9. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Thực trạng đạo đức sinh viên Học viện quản lý giáo dục
2.2.1.1. Đạo đức của sinh viên Học viện QLGD trong những năm học gần đây.
Đạo đức con người được biểu hiện rất đa dạng qua nhận thức, thái độ, hành vi trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc đánh giá đạo đức, đánh giá kết quả rèn luyện và xếp loại đạo đức cho sinh viên là một công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và phải kết hợp thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đặc biệt là đối với sinh viên Học viện Quản lý giáo dục thì công việc này lại càng khó khăn, phức tạp bởi vì sinh viên ngoài thời gian học tập trên lớp họ thường ở tại gia đình và ở trọ hoặc ở ký túc.
Hiện nay, đa số sinh viên của Học viện quản lý giáo dục đều có đạo đức tốt. Họ hăng say học tập, thực hiện tốt các quy định của Học viện, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thể, kính trọng thầy cô giáo. Đặc biệt, sinh viên Học viện có tinh thần vượt khó trong học tập, có ý chí vươn lên, biết đồng cảm, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tham gia các việc làm từ thiện,…
Biểu đồ 2.2. Kết quả xếp loại đạo đức của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục theo các năm học
Nhận xét: Qua biểu đồ đánh giá kết quả xếp loại đạo đức của sinh viên Học viện quản lý giáo dục trong những năm học (2007 -2008; 2008- 2009; 2009- 2010) cho thấy: Đa số sinh viên trong các năm học đều xếp loại đạo đức XS, Tốt. Đó là những sinh viên thực hiện nghiêm túc những quy định, nội quy, quy chế học tập và rèn luyện của Học viện. Họ chính là những sinh viên có nhận thức tương đối cao về ý thức và nghĩa vụ của một sinh viên trong trường đại học, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tự giác trong học tập, tích cực làm
việc thiện, giúp đỡ người khác, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác tổ chức.
Trong những năm gần đây, đã có những sinh viên có ý thức học tập rèn luyện, có lập trường tư tưởng vững vàng, có ý thức giác ngộ chính trị. Điều đó được thể hiện là đã có những sinh viên được kết nạp Đảng, mặc dù số lượng này không nhiều nhưng đã có những tác động tốt. Họ đã trở thành những tấm gương sáng về học tập và rèn luyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên có ý thức học tập và rèn luyện tốt còn có những sinh viên chưa có ý thức tu dưỡng đạo đức biểu hiện qua những hành vi tiêu cực như: bỏ học, gây gổ đánh nhau, cờ bạc, nghiện hút ma tuý, hoặc nhờ người khác thi hộ,…Mặc dù số lượng sinh viên này không nhiều, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh khác trong Học viện.
Kết quả thống kê số lượng sinh viên vi phạm những khuyết điểm trên được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Những biểu biện vi phạm đạo đức của sinh viên Học viện quản lý giáo dục qua các năm học
STT Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Nhờ người thi hộ 01 0,01 01 0,15 0 0 2 Gây gổ đánh nhau 0 0 02 0,31 01 0,14 3 Bỏ giờ, trốn học 30 6.23 35 5,44 32 5,04 4 Cờ bạc 0 0 0 0 0 0 5 Trộm cắp 02 0,41 0 0 02 0,29 6 Nghiện hút 0 0 0 0 0 0
7 Vô lễ với thầy cô 0 0 0 0 01 0,14
8 Các sai phạm khác 0 0 0 0 0 0
9 Yêu đương quá sớm 0 0 01 0,14 0 0
Nhận xét: Bảng thống kê trên cho thấy những hành vi vi phạm đạo đức của sinh viên Học viện quản lý giáo dục chủ yếu là hành vi bỏ giờ, trốn học. Tiếp theo là hành vi gây gổ đánh nhau, trộm cắp. Những hành vi vi phạm
này không chỉ có sinh viên nam mà có cả sinh viên nữ vi phạm. Để có thể hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng bỏ giờ, trốn học tự do và gây gổ đánh nhau ở sinh viên Học viện quản lý giáo dục thì vấn đề đặt ra là phải giáo dục cho sinh viên tư tưởng yên tâm học tập, hăng say học tập, đồng thời có tinh thần tập thể đoàn kết, khả năng khoan dung, độ lượng,…Muốn vậy phải kết hợp giáo dục giữa Học viện với các lực lượng xã hội khác để khuyến khích các em học tập và rèn luyện tốt hơn.
Bên cạnh những biểu hiện sai phạm chủ yếu đã nêu trên còn tồn tại các sai phạm khác như: Ý thức giác ngộ chính trị chưa cao, thiếu trung thực trong học tập như quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, trộm cắp tài sản cá nhân, gặp các thầy cô chưa chào tuy không nhiều nhưng đã phản ánh sự suy giảm về đạo đức của một bộ phận nhỏ sinh viên hiện nay, làm ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam.
Ngoài ra, để đánh giá được thực trạng đạo đức của sinh viên Học viện QLGD, chúng tôi tiến hành khảo sát 40 CBGVNV (chủ yếu là giảng viên, cán bộ phòng công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn của Học viện). Kết quả được thực hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2. Các biểu hiện về hành vi đạo đức của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục
STT Các biểu hiện Số ý kiến
(%)
Xếp bậc
1 Chấp hành tốt các nội qui, qui định của Học viện 95 1
2 Trung thực, có lòng tin với mọi người 94 2
3 Quan hệ bạn bè trong sáng 93 3
4 Một bộ phận chăm, một bộ phận lười 80 4
5 Ít chú ý rèn luyện toàn diện 60 5
6 Chỉ quan tâm đến các thầy cô trực tiếp giảng dạy 40 6
7 Ít tham gia các hoạt động xã hội từ thiện 25 7
8 Ít tham gia các phong trào văn hóa, thể thao và văn
nghệ 10 8
10 Kết bạn tràn lan 5 9 11 Vì lợi ích riêng tư, ít giúp đỡ nhau và không quan
tâm đến lơi ích tập thể 1 10
12 Quá coi trọng vật chất và thương mại hóa các mối
quan hệ 1 10
13 Rượu chè, cờ bạc 0 11
14 Đa số có thái độ sai phạm trong thi cử 0 11
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.2 chúng ta thấy, các biểu hiện đạo đức của sinh viên Học viện QLGD được thể hiện rất rõ và không giống nhau, cụ thể là:
Phần lớn sinh viên Học viện Quản lý giáo dục chấp hành tốt các nội quy, quy định của Học viện (95%); Trung thực, có lòng tin với mọi người (94%); Có quan hệ bạn bè trong sáng (93%). Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên ít chú ý rèn luyện toàn diện (60%); chỉ quan tâm đến các thầy cô giáo dạy trực tiếp (40%); và một số sinh viên vẫn chưa tham gia các hoạt động từ thiện, ít giúp đỡ lẫn nhau, còn quá quan tâm về vật chất,…Dù những biểu hiện vi phạm đạo đức ở sinh viên Học viện QLGD không nhiều nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức của Học viện nói riêng.
Từ phân tích ở bảng trên đã cho thấy được thực trạng đạo đức của sinh viên Học viện quản lý giáo dục đó là: đa số sinh viên có đạo đức tốt, có ý thức học tập tu dưỡng cao, có ý thức vươn lên, thực hiện tốt các quy định của Học viện, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, biết đồng cảm, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, kính trọng thầy cô giáo, trung thực, có lòng tin với mọi người. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít sinh viên có những biểu hiện sai phạm về đạo đức ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Học viện. Vì vậy, việc GDĐĐ cho tất cả các sinh viên Học viện là rất cần thiết, song cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng sinh viên yếu về đạo đức. Việc tìm hiểu nguyên nhân và hạn chế kết quả GDĐĐ để có những biện pháp khắc
phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của Học viện là rất quan trọng và cần thiết.
2.2.1.2.Nguyên nhân những hạn chế và thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục
Để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trên chúng tôi tiến hành khảo sát 40 CBGVNV (chủ yếu là giảng viên, cán bộ Phòng công tác học sinh sinh viên, cán bộ Đoàn và một số cán bộ công an khu vực quanh Học viện) và 200 SV của Học viện quản lý giáo dục. Kết quả được thực hiện trong bảng thống kê sau:
Bảng 2.3. Một số nguyên nhân hạn chế kết quả giáo dục đạo đức của sinh viên Học viện quản lý giáo dục.
STT Những nguyên nhân ảnh hưởng Số ý kiến
(%)
Xếp bậc
1 Ảnh hưởng của bùng nổ thông tin và truyền thông 49,1 1
2 Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường 47,5 2
3 Chưa có biện pháp giáo dục phù hợp 41,2 3
4 Gia đình buông lỏng giáo dục 32,3 4
5 Quản lý giáo dục đạo đức chưa chặt chẽ 31,5 5
6 Những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi 26,5 6
7 Xử lý của sai phạm chưa nghiêm 25,2 7
8 Một số CBGV chưa là tấm gương sáng 23,7 8
9 Tự bản thân không rèn luyện 22,1 9
10 Nội dung giáo dục chưa thiết thực 19,3 10
11 Nhiều tổ chức, LLXH chưa quan tâm đến giáo dục
đạo đức
18,2 11
Nhận xét: Qua bảng 2.3. cho thấy có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh, có thể chia các nguyên nhân đó thành 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: là những nguyên nhân mang tính chủ quan như: Sự biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi, đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ hay bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử không tiến bộ. Điều này chứng tỏ đa số sinh viên của Học viện quản lý giáo dục đang ở lứa tuổi thanh niên, lứa tuổi rất sôi nổi, thích tìm tòi cái mới
lạ nên hay bị sa ngã trước sự cám dỗ và ma lực của những tệ nạn xã hội. Hơn nữa có những sinh viên sống trong gia đình chưa được hưởng nền giáo dục tốt tạo cho họ có những thói quen không tốt, không tự giác rèn luyện bản thân. Chính vì vậy, việc GDĐĐ cho sinh viên đặc biệt ở lứa tuổi này là rất cần thiết.
- Nguyên nhân thứ hai: là những nguyên nhân mang tính khách quan như: Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của xã hội; sự bùng nổ của thông tin văn hóa; đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn,…đã ảnh hưởng đến sinh viên rất nhiều. Thực tế, do sự phát triển của xã hội, do quá trình mở cửa và hội nhập, nên có nhiều luồng văn hóa xâm nhập vào nước ta, với tâm lý sinh viên là thích cái mới, hay học hỏi đua đòi, vì vậy một bộ phận sinh viên chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không có nhận thức và sự hướng dẫn nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì những luồng văn hóa tiêu cực, không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sinh viên một cách dễ dàng. Vì vậy vấn đề đặt ra ở chỗ phải giáo dục ý thức tự giác, biết nhận thức một vấn đề một cách đúng đắn. Vì khi nhận thức đúng thì hành động mới chuẩn xác.
- Nguyên nhân thứ ba: Là những nguyên nhân thuộc về quản lý xã hội và quản lý giáo dục. Trong các trường đại học hiện nay nói chung và Học viện quản lý nói riêng, chất lượng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ chưa cao, các bộ phận chức năng trong nhà trường hoạt động chưa đồng đều. Bên cạnh đó các lực lượng xã hội cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bởi nếu trong môi trường xã hội và trong Học viện có biện pháp hữu hiệu thì sẽ có tác động tích cực tới tâm lý của sinh viên, giúp cho họ nhận thức đúng đắn cái đúng, ngăn chặn được những tác động tiêu cực của xã hội đồng thời phát huy được những mặt tốt, tích cực trong SV.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của kết quả rèn luyện đạo đức của SV. Đặc biệt, thực trạng đạo đức của sinh viên Học viện