Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 90)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp đều có những vị trí, vai trò nhất định trong quá trình quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và những hạn

chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp quản lý phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, người ta thường phải vận dụng và phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết, phải tùy theo công việc, con người,điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp . Bởi vì các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau.

Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy, cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trong Học viện. Mỗi biện pháp sẽ có ít ý nghĩa khi được thực hiện đơn lẻ.

Trong những biện pháp trên:

Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên” có ý nghĩa tiên quyết bởi vì nhận thức bao giờ cũng đi trước. Có nhận thức đúng đắn, có kiến thức vững vàng thì mới thực hiện tốt và đạt kết quả cao.

Biện pháp 2: “Kế hoạch hóa quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên” mang ý nghĩa quan trọng bởi đây là khâu then chốt bởi vì kế hoạch là cơ sở để xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường trong một thời gian nhất định.

Biện pháp 3: “Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch QLHĐGDĐĐ

cho sinh viên” là biện pháp không thể thiếu trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên vì nó tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường đề ra. Đây chính là giai đoạn thực hiện hóa những ý tưởng để đạt được mục tiêu đã định.

Biện pháp 4: “Cải tiến việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức

của sinh viên” có ý nghĩa vô cùng thiết yếu bởi đây là khâu then chốt cuối cùng trong chu trình quản lý, giúp cho nhà quản lý kiểm tra được

kết quả của quá trình QLHĐGDĐĐ cho sinh viên và đồng thời đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức của sinh viên nói riêng của Học viện.

Các biện pháp 5: “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài Học viện tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên”, biện pháp 6: “Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, đáp ứng nhu cầu, phát huy vai trò chủ thể của sinh viên” và biện pháp 7: “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên” là các biện pháp mang tính hỗ trợ trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý, giúp cho việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên đạt được kết quả cao hơn.

Các biện pháp nêu trên có tác động qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý. Nếu các nhà quản lý vận dụng tốt thì tác động của các biện pháp sẽ là tích cực, nếu thực hiện không khéo thì tác động sẽ trở thành tiêu cực đến kết quả của quá trình thực hiện QLHĐGDĐĐ cho sinh viên.

Kế hoạch hóa (2)

Nhận thức (1)

Đa dạng hóa các loại hình hoạt động(6)

Cơ sở vật chất, tài chính (7)

Tổ chức, chỉ đạo (3) KT,ĐG (4)

Phối hợp (5)

Quản lý HĐGDĐĐ cho sinh viên ở Học viện Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w