1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường thpt trần quang khải

62 909 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 775,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài và Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 B. PHẦN NỘI DUNG 5 I. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 5 II. Cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL 19 III. Biện pháp đẩy mạnh Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải 26 IV. Kết quả thực tiễn đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải 45 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 1. Kết luận 56 2. Kiến nghị 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài. "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” là nguyên lý giáo dục trong Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, Đảng và Nhà nước cũng chỉ đạo tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, sinh viên. Nghị quyết 40 /2000/ QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội nêu mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là:“ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thề hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam” {5, tr.1}. Báo cáo số 1534/CP- KG của Chính phủ về tình hình Giáo dục nêu rõ định hướng và chủ trương, mục tiêu phát triển Giáo dục là: “Xây dựng con người Việt nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có tính cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”{ 21, tr2}. Hướng dẫn HĐGDNGLL thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2006-2007 ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu:”Tuyên truyền, giáo dục và áp dụng mọi biện pháp phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học. Đẩy mạnh giáo dục môi trường và hoạt động văn nghệ, TDTT”. Yêu cầu đó tức là yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa HĐGDNGLL ở trường phổ thông. HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục, đáp ứng được nhu cầu hoàn thiện nhân cách học sinh theo tinh thần giáo dục toàn diện mà các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước yêu cầu. Quản lý tốt HĐGDNGLL sẽ tạo môi trường thống nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục để tiềm năng học sinh có cơ hội bộc lộ nhằm phát triển phẩm chất và năng lực. HĐGDNGLL giúp học sinh củng cố và mở rộng tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, hình thành xúc cảm, tình cảm, đạo đức, lối sống, niềm tin, kích hoạt năng lực tiềm ẩn của con người. Đặc biệt là HĐGDNGLL giúp học sinh có kỹ năng sống: khả Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải năng giao tiếp, ứng xử; sự linh hoạt, năng động sáng tạo; tính tự giác, độc lập; khả năng hòa nhập và hội nhập khi rèn luyện làm việc hợp tác theo nhóm HĐGDNGLL chính là phương thức thực hiện yêu cầu của nguyên lý giáo dục được ghi trong điều 3, mục 2 Luật giáo dục (sửa đổi). Về thực tiễn, năm học 2006 - 2007 chương trình HĐGDNGLL mới được chính thức đưa vào áp dụng đại trà trong các trường THPT. Cho nên, việc thực hiện HĐGDNGLL ở các trường THPT nói chung còn nhiều hạn chế và yếu kém. Phương pháp tổ chức các tiết HĐGDNGLL còn đơn điệu và lúng túng. Còn tư tưởng xem HĐGDNGLL như là tiết học ngoại khoá hoặc sinh hoạt lớp đơn thuần. Về mặt nhận thức, HĐGDNGLL chưa được các nhà trường thực sự chú ý do nhiều lý do trong đó có lý do còn xem nhẹ HĐGDNGLL hơn hoạt động chuyên môn. Còn tư tưởng coi trọng việc “dạy chữ” hơn “dạy người”. Do đó, hiện tượng học sinh có tri thức khoa học nhưng thiếu kiến thức đời sống, “chuyên” mà không “hồng” còn khá phổ biến. Bối cảnh hiện nay cũng đặt ra nhiều vấn đề cho giáo dục. Việt nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO (7/11/2006). Sự kiện đó mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu của nước ta, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao nhất từ trước đến nay. Đó là tiền đề rất quan trọng, là cơ hội cho phát triển giáo dục. Nhưng đồng thời thuận lợi đó cũng đặt ra nhiệm vụ phải khẩn trương đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong xu thế hội nhập, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt thì không có chỗ cho sự trì trệ, thiếu ý chí, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng; khi UNESCO đề cao yêu cầu xác định mục đích học tập với người học (là học để biết, học để làm, học để làm người, để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống), thì việc rèn luyện để học sinh có tri thức, có đạo đức, có khả năng thích ứng, khả năng hòa nhập là rất cấp thiết, việc tăng cường hơn nữa các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp càng cần phải được chú trọng. Chính từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nói trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải” để nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý quan tâm hơn và có biện pháp quản lý HĐGDNGLL tốt hơn, đáp ứng nhu cầu đào tạo phát triển con người một cách toàn diện. Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải 1. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục quan trọng trong các nhà trường. Sự quan tâm đến hoạt động này ở các cơ sở giáo dục đào tạo là còn hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu nó, xác định tầm quan trọng của HĐGDNGLL nhằm giúp các nhà quản lý đổi mới giáo dục là vấn đề đang được quan tâm. Xung quanh vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu như : “Một số hình thức tổ chức HĐGDNGLL về phòng chống nhiễm HIV/AIDS cho sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ của của Bùi văn Vân, mã số: 7.01.01. Hà Nội 1998. “Các biện pháp tăng cường quản lý học tập NGLL của học sinh Trường Trung học Cảnh sát nhân dân I”, Luận văn Thạc sỹ của Dương Danh Cường, mã số: 5.07.03. Hà Nội 2000. “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Oanh. Ngoài ra, bên cạnh các công trình nghiên cứu đã nói ở trên cũng có một số công trình nghiên cứu về HĐGDNGLL khác ở giáo dục phổ thông như : “Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT qua các HĐGDNGLL tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Ngai , thành phố Hồ Chí Minh 2004. “Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT” của Nguyễn Dục Quang - Viện CL&CTGD, 2003. “Những biện pháp quản lý HĐGDNGLL của học sinh ở trường THPT Nam Sách” (Hải Dương) - Nguyễn Thị Tiến. Như vậy, việc nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT cũng còn hạn chế và chưa có hệ thống. Nghiên cứu một cách trọn vẹn về HĐGDNGLL ở trường THPT thì đáng chú ý hơn chỉ có công trình “Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT” của Nguyễn Dục Quang - Viện CL &CTGD 2003 và “Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở trường THPT Nam Sách” (Hải Dương) của tác giả Nguyễn Thị Tiến. Khu vực tỉnh Hưng Yên và trường THPT Trần Quang Khải chưa có công trình nghiên cứu nào về HĐGDNGLL. Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL của trường THPT Trần Quang Khải huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL ở trường THPT Trần Quang Khải huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Công tác đẩy mạnh HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý HĐGDNGLL của trường THPT. 4.2. Tìm hiểu thực trạng để đề xuất biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL ở THPT. 4.3. Đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL của trường THPT Trần Quang Khải huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên 5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL của trường THPT Trần Quang Khải huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (hồi cứu các tài liệu,các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan, các tài liệu về HĐGDNGLL ) 6.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn (đối tượng khảo sát là hiệu trưởng, giaó viên, học sinh, phụ huynh học sinh ) bằng phiếu hỏi. 6.3. Phương pháp chuyên gia ( hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi về công tác quản lý HĐGDNGLL) 6.4. Phương pháp thống kê toán học (dùng xử lý các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu) 6.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm (qua hội thảo, qua họp rút kinh nghiệm để đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp) Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Quản lý Triết gia V.G. Afanasev cho rằng “Quản lý có nghĩa là: Nhận thức, phát hiện các quy luật, các khuynh hướng phát triển xã hội và hướng (kế hoạch hoá, tổ chức điều chỉnh và kiểm tra) sự vận động xã hội cho phù hợp với khuynh hướng ấy.” Harold Koontz và Cyrilodonnell Heinweihrich cùng thống nhất quan niệm: "Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định." Ở Việt Nam, một số tác giả trong lĩnh vực khoa học giáo dục cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý: Phan Văn Kha đưa cách hiểu theo chức năng: "Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt các mục đích đã định". Còn Nguyễn Văn Lê thì cho rằng:" Quản lý là một hệ thống tác động khoa học nghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống". Từ những định nghĩa về quản lý nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định. Các khái niệm về quản lý cho thấy: Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung. 1.2. Quản lý giáo dục Nguyễn Minh Đường trong cuốn "Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới"cho rằng: "Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay". Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải "Quản lý giáo dục, quản lý trường học cụ thể là chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, làm cho qui trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến". Có thể hiểu QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội. * Chức năng của quản lý giáo dục QLGD cũng có những chức năng cơ bản của quản lý nói chung. Theo sự thống nhất của đa số các tác giả nghiên cứu về QLGD, đó là bốn chức năng: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo và Kiểm tra. a- Lập kế hoạch: Lập kế hoạch bao gồm các việc: •Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị •Dự báo, đánh giá triển vọng •Đề ra mục tiêu, chương trình •Lập kế hoạch chương trình •Nghiên cứu xác định tiến độ •Xác định ngân sách •Xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn •Xây dựng các cách thức thực hiện. b- Tổ chức: Chi tiết công việc tổ chức là: •Xây dựng các cơ cấu, nhóm (cơ cấu, cấu trúc) •Tạo sự hợp tác, liên kết (xây dựng mô hình) •Xây dựng các yêu cầu •Lựa chọn, sắp xếp •Bồi dưỡng cho phù hợp Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải •Phân công nhóm và cá nhân. c- Chỉ đạo, lãnh đạo, điều khiển: Đó là: •Kích thích động viên •Thông tin hai chiều •Bảo đảm sự hợp tác trong thực tế. d- Kiểm tra: Những công việc cụ thể của kiểm tra là: •Xây dựng định mức và tiêu chuẩn •Các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá •Rút kinh nghiệm và điểu chỉnh. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của QLGD được thể hiện ở mô hình dưới đây. Mô hình: Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của QLGD * Nội dung quản lý giáo dục - Quản lý mục tiêu giáo dục: Người học sinh sau khi tốt nghiệp thông qua quá trình giáo dục đã được thay đổi, cải biến về nhân cách (phẩm chất và năng lực): + Phẩm chất người học sinh trong mô hình nhân cách gồm: Phẩm chất người công dân (thái độ trong hoạt động, quan hệ với gia đình, bạn bè, tổ quốc, dân tộc, nhân loại); phẩm chất người lao động nói chung và ở một lĩnh vực lao động nhất định (thái độ trong lao động nghề nghiệp). Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Chỉ đạo, lãnh đạo Kiểm tra, đánh giá Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải + Năng lực trong mô hình nhân cách học sinh tốt nghiệp bao gồm: Hệ thống các kiến thức khoa học - công nghệ; hệ thống các kỹ năng kỹ xảo thực hành (chân tay và trí óc) chung và riêng (các hoạt động nghề nghiệp, các hoạt động chính trị xã hội). - Quản lý nội dung chương trình giáo dục: Để thực hiện được mục tiêu giao dục, người học phải lĩnh hội được một hệ thống các nội dung chương trình giáo dục, bao gồm: + Nhóm nội dung chính trị xã hội (Giáo dục công dân, dân số, môi trường) góp phần chủ yếu vào việc giáo dục đạo đức, thái độ cho học sinh. + Nhóm nội dung khoa học - kỹ thuật - công nghệ, được chia thành các nội dung khoa học cơ bản; lý thuyết - kỹ thuật cơ sở, lý thuyết - kỹ thuật chuyên môn; các nội dung thực hành, chủ yếu nhằm hình thành năng lực, kỹ năng, kỹ xảo cho người học. + Nhóm nội dung giáo dục thể chất và quốc phòng. Các nhóm nội dung trên được khái quát trong một mô hình giáo dục đào tạo, được coi như một chương trình khung. - Quản lý phương pháp giáo dục: Quản lý phương pháp giáo dục là quản lý con đường, cách thức giải quyết một công việc cụ thể trong qúa trình giáo dục. Quản lý phươg pháp giáo dục đặt ra vấn đề đổi mới quan điểm giáo dục (giáo dục toàn diện, dạy chữ kết hợp với dạy người), đổi mới phương pháp dạy học (dạy cách học, cách tự chiếm lĩnh tri thức khoa học). Quản lý phương pháp giáo dục luôn đặt ra vấn đề dạy học và giáo dục như thế nào cho tốt nhất. - Quản lý giáo viên: Quản lý giáo viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên. Nội dung quản lý giáo viên là: + Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy- giáo dục của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên + Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của đội ngũ giáo viên và từng giáo viên + Nắm được các ưu, khuyết, nhược điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giáo viên. - Quản lý hoạt động học tập của học sinh: Quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của học sinh trong quá trình GD&ĐT. Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động học của học sinh là: Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải + Theo dõi, tìm hiểu để nắm những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như sự biến đổi nhân cách của học sinh nói chung và của từng học sinh. + Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và tu dưỡng rèn luyện ngày một cao. - Quản lý hoạt động GDNGLL: HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng trong quá trình sư phạm tổng thể. HĐGDNGLL là một hoạt động thực tiễn ảnh hưởng nhiều đến nhân cách học sinh. Nhà quản phải chú ý đến quản lý hoạt động GDNGLL, như: lên kế hoạch, chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. - Quản lý CSVC và trang thiết bị dạy học: Đó là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tức là tạo điều kiện đầy đủ nhất, tốt nhất và sử dụng có hiệu quả nhất CSVC, trang thiết bị dạy học hiện có phục vụ cho quá trình giáo dục và đào tạo. 2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 2.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Khoản 2, điều 26 Điều lệ trường THPT chỉ rõ:" HĐGDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, TDTT, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triền toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh". Như vậy, HĐGDNGLL được hiểu là những hoạt động tổ chức ngoài giờ học văn hóa trên lớp, theo chương trình qui định của Bộ GD&ĐT. HĐGDNGLL là nội dung bắt buộc phải thực hiện trong chương trình giáo dục đào tạo của các nhà trường. Nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sư phạm tổng thể và được thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Nó có phần bắt buộc và phần tự chọn. 2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGD NGLL ở trường THPT * Hoạt động nào cũng nhằm hướng tới một mục tiêu nhất định. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trung học phổ thông là: Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải [...]... Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải bảo sự phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, phải lựa chọn các hình thức hoạt động hấp dẫn, cuốn hút được học sinh tham gia 2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2.3.1.Quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của... thi, quản lý xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cần đặc biệt lưu ý các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải 2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2.2.2.1 Quản lý thực hiện kế họach hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của đội ngũ giáo. .. dạy học tốt, HĐGDNGLL ở nhà trường cũng đã được chú ý đẩy mạnh Điều này có liên quan đến nhận thức về công tác quản lý và tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT Trần Quang Khải III BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CÓ HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI 1 Định hướng xây dựng trường THPT Trần Quang Khải Trường THPT Trần Quang Khải đặt tại xã Dạ Trạch , là xã có khu di tích lịch sử ghi... dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải dung, chương trình và điều kiện cụ thể của trường để bố trí thời gian sao cho có hiệu quả nhất 2.2 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm việc quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL 2.2.1 Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài. .. nhiệm giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên, tạo Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao lành mạnh" ( điều 84) Quản lý việc phối hợp các lực lượng... Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải 2 GV có trình độ thạc sỹ 1 GV có trình độ thạc sỹ Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải Bảng trên cho thấy 100% giáo viên nhà trường đã đạt chuẩn trở lên Tuy vậy, đội ngũ nhà trường chưa ổn định Là trường khu vực nên giáo viên nhà trường liên tục chuyển đi, chuyển đến, làm khó khăn cho quản lý nhân... mục tiêu đó, nhà trường xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cần làm trong những năm 2010-2015 là: Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải - Nâng cao nhận thức của từng giáo viên trong nhà trường, để giáo viên nhận thấy rõ rằng: Cần phải có học sinh, cần phải tồn tại một nhà trường có chất lượng đào... động phục vụ nhiệm vụ chính trị-xã hội của địa phương, đất nước Những nội dung này có thể được lồng ghép hoặc tích hợp vào nội dung hoạt động của các chủ đề thích hợp để tổ chức hoạt động cho học sinh theo qui mô lớp hoặc khối lớp Nhà trường chỉ đạo phối hợp các hoạt Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần. .. đặc biệt là quản lý đãi ngộ với GVCN thực hiện chương trình HĐGDNGLL Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải Quản lý thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên thực hiện chương trình HĐGDNGLL gắn liền với quản lý thi đua khen thưởng, trao đổi kinh nghiệm HĐGDNGLL Điều 115 Luật giáo dục qui định:... của lớp Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải - Phổ biến công tác mới - Thực hiện các chủ đề HĐGDNGLL theo phân phối chương trình Đối với các tiết HĐGDNGLL nói trên, cần tích cực đổi mới, tránh lặp lại cách thực hiện một cách nhàm chán Đặc biệt yêu cầu đổi mới giờ sinh hoạt lớp Giờ sinh hoạt . Biện pháp đẩy mạnh Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải 26 IV. Kết quả thực tiễn đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT. dung quản lý hoạt động học của học sinh là: Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải +. Khải Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải "Quản lý giáo dục, quản lý trường học cụ thể là chuỗi tác động hợp lý (có mục

Ngày đăng: 26/07/2014, 20:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Thị Kim Bình , 2006: “ Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trởng trờng THCS quận Tân Phú- Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trởng trờng THCS quận Tân Phú- Thành phố Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Đình Cử (Trung tâm dân số, đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội), 2004: “Tổ chức ngoại khoá về sức khoẻ sinh sản cho học sinh THPT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức ngoại khoá về sức khoẻ sinh sản cho học sinh THPT
10. Nguyễn Quang Hải, Hà Nội 1998: “ Những biện pháp tăng cờng quản lý giáo dục sinh viên ở trờng Đại học cảnh sát nhân dân- Bộ công an”. Luận văn Thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp tăng cờng quản lý giáo dục sinh viên ở trờng Đại học cảnh sát nhân dân- Bộ công an
11. Vũ Ngọc Hải, 2006:" Quản lý nhà nớc về giáo dục ". Bài giảng Cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nớc về giáo dục
12. Phan Văn Kha, 2007:"Quản lý nhà nớc về giáo dục ". Baì giảng cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nớc về giáo dục
14. Nguyễn Văn Ngai, thành phố Hồ Chí Minh 2004: “Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT qua các HĐGDNGLL tại thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT qua các HĐGDNGLL tại thành phố Hồ Chí Minh
4. Cẩm nang những qui định mới nhất về công tác quản lý giáo dục dành cho các hiệu trởng, 2006. Nhà xuất bản lao động -xã hội Khác
6. Chỉ thị của Thủ tớng chính phủ số 14/2001/CT-TTg thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông Khác
9. Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên- Viện Chiến lợc và Chơng trình Giáo dục, Bộ GD&ĐT , Hà Nội 2007 Khác
13. Luật giáo dục (2005) Quốc Hội nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Khoá11, kỳ họp thứ 7 ban hành, NXB T pháp Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT  bao gồm: - skkn một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường thpt trần quang khải
Hình th ức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT bao gồm: (Trang 41)
Bảng 13. Tình hình cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL  ở trường THPT Trần Quang Khải. - skkn một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường thpt trần quang khải
Bảng 13. Tình hình cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL ở trường THPT Trần Quang Khải (Trang 52)
Bảng 15. Công tác thi đua, khen thưởng và trao đổi kinh nghiệm. - skkn một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường thpt trần quang khải
Bảng 15. Công tác thi đua, khen thưởng và trao đổi kinh nghiệm (Trang 55)
Bảng 16. Mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá. - skkn một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường thpt trần quang khải
Bảng 16. Mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá (Trang 55)
5. Bảng 4. Một vài số liệu về thực trạng xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh của - skkn một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường thpt trần quang khải
5. Bảng 4. Một vài số liệu về thực trạng xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh của (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w