9. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Vai trò của QLHĐGDĐĐ cho sinh viên đại học
1.4.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đại học
Mục tiêu của giáo dục đại học là:
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc [23, tr29].
Giáo dục cho người học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Hoạt động giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục đại học vì:
- HĐGDĐĐ là con đường cơ bản, chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện và đầy đủ. Sự phát triển của nhân cách con người gồm các mặt về thể chất, về tâm lý và về xã hội.
- HĐGDĐĐ giúp sinh viên có sự hoàn thiện về các giác quan, có sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, cảm xúc, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách, ở những biến đổi trong cách cư xử với người xung quanh, trong việc tham gia các hoạt động của đời sống xã hội.
1.4.3.2. Vai trò của QLHĐGDĐĐ cho sinh viên đại học
Quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên làm cho mọi người, mọi ngành, các cấp và các tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong xã hội đặc biệt điều này đã nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức ở các trường đại học nói riêng.
Việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đã giúp cho mọi người, mọi ngành, các cấp nắm vững được những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nhà nước, từ đó cùng phối hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên trở thành những con người toàn diện phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
QLHĐGDĐĐ cho sinh viên là thực hiện những yêu cầu của HĐGDĐĐ nhân văn được quán triệt trong tất cả các môn học và thông qua nhiều hoạt động đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia giúp cho sinh viên định hướng cho sự lựa chọn các giá trị đạo đức cá nhân phù hợp với yêu cầu của xã hội và phát triển nhân cách toàn diện hơn.
Việc quản lý tốt các hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên sẽ thúc đẩy sự hăng hái, nhiệt tình tham gia các công tác xã hội, ủng hộ những việc làm tốt, hưởng ứng các phong trào có ích; bày tỏ thái độ phản ứng trước những việc làm xấu, trái pháp luật, trái quy định của xã hội, trái với luân thường đạo lý; có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, của mọi người.
Đồng thời, việc quản lý tốt các hoạt động giáo dục đạo đức sẽ có tác dụng làm cho sinh viên tự giác thực hiện, có các thói quen chấp hành các quy
định của pháp luật, các quy định, nội quy của nhà trường, tích cực tu dưỡng đạo đức tự hoàn thiện mình.
Vai trò quan trọng nhất của việc quản lý HĐGDĐĐ là làm cho quá trình GDĐĐ tác động đến mọi người, sinh viên để hình thành cho họ có ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức.