3. Yêu cầu về kết quả thực tập:
2.3.1. Thực trạng hoạt động thựctập của SV ngành QLGD
Theo qui định của chương trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục, hết học kỳ I năm thứ 3 sinh viên bắt đầu đi thực tập cơ sở. Trong đợt thực tập này sinh viên được gửi xuống cơ sở để làm quen với thực tế sau gần 3 năm được trang bị các kiến thức lý thuyết và thực hành qua các tình huống quản lý mô phỏng, giả định.…
Trong thực tập cơ sở sinh viên được tổ chức theo nhóm nhỏ 3-5 người, thực hiện yêu cầu là: quan sát, mô tả hoạt động tác nghiệp của các chuyên viên hay nhà
quản lý tại cơ sở, dùng kiến thức đã học để so sánh, nhận xét, rút ra những bài học và định hướng cho bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện thời gian tiếp theo cũng như công tác sau này.
Cuối học kỳ 2 năm thứ 4, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp trong thời gian 7-8 tuần. Trong đợt thực tập này, sinh viên được yêu cầu liên hệ thực tập riêng từng người, xuống cơ sở để được tham gia làm việc trong vai trò của chuyên viên hoặc cán bộ quản lý ở cơ sở giáo dục hay cơ quan quản lý giáo dục. Hàng ngày SV phải ghi nhật ký công tác của mình, tự nhận xét kết quả đạt được và cuối đợt hoàn thành báo cáo kết quả đợt thực tập, trong đó mô tả rõ quá trình thực hiện từng nhiệm vụ được cơ sở cho phép tham gia, tự nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm, định hướng cho bản thân trong công tác sau này.
Để hoạt động thực tập đạt hiệu quả thì việc nhận thức của SV, GV về vai trò của thực tập là rất quan trọng. Điều tra vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp của sinh viên
Học phần Mức độ nhận thức
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
Thực tập cơ sở 55,56% 39,68% 3,70% 1,06%
Thực tập TN 86,24% 12,70% 1,06% 0%
Những số liệu ở trên cho thấy, phần lớn SV cho rằng hoạt động thực tập là quan trọng và rất quan trọng.
Về phía GV, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn kết hợp với dùng phiếu để khảo sát nhận thức của GV đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực tập cho SV ngành QLGD về tầm quan trọng của hoạt động thựctập của sinh viên trong quá trình đào tạo. Kết quả cho thấy, 100% ý kiến cho rằng hoạt động thực tập đều quan trọng và rất quan trọng đối với sinh viên, không phân biệt thực tập cơ sở hay tốt nghiệp; nếu được tổ chức tốt sẽ giúp cho SV có cơ hội rèn kỹ năng nghề, tăng khả
năng tiếp cận nghề nghiệp sau này. Một số giảng viên còn đề nghị tăng cường cho sinh viên xuống cơ sở ngay từ năm thứ 2.
Kết quả khảo sát nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động thực tập cho thấy trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Giảng viên đánh giá tầm quan trọng hoạt động thực tập của sinh viên
Nhận thấy rằng SV và GV đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của thực tập. Tuy nhiên giữa giảng viên và SV việc nhận thức tầm quan trong của hoạt động TTCS và TTTN có khác nhau. Đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập, nhưng sinh viên coi trọng hoạt động thực tập tốt nghiệp hơn thực tập cơ sở. Nhưng xét về mặt khoa học thực tập cơ sở là bước đầu giúp SV tiếp cận với môi trường nghề nghiệp để định hướng việc học tập và rèn luyện trong thời gian tiếp theo. Đây là vấn đề cần quan tâm xem xét trong quản lý hoạt động thực tập của SV.
Để xem xét cụ thể hơn các hoạt động của SV trong triển khai và thực hiện nhiệm vụ thực tập, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn, trao đổi trên đối tượng sinh viên khóa 4 và khóa 5, và một số sinh viên khóa 1, 2 và 3 ngành quản lý giáo dục tại Học viện Quản lý Giáo dục về các vấn đề liên quan đến thực tập như: lựa chọn địa điểm thực tập thế nào? Có khó khăn gì khi đi thực tập? Hiệu quả của các đợt thực tập? Nguyên nhân? các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực tập...
Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy việc lựa chọn địa điểm và vị trí thực tập cũng được sinh viên có ý thức khá rõ ràng, nhất là giai đoạn thực tập cơ sở. Tuy nhiên cách thức lựa chọn địa điểm thực tập của SV cũng rất khác nhau. Qua khảo sát cho thấy sinh viên lựa chọn địa điểm thực tập như sau:
Bảng 2.3. Cách thức lựa chọn nơi thực tập của sinh viên
Cách thức lựa chọn nơi thực tập Tỷ lệ lựa chọn
TT cơ sở TT tốt nghiệp
Nơi TT gắn với vị trí sau TN 61.90% 48. 6%
Gần nhà 14.40% 42.7 %
Có người quen 13.23% 4.7 %
Có bạn thân cùng thực tập 5.82% 2.4%
Khác 2.65% 1.6%
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy có 61,90% SV chọn vị trí thực tập gắn với nhu cầu vị trí việc làm sau tốt nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm đi khi sinh viên chọn nơi thực tập tốt nghiệp (chỉ còn 48,6%). Số còn lại chọn vị trí thực tập tốt nghiệp gần nhà hoặc có người quen. Phỏng vấn và tìm hiểu kỹ về thực trạng này cho thấy thực tập tốt nghiệp là nhiệm vụ học tập được thực hiện trong thời gian dài (7-8 tuần), thời lượng được tính 5 đvht, do đó sinh viên cũng có xu hướng chọn nơi thực tập gần nhà để tiện đi lại, sinh hoạt, đỡ tốn kém; có người quen thì việc bố trí việc làm và đánh giá cũng thuận lợi hơn để mong muốn có kết quả thực tập cao hơn.
Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về lựa chọn vị trí thực tập trong thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp
Vị trí SV lựa chọn trong TTCS và TTTN Tỷ lệ
Cùng một vị trí và cùng một cơ sở 48,79%
Cùng vị trí nhưng cơ sở thực tập khác nhau 35,40%
Khác vị trí và khác cơ sở 15,81%
Qua bảng tổng hợp cho thấy có 48,79% sinh viên chọn thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp ở cùng một vị trí (có thể cùng cơ sở hoặc khác cơ sở). Phỏng vấn
thêm một số SV trong nhóm này, SV cho rằng từ việc quan sát chuyên viên hay CBQL tác nghiệp ở năm thứ 3, tiếp tục bổ sung kiến thức để đến năm thứ 4 được thực hành đúng những công việc đó sẽ tốt hơn. Số còn lại không quan tâm nhiều đến khía cạnh này và việc họ lựa chọn hai vị trí TTCS và TTTN khác nhau cũng không có lý do cụ thể. Tuy nhiên các biệt cũng có nhóm SV chọn vị trí thực tập không phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Đây cũng là một vấn đề thuộc nhận thức cần quan tâm trong định hướng thực hiện nhiệm vụ thực tập cho sinh viên.
Xem xét thực trạng hoạt động thực tập của SV, nhóm nghiên cứu đã kết hợp khảo sát bằng phiếu với nghiên cứu hồ sơ thực tập của SV và phỏng vấn cán bộ ở cơ sở - nơi SV đến thực tập.
Sau khi SV đăng ký địa điểm thực tập, được khoa sắp xếp và phân công GV hướng dẫn, theo yêu cầu của cơ sở tiếp nhận, SV đều lập kế hoạch thực tập để làm cơ sở cho việc thực hiện và giám sát của GVHD và cơ sở. Tuy nhiên chất lượng các kế hoạch cũng ở mức độ khác nhau. Kết quả đánh giá về kế hoạch thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp của sinh viên cho thấy:
Trong thực tập cơ sở, SV đi thực tập theo nhóm và làm kế hoạch thực tập theo nhóm. Số nhóm SV được đánh giá lập kế hoạch từ mức TB đến tốt, trong đó có 10.4% SV khóa 2, 1.8% SV khóa 3 và 10.42% SV khóa 4 đạt điểm tối đa về phần lập kế hoạch. Điều đó cho thấy mặc dù kế hoạch thực tập là một kế hoạch đơn giản nhưng nhiều nhóm SV vẫn có những sai sót, biểu hiện ở mục tiêu xác định thiếu cụ thể, các công việc chưa rõ ràng về mốc thời gian,biện pháp thực hiện.
Qua kết quả đánh giá của GV về kế hoạch thực tập của SV cũng cho thấy khả năng lập kế hoạch thực tập của sinh viên. Giai đoạn thực tập cơ sở SV lập kế hoạch khá tốt, nhưng việc lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp chất lượng lại thấp hơn. Có 2 lý do cơ bản: thứ nhất là đánh giá tốt nghiệp yêu cầu về kỹ năng kế hoạch cao hơn, thứ hai là sinh viên được rèn kỹ năng kế hoạch ở năm 2,3 nhiều hơn đến năm thứ 4 sinh viên tập trung vào những môn học khác và kiến thức về kế hoạch “bị
quên” khá nhiều. Vậy vấn đề rèn kỹ năng lập kế hoạch cho sinh viên là vấn đề quan trọng phải được chú ý xuyên suốt từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 4. Vì kỹ năng lập kế hoạch không chỉ phục vụ cho việc đi thực tập mà là kỹ năng nghề nghiệp rất cơ bản đối với SV.
Để xem xét thực trạng hoạt động thực tập của SV bên cạnh đánh giá kế hoạch thực tập do SV hay nhóm SV lập, nhóm nghiên cứu còn kết hợp xem xét kết quả đánh giá sản phẩm thực tập của SV, phỏng vấn GV hướng dẫn và cán bộ quản lý ở cơ sở - nơi tiếp nhận SV đến thực tập. Việc đánh giá sản phẩm thực tập cơ sở cũng như thực tập tốt nghiệp của SV gồm đánh giá nhật ký và đánh giá báo cáo thực tập. Trong đó đánh giá nhật ký thực tập theo tháng điểm: Hình thức trình bày: 1,0 điểm; mô tả hoạt động 3,0 điểm, nhận xét hoạt động 6 điểm; đánh giá kết quả thực tập cơ sở của sinh viên theo thang điểm sau: hình thức báo cáo:1,0 điểm; giới thiệu lý do lựa chọn đơn vị và vị trí thực tập 0,5 điểm; mô tả hoạt động tác nghiệp của vị trí quan sát 1,5 điểm; phân tích đánh giá hành động mô tả được dựa trên kiến thức đã được trang bị: 4,0 điểm; trình bày báo cáo thực tập theo nhóm 3,0 điểm. Trong đó đặt trọng tâm đánh giá vào phần mô tả, phân tích đánh giá hoạt động để nhận định về mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp của SV (xem phiếu đánh giá ở phụ lục số 9, 10). Tổng hợp từ kết quả đánh giá sản phẩm thực tập của SV các khóa 2,3,4 cho thấy:
- Về kết quả đánh giá nhật ký thực tập các khóa cho thấy đa số SV đều biết viết nhật ký thực tập đạt yêu cầu trở lên, nhưng số viết tốt, mô tả tỷ mỷ, phân tích đánh giá rõ các yếu tố quản lý trong hoạt động tác nghiệp của vị trí mà SV quan sát chiếm tỷ lệ không cao, chỉ trên dưới 50%. Trong quá trình đánh giá nhật ký thực tập GV còn phản ánh một số SV chưa biết viết nhật ký, còn gộp nhiều ngày vào một dòng; hoặc mô tả sơ sài; phân tích đánh giá hời hợt chưa làm rõ các yếu tố quản lý (xem thêm phụ lục số 4 và 5).
- Về kết quả đánh giá báo cáo thực tập cơ sở theo các nhóm cho thấy trong các bảng sau đây:
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá báo cáo thực tập cơ sở của SV
(phần mô tả hoạt động) TT Điểm K1 K2 K3 K4 K5 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 1.50 140 75.27 147 59.04 59 34.30 137 47.57 90 38.46 2 1.25 2 1.08 33 13.25 16 9.30 0 0.00 3 1.28 3 1.00 43 23.12 61 24.50 86 50.00 124 43.06 121 51.71 4 0.75 0 0.00 3 1.20 2 1.16 0 0.00 4 1.71 5 0.50 1 0.54 5 2.01 9 5.23 27 9.38 16 6.84
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá báo cáo thực tập cơ sở của SV
(phần phân tích đánh giá hoạt động)
TT Điểm K1 K2 K3 K4 K5
Số
lượng % lượngSố % lượngSố % lượngSố % lượngSố %
1 4.00 9 4.84 27 10.8 4 0 0.00 2 0.69 7 2.99 2 3.75 4 2.15 16 6.43 0 0.00 4 1.39 1 0.43 3 3.50 87 46.77 130 52.21 48 27.91 0 0.00 65 27.78 4 3.25 0 0.00 0 0.00 7 4.07 108 37.50 3 1.28 5 3.00 68 36.56 50 20.08 38 22.09 102 35.42 70 29.91 6 2.75 0 0.00 0 0.00 9 5.23 0 0.00 4 1.71 7 2.50 11 5.91 16 6.43 36 20.93 40 13.8 9 41 17.52 8 2.25 0 0.00 5 2.01 1 0.58 1 0.35 4 1.71 9 2.00 7 3.76 0 0.00 18 10.4 7 22 7.64 27 11.54
Với kết quá đánh giá việc SV ghi chép nhật ký, mô tả công việc của chuyên viên hay CBQL mà SV tiếp cận, nhận xét, bình luận về hoạt động đó dựa trên những kiến thức về quản lý giáo dục mà SV đã được trang bị cũng phản ánh phần nào hoạt động thực tập của SV: mức độ SV tích cực đến cơ sở, sự chú tâm vào
quan sát hoạt động tác nghiệp của cán bộ cơ sở, khả năng liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn...
Đa phần sinh viên đều có khả năng mô tả và phân tích công việc khi thực tập nhưng tỷ lệ xuất sắc còn rất ít (từ 3.75 đến 4.00 điểm) nhưng có điều đáng phải quan tâm đó là tỷ lệ này có xu hướng giảm dần về các khóa sau (khóa 3, 4 còn có cả những sinh viên được đánh giá chưa đạt yêu cầu, chỉ đạt 0.50 đến 1.00 điểm).
Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp cũng được đánh giá dựa trên phân tích kết quả đánh giá sản phẩm thực tập các khóa bao gồm nhật ký thực tập; báo cáo thực tập và ý thức thực hiện nhiệm vụ thực tập tại cơ sở. Kết quả đánh giá được tổng hợp trong các bảng sau đây:
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá nhật ký thực tập tốt nghiệp của sinh viên
TT Điểm K2 K3 K4
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1 6.00 46 7.96 3 0.47 30 4.60 2 5.50 154 26.64 78 12.30 38 5.83 3 5.00 121 20.93 235 37.07 229 35.12 4 4.50 64 11.07 173 27.29 146 22.39 5 4.00 67 11.59 116 18.30 126 19.33 6 3.50 111 19.20 14 2.21 39 5.98 7 3.00 0 0.00 11 1.74 28 4.29 8 2.50 0 0.00 2 0.32 7 1.07 9 2.00 15 2.60 1 0.16 9 1.38 10 1.50 0 0.00 0 0.00 0 0.00 11 1.00 0 0.00 1 0.16 0 0.00
Có thể thấy rằng, SV viết nhật ký thực tập tốt nghiệp tốt hơn so với nhật ký TTCS; tỷ lệ khá giỏi tăng. Nguyên nhân của điều này một phần là do nhật ký TTTN là viết lại các việc làm của chính mình, còn nhật ký TTCS là viết lại các hoạt động của chuyên viên hay CBQL ở cơ sở mà SV quan sát hàng ngày. Phần khác là do sinh viên đã rút được những kinh nghiệm và tích lũy được kiến thức sau đợt thực tập cơ sở và qua quá trình học năm thứ 3. Tuy nhiên tỷ lệ dưới trung bình vẫn còn, thường tỷ lệ này rơi vào những sinh viên có ý thức chưa tốt, (biểu hiện như:
sao chép nhật ký thực tập của người khác, viết qua loa, thậm chí có cả những sinh viên không đi thực tập mà bịa ra nhật ký và phải đi thực tập lại)
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên
(Phần mô tả hoạt động mà sinh viên thực hiện)
STT Điểm K2 K3 K4
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%
1 4.00 47 8.13 19 3.00 25 3.83 3 3.50 189 32.70 155 24.45 132 20.25 5 3.00 238 41.18 310 48.90 258 39.57 7 2.50 65 11.25 100 15.77 145 22.24 9 2.00 40 6.74 42 6.62 62 9.51 11 1.50 0 0.00 4 0.63 13 1.99 13 1.00 0 0.00 4 0.63 17 2.61
Qua bản tổng hợp cho thấy, số SV mô tả tốt các hoạt động tác nghiệp mà họ đã thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ sở không nhiều (3%- 8.13%); Tỷ lệ SV mô tả đạt yêu cầu trở lên đạt trên 95%, nhưng vẫn cá biệt còn một số SV khóa 4 không mô tả được hoạt động mà mình đã thực hiện trong quá trình thực tập (chiếm 1,99%).
Trong quá trình tham gia chấm báo cáo TTTN của SV các khóa 1, 2, 3 và 4 các thành viên nhóm nghiên cứu nhận thấy: Đa số SV nắm được yêu cầu viết báo cáo thực tập, trình bày đúng mẫu qui định. Tuy vậy, phần yêu cầu khái quát các vấn đề lý thuyết cơ bản có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tác nghiệp mà SV được tham gia thực hiện tại cơ sở thì có hai khuynh hướng: Một số SV thì viết rất dài và không có trọng tâm; một số khác lại viết sơ sài theo kiểu chỉ liệt kê tiêu mục, thiếu