Thực trạng quản lý hoạt động thựctập của SV ngành QLGD

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 48 - 51)

3. Yêu cầu về kết quả thực tập:

2.3.2.Thực trạng quản lý hoạt động thựctập của SV ngành QLGD

Nghiên cứu hồ sơ quản lý của Khoa Quản lý- đơn vị phụ trách trực tiếp ngành QLGD cho thấy:

- Khâu lập kế hoạch triển khai hoạt động thực tập của khoa Quản lý đã được quan tâm, và bám sát kế hoạch đào tạo chung của toàn học viện. Nội dung kế hoạch tương đối cụ thể, đã làm rõ mục đích của từng đợt thực tập; mục tiêu chung; xác định thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc mỗi đợt thực tập, nội dung các công việc SV phải thực hiện; yêu cầu về các sản phẩm thực tập mà SV phải hoàn thành, thời hạn nộp sản phẩm.

- Việc tổ chức cho SV đăng ký địa điểm, lựa chọn vị trí thực tập được triển khai trước khi đến cơ sở thực tập từ 3 tuần đến 1 tháng, nhưng thực hiện còn kéo dài, do SV vừa phải học vừa liên hệ.

- Sắp xếp các nhóm thực tập (đối với thực tập cơ sở), lên danh sách SV thực tập theo các địa điểm thực tập (đối với thực tập tốt nghiệp), phân công giảng viên hướng dẫn và công bố cho SV trước khi đi thực tập 1 tuần. Việc phân công GV hướng dẫn thực tập cơ sở theo các nhóm căn cứ vào chuyên môn giảng dạy của GV để bố trí cho phù hợp. Cụ thể GV dạy các HP về QLGD, QL dạy học... được phân hướng dẫn các nhóm SV đi thực tập tại các vị trí ở các phòng đào tạo, GV dạy các

học phần hành chính được bố trí hướng dẫn SV đi thực tập ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp như phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, văn phòng các cơ sở GD....

- Lãnh đạo khoa tổ chức gặp mặt SV trước khi lên đường thực tập để phổ biến mục đích, yêu cầu và hướng dẫn tổng quát các hoạt động thực tập và tiếp đó các GV được phân công hướng dẫn sẽ bố trí gặp gỡ các SV do mình hướng dẫn và thường vào những ngày gần với thời điểm SV phải đến cơ sở thực tập.

- Việc kiểm tra hoạt động thực tập của SV được phối hợp giữa khoa, phòng đào tạo, phòng công tác SV kiểm tra bất kỳ một số nhóm SV ở một số cơ sở- nơi SV đến thực tập một lần/ đợt. Kiểm tra quá trình thực tập giao cho GV hướng dẫn thực hiện. Việc này được các GV thực hiện theo nhiều cách, có GV đến trực tiếp cơ sở để kiểm tra, yêu cầu SV định kỳ báo cáo (hàng tuần), qua trao đổi với cơ sở tiếp nhận S đến thực tập.

- Việc đánh giá kết quả thực tập của SV được tổ chức sau khi SV kết thúc thực tập 1 - 2 tuần.

Qua khảo sát các sinh viên khóa 3,4 và 5 về thực tập cơ sở về thủ tục hành chính, về thời gian thực tập, về phân công giảng viên hướng dẫn, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả cụ thể:

Bảng 2.12. Sinh viên đánh giá sự phối hợp giữa Học viện với cơ sở TT

Tốt Khá Trung bình Kém

5.82% 23.81% 40.74% 29.63%

Kết quả đánh giá cho thấy sự phối hợp giữa học viện với cơ sở thực tập chưa tốt và các sinh viên mong muốn sự phối phải được quan tâm, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình thức tập của sinh viên

Qua 3 tuần thực tập cơ sở của sinh viên năm thứ 3 vào thời điểm cuối tháng 11 hoặc tháng 12 và 7 tuần thực tập tốt nghiệp của sinh viên năm thứ 4 vào thời điểm thường từ tháng 1 và tháng 2 hàng năm. Sinh viên đã nhận xét về thời gian và thời điểm như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của sinh viên về thời điểm và thời gian thực tập Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp Thời điểm TTCS 18.52% 73.54% 7.94% Thời điểm TTTN 6.35% 46.03% 44.44% Thời gian TTCS 11.64% 73.54% 14.81% Thời gian TTTN 10.05% 62.96% 27.51%

Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ sinh viên đánh giá mức độ rất phù hợp của thời gian và thời điểm thực tập thấp, đặc biệt là với thời điểm đi thực tập tốt nghiệp. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn một số sinh viên, họ cho rằng thời điểm TTTN chưa phù hợp vì với thời gian gần 2 tháng và thời điểm thường rơi vào dịp cận Tết Nguyên Đán, nên quá trình thực tập bị gián đoạn, nếu về thực tập ở các trường CĐ- ĐH thì thời gian thực tập bị kéo dài (các trường nghỉ Tết 3 tuần) còn các cơ quan QLGD lại chỉ nghỉ 1 tuần. Đây cũng là vấn đề cần có sự nghiên cứu để điều chỉnh cho hợp lý và khoa học.

Khi khảo sát về sự phân công, hiệu quả làm việc của giảng viên hướng dẫn, và hiệu quả làm việc của trợ lý đào tạo, sinh viên đã có ý kiến:

Bảng 2.14. Ý kiến SV đánh giá về hiệu quả làm việc của giảng viên hướng dẫn và trợ lý đào tạo

Tốt Khá Trung bình Kém

Giảng viên hướng dẫn 21.69% 43.92% 25.93% 8.47%

Trợ lý đào tạo 10.05% 36.51% 33.86% 19.58%

Có khá nhiều phiếu khi đánh giá ở mức độ trung bình có kèm giải thích lý do, chủ yếu tập trung vào thái độ, phần lớn lý do đó là:

- Do giảng viên chưa giảng dạy trực tiếp ở khóa đó nên sinh viên và giảng viên chưa hiểu nhau;

- Do giảng viên chưa hiểu sâu về cơ sở giáo dục - nơi SV đến thực tập;

- Do trợ lý đào tạo giải thích hoặc không đáp ứng được hết những mong muốn của sinh viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động thực tập.

- Do SV còn gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thực tập (bảng 2.11)

Sinh viên khi đi thực tập cũng rất mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ của Học viện, Khoa và giảng viên với nơi thực tập, đồng thời cũng rất mong muốn có phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm thức tập (khi thực tập cơ sở), được giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng khi đến nơi thực tập.

Đây cũng là những vấn đề mà nhóm nghiên cứu quan tâm để có đề xuất biện pháp phù hợp, một mặt nâng cao nhận thức, ý thức đúng đắn về sự độc lập của sinh viên khi thực hiện hoạt động thực tập; một mặt nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên hướng dẫn và cải tiến cách làm việc của trợ lý đào tạo,…

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 48 - 51)