Một số biện pháp quản lý hoạt động thựctập của SV ngành QLGD

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 55 - 63)

III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰCTẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

3.2.Một số biện pháp quản lý hoạt động thựctập của SV ngành QLGD

Biện pháp 1: Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành QLGD, điều chỉnh học

phần thực tập và chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra.

Mục đích: Nhằm đảm bảo việc thực hiện hoạt động đào tạo nói chung và thực tập nói riêng đảm bảo khoa học, làm cho hoạt động thực tập sát với yêu cầu công việc thực tế, gắn đào tạo với sử dụng.

- Huy động các trưởng bộ môn kết hợp với tổ công tác thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh chương trình đào tạo theo quyết định của Giám đốc Học viện, xây dựng chuẩn đầu ra ngành QLGD theo đúng hướng dẫn của ngành.

- Trên cơ sở chuẩn đầu ra tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với chuẩn đầu ra;

- Xây dựng đề cương chi tiết học phần thực tập đảm bảo các yêu cầu: Mục tiêu cụ thể, nội dung phù hợp với thời lượng và chuẩn đầu ra; hình thức thực tập phù hợp với yêu cầu ngành đào tạo theo định hướng thực hành - ứng dụng.

- Công bố công khai chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trên trang web của Học viện cho SV, GV và các bên liên quan biết theo đúng qui định.

Điều kiện thực hiện:

- Các GV tham gia xây dựng chuẩn đầu ra và điều chỉnh chương trình đào tạo phải hiểu rõ về cách xác định chuẩn đầu ra cho ngành QLGD theo yêu cầu xã hội; khách quan trong việc điều chỉnh chương trình cho phù hợp với chuẩn đầu ra.

- Được lãnh đạo Học viện đồng thuận và ủng hộ. Các thành viên làm việc có kế hoạch và trách nhiệm.

Biện pháp 2: Xây dựng và công khai qui trình tổ chức hoạt động thực tập cho sinh

viên ngay từ đầu năm học có học phần thực tập.

Mục đích: Giúp các bên liên quan biết các công việc cần làm, trình tự tiến hành để phối hợp thực hiện, nhằm triển khai hoạt động thực tập đảm bảo tiến độ và hiệu quả.

Nội dung và cách tiến hành:

- Làm rõ các nội dung công việc cần làm và các bước tiến hành trong triển khai hoạt động thực tập cho SV;

- Làm rõ trách nhiệm của từng bên liên quan trong triển khai từng công việc trong qui trình, đảm bảo sự minh bạch trong phân công trách nhiệm, tạo cơ sở cho việc phối hợp thực hiện. Cụ thể là:

+ Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, thống nhất với Khoa QL về thời điểm và thời gian triển khai kế hoạch TTCS và TTTN ngành QLGD (và các ngành đào tạo khác), trình lãnh đạo phê duyệt để thực hiện; Phối hợp với Khoa trong kiểm tra hoạt động thực tập của SV;

+ Khoa Quản lý: Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo ngành QLGD

• Trợ lý đào tạo căn cứ vào kế hoạch năm học xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động thực tập của ngành QLGD, trình lãnh đạo khoa phê duyệt để thực hiện

• Trơ lý đào tạo tổ chức hướng dẫn SV lựa chọn nơi thực tập, liên hệ và đăng ký theo lớp gửi về khoa, trợ lý đào tạo tổng hợp và báo cáo.

• Lãnh đạo khoa phân công giảng viên hướng dẫn thực tập

• Trợ lý đào tạo tham mưu xây dựng, hoàn thiện các biểu mẫu lien quan đến hoạt động thực tập của SV

• Các GV góp ý, thống nhất hoàn thiện các biểu mẫu; Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫ SV thực tập theo phân công đảm bảo chất lượng và tiến độ; kiểm tra giám sát việc thực hiện của SV mà mình phụ trách; tham gia đoàn kiểm tra thực tập của Học viên khi được yêu cầu

+ Cơ sở tiếp nhận thực tập:

• Tiếp nhận và bố trí cho SV thực tập được quan sát và làm việc;

• Cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung thực tập cho SV

• Hướng dẫn SV trong công việc cụ thể tại cơ sở

• Đánh giá ý thức thái độ làm việc của SV tại cơ sơ

- Làm rõ các mốc thời gian thực hiện các công việc trong qui trình để chủ động trong triển khai hàng năm:

• Xây dựng kế hoạch thực tập sớm ngay từ đầu kỳ 1 hàng năm sau khi bắt đầu năm học 1 tháng để phổ biến cho SV và hướng dẫn việc liên hệ, đăng kí địa điểm và vị trí thực tập.

• Trước khi SV đi thực tập 2- 3 tuần hoàn tất việc phân công GVHD và tổ chức hướng dẫn cho SV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Sau khi kết thúc thực tập ở cơ sở 1 tuần, SV hoàn thiện và nộp báo cáo thực tập và các hồ sơ thực tập về Khoa QL;

• Sau khi SV kết thúc thực tập 2 tuần, phân công GV tổ chức đánh giá kết quả thực tập và công bố công khai cho SV biết theo qui chế.

- Cập nhật lên trang Web của học viện, phần mềm hỗ trợ học tập Moodle và quán triệt qua các cuộc họp Khoa, gửi văn bản đến lãnh đạo học viện để báo cáo và đến các phòng chức năng qui trình và kế hoạch triển khai thực tập để cùng phối hợp thực hiện.

Điều kiện thực hiện:

- Lãnh đạo khoa và trợ lý đào tạo cũng như các GV phải nắm vững mục tiêu, cấu trúc chương trình đào tạo, qui chế đào tạo hiện hành; Có kỹ năng lập kế hoạch;

Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống các biểu mẫu, văn bản hướng dẫn thực tập cho

SV đảm bảo tính khoa học, cụ thể, dễ hiểu

Mục đích: Nhằm tạo sự thuận lợi cho SV trong thực hiện và thống nhất trong các GV khi triển khai hướng dẫn SV thực tập.

Nội dung và cách tiến hành:

- Xác định các biểu mẫu, văn bản cần xây dựng để sử dụng trong tổ chức hoạt đông thực tập bao gồm:

(i) Công văn gửi cơ sở - nơi SV đến liên hệ thực tập

Công văn nêu rõ mục tiêu ngành đào tạo, mục tiêu đợt thực tập, những nội dung công việc mà SV phải làm, yêu cầu về mức độ cần đạt để giúp cơ sở hiểu rõ

về ngành và yêu cầu đối với SV, theo đó tạo điều kiện cho SV thực tập; làm rõ cơ chế, chính sách đối với quản lý và hướng dẫn SV thực tập.

(ii) Giấy giới thiệu/ thư giới thiệu

- Cấp giấy giới thiệu hoặc thư giới thiệu cho SV đi liên hệ thực tập

- Nội dung giấy giới thiệu hay thư giới thiệu có đầy đủ thông tin về SV hay nhóm SV, vị trí mà SV muốn được thực tập để đề nghị cơ sở giúp đỡ

(iii) Các quyết định: quyết định thành lập ban chỉ đạo thực tập, quyết định lập các nhóm thực tập (đối với TTCS) và quyết định phân công giảng viên hướng dẫn

- Sau khi SV đăng ký thực tập xong, hoàn thiện việc phân công GVHD và phải ra quyết định bằng văn bản (theo mẫu qui định); Trong danh sách đính kèm quyết định nêu rõ vị trí, địa điểm SV đến thực tập, thông tin về giảng viên hướng dẫn (trình độ đào tạo, chức danh, điện thoại, email để thuận lợi cho SV và cơ sở có thể liên hệ trong quá trình SV thực tập.

- Gửi kèm quyết định cho SV trình với cơ sở thực tập để cơ sở có thể trao đổi với GVHD về SV đến cơ sở họ khi cần.

(iv) Kế hoạch thực tập của Khoa (theo chuyên ngành)

- Lập kế hoạch theo đúng thể thức, làm rõ nội dung từng mục, nhấn mạnh những điểm cần chú ý: nội dung thực tập, mốc thời gian đến cơ sở, thời gian kết thúc, thời gian nộp sản phẩm thực tập, thời gian đánh giá kết quả.

(v) Mẫu nhật ký, báo cáo thực tập (cả TTCS và TTTN, nhấn mạnh các điểm khác nhau để SV thưc hiện đúng.

(vi) Mẫu phiếu chấm sản phẩm thực tập của SV

- Chú ý đặc thù của học phần mang tính thực hành cao để xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp

- Làm rõ thang điểm đánh giá các nội dung và sản phẩm thực tập của SV, công khai cho SV biết và thống nhất cách thực hiện trong GV để đảm bảo thực hiện

đánh giá khách quan, công bằng; thực hiện được đánh giá kết quả học tập của SV theo tiếp cận năng lực.

Điều kiện thực hiện:

- Lãnh đạo Khoa, phòng Đào tạo và trợ lý sinh viên hiểu rõ về mục tiêu, nội dung hoạt động thực tập của SV, có kiến thức tốt về soạn thảo các loại văn bản hành chính.

- Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong lãnh đạo khoa, trợ lý đào tạo và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các nhiệm vụ.

- Hướng dẫn rõ ràng cách sử dụng và qui định việc sử dụng các biểu mẫu, văn bản trong quá trình tổ chức hoạt động thực tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp 4: Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành thực tập, làm rõ cơ chế phối

hợp giữa học viện và cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho SV ngành QLGD trong quá trình thực tập nghề nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra.

Mục đích: Tạo dựng môi trường học tập thuận lợi cho SV, thực hiện học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế để đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo.

Nội dung và cách tiến hành:

- Lựa chọn các cơ sở để thiết lập mối quan hệ, bao gồm 2 loại: một là các cơ sở vệ tinh ở gần cơ sở đào tạo để SV có thể xuống cơ sở thường xuyên quan sát học hỏi từ thực tiễn; hai là các cơ sở ở địa phương để gửi SV về thực tập theo thời gian dài tương ứng với hai kỳ thực tập chính thức trong chương trình đào tạo;

- Thông qua học viên các lớp bồi dưỡng của Học viện để tuyên truyền và ngành QLGD, mở rộng mạng lưới các cơ sở thực tập cho SV.

- Bàn bạc thống nhất giữa hai bên về các nội dung hợp tác và cơ chế phối hợp; làm rõ cơ chế gửi thẳng SV xuống cơ sở thực tập, vấn đề tài chính có liên quan để cơ sở biết và cùng thực hiện, không gấy khó khăn cho SV;

- Định kỳ tổ chức hội thảo giữa học viện và các cơ sở thực tập để xem xét các vấn đề liên quan đến hoạt động thực tập của SV nói riêng và vấn đề đào tạo ngành QLGD nói chung.

Điều kiện thực hiện

- Được Lãnh đạo Học viện đồng tình và ủng hộ;

- Cán bộ QL khoa có khả năng giao tiếp và quan hệ với cơ sở - Cơ sở hiểu rõ về ngành đào tạo và sẵn sàng hợp tác

Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống cố vấn học tập, đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho

SV về lựa chọn địa điểm, vị trí thực tập gắn với việc làm sau tốt nghiệp, phát huy vai trò của GV hướng dẫn trong quá trình SV thực tập

Mục đích: Giúp SV tháo gỡ những thắc mắc và khó khăn trong quá trình thực tập, định hướng việc lựa chọn địa điểm, vị trí thực tập phù hợp giữa hai đợt thực tập và phù hợp với vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

Nội dung và cách tiến hành

- Tổ chức hội nghị, hội thảo về hoạt động thực tập hàng năm vào thời điểm trước thời gian SV đi thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp. Thông qua hội nghị, hội thảo để CBQL, GV, trợ lý đào tạo và SV trao đổi, thao gỡ những băn khoăn, thắc mắc của SV, đồng thời tư vấn cho SV về việc lựa chọn địa điểm thực tập, những kiến thức và kỹ năng cần chuẩn bị để đi thực tập và những tình huống có thể gặp trong quá trình thực tập.

- Quán triệt tới mọi GV hướng dẫn về mục tiêu, nội dung, thời gian, yêu cầu… của các học phần thực tập và cách giải quyết các tình huống, khó khăn trong quá trình thực tập của SV để mỗi GV có khả năng tư vấn kịp thời cho SV ngay khi SV cần;

- Yêu cầu GV kết hợp tư vấn cho SV ngay trong quá trình lên lớp giảng dạy các học phần khác.

- Mở chuyên mục trên diễn đàn, trao đổi tư vấn cho SV qua mạng, qua trang hỗ trợ học tập Moodle; phân công GV, Trợ lý đào tạo định kỳ cập nhật để trao đổi với SV về các nội dung liên quan.

Điều kiện thực hiện

- Công tác lập kế hoạch và các hoạt động chuẩn bị thực tập được thực hiện sớm, chủ động.

- Các bên liên quan sử dụng hệ thống hỗ trợ học tập có trách nhiệm cao.

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra hoạt động thực tập của SV ở cơ sở; nghiêm túc

trong đánh giá kết quả thực tập của SV.

Mục đích:

- Tạo lập kênh thông tin ngược để phục vụ hoạt động dạy học và quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập học phần thực tập trong chương trình đào tạo nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo ngành QLGD nói chung.

- Giúp SV có ý thức hơn trong hoạt động thực tập - Tăng cường hiệu lực quản lý

Nội dung và cách tiến hành

- Tổ chức các đoàn kiểm tra thực tập gồm các thành viên Ban chỉ đạo, một số GV xuống cơ sở để kiểm tả SV thực tập;

- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, kết hợp kiểm tra báo trước, không báo trước xuống các cơ sở có SV thực tập; Thường xuyên liên hệ với cơ sở có SV thực tập để nắm bắt tình hình SV thực tập; Yêu cầu SV báo cáo định kỳ tới GVHD về tình hình thực tập ở cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có chế độ công tác phí, tạo điều kiện để GV hướng dẫn trực tiếp đến cơ sở để kiểm tra SV do mình hướng dẫn;

- Đánh giá nghiêm túc kết quả thực tập của SV, thu thập được các minh chứng cụ thể về các điểm mạnh, yếu của SV trong 2 học phần thực tập để điều chỉnh việc dạy và việc học.

- Xử lý nghiêm các trường hợp SV vi phạm theo đúng qui chế. Đối với những SV kỷ luật yếu, không đảm bảo thời gian thực tập tại cơ sở, không đánh giá yêu cầu đi thực tập lại; Đối với những SV có biểu hiện sao chép báo cáo, nhật ký thực tập tùy theo mức độ để đánh giá cụ thể theo điểm số phù hợp.

- Kết thúc mỗi đợt thực tập, tiến hành họp để tổng kết và rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, để làm tốt hơn trong các đợt thực tập tiếp theo.

Điều kiện thực hiện

- Được Lãnh đạo Học viện ủng hộ và tạo điều kiện về phương tiện và kinh phí cho các CB, GV xuống cơ sở kiểm tra hoat động thực tập của SV

- Cơ chế phối hợp giữa Học viện và các cơ sở thực tập phải rõ ràng, chặt chẽ, cơ sở thực tập nhiệt tình hợp tác.

- GV thống nhất cao về các nội dung đánh giá, xử lý và phối hợp thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 55 - 63)