1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục

122 321 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi quốc gia. Tất nhiên, con người ở đây được hiểu là những người có nhân cách hoàn thiện, có đức, có tài mà trong đó đức là gốc bởi vì đạo đức chi phối mọi hành vi, ứng xử của con người trong xã hội. Đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách. Đạo đức là bộ mặt của nhân cách thể hiện trong mối quan hệ giữa người với người, với xã hội và tự nhiên, với công việc, với môi sinh vì lý tưởng của cộng đồng. Giáo dục đạo đức rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong xã hội hội nhập và phát triển như thời đại ngày nay, vì đạo đức là nội lực của quá trình phát triển nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng, theo Người, muốn làm cách mạng thắng lợi thì người cán bộ phải có đạo đức. Để nhấn mạnh vai trò của đạo đức, Người thường nói: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Nhấn mạnh đạo đức là gốc Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi nhẹ tài năng vì phải có tài năng, có tri thức mới hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Sinh thời, Người rất quan tâm đến vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ. Năm 1959, Người nói với các giáo viên đang học lớp chính trị: “Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i tờ thì dạy thế nào?”. Đức và tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá phẩm chất, nhân cách của con người, đức và tài còn là những nội dung giáo dục con người trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức ngày nay càng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ ra nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, đạo đức đã trở thành tiêu chí được đề cập đầu tiên trong các nhiệm vụ của giáo dục. Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam”. Quyết định số 42 về công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nói rõ: “Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác”. Xuất phát từ hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam đang thực hiện CNH, HĐH trong xu thế hội nhập của thế giới, đang chịu tác động giao thoa của truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại,…Điều đó đang diễn ra với những biểu hiện cả tiêu cực lẫn tích cực trong đời sống xã hội nói chung và trong sinh viên nói riêng. Thực tế, hiện nay do tác động mặt trái của kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là lớp trẻ. Trong những năm qua, Học viện Quản lý giáo dục đã rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Song thực tế, công tác này ở Học viện còn nhiều bất cập và chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là những yếu kém trong quản lý. Có thể thấy, ở Học viện chưa có những biện pháp nhằm phát huy ý thức tự giác rèn luyện của sinh viên, chưa huy động được sự tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên. Là người công tác và gắn bó với Học viện quản lý giáo dục, với mong muốn được góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; đồng thời thể hiện sự quan tâm tới thực trạng đáng báo động ở nước ta hiện nay, đó là sự suy thoái về đạo đức của một tầng lớp không nhỏ trong các tầng lớp nhân dân trong xã hội trong đó có sinh viên nói chung và sinh viên Học viện quản lý giáo dục nói riêng, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế

-xã hội trong mỗi quốc gia Tất nhiên, con người ở đây được hiểu là nhữngngười có nhân cách hoàn thiện, có đức, có tài mà trong đó đức là gốc bởi vìđạo đức chi phối mọi hành vi, ứng xử của con người trong xã hội

Đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách Đạo đức là bộ mặtcủa nhân cách thể hiện trong mối quan hệ giữa người với người, với xã hội và

tự nhiên, với công việc, với môi sinh vì lý tưởng của cộng đồng Giáo dục đạođức rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong xã hộihội nhập và phát triển như thời đại ngày nay, vì đạo đức là nội lực của quátrình phát triển nhân cách

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của ngườicách mạng, theo Người, muốn làm cách mạng thắng lợi thì người cán bộ phải

có đạo đức Để nhấn mạnh vai trò của đạo đức, Người thường nói: “Cũng nhưsông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải cógốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Nhấn mạnhđạo đức là gốc Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi nhẹ tài năng vì phải có tàinăng, có tri thức mới hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Sinh thời, Người rất quantâm đến vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ Năm 1959, Người nói với các giáoviên đang học lớp chính trị: “Có tài mà không có đức là hỏng Có đức mà chỉ

i tờ thì dạy thế nào?” Đức và tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá phẩmchất, nhân cách của con người, đức và tài còn là những nội dung giáo dục conngười trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta hiện nay

Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức ngày nay càng được Đảng vàNhà nước ta đặc biệt quan tâm Nghị quyết Trung ương Đảng khóa VIII đãchỉ ra nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là “Đào tạo con người Việt Nam phát

Trang 2

triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp;hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Như vậy,đạo đức đã trở thành tiêu chí được đề cập đầu tiên trong các nhiệm vụ củagiáo dục.

Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các giátrị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lốisống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam”

Quyết định số 42 về công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rènluyện của HSSV ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đãnói rõ: “Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, vănnghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác”

Xuất phát từ hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam đang thực hiện CNH, HĐHtrong xu thế hội nhập của thế giới, đang chịu tác động giao thoa của truyềnthống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại,…Điều đó đang diễn ra vớinhững biểu hiện cả tiêu cực lẫn tích cực trong đời sống xã hội nói chung vàtrong sinh viên nói riêng Thực tế, hiện nay do tác động mặt trái của kinh tếthị trường đã dẫn đến tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sựgia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là lớp trẻ

Trong những năm qua, Học viện Quản lý giáo dục đã rất quan tâm đếncông tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Song thực tế, công tác này ở Học việncòn nhiều bất cập và chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là những yếu kém trongquản lý Có thể thấy, ở Học viện chưa có những biện pháp nhằm phát huy ý thức

tự giác rèn luyện của sinh viên, chưa huy động được sự tham gia của các lựclượng xã hội vào hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

Là người công tác và gắn bó với Học viện quản lý giáo dục, với mongmuốn được góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tạo ra

Trang 3

nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; đồng thời thể hiện sự quan tâm tớithực trạng đáng báo động ở nước ta hiện nay, đó là sự suy thoái về đạo đứccủa một tầng lớp không nhỏ trong các tầng lớp nhân dân trong xã hội trong đó

có sinh viên nói chung và sinh viên Học viện quản lý giáo dục nói riêng, tôi

xin mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

hoạt động giáo dục đạo đức để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinhviên Học viện quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đề xuất một sốbiện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lýgiáo dục để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Học viện Quản lý giáo dục

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Họcviện quản lý giáo dục

4 Giả thuyết khoa học

Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Học viện Quản lý giáo dục

đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn nhiều bất cập Nếu đề xuất

và thực hiện được một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinhviên phù hợp với thực tế của Học viện thì kết quả giáo dục sẽ được nâng lên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên.

5.2.Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức

và quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục.

Trang 4

5.3.Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các

biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lýgiáo dục

6.2 Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn nghiên cứu trọng tâm

về giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội và giáo dục chính trị, tưtưởng đạo đức cho sinh viên Học viện QLGD

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp này dùng để sưu tầm, hệ thống hóa các vấn đề lý luận vềgiáo dục đạo đức cho sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinhviên Học viện quản lý giáo dục Mặt khác, tìm hiểu cơ sở lý luận phù hợp vớiviệc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiệnnay

- Nghiên cứu văn kiện

- Nghiên cứu tài liệu kinh điển

- Nghiên cứu sách, báo, tạp chí,…liên quan đến đề tài

7.2 phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp này dùng để nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục đạođức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuấtcác biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức

- Quan sát, trò chuyện

- Phân tích tổng hợp

- Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi

Trang 5

- Lấy ý kiến chuyên gia (qua trao đổi, tọa đàm)

* Trong các phương pháp trên chúng tôi coi phương pháp điềutra và phân tích

7.3.Phương pháp xử lý số liệu

Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu

8 Đóng góp của luận văn

8.1 Về mặt lý luận: Hệ thống các cơ sở lý luận và pháp lý về giáo

dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

8.2 Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo

dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục

9 Cấu trúc luận văn

* Mở đầu

* Nội dung: gồm 3 chương

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

sinh viên

+ Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh

viên Học viện quản lý giáo dục

+ Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh

viên Học viện quản lý giáo dục

* Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu hoạt động giáo dục đạo đức

Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều người nghiên cứu về đạo đức, vềhoạt động giáo dục đạo đức, về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nhưngchưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể như:

Hoạt động giáo dục giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa quốc tế: Tại Hộinghị khoa học “Đẩy mạnh giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa quốc tế” tổ chức

ở Tokyo vào tháng 2 năm 1994 với sự tham gia của 12 nước trong khu vực.Hội nghị đã tổng kết kinh nghiệm và đã thống nhất đưa ra mô hình giáo dụcgiá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa quốc tế gồm 8 nhóm giá trị: 1/nhóm giá trịliên quan đến Quyền con người; 2/ nhóm giá trị liên quan đến Dân chủ;3/nhóm giá trị liên quan đến Bảo vệ di sản văn hóa; 6/ nhóm các giá trị liênquan đến Bản thân và những người khác; 7/ nhóm các giá trị liên quan đếnTính dân tộc; 8/ nhóm liên quan đến Tâm linh

Hoạt động giáo dục đạo đức ở Trung Quốc: Giáo dục lý tưởng xã hộichủ nghĩa; Lòng tự cường dân tộc; tính kỷ luật trong lao động, học tập và hoạtđộng xã hội Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới giáo dục toàn diện gọi là “giáodục tố chất” Khi nói đến giáo dục tố chất, theo quan điểm của Trung Quốc,

đó là tạo ra điều kiện tiền để học sinh phát triển cả về thể chất và tâm hồn.Khiến cho tất cả học sinh đều được phát triển hết tiềm năng của mình từ đóthúc đẩy quá trình chuyển hóa ý thức xã hội bên trong phẩm chất tâm lý của

Trang 7

Nhật Bản tập trung vào ba điểm: Lòng tôn trọng cuộc sống; quan hệ cá nhân

và cộng đồng; ý thức về trật tự dọc Trật tự này bắt nguồn từ Khổng giáo và ởgia đình, các thành viên thuộc nhiều thế hệ gắn kết với nhau bởi tình cảm tựnhiên hơn là khả năng và quyền lực Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nền

GD Nhật bản thành công [43]

Ở Việt Nam, vấn đề GDĐĐ đã và đang trở thành mối quan tâm của các

nhà sư phạm nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói nói riêng Trong mấychục năm xây dựng nhà nước XHCN và đặc biệt, trong khoảng gần 20 nămđổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam qua các văn kiện đã thường xuyên thể hiện

sự quan tâm đến đề tài xây dựng con người Việt Nam qua từng thời kỳ Cácnghiên cứu thường đi sâu vào việc xác định các nội dung đạo đức, các địnhhướng về giá trị đạo đức, các biện pháp giáo dục đạo đức sinh viên và quản

lý hoạt động giáo dục đạo đức Thực tế, có rất nhiều học giả đã có nhữngnghiên cứu cơ bản về vấn đề này

GS.VS Phạm Minh Hạc – Nhà nghiên cứu giáo dục học hàng đầu ởViệt Nam trong nhiều nghiên cứu chuyên luận về con người Việt Nam cũng

đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) và bàn về thực trạng cũng nhưcác giải pháp ở phần vĩ mô về giáo dục – đào tạo (GD –ĐT) con người ViệtNam theo định hướng trên Về mục tiêu GDĐĐ, GS VS Phạm Minh Hạc đã

nêu: “Trang bị cho mọi người mọi tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hóa xã hội Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ, rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước” [ 36, tr 168 – 169 – 170].

Trang 8

Ngoài ra, PGS TS Trần Hậu Kiểm và TS Đoàn Đức Hiếu trong cuốn

“Hệ thống phạm trù đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên” đã khái quáthóa những phạm trù cơ bản của đạo đức đó là: lẽ sống, hạnh phúc, danh dự,nghĩa vụ và lương tâm; thiện và ác Những phạm trù này phản ánh những nộidung khách quan của đời sống xã hội, có liên hệ hữu cơ với tình cảm conngười trong mối quan hệ con người với đời sống xã hội và dẫn đến quan điểmchủ quan trong một số sự việc, hiện tượng nhất định

Đặc biệt còn một số luận văn, Luận án cũng đề cập đến vấn đề quản lýhoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên như:

- Luận văn: “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinhviên trường cao đẳng sư phạm Nam Định” của Hoàng Thị Kim Liên – 2005

- Luận văn: “Tổ chức hoạt động giáo dục, giáo dục đạo đức cho sinhviên trường ĐHSP Huế trong tình hình hiện nay” của Nguyễn Văn Phước –2003

- Luận văn: “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáodục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Cao Bằng trong giaiđoạn hiện nay” của Phan A Vàng – 2002

- Luận án tiến sĩ: “Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạođức cho sinh viên các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay” năm 2010

Qua nghiên cứu những quan điểm về giáo dục đạo đức của các nướctrên thế giới và các luận văn, luận án, những công trình nghiên cứu của cácnhà khoa học ở Việt Nam, chúng tôi thấy được những nét khái quát về đặctrưng, nhiệm vụ, phạm trù, chức năng của vấn đề giáo dục đạo đức, quản lýhoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên là rất cần thiết

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về quản lý

Con người từ khi hình thành đời sống lao động đã biết tạo lập nênnhóm, các tập đoàn – gọi là các nhóm xã hội Bất kể nhóm nhỏ hay nhóm lớn,

Trang 9

chính thức hay không chính thức, nhóm bạn bè hay nhóm gia đình, đoàn thể,các tổ chức xã hội,….bất kể mục đích, nội dung hoạt động, bất kể ý thức xãhội hay hình thức tôn giáo nào…đều cần có sự quản lý.

Khái niệm quản lý được sử dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực khoahọc xã hội Xét về chức năng, quản lý là hệ tổ chức, có nhiều cách định nghĩa

về hoạt động quản lý

- Theo Mary Parker Fowt – nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ(1868 -1933): “quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thôngqua người khác”

- Nhà lý luận quản lý người Nga Annaful đã định nghĩa: Quản lý là một

hệ thống xã hội, là một khoa học, là nghệ thuật tác động vào hệ thống đó chủyếu là vào những con người nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhấtđịnh

- Theo Wtaylor, người Mỹ cho rằng: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng,chính xác cái gì cần làm và làm như nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất

- Một số nhà nghiên cứu cho rằng: Quản lý là một quá trình kỹ thuật và

xã hội, nhằm sử dụng các nguồn lực tác động tới hoạt động của con ngườinhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

* Ngoài ra còn có một số khái niệm sau:

- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội;nghĩa là hoạt động quản lý chỉ cần thiết và tồn tại với một nhóm người; cònđối với cá nhân là sự điều khiển hoạt động của chính mình

- Quản lý gồm công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho người khác thựchiện công việc và đạt được mục đích của nhóm

- Hệ thống quản lý được hiểu như sự phối hợp có tổ chức và thống nhất

hệ thống quản lý có những đặc điểm sau:

+ Các mục đích hoạt động quản lý và các chức năng của các thành viêntham gia vào hoạt động này

Trang 10

+ Sự lựa chọn các thành phần cụ thể để tạo ra hoạt động quản lý nhưmột tổng thể.

+ Những qui định về mối quan hệ với bên ngoài

+ Xây dựng những cấu trúc của tổ chức để điều khiển các mối liên hệ,các chuẩn mực, các quyền hạn, các bộ phận cũng như các hoạt động cảu hệthống quản lý

+ Đảm bảo thông tin theo các tuyến quan hệ trên, dưới, ngang trong nội

bộ nhóm và với bên ngoài nhóm

+ Các bước để thông qua quyết định và thực hiện quyết định

Có thể nói hệ thống quản lý là sự tương hỗ, biện chứng giữa chủ thểquản lý và khách thể quản lý Quản lý vừa là một khoa hoc vừa là một nghệthuật

Quản lý là một khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức, được hệ thống hóa

và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt Quản lý là khoa học phânloại kiến thức, giải thích các mối quan hệ - đặc biệt là mối quan hệ giữa chủthể và khách thể quản lý dự báo kết quả

Quản lý là một nghệ thuật, bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sựkhéo léo, tinh tế và linh hoạt với những kinh nghiệm đã quan sát được, nhữngtri thức đã đúc kết được Người quản lý để qua đó để áp dụng những kỹ năng

tổ chức con người và công việc Xôcrat nhà triết học cổ đại Hy Lạp đã nói:những người biết cách sử dụng con người sẽ điều khiển con người hoặc cánhân một cách sáng suốt Trong khi những người không biết làm như vậy sẽmắc sai lầm trong việc điều hành cả hai công việc này

Như vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý (những người bị quản lý) bằng việc sử dụng các phương tiện quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý

Trang 11

Sự tác động này được mô hình hóa như sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý

1.2.2 Khái niệm đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức

1.2.2.1 Khái niệm đạo đức

Trong đời sống xã hội loài người có những mối quan hệ rất phức tạp, đadạng, nó tồn tại đan xen nhau bởi các huyết tộc, nhân chủng, các giới, các thế

hệ Mặt khác, do trình độ nhận thức của mỗi người cũng khác nhau, họ sốngtrên lãnh thổ khác nhau nên về tập tục, lợi ích, văn hóa, trình độ phát triểncũng khác nhau Để duy trì sự tồn tại và phát triển, mỗi xã hội đòi hỏi phảixây dựng những nguyên tắc, chuẩn mực sống, trên cơ sở đó tự ý thức, tự hànhđộng Nói cách khác, những nguyên tắc đó được xây dựng trên cơ sở tính tựnguyện, tự giác của mỗi người, biến thành ý thức của xã hội để con người tựgiác tuân theo Và cũng qua đó con người được đánh giá là có đạo đức hay làkhông có đạo đức

Về bản chất, đạo đức phản ánh những giá trị, những quan hệ tốt đẹpgiữa người với người; mặt khác đạo đức còn phản ánh ý thức và hành vi tựnguyện, tự giác của con người trong mối tương quan giữa cá nhân và xã hội,giữa con người với nhau, đạo đức xuất hiện từ khi có loài người và nó khôngbao giờ biến mất, nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồn tại và phát triển của xãhội loài người Vì vậy con người càng vươn tới và sáng tạo ra những giá trịđạo đức mới

Công cụ

Phương pháp

Khách thể quản lý

Chủ thể quản

Mục tiêu

Trang 12

Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng đạođức được định nghĩa như sau:

Dưới góc độ triết học: Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhấtcủa ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiếthành vi của con người trong quan hệ với người khác với cộng đồng Căn cứvào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi ngườibằng các quan hệ thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự[39,tr145]

Dưới góc độ đạo đức học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặcbiệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyêntắc, chuẩn mực xã hội [39, tr 12]

Dưới góc độ giáo dục học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặcbiệt bao gồm các hệ thống quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan hệcủa con người với con người [35, tr170-171]

Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lí, những quy định, những chuẩn mựcứng xử trong quan hệ của con người Nhưng trong điều kiện hiện nay, chínhquan hệ con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy địnhnhững chuẩn mực ứng xử của con người với bản thân, với con người, vớicông việc, với thiên nhiên, với môi trường sống

Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trùchính trị, pháp luật, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách,phản ánh bộ mặt của nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hóa Đạo đứcđược biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng; ở hành động gópphần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn Khi thừa nhận đạo đức

là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng,mỗi tầng lớp, giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ vớicác vấn đề đang tồn tại” [39, 153-154]

Trang 13

Tóm lại, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một

hệ thống những quan điểm, quan niệm những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực

xã hội Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người

tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc củacon người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với conngười, giữa cá nhân và xã hội”

[39, tr 12]

1.2.2.2 Khái niệm về hoạt động giáo dục đạo đức

a Giáo dục đạo đức (GDĐĐ)

GDĐĐ là quá trình tác động tới đối tượng giáo dục để hình thành cho

họ ý thức tình cảm và niềm tin đạo đức cuối cùng quan trọng nhất là hìnhthành cho người học thói quen đạo đức GDĐĐ về bản chất là quá trình biến

hệ thống những chuẩn mực đạo đức từ đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhânthành niềm tin, nhu cầu thói quen của đối tượng được giáo dục

GDĐĐ là bộ phận quan trọng có tính nền tảng của giáo dục, có nhiệm

vụ rèn luyện ý tưởng, ý thức, thói quen và hình thành ở người học các phẩmchất đạo đức như lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu lao động, tính trung thực,khiêm tốn, tự trọng, dũng cảm,…GDĐĐ gắn chặt với giáo dục tư tưởng chínhtrị, giáo dục pháp luật, giáo dục trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động hướngnghiệp [39, tr 120]

b Khái niệm về hoạt động GDĐĐ

Hoạt động giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích,

có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực giá trị đạo đức theo yêucầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm gópphần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộcủa xã hội Hoạt động giáo dục đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện naynói chung và nhà trường nói riêng là hướng tới việc thực hiện phát triển toàndiện nhân cách cho người học

Trang 14

1.2.3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

a Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Những tác động của chủ thể quản lí nhà trường đến tập thể giáo viên,nhân viên, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, các đoàn thể và đặc biệt làsinh viên đạt tới mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cũng có những đặc trưng riêng Nó

là một mặt của QLGD tổng thể Chúng ta có thể so sánh điểm nổi trội của haiquá trình quản lý dạy học (QLDH) và QLHĐGDĐĐ:

- Rèn luyện, phát triển hành vi,thói quen ĐĐ, lối sống XH.Đối tượng của

hoạt động

Tri thức của lĩnh vực khoa học – kỹ thuật cụ thể

Kinh nghiệm sống và kỹ nănghoạt động, HĐ nhiều lĩnh vựccủa đời sống XH

Các chủ thể tham

gia

Chủ yếu là thầy và trò,nhà trường là chính

Liên quan đến mọi người, mọi

Điều kiện, phương

tiện quản lý

Quản lý điều kiện, phương tiện của một lĩnh vực

Quản lý huy động tổng thể cácđiều kiện, phương tiện trong vàngoài nhà trường

v.v…

Có thể nói QLHĐGDĐĐ là quá trình vô cùng phức tạp của chủ thểquản lý nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng thuận của các lực lượng giáo dục

Trang 15

trong và ngoài trường về mục tiêu, kế hoạch hoạt động phù hợp với lứa tuổi,phù hợp với vị thế xã hội.

b Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

- Thông qua hoạt động trí dục

- Thông qua việc quản lí việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động

xã hội để hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội;

- Thông qua việc quản lí hoạt động cá nhân (luyện tập, tu dưỡng,…)

- Thông qua và phối hợp với quản lí giáo dục văn hóa, truyền thống,thẩm mĩ, thể chất,…

1.3.Hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường đại học

Luật Giáo dục 2005 quy định các cấp học và trình độ đào tạo của hệthống giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học

Giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hànhđộng theo các chuẩn mực đạo đức, công bằng và nhân ái, biết sống vì mọingười, vì sự tiến bộ của xã hội,…trong đó mục tiêu cơ bản của GDĐĐ chosinh viên đại học là hình thành cho sinh viên có thói quen sống và làm việctheo chuẩn mực đạo đức

Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đạihọc là thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức Mục tiêu của giáo dục giá trị đạođức, nhân văn, là tạo ra sự thống nhất ngày càng cao giữa hệ giá trị của cánhân, của nhóm, và của toàn xã hội

Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên là làm cho quátrình GDĐĐ vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ Cáctrường đại học có trọng trách rất lớn là góp phần đào tạo sinh viên trở thànhnhân tài, có hoài bão và năng lực để thực hiện nghĩa vụ với sự nghiệp CNH,HĐH, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội công bằng, văn minh

Trang 16

Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên bao gồm:

- Về nhận thức: giúp sinh viên nhận thức được trách nhiệm cùng với sựtrang bị tri thức khoa học, nghề nghiệp, sinh viên cần hiểu biết những chuẩnmực đạo đức, những giá trị nhân cách cần thiết rèn luyện đối với sự phát triểncủa xã hội nói chung Do đó phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức,trau rồi ý thức pháp luật, tránh các thói hư tật xấu

- Về thái độ tình cảm: giúp cho sinh viên có thái độ rõ ràng, đúngđắn với các hiện tượng tích cực trong học tập, hoạt động xã hội trong nhàtrường và ngoài xã hội Luôn luôn tự hoàn thiện nhân cách bản thân; tôntrọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp vớithời đại, tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật của Đảng

và Nhà nước; có thái độ phê phán những thói hư tật xấu làm mất phẩmchất của người sinh viên trong cuộc sống học đường và ngoài xã hội

- Về hành vi: giúp cho sinh viên tham gia tích cực các hoạt động pháthuy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùngtiến bộ của bản thân và phát triển của dân tộc; có nghị lực thực hiện những tưtưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời không viphạm những hành vi sai trái, đi ngược lại đạo lý truyền thống của dân tộc vàcác chuẩn mực giá trị đạo đức của thời đại; có năng lực tự lựa chọn chuẩnmực đạo đức, tổ chức thực hiện rèn luyện theo yêu cầu của giáo dục nhàtrường và xã hội

Nói tóm lại, mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên làlàm sao cho quá trình giáo dục đạo đức tác động trực tiếp đến người học đềhình thành ý thức tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quenhành vi đạo đức cho họ

Trang 17

1.3.2 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học

Nhiệm vụ giáo dục đạo đức nói chung là giáo dục ý thức đạo đức; giáodục tình cảm đạo đức; giáo dục hành vi và thói quen đạo đức Nhưng nhiệmgiáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học không chỉ yêu cầu học sinhnắm vững nội dung kiến thức về GDĐĐ mà quan trọng hơn là phải có các kỹnăng vận dụng, thực hiện các nội dung và có thái độ tích cực khi tiếp nhận vàthực hiện các nội dung đó Nhiệm vụ cụ thể là làm cho sinh viên:

- Thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng đạo đứccách mạng Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan, giá trị nhân văn, nhân đạo,nhân bản của thế giới quan và tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho tưtưởng và hành động của mình Trên cơ sở đó, bằng sự tiếp cận với cuộc đấutranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN để củng cố niềm tin, xây dựng lẽ sống theo địnhhướng XHCN

- Thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việctheo pháp luật; sống có kỷ luật, kỷ cương, có văn hóa trong nhà trường cũng nhưtrong gia đình, trong các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và nơi công cộng

- Nhận thức ngày càng sâu sắc về những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩnmực giá trị đạo đức xã hội thành ý thức tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen,thành phẩm chất đạo đức cá nhân thể hiện trong cách sống, làm việc trongquan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với môi trường và

xã hội

- Với sinh viên trường đại học, những phẩm chất đạo đức cơ bản trêncần được cụ thể hóa, định hướng mức độ chuẩn (mang tính định tính) để xâydựng nội dung chương trình GDĐĐ thích hợp nhằm làm cho quá trình GDĐĐtrở thành một quá trình liên tục, thống nhất và có hiệu quả tối ưu, cụ thể là:

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và các phẩm chất nhân văn khác, xácđịnh những phẩm chất cần thiết cụ thể của mỗi ngành

Trang 18

- Nâng cao trình độ nhận thức và khả năng phòng chống các tệ nạn xãhội trong điều kiện nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập thế giới trênmọi lĩnh vực hiện nay.

- Bổ sung những phẩm chất mới, hiện đại Những giá trị mới giúp chosinh viên đại học có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, giúp họ định hướngcác giá trị đúng đắn

1.3.3.Nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học

Những nội dung GDĐĐ được thể hiện ở những chuẩn mực đạo đức.Theo Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời

kỳ CNH, HĐH (có thể xác định một cách tương đối) được chia thành 5 nhómphản ánh các mối quan hệ chính mà con người cần giải quyết

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị

- Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện của bản thân

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộc khác

- Nhóm chuẩn mực liên quan đến môi trường sống

Giáo dục đạo đức là trang bị cho đối tượng được giáo dục những hiểubiết về niềm tin về các chuẩn mực và quy tắc đạo đức, giáo dục ý thức về lốisống cá nhân, ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể vàngoài xã hội, ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo, về trách nhiệm trongcông việc, về nghĩa vụ lao động và bảo vệ tổ quốc

Vậy nội dung cơ bản trong giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học baogồm giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức; giáo dục đạo đức công dân; giáodục đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội

1.3.4 Hình thức của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học

Hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên là một bộ phận của quá trìnhgiáo dục đại học tổng thể, nó được tiến hành bằng những phương thức sau:

Thông qua việc dạy các môn học làm cho sinh viên tự giác chiếmlĩnh một cách có hệ thống những kinh nghiệm đạo đức, giúp sinh viên

Trang 19

định hướng đúng những hiện tượng xã hội để lựa chọn cách thích ứngđúng đắn trong các tình huống đạo đức.

Giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học thông qua các hoạt động chủ yếu:

- Các bài giảng bộ môn chính trị, pháp luật;

- Các bài giảng của các bộ môn khác;

- Các buổi thực hành, các đợt thực tập;

- Các buổi sinh hoạt lớp, chi đoàn;

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội;

- Hoạt động thể thao, quân sự;

- Các đợt phát động thi đua

1.3.5 Phương pháp của hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học

Phương pháp của hoạt động GDĐĐ cho sinh viên là cách thức tác độngcủa các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáodục những chuẩn mực đạo đức cần thiết phù hợp với đạo đức xã hội hiện đại

Phương pháp của hoạt động GDĐĐ cho sinh viên được thể hiện ở cácphương pháp sau:

- Phương pháp thuyết phục: thuyết phục là phương pháp tác động vàomặt nhận thức và tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức, thái độtốt đẹp đối với cuộc sống Nhóm này bao gồm các phương pháp khuyên giải,tranh luận, nêu gương

- Phương pháp tổ chức hoạt động: GDĐĐ không có gì hiệu quả hơn làđưa con người vào hoạt động thực tiễn, tập dượt, rèn luyện tạo nên nhữnghành vi, thói quen Điều này phù hợp với nguyên tắc hình thành và phát triểntâm lý của cá nhân Muốn hình thành hành vi đạo đức cho sinh viên cần tổchức các hoạt động tập thể phong phú đa dạng, lôi cuốn họ tham gia, từ đóhướng dẫn họ luyện tập để trở thành thói quen trong hành vi hàng ngày

- Nhóm kích thích hành vi: Đây là nhóm phương pháp tác động vàomặt tình cảm của các đối tượng giáo dục nhằm tạo ra những phẩm chất, thúc

Trang 20

đẩy tính tích cực hoạt động, đồng thời giúp cho những người có khuyết điểmnhận ra và khắc phục những sai lầm Nhóm này gồm các phương pháp khenthưởng, trách phạt, thi đua.

Phương pháp của hoạt động GDĐĐ cho sinh viên rất đa dạng Vì vậy,Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp vớimục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể

1.3.6 Nguyên tắc của hoạt động giáo dục đạo đức

Một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động GDĐĐ có thể đạt hiệuquả cao là phải đảm bảo các nguyên tắc GDĐĐ, đó là:

- Phải đảm bảo tính mục đích, tính thống nhất trong toàn bộ hoạtđộng giáo dục

- Phải thông qua các hoạt động thực tiễn

- Phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm riêng của từng họcsinh, sinh viên

- Phải phát huy tính tích cực, sáng tạo, khắc phục thiếu sót, nhược điểm

- Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể

- GD gắn với đời sống XH và thực tiễn của đất nước và địa phương

- Liên kết ba môi trường nhà trường – gia đình – xã hội trong giáodục sinh viên

- Tôn trọng nhân cách của sinh viên

1.4 Đặc điểm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học

1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học

Quản lý nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên bao gồm: Giáodục chính trị, tư tưởng đạo đức Đó là giáo dục cho sinh viên thế giới quan khoahọc, trên cơ sở thế giới quan khoa học, cần tăng cường giáo dục tư tưởng cáchmạng CNXH cho sinh viên, giáo dục ý thức lao động, giáo dục pháp luật, kỷ luật,

Trang 21

giáo dục tình yêu thương con người và ứng xử có văn hóa Giáo dục đạo đứctrong các mối quan hệ xã hội đó là quan hệ giữa cá nhân với xã hội, quan hệ giữa

cá nhân với lao động, quan hệ giữa cá nhân với bản thân, quan hệ giữa cá nhânvới người khác

Để quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên đạt hiệu quả thì nhữngngười làm công tác giáo dục phải thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt độngGDĐĐ, đó là:

1.4.1.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên.

- Kế hoạch hóa quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên là chức năng cơbản nhất trong các chức năng quản lý, bao gồm xác định mục tiêu GDĐĐ chosinh viên, xây dựng chương trình hành động và có những bước cụ thể nhằm đạtđược mục tiêu trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý giáo dục, đó là:

+ Xác định mục tiêu, phân tích thực trạng của đơn vị Xác định một bộ máyhợp lý, cấu trúc tối ưu trong nhà trường

+ Dự báo đánh giá triển vọng, lựa chọn và phân công cán bộ vào các nhiệm

vụ trên cơ sở tính toán kỹ càng đúng người đúng việc, phù hợp với khả năng củamỗi cá nhân để phát huy được năng lực của mỗi người

+ Xác định cơ chế quản lý bao gồm các chủ trương, chính sách đối vớiCBGV trong nhà trường, khuyến khích động viên CBGV tham gia hoạt độngGDĐĐ cho sinh viên

- Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên: là tìm

hiểu thực trạng đạo đức của người học, so sánh với các chuẩn mực đạo đức, đánhgiá các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến đạo đức của sinhviên, chỉ ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực và đề xuất các biện pháp quản lý thựchiện mục tiêu

- Kết quả của khâu kế hoạch hóa quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chosinh viên phải đạt được sự thống nhất cao trong các trường đại học về bản kếhoạch năm học công tác GDĐĐ cho sinh viên, đó chính là một trong những nộidung cơ bản của QLHĐGDĐĐ cho sinh viên

Trang 22

1.4.1.2 Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức là giai đoạn thực hiện hóa những ýtưởng đã được kế hoạch hóa; là sự sắp đặt những con đường, những công việcmột cách khoa học, hợp lý; là sự phối hợp các tác động bộ phận để tạo ra tác độngtích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tácđộng thành phần

Ở giai đoạn này phải thực hiện các hoạt động: người quản lý phải thôngbáo kế hoạch, chương trình hành động hoạt động GDĐĐ cho sinh viên đến từngCBQL, GV, SV để các thành viên trong trường tự giác chấp hành kế hoạch và tựnguyện hành động theo kế hoạch; xác định cơ cấu bộ máy, bố trí các bộ phận và

cá nhân cho đúng người đúng việc; quy định chức năng quyền hạn, trách nhiệmcho từng người, từng bộ phận; tiếp nhận và phân phối các nguồn lực (nhân lực, tàilực, vật lực) theo cấu trúc bộ máy; xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận vàcác thành viên, thiết lập các mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin, tạo sự phốihợp đồng bộ thống nhất trong hoạt động của bộ máy quản lý nhằm đạt được mụctiêu GDĐĐ cho sinh viên đã đề ra

1.4.1.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên là chức năng thể

hiện năng lực của người lãnh đạo Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổchức, người lãnh đạo phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiệnmục tiêu đã đề ra

Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến đối tượng bịquản lý (con người, các phòng ban chức năng, các khoa, tổ chức đoàn thể) một cách

có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc thực hiện kế hoạch

và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động GDĐĐ cho sinh viên diễn ra trong

kỷ cương trật tự Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức và kỹ năng raquyết định và tổ chức thực hiện quyết định

- Nội dung của chỉ đạo gồm: Chỉ huy, ra lệnh, động viên, khuyến khíchthường xuyên và kịp thời, theo dõi và giám sát, điều chỉnh, sửa chữa, chỉnh lý

bổ sung

Trang 23

1.4.1.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên.

- Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức là chức năng xuyên suốt quá trìnhquản lý, nhưng thực hiện tập trung cao nhất ở giai đoạn cuối cùng của quá trìnhquản lý Nội dung của kiểm tra gồm: đánh giá tiến độ, tốc độ, nhịp độ của quátrình QLHĐGDĐĐ cho sinh viên so với kế hoạch; xác định chính xác kế hoạchđạt được so với mục tiêu đã đề ra, phát hiện những lệch lạc, sai sót cũng nhưnguyên nhân của chúng; phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn cầntiếp tục giải quyết; rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý hoạt độngGDĐĐ cho sinh viên tiếp theo, cụ thể như sau:

+ Cách kiểm tra: kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý, kiểm traqua các bài thi tìm hiểu, kiểm tra qua quan sát, kiểm tra qua các hoạt động

+ Tổng kết đánh giá: Đánh giá thi đua, khen thưởng theo nhiều mức độkhác nhau

+ Rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp quản lý tốt, chưa tốt, bổ sung điềuchỉnh kế hoạch quản lý HĐGDĐĐ cho sinh viên ở những năm học sau

- Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức: là thu thập thông tin, đánh giá vàđưa ra các quyết định để điều chỉnh hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trongtrường Có thể mô hình hóa mối quan hệ giữa các chức năng quản lý như sau:

Trang 24

14.2 Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học

1.4.2.1 Phương pháp hành chính – pháp luật: Là phương pháp tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý lên các đối tượng bị quản lýbằng mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc như Nghị quyết, nghị định,văn bản quy chế, quy định Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền uy và phụctùng, cấp trên ra lệnh và cấp dưới buộc phải chấp hành Phương pháp hànhchính - pháp luật là tối cần thiết trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chosinh viên thông qua việc thể hiện sự bắt buộc trong tổ chức bộ máy bao gồm

sự phân công, phân cấp, phân quyền, giữa các lực lượng tham gia quản lý vàthể hiện sự bắt buộc trong quản lý thông qua việc phục vụ, xây dựng và giữgìn kỷ cương, nền nếp của quy trình QLHĐGDĐĐ cho sinh viên Tuy nhiên,khi sử dụng phương pháp này cần chú ý nếu lạm dụng nó quá nhiều thì sẽ dẫnđến tình trạng hành chính quan liêu, mệnh lệnh

1.4.2.2 Phương pháp kinh tế

Đây là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động gián tiếp đến đốitượng quản lý (cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên) dựa trên các lợi ích vậtchất và các đòn bẩy kinh tế làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi íchcủa mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất màkhông phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thểquản lý Những kích thích về mặt vật chất như: các thang lương, bậc lương,điều kiện sinh hoạt, tiền thưởng; về mặt tinh thần như phong danh hiệu thiđua; giới thiệu đi học các lớp nâng cao nhận thức về Đảng Cộng sản ViệtNam, các lớp lý luận chính trị, kết nạp vào Đảng,…Tuy nhiên, cần lưu ý trongquá trình kết hợp các kích thích vật chất và tinh thần trong quá trình quản lý,quá coi trọng kích thích vật chất sẽ làm tầm thường hóa con người, và cũngkhông phù hợp với môi trường giáo dục, ngược lại, nếu quá coi trọng tinhthần sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí

Trang 25

1.4.2.3 Các phương pháp tâm lý – xã hội

Đặc điểm của phương pháp này là sự kích thích đối tượng quản lý saocho họ luôn toàn tâm toàn ý cho công việc, coi những mục tiêu, nhiệm vụquản lý như là những mục tiêu và công việc của chính họ, hơn nữa họ luôn cốgắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm ngày càng tốt hơn, đoàn kết giúp đỡ nhauhơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trong quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinhviên nói riêng phương pháp này được sử dụng nhiều do đặc điểm của môitrường hoạt động giáo dục và tính hiệu quả của nó Đặc trưng của phươngpháp này là tính thuyết phục, làm cho con người hiểu đúng – sai; phải – trái;thiện – ác,…để từ đó nâng cao tính tự giác, yên tâm, phấn khởi làm việc và sựgắn bó với tổ chức

1.4.3 Vai trò của QLHĐGDĐĐ cho sinh viên đại học

1.4.3.1 Vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đại học

Mục tiêu của giáo dục đại học là:

Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụnhân dân, có kiến thức và năng lực hành nghề tương xứng với trình độ đàotạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc [23, tr29]

Giáo dục cho người học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm

mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năngđộng và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN

Hoạt động giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng đối với việcthực hiện mục tiêu giáo dục đại học vì:

- HĐGDĐĐ là con đường cơ bản, chủ yếu để hình thành và phát triểnnhân cách toàn diện và đầy đủ Sự phát triển của nhân cách con người gồmcác mặt về thể chất, về tâm lý và về xã hội

Trang 26

- HĐGDĐĐ giúp sinh viên có sự hoàn thiện về các giác quan, có sựbiến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, cảm xúc, ý chí, ở sự hình thành cácthuộc tính tâm lý mới của nhân cách, ở những biến đổi trong cách cư xử vớingười xung quanh, trong việc tham gia các hoạt động của đời sống xã hội.

1.4.3.2 Vai trò của QLHĐGDĐĐ cho sinh viên đại học

Quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên làm chomọi người, mọi ngành, các cấp và các tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn

về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong xãhội đặc biệt điều này đã nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chấtlượng giáo dục đạo đức ở các trường đại học nói riêng

Việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đã giúp cho mọi người, mọingành, các cấp nắm vững được những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, gắn liền với sựnghiệp đổi mới của nhà nước, từ đó cùng phối hợp giáo dục đạo đức cho sinhviên trở thành những con người toàn diện phù hợp với công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

QLHĐGDĐĐ cho sinh viên là thực hiện những yêu cầu của HĐGDĐĐnhân văn được quán triệt trong tất cả các môn học và thông qua nhiều hoạtđộng đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia giúp cho sinh viên định hướng cho sựlựa chọn các giá trị đạo đức cá nhân phù hợp với yêu cầu của xã hội và pháttriển nhân cách toàn diện hơn

Việc quản lý tốt các hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên sẽ thúcđẩy sự hăng hái, nhiệt tình tham gia các công tác xã hội, ủng hộ những việclàm tốt, hưởng ứng các phong trào có ích; bày tỏ thái độ phản ứng trướcnhững việc làm xấu, trái pháp luật, trái quy định của xã hội, trái với luânthường đạo lý; có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, của mọi người

Đồng thời, việc quản lý tốt các hoạt động giáo dục đạo đức sẽ có tácdụng làm cho sinh viên tự giác thực hiện, có các thói quen chấp hành các quy

Trang 27

định của pháp luật, các quy định, nội quy của nhà trường, tích cực tu dưỡngđạo đức tự hoàn thiện mình.

Vai trò quan trọng nhất của việc quản lý HĐGDĐĐ là làm cho quátrình GDĐĐ tác động đến mọi người, sinh viên để hình thành cho họ có ýthức, tình cảm, niềm tin đạo đức

QLHĐGDĐĐ cho sinh viên đại học là quá trình cung cấp hiểu biết

hệ thống giá trị tư tưởng, hình thành cảm xúc, tình cảm, thói quen, hành

vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của thời đại Vì vậy, không thể một lựclượng xã hội riêng lẻ nào có thể tạo dựng được nhân cách Bản chất nhâncách của con người là một quá trình tổng hòa các yếu tố, các quan hệ xãhội, trong đó có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực Song giáo dục đạo đứcchính là hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, chuyển hóa từ tiêu cực thànhtích cực, đồng thời phát huy các yếu tố tích cực một cách tối đa Mỗi cánhân là chủ thể của quá trình phát triển nhân cách, phát triển xã hội vàthiết lập các mối quan hệ xã hội lành mạnh và tích cực nhất

Nói tóm lại, QLHĐGDĐĐ có vị trí quan trọng nổi bật trong việc quản

lý trường đại học và việc nâng cao chất lượng đào tạo Chính vì vậy, ở bất cứtrường đại học nào cũng đều phải coi việc GDĐĐ cho sinh viên là nhiệm vụtrọng tâm Lý tưởng của nhà trường không ngoài mục đích là hình thành vàphát triển nhân cách cao đẹp cho sinh viên

1.5 Những yếu tố tác động đến việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

1.5.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của sinh viên đại học

Trong tài liệu giáo dục học đại cương của Đặng Vũ Hoạt và NguyễnHữu Dũng đã nêu: Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triểnnhân cách tác động qua lại với nhau rất mật thiết Vì vậy để có thể tác động

có hiệu quả đến sự phát triển nhân cách, giáo dục phải dựa vào những đặcđiểm nhân cách của từng lứa tuổi, thậm chí của từng cá nhân

Trang 28

Người ta xác định ứng với một lứa tuổi là một giai đoạn phát triển nhâncách Như vậy, đối với thế hệ trẻ, chúng ta nhận thấy còn nhiều giai đoạn pháttriển nối tiếp nhau theo thời gian, mang tính quy luật, mang tính chu kỳ nhấtđịnh, phản ánh sự luân phiên của các dạng hoạt động chủ đạo.

Giai đoạn trước tạo tiền đề và điều kiện cho giai đoạn sau và giai đoạnsau không những tạo tiền đề và điều kiện cho giai đoạn trước mà còn tạo ranhững chất mới về tâm lý, về trí tuệ, về thẩm mỹ và về đạo đức,…

Theo [25,88]: “các nhà tâm lý học trên thế giới đều chung một quanniệm cho rằng tuổi thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em đến ngườilớn và bao gồm một khoảng đời từ 11,12 tuổi đến 23, 24 hoặc 25 tuổi Giaiđoạn này có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ chuyển tiếp trước, bắt đầu từ 11,

12 tuổi và kết thúc vào tuổi 16,17 và thời kỳ chuyển tiếp sau, bắt đầu từ 17,

18 tuổi và kết thúc vào lúc thành người lớn thực sự (24, 25 tuổi) Như vậy,sinh viên đại học là những thanh niên ở thời kỳ chuyển tiếp sau”

Theo xã hội học thì sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệtđang chuẩn bị cho hoạt động lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhấtđịnh Ở cấp độ xã hội, sinh viên là người đang chuẩn bị gia nhập đội ngũ trithức xã hội Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người đang trưởng thành về mặt xãhội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách, đang học tập tiếp thunhững tri thức, kỹ năng của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định

- Về mặt tâm lý: trong thời kỳ này sự phát triển trí tuệ được đặc trưng

bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, đặc biệt trong việc tư duy sâu sắc và mởrộng, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn,cũng như có tiến bộ rõ rệt trong lập luận lôgic, trong việc lĩnh hội tri thức, trítưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ Cũng chính trong thời kỳ này khả nănghình thành ý tưởng trìu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và họctập được phát triển Tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọngcủa lứa tuổi thanh niên sinh viên Tự ý thức là một cấp độ của ý thức trong

Trang 29

đời sống cá nhân có chức năng tự điều chỉnh, tự nhận thức và tỏ thái độ đốivới bản thân Tự ý thức chính là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhâncách, hướng nhân cách theo các yêu cầu của xã hội.

- Về mặt xã hội: Trong lứa tuổi này, con người đang hình thành những

hứng thú và thái độ mới, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển những kỹnăng mới, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với môi trường xãhội ngày càng mở rộng; là giai đoạn chuyển từ độ chín muồi về thể lực sangtrưởng thành về phương diện xã hội Cũng chính trong thời kỳ này sinh viên

có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình và độc lập cho phán đoán và hành

vi, có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quanđến nghề nghiệp; xác định cho mình con đường sống, tích cực nắm vững nghềnghiệp và bắt đầu thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, có khátvọng được cống hiến, mong muốn được xã hội đánh giá và có khả năng tựđánh giá mình, mong muốn tự hoàn thiện

- Hoạt động chính trị xã hội của sinh viên: Hoạt động chính trị xã hội

của sinh viên được tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú, từ tổchức phong trào thi đua của sinh viên và tổ chức đoàn thanh niên đến các hoạtđộng thực tiễn tham gia sản xuất, lao động công ích đóng góp xây dựng côngtrình văn hóa, các công trình công cộng thông qua hoạt động chính trị xã hội,

SV hiểu sâu hơn vốn tri thức lý luận đã tiếp thu ở giảng đường, vận dụng kiếnthức đó vào thực tiễn và từ thực tiễn sinh động kiểm nghiệm, minh họa chonhững tri thức lý luận, những nguyên lý đã tiếp thu được từ ở sách vở; giúpsinh viên nâng cao tính tập thể, tinh thần trách nhiệm, tạo không khí đoàn kếtthân ái, nếp sống lành mạnh, uốn nắn các lệch lạc của cá nhân sinh viên, giúp

họ hiểu và chấp hành đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân, biết giới hạn

và thỏa mãn nhu cầu chính đáng của bản thân

Như vậy, lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi đang hình thành và phát triểnmạnh mẽ những phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo

Trang 30

dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá,lòng tự trọng, tự tin, tự ý thức,…Đồng thời họ cũng muốn tự khẳng định vaitrò của mình trong xã hội và trong các mối quan hệ Có thể khẳng định, kếtquả giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng phụ thuộc vào việc tiếp nhận củađối tượng giáo dục Dù chủ thể giáo dục có tích cực đến đâu mà đối tượnggiáo dục không tiếp nhận thì quá trình giáo dục đó sẽ không có kết quả.

1.5.2 Những ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế - xã hội

Trong quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục có mối liên hệ có tínhquy luật với trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất xã hội Với tư cách

là một chức năng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối của các lĩnh vực khác nhautrong đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa Nói cách khác, trình độsản xuất, chế độ chính trị, cấu trúc xã hội, tư tưởng của niềm tin khoa học,văn hóa quy định nội dung giáo dục, trình độ giáo dục của quốc gia đó Chính

vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước,của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục nói chung và giáo dục đạođức nói riêng

- Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế phát triển đã tạo điều kiện vậtchất để thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo Đảng ta đã khẳng định giáodục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân Toàn xã hộichăm lo cho sự nghiệp giáo dục Đây chính là động lực thúc đẩy giáo dụcphát triển, đó cũng là nguồn lực để tăng cường giáo dục đạo đức cho sinhviên Nhưng nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xuất phátđiểm là nước nông nghiệp với 75% lao động là nông dân và 25% thu nhậpquốc dân là nông nghiệp Xã hội nước ta đang giao thoa giữa ba nền vănminh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu côngnghiệp Nhân cách của thế hệ trẻ đang xoay tròn trong vòng xoáy của ba nềnvăn minh ấy Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với hội nhập kinh tế, giao lưu

Trang 31

văn hóa cũng đang trở thành một sự đòi hỏi ngày càng lớn Song song với sự

mở rộng giao lưu văn hóa việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyềnthống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới bị đảo lộn Ngoài xã hội

đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tụccủa dân tộc Một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hộikhi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trịđạo đức truyền thống Đó là những tác động xấu đến đạo đức xã hội nóichung và ảnh hưởng sâu sắc đến công tác GDĐĐ cho sinh viên đại học nóiriêng Những biểu hiện không lành mạnh ở một số sinh viên hiện nay là:

+ Định hướng giá trị không rõ ràng

+ Ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân yếu

+ Phủ nhận những giá trị đạo đức truyền thống (coi nhẹ giá trị tinhthần, tình nghĩa,…)

+ Nhận thức về lịch sử mơ hồ, thờ ơ với quá khứ

+ Thiếu kiên nhẫn và không có tinh thần chịu đựng gian khổ

+ Đặc biệt là lối sống gấp, thực dụng đua đòi theo cái xấu của xã hội.Một số bộ phận nhỏ có những hành vi đi ngược với chuẩn mực đạođức, vi phạm pháp luật như: tiêu cực trong thi cử, cờ bạc, nghiện hút, đánhnhau, trộm cắp,…Trước những diễn biến vô cùng phức tạp trong thực tế,những mâu thuẫn đặt ra cho GDĐĐ phải giải quyết là: Mục tiêu giáo dục đạođức là hình thành những phẩm chất đạo đức vừa mang tính truyền thống vừaphải phù hợp với yêu cầu đạo đức chuẩn mực thời đại

Hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển nhân cách, nhất là sự lựa chọn các giá trị đối với con người Việt Namnói chung và sinh viên nói riêng Công cuộc xây dựng đất nước đang đòi hỏithế hệ trẻ, nhất là sinh viên phải trở thành những người có tài năng về đạođức, tinh thần trách nhiệm và lý tưởng sống cao đẹp Sinh viên sẽ là nguồn

Trang 32

cung cấp lực lượng lao động kỹ thuật khoa học ở trình độ cao cho sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyếtđịnh để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người ViệtNam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,đưa nước ta tiến lên nhanh và vững.

- Hay nói cách khác, sự đổi mới đường lối kinh tế - xã hội ở nước tachính là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của xã hội đã đem lại sựphát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội, kéo theo sựthay đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người Bên cạnh việc hìnhthành những giá trị mới tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập nền kinh tếthị trường và sự phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảysinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến tư tưởngchính trị, tình cảm đạo đức, lối sống của một bộ phận thế hệ trẻ trong đó cósinh viên đại học

1.5.3 Cơ sở vật chất và tài chính

Cơ sở vật chất và tài chính có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rấtlớn trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên vì:

- Thứ nhất: Nó góp phần tạo nên cảnh quan sư phạm, cung cấp các

phương tiện phục vụ cho các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên, tạo

ra các điều kiện cần thiết để sinh viên có thể thực hiện được các phong trào,các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức của nhà trường

- Thứ hai: Mọi hoạt động giáo dục đạo đức đều cần phải có sự đầu tư

nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí thì mới đạt được mụctiêu đề ra

- Thứ ba: Một điều có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất

lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên là sự đầu tư cơ sở vật chất vàtrang thiết bị phục vụ cho học tập và tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên

Trang 33

Trong điều kiện kinh tế và xã hội của nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn,ngoài nguồn ngân sách do Nhà nước cấp, các trường đại học cần làm tốt côngtác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự đóng góp của nhân dân và các lực lượng

xã hội (LLXH) để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụcho các hoạt động giáo dục của nhà trường, huy động các LLXH tham giatích cực vào QLHĐGDĐĐ cho sinh viên

1.5.4 Những yêu cầu về đạo đức của thanh niên Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH – HĐH).

Những yêu cầu về đạo đức của sinh viên đại học cũng nằm trong nhữngyêu cầu về đạo đức của thanh niên Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH Vì thế hệsinh viên đại học là một phần cốt yếu của thanh niên Việt Nam

Xuất phát từ vai trò của đạo đức trong quá trình phát triển, từ vị trí củacon người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và tự nhiên, với tư cách làchủ thể giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa quyềnlợi và nghĩa vụ, giữa vật chất và tinh thần, giữa dân tộc và nhân loại, …có thểxác định hệ thống chuẩn mực đạo đức theo năm nhóm phản ánh mối quan hệchính mà con người phải giải quyết

1.5.4.1.Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị (tư

tưởng sống của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội)

Có lý tưởng CNXH, thực hiện CNH, HĐH đất nước

Yêu quê hương, đất nước

Tự cường và tự hào dân tộc chính đáng

Tin tưởng vào Đảng và đường lối mới của Đảng, của nhà nước

Ý nghĩa của những chuẩn mực đạo đức thể hiện tư tưởng chính trị sẽgóp phần định hướng lẽ sống (lý tưởng sống) cho mỗi cá nhân Đạo đức caonhất của mỗi con người là sống và làm việc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”, vì lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH màtrước mắt là thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước

Trang 34

1.5.4.2.Nhóm những chuẩn mực đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân bao gồm các chuẩn mực sau:

Tự trọng (tự tin vào bản thân, tin vào sự phát triển của đất nước); tự lập(không ỷ lại vào người khác); giản dị, trung thực (không lừa dối người khác

và chính lương tâm của mình); siêng năng, hướng thiện (trong suy nghĩ vàhành động), biết kiềm chế, biết hối hận

1.5.4.3 Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người, với dân tộc khác.

Đó là: Nhân nghĩa cụ thể là biết ơn (tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người cócông với dân, với nước và kính trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giúp

đỡ những người có nhân cách); yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác (đồngcảm, biết chia sẻ, đoàn kết, hữu nghị); bình đẳng; lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọingười,…

1.5.4.4.Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc

Đó là: Trách nhiệm cao; có lương tâm; tôn trọng pháp luật; tôn trọng lẽphải (chân lý); dũng cảm, liêm khiết Những giá trị đạo đức này thể hiện nhậnthức, thái độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụhọc tập, lao động,…Những giá trị trên sẽ là động lực giúp mỗi cá nhân nângcao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện nhân cách, học tập và hoạt động xã hội

Những chuẩn mực nêu trên, ở góc độ nhất định thể hiện tập trung ýthức, trách nhiệm của một công dân trong xã hội

1.5.4.5 Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa – xã hội)

- Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường

tự nhiên, xây dựng xã hội bình đẳng dân chủ,…mặt khác có ý thức chống lạinhững hành vi gây tác hại đến con người; môi trường sống; bảo về hòa bình;bảo vệ phát huy truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại

Trang 35

- Những giá trị trên có liên quan đến nghĩa vụ của công dân trong việcxây dựng môi trường sống của con người bao gồm: gia đình, cộng đồng nơi ở,đoàn thể cơ sở của mỗi công dân như Đảng, đoàn, đội, các hội quần chúng,địa phương, quốc gia, quốc tế.

- Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có mối quan hệ với nhautạo ra môi trường sống của con người Giữ gìn, xây dựng, bảo vệ môi trườngsống là vấn đề bức xúc của thời đại ngày nay, đòi hỏi mọi người phải cólương tâm, phải có những chuẩn mực đạo đức nhất định

Trang 36

Kết luận chương 1

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò cực kỳ quantrọng trong đời sống xã hội Đạo đức chỉ được hình thành thông qua quá trìnhgiáo dục, đó là một quá trình lâu dài, liên tục xen kẽ giữa giáo dục, tự giáodục, giáo dục lại và mang tính nghệ thuật

Giáo dục đạo đức hình thành nên những phẩm chất đạo đức cho sinhviên trên cơ sở có nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dụctoàn diện cho sinh viên Đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức phùhợp với chuẩn mực và yêu cầu của XH là vấn đề mang tính cốt lõi Có thể nóigiáo dục đạo đức cho sinh viên là một bộ phận quan trọng có tính chất nềntảng của giáo dục nói chung trong nhà trường XHCN Muốn nâng cao chấtlượng giáo dục thì khâu then chốt phải là nâng cao chất lượng QLHĐGDĐĐcho sinh viên

Trên cơ sở nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục đại học,Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường chỉ đạo đổi mới căn bản và toàn diện giáodục đại học để nhằm “tạo được bước chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả vàquy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế,quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân Đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạttrình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có nănglực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN” [5, tr 6]

Để đạt được điều này, những người làm công tác QLGD phải hiểu sâu sắctâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là nắm chắc lýluận của khoa QLGD, đánh giá một cách đúng mực thực trạng QLHĐGDĐĐ trongnhà trường để từ đó lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho sinh viên.Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho sinh viên phải tác động đến cả tập thể sưphạm và tập thể sinh viên và sự tham gia đóng góp của lực lượng xã hội góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

2.1 Khái quát về Học viện Quản lý giáo dục

2.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của Học viện quản lý giáo dục

Tháng 6/1964 thực hiện chủ trương cải cách các trường sư phạm đểphục vụ nhiệm vụ phát triển giáo dục, xây dựng đất nước mà nhiệm vụ trọngtâm là tập trung vào công tác bồi dưỡng CBQLGD, Bộ Giáo dục (nay là BộGiáo dục và Đào tạo) đã thành lập tại các tỉnh, thành phố Trường Bồi dưỡng

giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục

Đến năm 1966 Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường Lý luậnnghiệp vụ giáo dục trực thuộc Bộ để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng choCBQLGD Năm 1976 Trường Cán bộ quản lý Giáo dục được thành lập theoquyết định số 190/TTg ngày 01/10/1976 của Hội đồng Chính phủ Năm 1990

Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Giáo dục với

Bộ Đại học, THCN và Dạy nghề thì Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đàotạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Cán bộ quản lý Giáo dục,Trường Cán bộ quản lý Đại học, THCN và Dạy nghề và Trung tâm nghiêncứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục

Năm 2006 Học viện Quản lý giáo dục được thành lập trên cơ sởTrường Cán bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo, bắt đầu thời kỳ mới Học việnhiện tại tập trung đào tạo trình độ cử nhân với ba chuyên ngành : Quản lý giáodục, Tâm lý học, Tin học ứng dụng; đào tạo trình độ thạc sĩ với chuyên ngànhQuản lý giáo dục và nghiên cứu các đề tài, đề án về khoa học giáo dục Ngoài

ra Học viện còn mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý giáodục và đào tạo của tất cả các tỉnh, thành trên cả nước

Hiện nay, có thể nói Học viện quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục đượcđánh giá cao và có uy tín trong nước và khu vực về chất lượng đào tạo,

nghiên cứu khoa học giáo dục

Trang 38

2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Học viện quản lý giáo dục

501/QĐ Nhiệm vụ

a Đào tạo, bồi dưỡng

Học viện QLGD là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ giáo dục vàđào tạo; đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ quản lý giáo dục (Quyết định số501/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

+ Đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ cho đội ngũ CBQLGD, công chức, viên chức của các cơ quan quản lý vàcác cơ sở GD & ĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân theo chuẩn quy định

Trang 39

+ Đào tạo trình độ thạc sỹ và cử nhân ngành Quản lý Giáo dục (gồmcác chuyên ngành: QLGD mầm non, QLGD tiểu học, QLGD trung học cơ sở,QLGD cộng đồng) và một số ngành có liên quan đến khoa học quản lý giáodục: Hành chính giáo dục, Kinh tế giáo dục, Tin học quản lý Đào tạo trình

độ thạc sĩ và tiến tới đào tạo tiến sĩ Quản lý Giáo dục

+ Đào tạo cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho các trường, khoa cán bộquản lý giáo dục và đào tạo của các địa phương

b Nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản lý giáo dục

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khoa học quản lý giáo dục; + Nghiên cứu những vấn đề về định hướng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chính sách phát triển giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục

+ Tham mưu, tư vấn, ứng dụng khoa học quản lý giáo dục cho các cơquan QLGD và cơ sở GD & ĐT

+ Thẩm định về mặt khoa học quản lý giáo dục đối với các công trìnhnghiên cứu, dự án có liên quan

c Hỗ trợ và liên kết chuyên môn vối các đơn vị trong hệ thống các cơ

sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD

+ Xây dựng và phát triển chương trình, giáo trình, nội dung, phươngpháp đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD

+ Tổ chức liên kết, phối hợp giữa các trường, các khoa cán bộ quản lýgiáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo tính liên thông trong công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ quản lý của ngành

+ Cung cấp thông tin về khoa học quản lý giáo dục, đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, tổ chức traođổi về kinh nghiệm quản lý giáo dục

Trang 40

e Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ trường Đại học, quy định của Pháp luật và các nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao.

Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức của Học viện Quản lý giáo dục

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Giáo trình Triết học tập 1 , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học tập 1
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 1993
2. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 1997
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (2002) , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (2002)
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Bùi Hiền – chủ biên, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền – chủ biên, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Năm: 2001
6. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), quy định về đạo đức nhà giáo (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2008/ QĐ – BGDĐT ngày 16/4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định về đạo đức nhà giáo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Phối hợp nhà trường và gia đình trong giáo dục HS, SV các trường đại học cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phối hợp nhà trường và gia đình trong giáo dục HS, SV các trường đại học cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên (Ban hành số 71/ 2008/ CT – BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
12. Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về giáo dục (1962,1974) – Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về giáo dục (1962,1974)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
13. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng (1986), Nhà xuất bản Thông tin lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng (1986)
Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin lý luận
Năm: 1986
15. Đinh Xuân Dũng (2002), Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Ban Tư tưởng Văn hóa TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Năm: 2002
16. Đặng Quốc Bảo (2004), Quan điểm phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và việc vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, Thông tin khoa học giáo dục, số 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và việc vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2004
17. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tương lai – vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tương lai – vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
18. Đinh Xuân Dũng (2006), tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
19. Hà Nhật Thăng (2000), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
20. Huỳnh Khải Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội
Tác giả: Huỳnh Khải Vinh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
21. Hà Nhật Thăng (2001), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục - nhân văn – Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục - nhân văn
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2001
25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Trường Cán bộ Giáo dục và Đào tạo, tập Giáo dục đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
26. Nguyễn Quang Uẩn (1998), “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên đại học sư phạm phục vụ CNH, HĐH đất nước”, Báo cáo tổng hợp khoa học công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên đại học sư phạm phục vụ CNH, HĐH đất nước
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Năm: 1998
27. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội (2002), tinh hoa quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tinh hoa quản lý
Tác giả: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội (2002)
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w