Kiểm tra, đánh giá hoạt động thựctập

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 30 - 32)

3. Yêu cầu về kết quả thực tập:

1.4.1.4Kiểm tra, đánh giá hoạt động thựctập

Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn cuối cùng của một chu trình quản lý hoạt động thực tập, kiểm tra sẽ giúp cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch thực tập tiếp theo. Hoạt động kiểm tra, đánh giá có thể thực hiện theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:

- Chuẩn bị lực lượng kiểm tra hoạt động thực tập: lực lượng này bao gồm các lãnh đạo, chuyên viên Phòng Đào tạo, lãnh đạo khoa phụ trách, giảng viên, trợ lý đào tạo và cán bộ ở cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: xác định mục tiêu cần đạt, các công việc cần tiến hành, các phương pháp áp dụng, thời gian, địa điểm thực hiện cụ thể

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra: bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về SV (ý thức, thái độ, tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực tập tại cơ sở), về giảng viên (sự tận tâm, trách nhiệm và năng lực chuyên môn trong hướng dẫn SV); về mức độ phối hợp và tạo điều kiện của cơ sở nhận SV thực tập...

Những tiêu chuẩn này cần phải cụ thể, ngắn gọn, lượng hóa (ở mức tối đa), đảm bảo tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định…

- Xác định phương pháp kiểm tra (trực tiếp đến tận nơi SV thực tập, tạo dựng kênh thông tin thường xuyên với cơ sở, yêu cầu SV, GVHD báo cáo định kỳ...)

Bước 2: Tiến hành kiểm tra (thu thập, đo lường kết quả thực tế):

Căn cứ vào chuẩn kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và phương pháp đo thành tích đã được xác định, lực lượng kiểm tra tiến hành thu thập thông tin về hoạt động thực tập của SV trong thực tế. Để có kết quả chính xác và khách quan việc đo lường này có thể thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, ở những địa điểm và đối tượng khác nhau.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực tế từ những thông tin thu thập được qua kiểm tra. Lực lượng kiểm tra sử dụng những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra để đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã đặt ra để đưa ra kết luận về mức độ đạt được của SV trong quá trình thực tập cững như các vấn đề về tổ chức hoạt động thực tập để làm cơ sở cho các hoạt động điều chỉnh hay xử lý.

Bước 4: Thực hiện hoạt động điều chỉnh hay xử lý.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra hoạt động thực tập của SV ở cơ sở, khoa và nhà trường tiến hành các hoạt động phù hợp.

- Có thể là hoạt động điều chỉnh hay xử lý đối với SV (điều chỉnh cách học, điều chỉnh thái độ, hành vi... tùy theo mức độ SV đã đạt được).

- Có thể là điều chỉnh đối với GV: về trách nhiệm với SV trong quá trình hướng dẫn, về thực hiện các nội dung chuyên môn trong hướng dẫn, về đánh giá SV...

- Có thể là điều chỉnh đối với việc tổ chức, quản lý: cách thức xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch thực tập, việc phân công hướng dẫn, cơ chế phối hợp với cơ sở, các qui định đối với SV về thực hiện các nhiệm vụ thực tập, thực hiện trách nhiệm quản lý...

Từ kết quả cụ thể đã được khẳng định khi đối chiếu số liệu thực tế với chuẩn, nhà quản lý đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp. Nếu kết quả thực tế phù hợp với chuẩn thì cần có sự khuyến khích, khen thưởng để phát huy thành tích. Nếu kết

quả thực tế chưa phù hợp với tiêu chuẩn (ở một số tiêu chí) phải chỉ đạo uốn nắn sửa chữa kịp thời. Nếu kết quả thực tế có sự sai lệch nghiêm trọng, thậm chí là vi phạm so với tiêu chuẩn đã đặt ra, người quản lý cần phải tiến hành xử lý bằng những hành động phù hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 30 - 32)