Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 54)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý

viện quản lý giáo dục

2.2.3.1.Thực trạng đội ngũ CBQL ở Học viện quản lý giáo dục

Hiện nay, Học viện quản lý giáo dục có khoảng hơn 150 giảng viên cơ hữu và kiêm nhiệm. Trong đó, họ đều có trình độ cao, chuyên môn sâu. Cụ thể được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Trình độ của CBQL và GVNV của Học viện quản lý giáo dục

STT Chức danh và trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Phó Giáo sư, tiến sĩ 05 0,45

2 Tiến sĩ 19 17,2

4 Cử nhân 54 35,5

5 GV chính 37 31

6 Phục vụ 34 22,4

7 CBQL 28 17

Nhận xét: Qua bảng 2.5 nhìn chung, chúng tôi thấy đội ngũ cán bộ quản lý, GVNV của Học viện quản lý giáo dục đều có trình độ cao, và họ đều là những nhà quản lý giỏi. Chính vì vậy, các CBQL luôn quan tâm đến hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên của Học viện. Họ thường xuyên trau dồi kiến thức, giao lưu học hỏi để tìm ra các phương pháp tối ưu nhất để quản lý nhà trường, giáo dục sinh viên và đặc biệt là giáo dục đạo đức cho sinh viên.

2.2.3.2.Thực trạng về quản lý mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục

Một trong những biện pháp quản lý GDĐĐ cho sinh viên là quản lý mục tiêu và xây dựng các kế hoạch sao cho đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Để tìm hiểu các loại kế hoạch mà nhà trường thực hiện trong việc GDĐĐ cho sinh viên, chúng tôi đặt câu hỏi điều tra: “Xin thầy/cô cho biết kế hoạch GDĐĐ cho sinh viên được xây dựng thường xuyên như thế nào”. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho sinh viên

ở Học viện quản lý giáo dục

STT Các loại kế hoạch Mức độ (%) Xếp bậc

Thường

xuyên thoảngThỉnh Không có

1 Kế hoạch cho các ngày lễ 71,7 23,8 0 2

2 KH cho cả năm học 81,2 13,8 5 1

3 KHGDĐĐ cho từng học kỳ 71,1 22,3 6 3

4 Kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng 54,4 30 15,6 4

5 Kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần 17,7 31,2 51,1 5

Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy, việc kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ cho sinh viên được xây dựng cho cả năm học có số phần trăm cao nhất là: 81,2%, xếp bậc 1; tiếp đó là kế hoạch được xây dựng theo các đợt thi đua nhân các ngày lễ, các ngày kỷ niệm lớn trong năm học có điểm trung bình cao thứ hai là: 71,7 %, xếp bậc 2; kế hoạch được xây dựng theo từng học kỳ cũng chiếm điểm trung bình khá cao là: 71,1% xếp bậc 3,…

Nhìn vào kết quả trên chúng tôi nhận thấy các kế hoạch GDĐĐ cho sinh viên mới được Học viện chú ý đến các kế hoạch dài hơn như kế hoạch cả năm học và thường lồng ghép trong các chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn hoặc các đợt thi đua chào mừng Học viện. Những kế hoạch cụ thể mang tính tức thời kế hoạch theo tháng, theo tuần) chưa được Học viện coi trọng. Những Kế hoạch này lại do chủ yếu bộ phận chức năng chuyên trách đảm nhiệm, vì vậy tính thống nhất còn chưa cao, đôi khi có hiện tượng chồng chéo lên nhau giữa các tổ chức và các phòng, khoa. Riêng Phòng CTHSSV theo quy chế đã có những nhiệm vụ cụ thể. Song tính kế hoạch của hoạt động chưa cao, mới dừng lại ở việc giải quyết các vụ việc. Chính vì vậy, hoạt động đôi khi bị động và phụ thuộc vào các tổ chức khác. Cho nên cần phải có những biện

pháp thích hợp để việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho sinh viên để tránh không bị chồng chéo và có sự thống nhất.

2.2.3.3.Thực trạng quản lý nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên

Để xác định nội dung GDĐĐ mà Học viện triển khai trong quá trình giáo dục, chúng tôi nêu ra câu hỏi “Những phẩm chất nào dưới đây được Học viện chú trọng trong HĐGDĐĐ cho sinh viên?”, kết quả được thể hiện trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Nội dung các phẩm chất được Học viện quan tâm

trong hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Đánh giá của khách thể Phẩm chất đạo đức Đánh giá (%) Sinh viên Các LLXH Ý kiến chung Xếp bậc chung 1 Kính trọng thầy cô 75,0 78,5 76,75 6

2 Lương tâm nghề nghiệp 68,5 81,3 74,9 10

3 Yêu thương mọi người 64,1 78,2 71,15 15

4 Tính tự lực trong học tập 75,3 74,9 75,1 9

5 Lập trường chính trị 71,1 80,2 75,65 7

6 Tính siêng năng, cần cù, vượt khó 77,8 78,0 77,9 4

7 Ý thức tổ chức kỷ luật 80,0 85,5 82,75 2

8 Tinh thần tự giác thực hiện các nội

quy của tổ chức 72,7 79,5 75,75 8

9 Tinh thần tập thể 76,2 70,6 73,6 11

10 Sự trung thực trong học tập và lao

động 79,4 80,0 79,70 3

11 Lối sống giản dị có trách nhiệm với

mọi người và môi trường 72,7 70,2 71,45 13

12 Tính khiêm tốn và khả năng tự kiềm

chế 72,5 81,4 76,95 5

13 Thái độ quan tâm, thông cảm với

những người xung quanh 78,7 67,0 72,85 12

14 Động cơ học tập đúng đắn 79,2 87,8 83.50 1

15 Tôn trọng lẽ phải 66,0 70,5 68,25 16

16 Kế thừa và phát huy truyền thống

dân tộc, quê hương, trường, lớp 64,1 78,4 71,25 14

Nhận xét: Qua bảng 2.7 ta thấy, nội dung các phẩm chất đạo đức được Học viện chú trọng trong GDĐĐ cho sinh viên: Động cơ học tập đúng đắn (83,50%) xếp loại 1; Ý thức tổ chức kỷ luật (82,75%) xếp bậc 2; Sự trung thực trong học tập và lao động(79,70%) xếp loại 3; Tiếp đó là tính siêng năng; Lòng kính trọng thày cô; Yêu thương mọi người,…

Qua khảo sát chúng ta thấy rằng, các nội dung các phẩm chất được Học viện chú trọng đó là các chuẩn mực cơ bản thuộc đạo lý làm người, tôn trọng

quan hệ con người với con người, sau đó là đến các chuẩn mực hướng vào chuẩn mực hướng vào sự hoàn thiện của bản thân. Còn các chuẩn mực thể hiện trách nhiệm công dân, lối sống,.. thì chưa được coi trọng nhiều. Vì vậy, Học viện cần phải nâng cao nhận thức cho CBGVNV nhận thức đầy đủ hơn về nội dung giáo dục dục đạo đạo đức và thấy được tầm quan trọng của HĐGDĐĐ cho sinh viên.

Tóm lại, về cơ bản, những phẩm chất đạo đức cần thiết đều được Học viện quan tâm giáo dục cho sinh viên. Tuy nhiên, xét về mặt toàn diện, nội dung vẫn còn chưa đầy đủ, còn thiên lệch không đồng đều.

2.2.3.4. Thực trạng về quản lý hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi xây dựng phiếu hỏi để khảo sát. Câu hỏi trong phiếu điều tra là: “Học viện đã GDĐĐ cho SV thông qua những hình thức nào dưới đây là chủ yếu?”, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8

Bảng 2.8. Các hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên

STT Các hình thức giáo dục đạo đức cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh viên Sinh Đánh giá (%)

viên CBGVNV Ý kiến chung Xếp bậc

1 GDĐĐ qua các bài giảng bộ môn

chính trị 80,4 81,3 80,85 1

2 GDĐĐ thông qua các bài giảng của

các bộ môn khác 81,2 78,7 79,95 2

3 Sinh hoạt lớp, Đoàn, Hội sinh viên 78,0 74,5 76,25 3

4 Hoạt động sinh viên tình nguyện 69,2 71,6 70,40 7

5 Thông qua các đợt kiến tập, thực tập 74,8 76,2 75,50 4

6 Qua hoạt động xã hội, từ thiện 71,0 72,3 71,65 6

7 Qua các hoạt động thể thao, quân sự 76,1 68,5 72,30 5

8 Qua các phong trào thi đua 65,7 70,1 67,90 8

Nhận xét: Qua bảng trên, kết hợp với sự quan sát thực tế ở Học viện QLGD chúng tôi nhận thấy việc GDĐĐ cho sinh đều thông qua các hình thức trên nhưng ở mức độ không giống nhau, cụ thể như sau:

Các hình thức GDĐĐ cho sinh viên được sử dụng nhiều nhất ở Học viện Thông qua các bài giảng các môn chính trị 80,85%; Giáo dục đạo đức

thông qua các bài giảng của các bộ môn khác 79,95%; Còn các hình thức GDĐĐ cho sinh viên được sử dụng ít nhất trong Học viện là: Thông qua các đợt kiến tập, thực tập: 75,50 %; Hoạt động sinh viên tình nguyện: 70,40%; Qua các phong trào thi đua: 67,90%,…

Như vậy, hoạt động GDĐĐ cho sinh viên chủ yếu thông qua các hoạt động giảng dạy các môn đạc biệt là các môn chính trị, trong đó có vai trò của các giảng viên, các buổi sinh hoạt Đoàn TNCSHCM, các đợt kiến tập, thực tập,…để rèn luyện các phẩm chất đạo đức công dân và đạo đức nghề nghiệp.

Điều này chứng tỏ các hình thức GDĐĐ cho sinh viên chưa thực sự phù hợp và thiếu tính hấp dẫn đối với sinh viên. Từ đó, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới hơn nữa các hình thức giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục khác. Thực tế cho thấy ở các trường đại học hiện nay nói chung và Học viện quản lý giáo dục nói riêng còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn thu hút sinh viên, nặng tính hình thức, chưa đan xen lồng ghép.

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là do nhận thức của cán bộ giảng viên nhân viên, sinh viên còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất. Không ít người còn quan niệm rằng giáo dục đạo đức chỉ có thể thông qua một số môn học nhất định mà không phải thông qua các hoạt động xã hội khác. Trong khi đó, ngay bản thân một số sinh viên cũng chỉ nhận thức được rằng GDĐĐ chỉ thông qua các bài giảng GDĐĐ, thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên. Vì vậy, muốn kết quả giáo dục tốt thì cũng rất cần thiết phải nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức.

Điều này chứng tỏ rằng nhận thức khác nhau, tâm lý lứa tuổi khác nhau dẫn đến sự đánh giá khác nhau về các hình thức GDĐĐ. Cho nên muốn GDĐĐ cho SV có hiệu quả, cần kết hợp nhiều hình thức phù hợp với tâm lý tránh hình thức nhồi nhét hay “phát” nhưng không “động”, hô khẩu hiệu suông, mà phải có nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Trong thực tế, các hình thức GDĐĐ cho SV Học viện QLGD đã có những đổi mới nhưng vẫn chưa phong phú, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên nên hiệu quả chưa cao.

2.2.3.5.Thực trạng về các biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện QLGD

Chúng tôi đặt câu hỏi: “Học viện đã sử dụng các biện pháp nào dưới đây trong việc GDĐĐ cho SV ở mức độ nào?” kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.9. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên

Học viện quản lý giáo dục

STT Các biện pháp Mức độ (%) Xếp bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa sử dụng

1 Phát động phong trào thi đua 89,9 10,1 0 1

2 Tổ chức nề nếp sinh hoạt để sinh viên thực hiện

85,8 11,2 3 3

3 Nhắc nhở, động viên 84,1 15,9 0 4

4 Kỷ luật 83.1 14,2 4,5 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Nêu gương tốt, việc tốt 83,2 14,2 2,6 5

6 Sự gương mẫu của CBGVNV 87,2 10,3 2,5 2

7 Khen thưởng 84,1 12,0 3,9 4

8 Phát huy vai trò tự quản của sinh viên 80,1 12,5 8,0 8

9 Nói chuyện giáo dục về đạo đức 70,5 20,1 9.4 9

10 Phê phán những hành vi biều hiện xấu 81,5 13,5 5,0 7

Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.9 chúng tôi thấy Học viện đã chú ý đến các biện pháp GDĐĐ cho sinh viên khá phong phú, đa dạng. Biện pháp xếp bậc 1 là: Phát động phong trào thi đua”. Biện pháp này được Học viện và các đoàn thể như Đoàn thanh niên tổ chức từng đợt nhân những ngày kỷ niệm lớn trong năm học. Biện pháp xếp bậc 2: “Sự gương mẫu của CBGVNV”. Biện pháp xếp bậc 3: “Tổ chức nề nếp để sinh viên thực hiện”.

Tuy nhiên, biện pháp: “phát huy vai trò tự quản của sinh viên” lại ít được Học viện quan tâm thực hiện mà trong thực tế sinh viên vừa là môi trường vừa là phương tiện của hoạt động GDĐĐ.

Ngoài ra, biện pháp nói chuyện giáo dục về đạo đức cũng được Học viện không sử dụng nhiều trong việc GDĐĐ cho sinh viên.

Từ thực trạng trên cho thấy, việc trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức là yêu cầu bắt buộc đối với toàn thể đội ngũ trong Học viện để đảm bảo cho mỗi CBGVNV sẽ là tấm gương sáng về mọi mặt cho sinh viên noi theo.

Đặc biệt, Học viện cần phải kết hợp các biện pháp GDĐĐ đồng đều, thường xuyên, đan xen nhau trong HĐGDĐĐ cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên.

2.2.3.6. Thực trạng về quản lý, kiểm tra, đánh giá GDĐĐ cho sinh viên.

Tổ chức, triển khai kế hoạch GDĐĐ cho sinh viên muốn đạt kết quả cao đòi hỏi người cán bộ quản lý phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra và đánh giá kết quả công việc. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi nêu câu hỏi cho 40 người gồm: cán bộ Phòng CTHSSV, giảng viên và cán bộ Đoàn thanh niên. Kết quả thu được: đa số ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, chưa đạt kết quả cao. Các kế hoạch đề ra và xem xét cẩn thận, chu đáo, song việc thực hiện gần như theo cơ chế khoán việc.

Việc kiểm tra sự phối hợp trong hoạt động GDĐĐ cho sinh viên giữa các phòng ban và các tổ chức đoàn thể đã được đề ra nhưng không thực hiện đầy đủ, liên tục.

Thực tế, trong những năm qua, công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nói chung, GDĐĐ nói riêng Học viện đã có nhiều cố gắng và dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ còn có những hạn chế là: còn mang nặng tính truyền thống, chưa thật khách quan và sát với thực tế. Cho nên, cải tiến công tác, kiểm tra, đánh giá trong GDĐĐ cho sinh viên là rất quan trọng và cần thiết.

Tóm lại, Qua nghiên cứu thực trạng QLHĐGDĐĐ cho sinh viên Học viện QLGD, chúng tôi nhận thấy rằng: công tác QLHĐGDĐĐ cho sinh viên

của Học viện trong những năm gần đây đã đạt được một số thành tích nhất định và đã thực sự góp phần đưa hoạt động của Học viện đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, công tác quản lý của Học viện nói chung và quản lý GDĐĐ cho sinh viên nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, do đó chất lượng GDĐĐ vẫn chưa cao. Những hạn chế chủ yếu đó là:

- Nhận thức của CBGVNV và SV về tầm quan trọng của GDĐĐ chưa đầy đủ

- Bộ máy QLGDĐĐ thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong công tác; - Việc xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chưa thật tốt; - Việc kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên;

- Việc tổ chức phối hợp các lực lượng GD thiếu chặt chẽ; - Chưa phát huy được vai trò tự chủ của SV

- Việc đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho các HĐGDĐĐ chưa được quan tâm đúng mức.

Để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục, chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu thực tiễn.

Chúng tôi đặt câu hỏi điều tra: “Theo đồng chí, những nguyên nhân nào dưới đây đã hạn chế được hiệu quả của việc QLGDĐĐ cho sinh viên?”. Kết quả thu được ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Nguyên nhân hạn chế hiệu quả quản lý GDĐĐ

cho SV Học viện quản lý giáo dục

STT Nguyên nhân Đánh giá

(%)

Xếp bậc

1 Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của

GDĐĐ cho SV 85,5 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức chặt chẽ 61,2 4

3 Do thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất từ trên

xuống 51,3 6

4 Hoạt động kế hoạch hóa chưa thực sự khoa học 50,2 7

5 Do thiếu chế độ, chính sách đối với đội ngũ làm nhiệm

vụ GDĐĐ cho SV 49,8 8

6 Đánh giá, động viên, khen thưởng chưa kịp thời 64,2 3

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 54)