (chuyển mục này lên trên)
QLGD theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng
xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo theo yêu cầu phát triển xã hội, thựchiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhâncách công dân
Hệ thống GD, mạng lưới nhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy,QLGD là quản lý một quá trình kinh tế xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sựphân hóa xã hội để tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội
QLGD là một hoạt động có tính đặc thù, trong đó, đối tượng quản lý không chỉđơn thuần là con người (cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh), tài chính, cơ sở vậtchất mà còn là các hoạt động GD & ĐT, các quá trình dạy học - giáo dục Sảnphẩm của quá trình GD là con người QLGD là quản lý quá trình hình thành vàphát triển nhân cách con người Điều này cho thấy độ khó khăn và phức tạp củacông tác QLGD
Ngày nay, QLGD được coi là một nghề Tính nghề nghiệp thể hiện ở việc các nhàQLGD phải có tri thức quản lý với các kiến thức kỹ năng tác nghiệp phù hợp với lĩnh vực
Trang 15quản lý Những tri thức mà các nhà QLGD phải nắm tương đối toàn diện, gồm nhữngkiến thức về chuyên môn, về quá trình GD – dạy học, những kiến thức về quản lý tàichính, quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất Hệ thống kỹ năng mà người làm công tácQLGD phải có bao gồm (1) những kỹ năng nhận thức (còn gọi là những kỹ năng tư duy)
đó là kỹ năng phân tích, tổng hợp tình hình liên quan đến nhà trường, cơ sở giáo dục,rộng hơn là liên quan đến hệ thống giáo dục; Theo đó có thể đưa ra những chủ trương,chiến lược, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức giáo dục, kỹ năng ra quyết định ; (2) Các kỹnăng kỹ thuật: là kỹ năng vận dụng những phương pháp, kỹ thuật, biện pháp hay quytrình cụ thể, chuyên biệt trong những hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục ở nhiều cấp độ;(3) Các kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người: là kỹ năng để một người có thểlàm việc được với những người khác gồm nhiều kỹ năng cụ thể như: kỹ năng làm việcnhóm, kỹ năng viết, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết xungđột, động viên nhân viên,
1.3.2 Đào tạo cử nhân ngành QLGD
Trong chiến lược phát triển GD&ĐT, phát triển nhân lực QLGD là nhiệm vụ
quan trọng Nghị quyết Đại hội X của Đảng CSVN đã tiếp tục khẳng định “… phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu và là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển chiến lược GD&ĐT ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Trong khi đó, hiện nay, hầu hết đội ngũ cán bộ
QLGD đều lấy từ giáo viên giảng dạy ở các cấp học Tuy họ đều là những người rấtvững vàng về chuyên môn giảng dạy nhưng lại thiếu những tri thức, nghiệp vụquản lý được đào tạo một cách có hệ thống để áp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụmột cách chuyên nghiệp Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, mã ngành cử nhân QLGD
đã được phê duyệt và chính thức được phép đào tạo chính quy tập trung từ năm
2007 đến nay thông qua tuyển sinh từ những học sinh tốt nghiệp THPT
1.3.1.1 Mục tiêu và yêu cầu đào tạo ngành QLGD
Trang 16Chương trình đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục được ban hành với mục tiêu,đào tạo cử nhân quản lý giáo dục có:
- Kiến thức cơ bản, chuyên sâu về quản lý và QLGD theo chương trình chung
để sau khi đào tạo SV nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại và cập nhật về chính trị, văn hóa, quản lý nói chung và QLGD nói riêng; những kiến thức cơ bản, hiện đại về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học QLGD.
- Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào hoạt động QLGD
ở các cấp quản lý và cơ sở GD; có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động
GD và việc thực hiện các chức năng QLGD; Có kỹ năng tư vấn về lĩnh vực QLGD
và phát triển GD cộng đồng; có kỹ năng tổ chức hoạt động nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của khoa học quản lý nảy sinh trong quá trình QLGD.
- Hình thành và phát triển phẩm chất của một cử nhân QLGD, có năng lực tự học, nghiên cứu khoa học GD nói chung và QLGD nói riêng hoặc tiếp tục học ở các trình độ cao hơn; có thái độ và thói quen làm việc một cách khoa học, biết nhìn nhận và đánh giá các vấn đề GD một cách toàn diện” [7]
Chương trình đào tạo cử nhân ngành QLGD có chuẩn đầu ra được xác địnhtrên cơ sở yêu cầu năng lực mà nguồn nhân lực thông qua đào tạo phải đáp ứng Cóthể xác định những yêu cầu cơ bản về mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần cócủa SV tốt nghiệp ngành QLGD như sau:
(1) Về kiến thức
- Vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin để giải thíchđược các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, cũng như trong thực tiễn công táctheo quan điểm duy vật biện chứng
- Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàocông việc của bản thân
- Sử dụng được tin học văn phòng
- Sử dụng tiếng Anh tương đương trình độ C
Trang 17- Xác định được mối liên hệ của những kiến thức đại cương về xác xuất và thống
kê trong khoa học xã hội, vào học tập, triển khai nghiên cứu các khoa học giáodục, quản lý giáo dục và trong cuộc sống lao động, thực tiễn công việc của bảnthân
- Vận dụng được các yếu tố văn hóa vào việc triển khai các hoạt động giáo dục vàcông việc thực tiễn
- Vận dụng được các lý thuyết cơ bản của tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạyhọc vào thực tiễn công tác quản lý cơ sở giáo dục
- Vận dụng được các kiến thức của xã hội học để làm tốt công tác xã hội và giáodục tại cơ sở giáo dục và trong công tác phục vụ cộng đồng
- Hiểu và giải thích được bộ máy quản lý hệ thống giáo dục quốc dân và cácchính sách, luật liên quan trong lĩnh vực giáo dục
- Vận dụng được kiến thức cơ bản của tâm lý học quản lý vào việc ra các quyếtđịnh quản lý
- Vận dụng được lý luận cơ bản của quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhànước về giáo dục vào công tác thực tiễn trong cơ sở giáo dục
- Vận dụng được lý thuyết về phát triển chương trình giáo dục để quản lý hoạtđộng dạy học và hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục
- Hiểu và giải thích được hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản pháp luậtliên quan
- Giải thích được cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lí trong cơ sở giáo dục, cơ quangiáo dục, cũng như các tổ chức giáo dục khác
- Xây dựng được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong cơ sở giáo dục
- Phân tích được các lý thuyết cơ bản về quản lý tài chính, cơ sở vật chất, kiếnthức về quản lý chất lượng, đánh giá trong dạy học và giáo dục
- Hiểu rõ và giải thích được nội dung xây dựng và tổ chức văn hóa nhà trường
Trang 18- Ứng dụng các kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tiễn quản lý các lĩnh vực, hoạtđộng trong các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục, sở giáo dục và đào tạo, các tổchức giáo dục thông qua đợt thực tập nghiệp vụ.
- Phân tích và giải thích được các tiêu chuẩn, qui trình đánh giá các hoạt độnggiáo dục, công việc cụ thể trong cơ sở giáo dục
- Hoàn thành một kết quả cá nhân trong trình bày tổng quan một vấn đề, hoặcnghiên cứu một vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dụchoặc khoa học giáo dục (đối với khóa luận), hoặc có kiến thức sâu về các môn
cơ bản thuộc quản lý giáo dục và khoa học giáo dục nói chung
Khả năng lập luận và giải quyết vấn đề
- Vận dụng các kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễncông việc
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp củabản thân
Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Khai thác, xử lý được các thông tin cập nhật của khoa học chuyên ngành và liênngành để nghiên cứu, vận dụng vào thực tế, phục vụ cho học tập, bồi dưỡng vàphát triển nghề nghiệp
- Xác định được các vấn đề nghiên cứu, vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc hiệu quả để triển khai đề tài nghiên cứu, dự án cụ thể trong quản lý giáo dục,khoa học giáo dục
Trang 19Khả năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo
- Xây dựng được phong cách làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp không dừng ở mộtgiải pháp duy nhất
- Có kỹ năng tự đánh giá, phê phán những điểm yếu trong các hoạt động giáo dụccủa cơ sở giáo dục
Khả năng phân tích bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Thực hiện được các kĩ năng nghiên cứu, phân tích bối cảnh xã hội và địa
phương để có các quyết định quản lý phù hợp
- Đánh giá, phân tích được những thay đổi, biến động trong bối cảnh xã hội, hoàn
cảnh và môi trường làm việc
- Điều chỉnh và cải tiến phương pháp công tác phù hợp với bối cảnh xã hội và
cộng đồng
Khả năng phân tích bối cảnh tổ chức
- Phân tích và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, xu thế
thay đổi và phát triển của tổ chức, đơn vị nơi làm việc
- Có khả năng điều chỉnh bản thân, và tăng cường đóng góp vào sự phát triển
chung của tổ chức
Khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ vào quản lý
hành chính, nhân sự, đào tạo, dạy học, các hoạt động giáo dục và nghiên cứukhoa học giáo dục
- Vận dụng được kiến thức về quản lý chất lượng, kiểm tra - đánh giá vào công
việc thực tiễn
(2.2) Kĩ năng hỗ trợ (kỹ năng mềm)
Kỹ năng cá nhân
- Có khả năng giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng tư duy phê phán
Trang 20- Tư duy sáng tạo trong giải quyết công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm
- Có khả năng lãnh đạo, hợp tác làm việc theo đội, nhóm
- Biết cách học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
- Lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp và huy động được các nguồn lực cùng tham giagiải quyết nhiệm vụ;
Kỹ năng tìm kiếm phương pháp làm việc hiệu quả
- Xác định được phương pháp làm việc cho từng loại công việc
- Biết khai thác và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công việc
Kỹ năng giao tiếp
- Có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, viết, ngoại ngữ và công nghệ thông tin;
- Giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm;
- Sử dụng được các phương tiện, kĩ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngônngữ phù hợp với từng tình huống quản lý
- Có khả năng thuyết phục, động viên đồng nghiệp trong công tác
(3) Về phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức công dân
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và ý thức xã hội của công dân
- Ứng xử và giao tiếp theo những tiêu chuẩn của quản lý giáo dục
- Trung thực và chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề về quản lý cơ sở giáo dục
- Trung thực trong nghiên cứu khoa học
Phẩm chất đạo đức xã hội, nghề nghiệp
- Thích ứng với sự thay đổi của kinh tế - xã hội, các yêu cầu của sự đổi mới giáodục, đổi mới quản lý nhà trường, quản lý chương trình giáo dục, và quản lý cáchoạt động giáo dục
Trang 21- Tham gia chủ động, tích cực vào các hoạt động xã hội, dịch vụ xã hội trong lĩnhvực giáo dục.
Đạt được các mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ trên đây, sau tốt nghiệp SV
có thể công tác ở các vị trí sau đây:
- Là chuyên viên quản lý hành chính GD trong các cơ quan quản lý GD (Bộ GD &
ĐT, Sở GD & ĐT; Phòng GD & ĐT) và các nhà trường (trường mầm non, tiểu học, trunghọc cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học)
- Là chuyên viên quản lý đào tạo, công tác học sinh, SV tại các trường dạynghề, cao đẳng, đại học
- Chuyên viên tại các khoa, phòng, ban của trường dạy nghề, cao đẳng, đại học
- Là chuyên viên quản lý hành chính GD trong các cơ sở GD thường xuyên(Trung tâm GD thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở GD cộng đồng (Trungtâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý GD củacác tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức
- Tư vấn về quản lý, quản lý GD cho các tổ chức ngoài hệ thống GD quốc dân,các tổ chức phi chính phủ,
Những vị trí việc làm mà cử nhân QLGD có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệpnêu trên đều đòi hỏi khá cao về kỹ năng kỹ thuật cũng như kỹ năng hỗ trợ Đây có thể
Trang 22coi là những kỹ năng nghề mà cử nhân QLGD cần đáp ứng để có thể hành nghề mộtcách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tế (Chẳng hạn, vị trí chuyên viên phòng đào tạo
ở các trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề đòi hỏi phải đảm bảo hầu hết những kỹ năng
đã được xác định cho cử nhân QLGD trong chuẩn đầu ra) Những kỹ năng này SV đềuđược học và rèn luyện trong quá trình đào tạo ở trường với nhiều môn học khác nhau,tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì SV sẽ chưa thể có kỹ năng đáp ứng chuẩn đầu racũng như yêu cầu của thị trường lao động
Để đạt được mục tiêu cũng như chuẩn đầu ra nêu trên, SV phải trải qua một quátrình đào tạo 4 năm học với chương trình đào tạo gồm 210 đơn vị học trình (hay 130 tínchỉ) Bên cạnh các học phần thuộc khối kiến thức GD đại cương là các học phần thuộckhối kiến thức GD chuyên nghiệp (gồm 2 khối kiến thức cơ sở ngành và chuyênngành) Việc giảng dạy khối kiến thức GD nghề nghiệp này vừa cung cấp kiến thức vừagiúp SV có được các kỹ năng nghề nghiệp nhất định gắn với chuẩn đầu ra của SV Tuyvậy với các học phần được học trên lớp, nếu giảng viên có tích cực liên hệ thực tiễn,giảng dạy bằng tình huống, hay đóng vai cũng chỉ phần nào giúp SV định hình đượcyêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp Vì đặc điểm của đối tượng SVnày là chưa hề có kinh nghiệm và thâm niên công tác trong lĩnh vực QLGD cho nênviệc đạt được mục tiêu và có được những kỹ năng tác nghiệp trong thực tế không hềđơn giản Do đó, việc tổ chức các đợt thực tập tại cơ sở sẽ giúp SV hiểu rõ hơn về cácyêu cầu của thực tiễn gắn với mỗi vị trí làm việc cụ thể ở cơ sở, rèn luyện tay nghề vàtăng khả năng tiếp cận nghề nghiệp nếu chọn được địa chỉ và nội dung thực tập phùhợp; thực hiện nội dung thực tập nghiêm túc
Mặt khác, phải nhận thức rõ ràng rằng ngành QLGD là ngành đào tạo theo địnhhướng thực hành - ứng dụng, tức là đào tạo tập trung vào cung cấp những năng lựcthực tiễn cho SV để ra trường đáp ứng được nhu cầu của giới tuyển dụng Để làmđược điều này cần nhiều yếu tố (đổi mới chương trình đào tạo, nhận thức của đội ngũgiảng viên…), tuy nhiên việc mà các nhà trường có thể làm ngay đó là tăng yếu tố
Trang 23thực hành trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là tổ chức tốt hoạt động thực tập, làmcho hoạt động thực tập phát huy hết ý nghĩa của nó trong vấn đề giúp SV tiếp cận vàtrải nghiệm nghề nghiệp trong thực tiễn.
Trong quá trình đào tạo cử nhân QLGD, cả nhà trường lẫn SV phải nghiêm túc coitrọng yếu tố thực hành, rèn luyện kỹ năng thông qua các môn học cũng như thông quahoạt động thực tập nhằm đảm bảo đào tạo được những cử nhân QLGD đáp ứng yêu cầucủa thị trường lao động
1.3.2 Hoạt động thực tập trong đào tạo chuyên ngành QLGD.
1.3.2.1 Nội dung và yêu cầu thực tập trong đào tạo cử nhân Quản lý giáo dục
Thực tập là học phần bắt buộc có tính pháp lệnh được quy định trong mục tiêu,chương trình đào tạo chuyên ngành QLGD Hoạt động thực tập của SV chuyênngành QLGD được chia làm học phần: thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1 Khái quát về học phần thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp
Thực tập cơ sở Thực tập tốt nghiệp Thời
- Tiếp cận, quan sát công tác
QLGD của một cơ quan QLGD,
một nhà trường hay một cơ sở GD
và hoạt động tác nghiệp của một vị
trí cụ thể (một chuyên viên hay trợ
lý…) trong tổ chức
- Phát hiện, xác định mối liên hệ
giữa lý thuyết với thực tế, biết
- Lựa chọn và vận dụng các kiếnthức đã được trang bị trong quátrình đào tạo để thực hành một số
Trang 24(khoa học quản lý, QLGD…) để
phân tích, đánh giá hoạt động tác
nghiệp của vị trí cụ thể mà SV
chọn quan sát, cũng như đánh giá
hoạt động của tổ chức GD được
SV tiếp cận
- Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp
với cơ sở thực tập- bên sử dụng
lao động
- Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện
kiến thức, kỹ năng về chuyên
ngành QLGD
- Xây dựng ý thức trách nhiệm
trong các hoạt động thực tiễn, có
ý thức học tập, rèn luyện kiến
thức, kỹ năng chuẩn bị cho nghề
nghiệp tương lai
hoạt động quản lý trong vai tròcủa một chuyên viên hay một trợ
lý ở một nhà trường, cơ sở GDhay cơ quan QLGD
- Cập nhật, bổ sung kiến thức,xác định rõ mối quan hệ giữa lýthuyết với thực tế để giải quyếtnhững tình huống quản lý trongthực tế
- Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹpvới cơ sở thực tập- bên sử dụnglao động
- Tự đánh giá năng lực của bảnthân, sự phù hợp với nghềnghiệp, những kỹ năng còn thiếunhằm kịp thời bổ sung và hoànthiện
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc,
có tinh thần trách nhiệm trongcông việc, yêu nghề, giải quyếttốt các mối quan hệ trong côngtác…
Trang 253 Mô tả hoạt động tác nghiệp của
tổ chức thi, tham gia thanh –kiểm tra, quản lý HSSV…)
Yêu
cầu
1 Yêu cầu về kỷ luật:
- Mỗi SV phải nắm rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu thực tập
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, kế hoạch thực tập nhà trường đã
đề ra
- Không tự ý nghỉ thực tập, trong trường hợp phải nghỉ thì SV phảilàm đơn trình bày lý do nghỉ Nếu SV nghỉ quá 1/3 thời gian sẽkhông được xếp loại kết quả thực tập
- Luôn chấp hành sự phân công và những quy định của cơ sở thựctập
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc
- Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của người hướng dẫn tại cơ sở
- Trung thực trong lời nói và hành động
2 Yêu cầu về tác phong, ứng xử
- Tác phong nhanh nhẹn, lối sống lành mạnh, thực hiện nếp sống văn hóa
ở cơ sở
- Xây dựng mối quan hệ lành mạnh, đúng mực với cán bộ, nhân viêntrong đơn vị nơi SV đến thực tập
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị
- Chủ động tiếp cận công việc, sẵn sàng hỗ trợ cơ sở thực tập khi họ cần
- Trang phục phù hợp, lịch sự
Trang 26- Hoàn thành nhiệm vụ thực tập, đạt được những mục tiêu học tập.
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với cơ sở thực tập, tạo ấn tượngtốt về cử nhân QLGD tương lai
- Đảm bảo về số lượng và chất lượng các sản phẩm (nhật ký, báo cáothực tập…) theo yêu cầu của nhà trường
(Nguồn: theo ĐCCT học phần thực tập và KH triển khai hoạt động thực tập của Khoa QL)
1.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động thực tập với chất lượng đào tạo chuyên ngành QLGD.
Chất lượng hoạt động thực tập có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng đào tạochuyên ngành QLGD Đây là mối quan hệ có tính chất hai chiều, tác động qua lạivới nhau:
Trước hết kết quả thực tập tốt nghiệp tác động trực tiếp đến kết quả đào tạocủa SV Trong chương trình đào tạo cử nhân QLGD đã quy định: thực tập cơ sởchiếm 3đvht, thực tập tốt nghiệp chiếm 5 đvht (Hay 7 tín chỉ chia làm 2 kỳ thựctập- trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ) Như vậy, hai kỳ thực tập chiếm gần 4%tổng số điểm trong quá trình đào tạo cử nhân QLGD Điều này cho thấy kết quảthực tập của SV ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đào tạo (xét riêng về mặt điểm số).Thứ hai, về sự tương tác giữa chất lượng thực tập và chất lượng đào tạo Khi cáchoạt động đào tạo trong nhà trường diễn ra có chất lượng, chương trình đào tạo phù hợp,trang bị cho SV hệ thống kiến thức, kỹ năng đúng đắn, cập nhật, gắn liền với thực tiễnQLGD… sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động thực tập của SV đạt chất lượng cao.Ngược lại, nếu chương trình đào tạo cũng như các hoạt động đào tạo được thực hiệnkhông nghiêm túc, nặng tính lý thuyết, xa rời thực tiễn sẽ gây khó khăn cho SV trongquá trình làm quen với nghề nghiệp, thậm chí khiến SV mất tự tin và hoài nghi vàonhững gì mình được học Từ đây, kết quả thực tập cũng như khả năng hành nghề của
SV sau khi tốt nghiệp sẽ bị hạn chế
Mặt khác, chất lượng hoạt động thực tập của SV sẽ phản ánh chất lượng đàotạo của nhà trường Nếu hoạt động thực tập của SV đạt kết quả tốt, các cơ sở thực
Trang 27tập đánh giá cao năng lực thực hành nghề của SV sẽ là minh chứng cho thấy hoạtđộng đào tạo cũng như chương trình đào tạo của nhà trường là hiệu quả, phù hợpvới nhu cầu thực tiễn Ngược lại, nếu kết quả thực tập của SV yếu kém, thiếu kiếnthức, kỹ năng thực hành… sẽ cho thấy chương trình đào tạo của nhà trường chưahợp lý, chưa đảm bảo “đầu ra” Điều này buộc nhà trường phải xem xét lại chươngtrình cũng như quá trình đào tạo của mình, kịp thời điều chỉnh, bổ sung… nhằmđảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chính vì mối quan hệ qua lại chặt chẽ này, nên các cơ sở đào tạo nếu muốnnâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành QLGD và nâng cao vị thế của nhàtrường trong xã hội, các nhà quản lý cần phải xác định đúng tầm quan trọng củahoạt động thực tập và quản lý thực tập của SV một cách khoa học
1.4 Quản lý hoạt động thực tập trong đào tạo chuyên ngành QLGD
1.4.1 Nội dung quản lý thực tập
1.4.1.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động thực tập
Kế hoạch tổ chức hoạt động thực tập là tập hợp những hoạt động, công việccần làm trong triển khai hoạt động thực tập cho SV, được sắp xếp theo trình tự nhấtđịnh nhằm đạt được mục tiêu thực tập đã đề ra Kế hoạch tổ chức hoạt động thựctập cho SV phải xác định rõ các mục tiêu cần đạt của từng đợt thực tập; xác định rõcác công việc SV liên hệ thực tập, đăng ký thực tập, phân công giảng viên hướngdẫn, ra các quyết định, nội dung thực tập của SV, kiểm tra thực tập, hoàn thiện vànộp sản phẩm thực tập, đánh giá kết quả, tổng kết đợt thực tập, báo cáo và rút kinhnghiệm; thời gian và cách thực hiện của mỗi công việc; sắp xếp tiến độ hợp lý.Việc xây dựng kế hoạch thực tập giúp các nhà QLGD, các cơ sở thực tập và SVnắm được trình tự các bước đi, cố gắng đạt mục tiêu của đợt thực tập, giúp cho quá trìnhthực tập diễn ra đúng dự kiến, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc
và dễ dàng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của mọi người
Trang 28Kế hoạch cần được xây dựng sớm, đảm bảo tính chủ động cho mọi đối tượngtrong thực hiện hoạt động thực tập Kế hoạch cần được cụ thể hóa thành thời gianbiểu cho từng công việc, phân công nhiệm vụ, định hướng phương pháp tiến hànhmột cách cụ thể Khi xây dựng kế hoạch cũng cần lưu ý tới sự thống nhất vớichương trình đào tạo và kế hoạch năm học của Nhà trường Lựa chọn thời điểmthực tập phù hợp để SV có thể học tập được nhiều, đồng thời cũng phải đảm bảothời gian thực tập theo đúng quy định của chương trình.
1.4.1.2 Tổ chức hoạt động thực tập
Tổ chức chính là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, biến một tập hợp các thành
tố rời rạc thành một hệ toàn vẹn, tạo ra cái gọi là hiệu ứng tổ chức
Trong quản lý hoạt động thực tập, chủ thể quản lý cần phải tổ chức hoạt động nàymột cách khoa học mới có thể đạt được mục tiêu mà nhà trường đặt ra Khâu tổ chức này
vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoat động thực tập
Tổ chức hoạt động thực tập có thể gồm các hoạt động sau:
(1) Thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động thực tập Chủ thể quản lý
bố trí, sắp đặt các bộ phận và cá nhân, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phâncông phân nhiệm đến từng bộ phận, từng người cụ thể về từng mặt trong tổ chức hoạtđộng thực tập Đồng thời, nhà quản lý cũng phải sắp xếp, phân phối các nguồn lực khácmột cách phù hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động thực tập được diễn ra một cách thuậnlợi, đạt mục tiêu mong muốn
Trong quá trình phân phối nguồn nhân lực, (đặc biệt là nguồn giảng viên hướngdẫn thực tập) nhà quản lý cần lưu ý đến kinh nghiệm cũng như chuyên môn, sở trườngcủa từng người để có những phân công hợp lý Cần phải đảm bảo tỷ lệ SV/giảng viênhướng dẫn phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng hướng dẫn
(2) Xác lập cơ chế phối hợp, cộng tác, giám sát
Xác lập các mối quan hệ quản lý ngang, dọc từ lãnh đạo khoa đến các GV vàSV; giữa khoa và phòng đạo tạo; giữa khoa, trường và đơn vị nơi SV đến thực tập;
Trang 29quy định quyền hạn và trách nhiệm trong sự phối hợp và cộng tác giữa các cácnhân, bộ phận tham gia chỉ đạo cũng như thực hiện hoạt động thực tập, thiết lập các
cơ chế thông tin liên hệ, giám sát trong quá trình quản lý hoạt động thực tập (Ví dụmối quan hệ giữa Phòng đào tạo và Khoa trong tổ chức hoạt động thực tập…)
(3) Triển khai kế hoạch thực hiện
Kế hoạch sau khi được xây dựng và được ký duyệt, nhà quản lý phải dựa trênquyền và trách nhiệm của mình để gửi nội dung kế hoạch đến người thực hiện baogồm: Những người chỉ đạo, giám sát hoạt động thực tập, giảng viên hướng dẫnthực tập, SV đi thực tập Để việc phổ biến nội dung kế hoạch đạt hiệu quả, chủ thểquản lý có thể tổ chức gặp mặt trực tiếp người thực hiện để trình bày, phân tích,hướng dẫn… đảm bảo cho mọi người đều hiểu được mục tiêu, nội dung, yêu cầucủa từng kỳ thực tập
Sau khi mọi người đã hiểu nội dung kế hoạch, chủ thể quản lý tiến hành giaonhiệm vụ cho từng cá nhân và bộ phận Lưu ý khi giao nhiệm vụ phải đúng ngườiđúng việc, phù hợp với năng lực của từng người …và đảm bảo sự cam kết thựchiện từ phía người được giao nhiệm vụ
1.4.1.3 Chỉ đạo hoạt động thực tập
Chỉ đạo hoạt động thực tập là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch thựctập, là điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho hoạt động vận hành thuận lợi
Chỉ đạo là quá trình tác động đến GV, SV trong quá trình họ thực hiện nhiệm
vụ để đảm bảo kế hoạch được tổ chức thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng:
- Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ: nhà quản lý vớitrách nhiệm và quyền hạn của mình giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng cá nhântrong tổ chức một cách cụ thể rõ ràng, đồng thời phải sử dụng những tác động tìnhcảm để khích lệ, động viên tinh thần của người thực hiện giúp họ có động lực thựchiện tốt nhiệm vụ của mình
Trang 30- Thường xuyên động viên, kích thích: Sự động viên, khích lệ này không nênchỉ dừng lại ở đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường mà còn phải động viên,khích lệ SV, bởi các SV chính là những chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động thựctập, kết quả thực tập do chính SV quyết định và nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng đào tạo của nhà trường.
- Giám sát và điều chỉnh: thực hiện hoạt động giám sát nhằm thu thập thôngtin về thực trạng thực hiện kế hoạch đã được đề ra, kịp thời phát hiện những ưuđiểm để nhân rộng, những khó khăn để giúp đỡ, những thiếu sót để bổ sung, sửachữa Nhà trường có thể tổ chức các đoàn cán bộ về tại cơ sở thực tập của SV đểxem xét, hỗ trợ…
1.4.1.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập
Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn cuối cùng của một chu trình quản lý hoạt độngthực tập, kiểm tra sẽ giúp cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch thực tập tiếptheo Hoạt động kiểm tra, đánh giá có thể thực hiện theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:
- Chuẩn bị lực lượng kiểm tra hoạt động thực tập: lực lượng này bao gồm cáclãnh đạo, chuyên viên Phòng Đào tạo, lãnh đạo khoa phụ trách, giảng viên, trợ lýđào tạo và cán bộ ở cơ sở
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: xác định mục tiêu cần đạt, các công việc cầntiến hành, các phương pháp áp dụng, thời gian, địa điểm thực hiện cụ thể
- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra: bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về SV (ýthức, thái độ, tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực tập tại cơ sở), về giảngviên (sự tận tâm, trách nhiệm và năng lực chuyên môn trong hướng dẫn SV); vềmức độ phối hợp và tạo điều kiện của cơ sở nhận SV thực tập
Những tiêu chuẩn này cần phải cụ thể, ngắn gọn, lượng hóa (ở mức tối đa),đảm bảo tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định…
Trang 31- Xác định phương pháp kiểm tra (trực tiếp đến tận nơi SV thực tập, tạo dựngkênh thông tin thường xuyên với cơ sở, yêu cầu SV, GVHD báo cáo định kỳ )Bước 2: Tiến hành kiểm tra (thu thập, đo lường kết quả thực tế):
Căn cứ vào chuẩn kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và phương pháp đo thành tích
đã được xác định, lực lượng kiểm tra tiến hành thu thập thông tin về hoạt động thựctập của SV trong thực tế Để có kết quả chính xác và khách quan việc đo lường này
có thể thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, ở những địa điểm và đối tượng khác nhau.Bước 3: Đánh giá kết quả thực tế từ những thông tin thu thập được qua kiểmtra Lực lượng kiểm tra sử dụng những thông tin thu thập được trong quá trình kiểmtra để đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã đặt ra để đưa ra kết luận về mức
độ đạt được của SV trong quá trình thực tập cững như các vấn đề về tổ chức hoạtđộng thực tập để làm cơ sở cho các hoạt động điều chỉnh hay xử lý
Bước 4: Thực hiện hoạt động điều chỉnh hay xử lý
Trên cơ sở kết quả kiểm tra hoạt động thực tập của SV ở cơ sở, khoa và nhàtrường tiến hành các hoạt động phù hợp
- Có thể là hoạt động điều chỉnh hay xử lý đối với SV (điều chỉnh cách học,điều chỉnh thái độ, hành vi tùy theo mức độ SV đã đạt được)
- Có thể là điều chỉnh đối với GV: về trách nhiệm với SV trong quá trìnhhướng dẫn, về thực hiện các nội dung chuyên môn trong hướng dẫn, về đánh giáSV
- Có thể là điều chỉnh đối với việc tổ chức, quản lý: cách thức xây dựng kếhoạch, triển khai kế hoạch thực tập, việc phân công hướng dẫn, cơ chế phối hợp với
cơ sở, các qui định đối với SV về thực hiện các nhiệm vụ thực tập, thực hiện tráchnhiệm quản lý
Từ kết quả cụ thể đã được khẳng định khi đối chiếu số liệu thực tế với chuẩn,nhà quản lý đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp Nếu kết quả thực tế phù hợpvới chuẩn thì cần có sự khuyến khích, khen thưởng để phát huy thành tích Nếu kết
Trang 32quả thực tế chưa phù hợp với tiêu chuẩn (ở một số tiêu chí) phải chỉ đạo uốn nắnsửa chữa kịp thời Nếu kết quả thực tế có sự sai lệch nghiêm trọng, thậm chí là viphạm so với tiêu chuẩn đã đặt ra, người quản lý cần phải tiến hành xử lý bằngnhững hành động phù hợp.
1.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập
1.4.2.1 Chính sách, quy chế đào tạo, hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động thực tập.
Chính sách, quy chế đào tạo, các văn bản hướng dẫn hoạt động thực tập có tácdụng điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thực tập của SV cũng như hoạt độnghướng dẫn của cán bộ, giảng viên
Hệ thống chính sách tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho SV được tham gia vào cáchoạt động thực tế, thực hành, được quan sát, sớm tiếp xúc trực tiếp với thị trườnglao động
Các quy chế, văn bản hướng dẫn hoạt động thực tập được xây dựng một cáchchi tiết, cụ thể, khoa học sẽ giúp hhà trường phân công nhiệm vụ, triển khai kếhoạch được triệt để; giúp SV, cán bộ, giảng viên, cơ sở tiếp nhận có những bước đi,việc làm phù hợp theo đúng yêu cầu, mục tiêu đã đặt ra
1.4.2.2 Nhận thức của cán bộ, giảng viên, SV và cơ sở thực tập về mục tiêu, nội dung, hình thức, yêu cầu thực tập
Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lýthực tập Khi đội ngũ cán bộ, giảng viên nhận thức được ý nghĩa của hoạt động thực tập
họ sẽ tổ chức, hướng dẫn, đánh giá… thực tập một cách nghiêm túc, hiệu quả hơn Mặtkhác, khi cán bộ, giảng viên nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức, yêu cầu của từng
kỳ thực tập sẽ đưa ra những hướng dẫn phù hợp cho SV
Bản thân SV khi tham gia vào hoạt động thực tập cần có sự nhận thức đúngđắn về mục tiêu, nội dung, yêu cầu… của từng đợt thực tập để biết cách thực hiện
Trang 33hoạt động của mình một cách hợp lý, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu mà nhà trườngđưa ra.
Về phía cơ sở tiếp nhận, sự hiểu biết tường tận về mục tiêu, nội dung, hình thức,yêu cầu của hoạt động thực tập là căn cứ quan trọng để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điềukiện cho SV có cơ hội quan sát, tìm hiểu thực trạng cũng như tập làm có hiệu quả trongthực tế Ngoài ra, khi cơ sở tiếp nhận nắm rõ ý nghĩa của hoạt động thực tập của SV đốivới sự phát triển của cơ sở mình, lĩnh vực mình hoạt động sẽ thấy được trách nhiệm của
cơ sở mình trong việc tiếp nhận và hướng dẫn SV thực tập có chất lượng
1.4.2.3 Kiến thức, kỹ năng của SV
Kiến thức, kỹ năng của SV đã được trang bị trước khi đi thực tập ảnh hưởng khôngnhỏ đến kết quả thực tập và công tác quản lý thực tập Nếu SV có nền tảng kiến thức, kỹnăng vững vàng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì khi tiếp xúc với thực tiễn SV có thểnhanh chóng chủ động làm quen với công việc và thực hiện nó một cách dễ dàng hơn, từ
đó các kiến thức cũng như kỹ năng cũng sẽ được nâng cao hơn sau quá trình thực tập
1.4.2.4 Công tác hướng dẫn của giảng viên
SV khi về cơ sở thực tập thường rất bỡ ngỡ, lo lắng thậm chí là hoảng sợ trướcnhững tình huống thực tiễn đặt ra cho họ Khi đó người giảng viên hướng dẫn ởtrường chính là nguồn động viên tinh thần, là người hướng dẫn, định hướng giúpcác em vượt qua những khó khăn trong thực tập và viết báo cáo Nếu đội ngũ cán
bộ, giảng viên đều thực hiện công tác hướng dẫn một cách nghiêm túc, tận tình,đảm bảo các mục tiêu và nội dung yêu cầu… thì kết quả thực tập của SV chắc chắnđược nâng cao
1.4.2.5 Công tác kiểm tra, đánh giá
Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường được tiến hành nghiêm túc, kháchquan, công bằng sẽ là một nguồn động lực để SV cũng như giảng viên thực hiện tốtnhiệm vụ của mình trong hoạt động thực tập Ngược lại, nếu kiểm tra, đánh giá một
Trang 34cách hình thức sẽ dần dần làm thui chột động lực phấn đấu, khiến cho hoạt độngthực tập cũng trở thành hình thức, không có chất lượng.
Như vậy, có thể khẳng định thực tập là một học phần quan trọng trong cácchương trình đào tạo nghề nói chung và đào tạo cử nhân chuyên ngành QLGD nóiriêng Thực tập mang tính định hướng nghề nghiệp, nội dung và hình thức thực tập đadạng và hoàn chỉnh hơn so với thực hành Hoạt động thực tập có ý nghĩa vô cùng tolớn đối với sự trưởng thành của mỗi SV, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc,hiệu quả, thực tập sẽ có tác dụng lớn không chỉ trên phương diện chuyên mônnghiệp vụ mà còn giúp SV xây đắp, phát triển tình cảm nghề, giúp SV tăng khảnăng tiếp cận nghề nghiệp Để hoạt động thực tập của SV ngành QLGD phát huytốt hiệu quả của nó trong quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạocần phải được quản lý một cách khoa học Mặt khác, trong quá trình triển khai hoạtđộng thực tập có nhiều yếu tố ảnh hưởng, do đó đơn vị quản lý thực tập và các CBQLphụ trách trực tiếp phải hiểu rõ các tác động của từng yếu tố để triển khai các hoạt độngthực tập đảm bảo chất lượng và hiệu quả
II.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2.1 Khái quát hoạt động khảo sát
Để đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản
lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các hoạtđộng:
- Xây dựng phiếu hỏi với các đối tượng Sinh viên, Giảng viên của Học viện
về các nội dung liên quan đến nhu cầu, nhận thức của sinh viên về vấn đề thực tập,cách thức lựa chọn đơn vị, vị trí thực tập, những thuận lợi khó khăn của SV trongquá trình thực tập; đánh giá các khâu được thực hiện trong tổ chức hoạt động thựctập Tiến hành phát ra 200 phiếu hỏi cho một số SV các khóa 4 và 5; thu lại được
189 phiếu; phát 37 phiếu hỏi cho GV, thu lại được 35 phiếu (phụ lục số 6, 7)
Trang 35- Xây dựng phiếu phỏng vấn hoặc thực hiện phỏng vấn trực tiếp các cán bộquản lý phụ trách một số đơn vị cơ sở nơi sinh viên đến thực tập (phụ lục số 8)
- Nghiên cứu hồ sơ quản lý hoạt động thực tập của SV ngành QLGD học việnQLGD từ khóa 1 đến khóa 5
- Tổng hợp và phân tích kết quả đánh giá hoạt động thực tập của SV các khóa1,2,3,4 và 5
Kết quả tổng hợp và phân tích kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn và hồ sơ hoạtđộng sẽ phản ánh thực trạng hoạt động thực tập của SV và thực trạng quản lý hoạtđộng thưc tập của SV trong các phần tiếp theo
2.2 Khái quát về học viện Quản lý giáo dục và vấn đề đào tạo ngành QLGD
Học viện Quản lý giáo dục được thành lập theo quyết định số 501/QĐ-TTgngày 03 tháng 04 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cán bộquản lý giáo dục với chức năng đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục; nghiêncứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục; ứng dụng khoa học quản lý giáo dục,tham mưu và tư vấn cho các cơ quan QLGD nhằm đáp ứng những yêu cầu củachiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước Năm 2007 Học viện đượcgiao nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo cử nhân chính qui 3 ngành Quản lý giáo dục,Tâm lý học giáo dục và Công nghệ thông tin Tính đến năm 2014, Học viện đãtuyển sinh được 8 khóa đào tạo, và đã có 4 khóa SV tốt nghiệp Từ khóa 1 đến khóa
7, ngành QLGD đào tạo theo hệ thống niên chế theo chương trình gồm 210 đơn vịhọc trình Từ khóa 8 thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo chương trình gồm
Trang 36sỹ sỹ nhân Cao
cấp
viên chính
(Nguồn Văn phòng Khoa QL- tháng 8 năm 2014)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện, Chi bộ và tập thểlãnh đạo khoa, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng và với sự cố gắng nỗ lựccủa tập thể cán bộ giảng viên khoa QL, SV ngành QLGD đã thực hiện quá trìnhđào tạo theo đúng qui chế và đạt được những kết quả nhất định Kết quả đào tạongành QLGD được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.2 Kết quả đào tạo ngành quản lý giáo dục
Theo qui định của chương trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục, hết học kỳ
I năm thứ 3 sinh viên bắt đầu đi thực tập cơ sở Trong đợt thực tập này sinh viênđược gửi xuống cơ sở để làm quen với thực tế sau gần 3 năm được trang bị các kiếnthức lý thuyết và thực hành qua các tình huống quản lý mô phỏng, giả định.… Trong thực tập cơ sở sinh viên được tổ chức theo nhóm nhỏ 3-5 người, thựchiện yêu cầu là: quan sát, mô tả hoạt động tác nghiệp của các chuyên viên hay nhà
Trang 37quản lý tại cơ sở, dùng kiến thức đã học để so sánh, nhận xét, rút ra những bài học
và định hướng cho bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện thời gian tiếp theocũng như công tác sau này
Cuối học kỳ 2 năm thứ 4, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp trong thời gian 7-8tuần Trong đợt thực tập này, sinh viên được yêu cầu liên hệ thực tập riêng từngngười, xuống cơ sở để được tham gia làm việc trong vai trò của chuyên viên hoặccán bộ quản lý ở cơ sở giáo dục hay cơ quan quản lý giáo dục Hàng ngày SV phảighi nhật ký công tác của mình, tự nhận xét kết quả đạt được và cuối đợt hoàn thànhbáo cáo kết quả đợt thực tập, trong đó mô tả rõ quá trình thực hiện từng nhiệm vụđược cơ sở cho phép tham gia, tự nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm, địnhhướng cho bản thân trong công tác sau này
Để hoạt động thực tập đạt hiệu quả thì việc nhận thức của SV, GV về vai tròcủa thực tập là rất quan trọng Điều tra vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã thu đượckết quả như sau:
Bảng 2.2 Nhận thức về tầm quan trọng của thực tập cơ sở
và thực tập tốt nghiệp của sinh viên
Học phần
thực tập
Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
Trang 38nghiệp; nếu được tổ chức tốt sẽ giúp cho SV có cơ hội rèn kỹ năng nghề, tăng khảnăng tiếp cận nghề nghiệp sau này Một số giảng viên còn đề nghị tăng cường chosinh viên xuống cơ sở ngay từ năm thứ 2
Kết quả khảo sát nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của hoạt độngthực tập cho thấy trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1 Giảng viên đánh giá tầm quan trọng hoạt động thực tập của sinh viên
Nhận thấy rằng SV và GV đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của thựctập Tuy nhiên giữa giảng viên và SV việc nhận thức tầm quan trong của hoạt độngTTCS và TTTN có khác nhau Đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng củahoạt động thực tập, nhưng sinh viên coi trọng hoạt động thực tập tốt nghiệp hơnthực tập cơ sở Nhưng xét về mặt khoa học thực tập cơ sở là bước đầu giúp SV tiếpcận với môi trường nghề nghiệp để định hướng việc học tập và rèn luyện trong thờigian tiếp theo Đây là vấn đề cần quan tâm xem xét trong quản lý hoạt động thựctập của SV
Để xem xét cụ thể hơn các hoạt động của SV trong triển khai và thực hiệnnhiệm vụ thực tập, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng phiếu kết hợp vớiphỏng vấn, trao đổi trên đối tượng sinh viên khóa 4 và khóa 5, và một số sinh viênkhóa 1, 2 và 3 ngành quản lý giáo dục tại Học viện Quản lý Giáo dục về các vấn đềliên quan đến thực tập như: lựa chọn địa điểm thực tập thế nào? Có khó khăn gì khi
Trang 39đi thực tập? Hiệu quả của các đợt thực tập? Nguyên nhân? các yếu tố ảnh hưởngđến kết quả thực tập
Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy việc lựa chọn địa điểm và vị trí thực tậpcũng được sinh viên có ý thức khá rõ ràng, nhất là giai đoạn thực tập cơ sở Tuynhiên cách thức lựa chọn địa điểm thực tập của SV cũng rất khác nhau Qua khảosát cho thấy sinh viên lựa chọn địa điểm thực tập như sau:
Bảng 2.3 Cách thức lựa chọn nơi thực tập của sinh viên
Cách thức lựa chọn nơi thực tập Tỷ lệ lựa chọn
Bảng 2.4 Nhận thức của sinh viên về lựa chọn vị trí thực tập trong
Trang 40Khác vị trí và khác cơ sở 15,81%
Qua bảng tổng hợp cho thấy có 48,79% sinh viên chọn thực tập cơ sở và thựctập tốt nghiệp ở cùng một vị trí (có thể cùng cơ sở hoặc khác cơ sở) Phỏng vấnthêm một số SV trong nhóm này, SV cho rằng từ việc quan sát chuyên viên hayCBQL tác nghiệp ở năm thứ 3, tiếp tục bổ sung kiến thức để đến năm thứ 4 đượcthực hành đúng những công việc đó sẽ tốt hơn Số còn lại không quan tâm nhiềuđến khía cạnh này và việc họ lựa chọn hai vị trí TTCS và TTTN khác nhau cũngkhông có lý do cụ thể Tuy nhiên các biệt cũng có nhóm SV chọn vị trí thực tậpkhông phù hợp với chuyên ngành đào tạo Đây cũng là một vấn đề thuộc nhận thứccần quan tâm trong định hướng thực hiện nhiệm vụ thực tập cho sinh viên
Xem xét thực trạng hoạt động thực tập của SV, nhóm nghiên cứu đã kết hợpkhảo sát bằng phiếu với nghiên cứu hồ sơ thực tập của SV và phỏng vấn cán bộ ở
cơ sở - nơi SV đến thực tập
Sau khi SV đăng ký địa điểm thực tập, được khoa sắp xếp và phân công GVhướng dẫn, theo yêu cầu của cơ sở tiếp nhận, SV đều lập kế hoạch thực tập để làm
cơ sở cho việc thực hiện và giám sát của GVHD và cơ sở Tuy nhiên chất lượng các
kế hoạch cũng ở mức độ khác nhau Kết quả đánh giá về kế hoạch thực tập cơ sở vàthực tập tốt nghiệp của sinh viên cho thấy:
Trong thực tập cơ sở, SV đi thực tập theo nhóm và làm kế hoạch thực tậptheo nhóm Số nhóm SV được đánh giá lập kế hoạch từ mức TB đến tốt, trong đó
có 10.4% SV khóa 2, 1.8% SV khóa 3 và 10.42% SV khóa 4 đạt điểm tối đa vềphần lập kế hoạch Điều đó cho thấy mặc dù kế hoạch thực tập là một kế hoạch đơngiản nhưng nhiều nhóm SV vẫn có những sai sót, biểu hiện ở mục tiêu xác địnhthiếu cụ thể, các công việc chưa rõ ràng về mốc thời gian,biện pháp thực hiện
Qua kết quả đánh giá của GV về kế hoạch thực tập của SV cũng cho thấykhả năng lập kế hoạch thực tập của sinh viên Giai đoạn thực tập cơ sở SV lập kếhoạch khá tốt, nhưng việc lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp chất lượng lại thấp hơn