9. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Cải tiến việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên
Nâng cao tính khoa học, khách quan, chính xác, từ đó tăng tính hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá; đồng thời phát hiện những sai lệch trong hoạt động giáo dục đạo đức để đưa ra các quyết định QL hiệu quả, kịp thời nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đạt được mục tiêu đã đề ra. Đưa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ trở thành nề nếp và nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động quản lý.
Đề cao việc tự kiểm tra, đánh giá, qua đó tạo tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của cá nhân, đơn vị thực hiện nội quy, quy chế các quy định đối với hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung
Tùy theo mục tiêu, yêu cầu đặc điểm của từng khâu trong quá trình dạy học để xây dựng hình thức, nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá. Khi kiểm tra, đánh giá phải dựa vào các quy tắc, quy định, các chế độ, tiêu chuẩn có tính pháp quy.
Cải tiến việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên bao gồm:
- Cải tiến nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá phải sát thực, cụ thể với những chỉ số đo nhất định. Trong GDĐĐ cho sinh viên thì nội dung đánh giá phải gắn với nội dung giáo dục, dựa trên nội dung giáo dục và sử dụng những phương pháp đánh giá phù hợp với các nội dung đó.
- Cải tiến hình thức đánh giá:
+ Đánh giá sơ bộ (đánh giá ban đầu)
+ Đánh giá thường xuyên theo tuần, theo tháng + Đánh giá định kỳ từng học kỳ
+ Đánh giá cuối năm học, khóa học
Đánh giá sơ bộ dựa vào kết quả rèn luyện đã có của sinh viên và vào trực quan của cán bộ giảng viên. Đánh giá sơ bộ được đánh giá bởi giảng viên phụ trách, do vậy người giảng viên phụ trách phải có kiến thức và năng lực sư phạm giỏi.
Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá cuối cùng nhằm đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên sau một thời gian nhất định trên cơ sở đối chiếu với kết quả ban đầu và kết quả của những lần đánh giá trước đó nhằm đánh giá đúng và có tính động viên, khuyến khích sinh viên. Các hình thức đánh giá này phải có sự phối hợp của phòng công tác học sinh - sinh viên, GVCN và GVBM.
- Cải tiến quy trình đánh giá: thực hiện đúng quy trình đánh giá, gồm các bước sau:
1. Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, đánh giá 2. Xây dựng chuẩn và thang đánh giá.
3. Lựa chọn phương pháp và phương tiện đánh giá 4. Tiến hành đánh giá
5. Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận - Cải tiến việc thông báo và lưu trữ kết quả
+ Xác định phạm vi thông báo và việc tiến hành thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá.
+ Lưu trữ kết quả đánh giá theo các phương thức, bằng các phương tiện phù hợp, đảo bảo cho việc so sánh, đối chiếu để xác nhận sự tiến bộ của cá nhân, tập thể cũng như để sử dụng như là căn cứ pháp lý khi cần thiết.
3.2.4.3.Cách tiến hành
Ban giám đốc Học viện cần quán triệt, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức để mọi người thực hiện nghiêm chỉnh.
Phòng Công tác học sinh sinh viên, Ban thanh tra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Học viện, thực hiện việc xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất và trực tiếp thực hiện thanh tra các bộ phận trong nhà trường theo kế hoạch đã định. Cụ thể:
- Phòng Công tác học sinh sinh viên, Ban thanh tra dựa vào quy chế, quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Thương binh – Xã hội; dựa vào Điều lệ trường đại học và nội quy, quy chế của Học viện quản lý giáo dục để xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức và kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên một cách khách quan và khoa học.
Tổ chức cho cán bộ giảng viên Học viện và sinh viên của Học viện thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung, tiêu chí, hình thức và quy trình đánh giá để tạo sự nhất trí cao trong quá trình thực hiện giáo dục đạo đức cho sinh viên.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Phải có đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác kiểm tra, đánh giá thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời có phẩm chất tốt, trung thực, khách quan.
- Cán bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên phải thông hiểu quy định, nội quy, quy chế của Ngành GD và của Học viện có liên quan đến họa động GDĐĐ.
- Có sự phối hợp giữa các thành viên của Học viện trong việc thực hiện QLHĐGDĐĐ cho sinh viên;
- Những người thực hiện đánh giá phải thực sự là những người công tâm, có tinh thần trách nhiệm cao, nhất là cán bộ giảng viên phụ trách phải là những nhà sư phạm giỏi, biết lắng nghe ý kiến của sinh viên và đồng nghiệp để có thể đánh giá và nhận xét chính xác kết quả của quá trình QLHĐGDĐĐ cho sinh viên.
3.2.4.5. Kết quả cần đạt được
Quy định đánh giá xếp loại sinh viên phải rõ ràng, cụ thể, dễ quản lý, tránh đưa ra các tiêu chí chung chung, khó đánh giá, đảm bảo tính khách quan, công bằng, tính toàn diện trên cơ sở những quy chế của Ngành và những quy định, nội quy của Học viện.