KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 63 - 65)

III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰCTẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Thực tập là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành QLGD. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm liên quan như chất lượng, quản lý, thực tập, hoạt động thực tập và quản lý hoạt động thực tập. Trong đó: thực tập được hiểu là vận dụng tri thức được trang bị trong quá trình đào tạo vào tập làm công việc gắn với nghề nghiệp tương lai trong thực tế. Thực tập mang tính định hướng nghề nghiệp, nội dung và hình thức thực tập đa dạng và hoàn chỉnh hơn so với thực hành. Hoạt động thực tập của SV chuyên ngành QLGD được chia làm 2 học phần: thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp được thực hiện vào năm thứ 3 và thứ 4. Hoạt động thực tập có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự trưởng thành của mỗi SV, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, thực tập sẽ có tác dụng lớn không chỉ trên phương diện chuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp SV xây đắp, phát triển tình cảm nghề, giúp SV tăng khả năng tiếp cận nghề nghiệp. Để hoạt động thực tập của SV ngành QLGD phát huy tốt hiệu quả của nó trong quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cần phải được quản lý một cách khoa học.

Quản lý hoạt động thực tập được hiểu là quá trình phối hợp tất cả các nguồn lực của cơ sở đào tạo để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập nhằm đạt được những mục tiêu thực tập nói riêng và mục tiêu đào tạo nói chung của cơ sở, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và xã hội.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thực tập trên các khía cạnh: nhận thức vấn đề, thực hiện các nội dung thực tập của SV, việc hướng dẫn của GV và thực trạng quản lý hoạt động thực tập của SV ngành QLGD trên các khía cạnh: lập kế hoạch triển khai thực tập, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch thực tập. Qua nghiên cứu nhóm nhận thấy hoạt động thực tập của SV ngành QLGD thực hiện tương đối tốt; đa số SV có ý thức tốt và hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo đúng qui định. Số SV ý thức chưa tốt, không hoàn thành nhiệm vụ thực tập không nhiều. Tuy nhiên kết quả thực tập có chiều hướng giảm, các biểu hiện sao chép báo cáo kết quả thực tập tăng. Về mặt quản lý hoạt động thực tập

của Khoa quản lý đã được triển khai có nền nếp, các biểu mẫu hướng dẫn SV tương đối đầy đủ, có thể đánh giá ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý hoạt động thực tập theo qui định. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo ngành QLGD, việc quản lý cần được điều chỉnh và tăng cường ở một số khâu như thời điểm triển khai kế hoạch phải sớm hơn; cơ chế phối hợp giữa Khoa, Học viện và cơ sở phải tường minh hơn; GV hướng dẫn đều tay hơn...

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng được phân tích rõ ràng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được 06 biện pháp quản lý hoạt động thực tập của SV chuyên ngành QLGD. Các biện pháp được đề xuất đặt trọng tâm vào việc khắc phục các khâu yếu trong thực tiễn và bổ sung thêm các cách làm cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tập, nhằm phát triển ở SV năng lực nghề nghiệp theo chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu xã hội. Các biện pháp đó muốn có hiệu quả phải nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo học viện, sự phối hợp của các phòng chức năng và cần được triển khai đồng bộ.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 63 - 65)