Đánh giá chung về hoạt động thựctập và quản lý hoạt động thựctập của sinh viên ngành QLGD

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 51 - 53)

3. Yêu cầu về kết quả thực tập:

2.1.2.Đánh giá chung về hoạt động thựctập và quản lý hoạt động thựctập của sinh viên ngành QLGD

sinh viên ngành QLGD

Từ kết quả khảo sát và những thu nhận từ thực tế giảng dạy và hướng dẫn sinh viên ngành QLGD thực tập qua các khóa, nhận thấy:

(1) Hoạt động thực tập của SV ngành QLGD được thực hiện khá tốt:

- Đa số SV có nhận thức đúng và có ý thức tốt trong thực hiện nhiệm vụ thực tập, coi đó là cơ hội để tiếp cận với môi trường làm việc thực tế để thấy được sự liên hệ giữa kiến thức được học tập trong nhà trường với công việc; được thực hành, tập làm để rèn luyện và phát triển kỹ năng nghề.

- SV đã biết lập kế hoạch thực tập theo nhóm hoặc cá nhân và được cơ sở tiếp nhận phê duyệt để triển khai.

- Biết mô tả hoạt động tác nghiệp của chuyên viên và CBQL ở cơ sở và dùng kiến thực đã học được để phân tích, đánh giá những hoạt động đó, làm rõ được khái cạnh quản lý trong hoạt động tác nghiệp của vị trí mà SV quan sát hoặc được tập làm;

- Một bộ phận (khoảng 50%-60%) SV có khả năng tổng hợp, khái quát các hoạt động thực tập, báo cáo kết quả đạt được theo đúng yêu cầu.

- Tuy vậy, vẫn còn một số nhóm hay cá nhân SV lập kế hoạch thực tập sơ sài; thực hiện các nhiệm vụ chưa chuyên cần; báo cáo kết quả thực tập còn có biểu hiện sao chép hoặc làm đối phó, chất lượng thấp; cá biệt có SV không đạt yêu cầu, phải đi thực tập lại.

Qua phiếu xin ý kiến phỏng vấn các giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành quản lý giáo dục và các giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập, nhóm nghiên cứu thu được kết quả về những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình hướng dẫn SV thực tập. Theo các GV, khó khăn mà họ thường gặp trong quá trình hướng dẫn thực tập là:

- Giảng viên chưa tham gia giảng dạy ở khóa học mà sinh viên đi thực tập - Giảng viên chưa hiểu rõ về các kỹ năng mà sinh viên phải thực hiện khi

đi thực tập

- Sinh viên không chủ động liên hệ với giảng viên - Giảng viên quá bận công tác không có thời gian

- Giảng viên không hiểu rõ về nơi thực tập của sinh viên (2) Quản lý hoạt động thực tập:

- Đã có kế hoạch triển khai cụ thể

- Hệ thống các văn bản, quyết định, qui định, biểu mẫu được xây dựng ngay từ khóa 1 và được bổ sung hoàn thiện dần qua các khóa và hiện tại tương đối đầy đủ

- Việc phân công GVHD tương đối hợp lý

- Đánh giá kết quả thực tập nghiêm túc, đúng qui chế.

Tuy nhiên, trong quản lý hoạt động thực tập còn một số hạn chế cần phải được khắc phục, đó là:

- Triển khai kế hoạch thực tập và phân công GVHD muộn, quá gần với thời gian thực tập; ít có thời gian cho SV chuẩn bị và tiếp xúc với GV hướng dẫn trước khi đi thực tập.

- Còn thiếu một số biểu mẫu hướng dẫn để giúp cơ sở thực tập hiểu rõ về nhiệm vụ thực tập của SV để có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết.

- Sự phối hợp giữa khoa QL, học viện với cơ sở thực tập còn chưa chặt chẽ; - Việc chỉ đạo GVHD thực hiện nhiệm vụ chưa thường xuyên;

- Kiểm tra hoạt động thực tập chưa được thực hiện hiệu quả, số lần kiểm tra ít, chưa kiểm tra được trên diện rộng, vai trò kiểm tra SV thực tập của các GV chưa được phát huy.

Có thể thấy, mặc dù hoạt động thực tập cơ sở và thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản lý giáo dục đã được tổ chức có nề nếp; hồ sơ hướng dẫn tương đối

hoàn thiện nhưng vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng thực tập, tăng khả năng thích ứng nghề cho sinh viên. Ngoài việc quan tâm khắc phục những chế nếu trên còn cần quan tâm đến việc công bố chuẩn đầu ra để làm cơ sở cho điều chỉnh chương trình đào tạo, định hướng cho việc tổ chức hoạt động dạy - học, đánh giá kết quả đào tạo.

Để có thêm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thực tập cho SV ngành QLGD, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xin ý kiến của SV và GV về một số việc cần làm của Khoa Quản lý và Học viện. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục (Trang 51 - 53)