Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục

cho sinh viên Học viện là một vấn đề cấp thiết, cần phải quan tâm đúng mức. Đồng thời có sự kết hợp đồng bộ giữa Học viện và các lực lượng xã hội, nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng viên và sinh viên, đa dạng hóa các loại hình hoạt động nhằm giúp cho sinh viên có tính tự chủ trong việc giáo dục đạo đức.

2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục trong những năm gần đây. lý giáo dục trong những năm gần đây.

Hoạt động giáo dục ở Học viện quản lý giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Giám đốc Học viện quan tâm và chỉ đạo nghiêm túc. Hầu hết Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý, giảng viên đều nhận thức đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước, về vai trò của HĐGDĐĐ, các yếu tố chi phối ảnh hưởng đến các HĐGDĐĐ, về vai trò của CBGV, SV, các biện pháp QLHĐGDĐĐ,…Mọi người đều nhận thức được rằng vấn đề GDĐĐ có tính chất quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên.

HĐGDGDĐĐ được Học viện tiến hành thông qua việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động và được phối hợp chặt chẽ giữa Học viện và các lực lượng xã hội khác.

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục

Học viện quản lý giáo dục đã thành lập Phòng công tác học sinh sinh viên (quản lý sinh viên) trực thuộc Ban Giám đốc, gồm 04 CBGVNV, trong đó có 01 trưởng phòng và 03 chuyên viên với nhiệm vụ cụ thể là:

- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ sinh viên đầu năm học - Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của SV - Tổ chức phát bằng tốt nghiệp, chứng chỉ cho SV

- Theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của SV kết hợp với các khoa (khoa CNTT, khoa GD, khoa QL), phòng Đào tạo xếp loại kết quả rèn luyện đạo đức cho sinh viên theo từng học kỳ, năm học, khóa học, xét học bổng cho sinh viên.

- Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tập thể; văn hóa văn nghệ, thể thao, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và các hoạt động xã hội khác cho sinh viên.

- Theo dõi các công tác phát triển Đảng trong sinh viên

- Tổ chức thực hiện công tác y tế học đường; tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên khi nhập học. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với sinh viên về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, vay ưu đãi và các chế độ khác liên quan đến sinh viên.

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và gia đình sinh viên trong việc giáo dục cho sinh viên đặc biệt là giáo dục đạo đức.

- Lập hội đồng kỷ luật đối với những sinh viên vi phạm

Như vậy, Phòng Công tác học sinh sinh viên có nhiệm vụ quản lý chung và theo dõi trực tiếp từng sinh viên. Sự phối hợp của phòng CTHSSV và các lực lượng giáo dục khác như các khoa, Đoàn thanh niên,…đã tạo nên một bộ máy đồng bộ trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục. Và bộ máy quản lý này được mô hình hóa như sau:

Sơ đồ 2.2. Mô hình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho SV tại Học viện QLGD

Ban Giám đốc Các phòng ban (phòng CTHSSV), đoàn thể Các khoa Xã hội Gia đình

Nhìn chung, bộ máy GDĐĐ cho sinh viên ở Học viện quản lý giáo dục đã được tổ chức và vận hành. Các lực lượng giáo dục đã tham gia vào HĐGDĐĐ cho sinh viên nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế như: tổ chức bộ máy chưa chặt chẽ, còn chồng chéo, việc phối hợp của bộ máy với tổ chức xã hội trong HĐGDĐĐ cho sinh viên chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, việc đánh giá xếp loại kết quả rèn luyện đạo đức cho sinh viên phần nhiều vẫn căn cứ vào các hoạt động và hành vi biểu hiện của sinh viên trong Học viện. Chính vì thế, cần phải có những biện pháp thích hợp để việc đánh giá xếp loại cho sinh viên một cách chính xác và hiệu quả hơn. Hơn nữa cần phải sắp xếp, tổ chức triển khai kế hoạch một cách khoa học hơn để tránh được sự chồng chéo cho các tổ chức, các bộ phận trong Học viện tham gia GDĐĐ cho sinh viên.

2.2.2.2. Thực trạng GDĐĐ cho SV thông qua các môn học, và các hoạt động khác (Hoạt động ngoài giờ lên lớp)

Một trong những yêu cầu hàng đầu của Học viện trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học là chuyển tải đến sinh viên kiến thức của từng môn học. Trong bài giảng, các giảng viên phải biết kết hợp, lồng ghép vào đó các giá trị đạo đức, các chuẩn mực đạo đức để sinh viên thực hiện tốt các nội quy của Học viện, các quy định của XH.

* GDĐĐ cho sinh viên thông qua các môn học

Mỗi môn học của Trường đại học đều có một chức năng giáo dục đặc thù. Các thầy cô phải dựa vào những ưu thế của môn mình dạy để giáo dục đạo đức cho sinh viên. Vì những kiến thức của từng môn học đều liên quan đến giá trị, thái độ và cách cư xử, hành vi đạo đức trong XH. Thông qua các

hoạt động học tập, sinh viên không những tiếp thu các hệ thống giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra những giá trị mới.

* HĐGDĐĐ cho sinh viên qua các hoạt động khác (các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp)

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL: là một bộ phận cấu thành toàn bộ quá trình giáo dục. Nó là cầu nối tạo ra sự liên thông tác động hai chiều giữa Học viện và xã hội. Nó là con đường hữu hiệu để các nhà quản lý giáo dục có thể làm tốt công tác GDĐĐ đạo đức cho sinh viên.

Tuy nhiên, còn có một số CBGV và SV vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ và chưa thống nhất hoặc quan niệm về đạo đức chỉ thông qua các bài giảng lý thuyết thế nào là đạo đức, quan niệm về hạnh phúc, tình yêu,..mà chưa nhận thức được rằng HĐGDĐĐ cho sinh viên phải thông qua các hoạt động và là trách nhiệm của tất cả các lực lượng giáo dục.

2.2.2.3. Thực trạng GDĐĐ cho sinh viên thông qua các hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục

Bảng 24. Ảnh hưởng của một số lực lượng giáo dục đến GDĐĐ cho sinh viên (qua điều tra 200 sinh viên Học viện QLGD)

STT Các lực lượng giáo dục Đánh giá (%) Không có ảnh hưởng Có ảnh hưởng Ảnh hưởng lớn nhất Ảnh hưởng thường xuyên Ảnh hưởng xấu 1 Phòng Công tác HSSV 5 35 50 10 0 2 Các tổ chức cơ sở Đảng 20 25 30 25 5

3 Đoàn Thanh niên, Công

đoàn trường 5 30 35 30 0

4 Tập thể sinh viên 0 45 50 5 0

6 Gia đình 20 33 22 25 0

7 Bạn bè 0 30 25 41 4

8 Cộng đồng nơi ở 25 20 25 20 10

9 Công an 2 50 25 23 0

10 Các cơ quan văn hóa,

thông tin 41 37 10 11 1

Nhận xét: Qua bảng trên cho ta thấy các lực lượng giáo dục ở Học viện quản lý giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn đến GDĐĐ cho sinh viên Học viện QLGD. Nhưng mức độ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Cụ thể, Phòng Công tác học sinh, sinh viên và Tập thể sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên (50%); tiếp đến là cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý phụ trách hoạt động GDĐĐ cho sinh viên Học viện QLGD (35%), ngoài ra các LLXH cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động GDĐĐ cho sinh viên.

Từ thực trạng trên cho thấy việc chủ động phối hợp và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để giáo dục đạo đức cho sinh viên phải được coi trọng, phải được phối hợp trong một cơ chế thống nhất. Trước hết phải làm cho mọi LLXH nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc GDĐĐ cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w