Lập kế hoạch tổ chức hoạt động thựctập

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 27 - 28)

3. Yêu cầu về kết quả thực tập:

1.4.1.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động thựctập

Kế hoạch tổ chức hoạt động thực tập là tập hợp những hoạt động, công việc cần làm trong triển khai hoạt động thực tập cho SV, được sắp xếp theo trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu thực tập đã đề ra. Kế hoạch tổ chức hoạt động thực tập cho SV phải xác định rõ các mục tiêu cần đạt của từng đợt thực tập; xác định rõ các công việc SV liên hệ thực tập, đăng ký thực tập, phân công giảng viên hướng dẫn, ra các quyết định, nội dung thực tập của SV, kiểm tra thực tập, hoàn thiện và nộp sản phẩm thực tập, đánh giá kết quả, tổng kết đợt thực tập, báo cáo và rút kinh nghiệm; thời gian và cách thực hiện của mỗi công việc; sắp xếp tiến độ hợp lý.

Việc xây dựng kế hoạch thực tập giúp các nhà QLGD, các cơ sở thực tập và SV nắm được trình tự các bước đi, cố gắng đạt mục tiêu của đợt thực tập, giúp cho quá trình thực tập diễn ra đúng dự kiến, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc và dễ dàng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của mọi người.

Kế hoạch cần được xây dựng sớm, đảm bảo tính chủ động cho mọi đối tượng trong thực hiện hoạt động thực tập. Kế hoạch cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu cho từng công việc, phân công nhiệm vụ, định hướng phương pháp tiến hành một cách cụ thể. Khi xây dựng kế hoạch cũng cần lưu ý tới sự thống nhất với chương trình đào tạo và kế hoạch năm học của Nhà trường. Lựa chọn thời điểm thực tập phù hợp để SV có thể học tập được nhiều, đồng thời cũng phải đảm bảo thời gian thực tập theo đúng quy định của chương trình.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w