Mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động thựctập với chất lượng đào tạo chuyên ngành QLGD.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 26 - 27)

3. Yêu cầu về kết quả thực tập:

1.3.2.Mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động thựctập với chất lượng đào tạo chuyên ngành QLGD.

tạo chuyên ngành QLGD.

Chất lượng hoạt động thực tập có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng đào tạo chuyên ngành QLGD. Đây là mối quan hệ có tính chất hai chiều, tác động qua lại với nhau:

Trước hết kết quả thực tập tốt nghiệp tác động trực tiếp đến kết quả đào tạo của SV. Trong chương trình đào tạo cử nhân QLGD đã quy định: thực tập cơ sở chiếm 3đvht, thực tập tốt nghiệp chiếm 5 đvht (Hay 7 tín chỉ chia làm 2 kỳ thực tập- trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ). Như vậy, hai kỳ thực tập chiếm gần 4% tổng số điểm trong quá trình đào tạo cử nhân QLGD. Điều này cho thấy kết quả thực tập của SV ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đào tạo (xét riêng về mặt điểm số).

Thứ hai, về sự tương tác giữa chất lượng thực tập và chất lượng đào tạo. Khi các hoạt động đào tạo trong nhà trường diễn ra có chất lượng, chương trình đào tạo phù hợp, trang bị cho SV hệ thống kiến thức, kỹ năng đúng đắn, cập nhật, gắn liền với thực tiễn QLGD… sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động thực tập của SV đạt chất lượng cao. Ngược lại, nếu chương trình đào tạo cũng như các hoạt động đào tạo được thực hiện không nghiêm túc, nặng tính lý thuyết, xa rời thực tiễn sẽ gây khó khăn cho SV trong quá trình làm quen với nghề nghiệp, thậm chí khiến SV mất tự tin và hoài nghi vào những gì mình được học. Từ đây, kết quả thực tập cũng như khả năng hành nghề của SV sau khi tốt nghiệp sẽ bị hạn chế.

Mặt khác, chất lượng hoạt động thực tập của SV sẽ phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường. Nếu hoạt động thực tập của SV đạt kết quả tốt, các cơ sở thực

tập đánh giá cao năng lực thực hành nghề của SV sẽ là minh chứng cho thấy hoạt động đào tạo cũng như chương trình đào tạo của nhà trường là hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Ngược lại, nếu kết quả thực tập của SV yếu kém, thiếu kiến thức, kỹ năng thực hành… sẽ cho thấy chương trình đào tạo của nhà trường chưa hợp lý, chưa đảm bảo “đầu ra”. Điều này buộc nhà trường phải xem xét lại chương trình cũng như quá trình đào tạo của mình, kịp thời điều chỉnh, bổ sung… nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Chính vì mối quan hệ qua lại chặt chẽ này, nên các cơ sở đào tạo nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành QLGD và nâng cao vị thế của nhà trường trong xã hội, các nhà quản lý cần phải xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động thực tập và quản lý thực tập của SV một cách khoa học.

1.4 Quản lý hoạt động thực tập trong đào tạo chuyên ngành QLGD1.4.1 Nội dung quản lý thực tập

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 26 - 27)