Những ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 30)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Những ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế xã hội

Trong quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục có mối liên hệ có tính quy luật với trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất xã hội. Với tư cách là một chức năng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối của các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa. Nói cách khác, trình độ sản xuất, chế độ chính trị, cấu trúc xã hội, tư tưởng của niềm tin khoa học, văn hóa quy định nội dung giáo dục, trình độ giáo dục của quốc gia đó. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

- Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế phát triển đã tạo điều kiện vật chất để thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo. Đảng ta đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân. Toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đây chính là động lực thúc đẩy giáo dục phát triển, đó cũng là nguồn lực để tăng cường giáo dục đạo đức cho sinh viên. Nhưng nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xuất phát điểm là nước nông nghiệp với 75% lao động là nông dân và 25% thu nhập quốc dân là nông nghiệp. Xã hội nước ta đang giao thoa giữa ba nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Nhân cách của thế hệ trẻ đang xoay tròn trong vòng xoáy của ba nền văn minh ấy. Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa cũng đang

trở thành một sự đòi hỏi ngày càng lớn. Song song với sự mở rộng giao lưu văn hóa việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới bị đảo lộn. Ngoài xã hội đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống. Đó là những tác động xấu đến đạo đức xã hội nói chung và ảnh hưởng sâu sắc đến công tác GDĐĐ cho sinh viên đại học nói riêng. Những biểu hiện không lành mạnh ở một số sinh viên hiện nay là:

+ Định hướng giá trị không rõ ràng.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân yếu.

+ Phủ nhận những giá trị đạo đức truyền thống (coi nhẹ giá trị tinh thần, tình nghĩa,…)

+ Nhận thức về lịch sử mơ hồ, thờ ơ với quá khứ.

+ Thiếu kiên nhẫn và không có tinh thần chịu đựng gian khổ.

+ Đặc biệt là lối sống gấp, thực dụng đua đòi theo cái xấu của xã hội. Một số bộ phận nhỏ có những hành vi đi ngược với chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật như: tiêu cực trong thi cử, cờ bạc, nghiện hút, đánh nhau, trộm cắp,…Trước những diễn biến vô cùng phức tạp trong thực tế, những mâu thuẫn đặt ra cho GDĐĐ phải giải quyết là: Mục tiêu giáo dục đạo đức là hình thành những phẩm chất đạo đức vừa mang tính truyền thống vừa phải phù hợp với yêu cầu đạo đức chuẩn mực thời đại.

Hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách, nhất là sự lựa chọn các giá trị đối với con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng. Công cuộc xây dựng đất nước đang đòi hỏi thế hệ trẻ, nhất là sinh viên phải trở thành những người có tài năng về đạo đức, tinh thần trách nhiệm và lý tưởng sống cao đẹp. Sinh viên sẽ là nguồn

cung cấp lực lượng lao động kỹ thuật khoa học ở trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững.

- Hay nói cách khác, sự đổi mới đường lối kinh tế - xã hội ở nước ta chính là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của xã hội đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội, kéo theo sự thay đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập nền kinh tế thị trường và sự phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức, lối sống của một bộ phận thế hệ trẻ trong đó có sinh viên đại học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w