1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trường thpt quảng xương 4 thông qua hoạt động ngoài h lên lớp

21 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 168 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Người thực hiện: Bùi Thị Quỳnh Hương Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động GDNGLL

THANH HÓA NĂM 2013

Trang 2

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 1 vấn đề mà mỗi giáo viên đều phảilàm trong quá trình dạy - học nhằm giúp học sinh tiếp cận các kĩ năng sống:

Học để biết gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra

quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả; kiểm soát cảm xúc, tự

nhận thức, tự tin…; Học để sống với người khác gồm các kĩ năng xă hội như:

giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện

cảm thông; Học để làm gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ

như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm… đáp ứng mục tiêu giáo dụcphổ thông là trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh

Nhằm cải thiện phần nào công việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinhtôi xin trình bày những suy nghĩ cùng công việc đă làm của bản thân trongviệc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động cụ thể làHĐGDNGLL để đồng nghiệp tham khảo góp ý

PHẦN II - NỘI DUNG

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN

1 Quan niệm về kĩ năng sống

Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiếnthức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh Người có kĩ năngsống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử,giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; luôn yêu đời và làm chủ cuộcsống của chính mình

Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phầnthúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệquyền con người… Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy hành vi mang tính xãhội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xãhội

Trang 3

Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ vì: Nếukhông có KNS các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân,gia đình, cộng đồng và đất nước Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thànhnhững giá trị nhân cách giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phásong còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôikéo, kích động… Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trườnghiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tíchcực và tiêu cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đươngđầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực KNS không phải tựnhiên có được mà phải hình thành dần trong quá tŕnh học tập, lĩnh hội và rènluyện trong cuộc sống Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệthống giáo dục Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cầnthiết, giúp các em rèn luyện hành vi của mình.

2 Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lí,giúp lớp tổchức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo Giáo viên chủ nhiệm là người quản

lí toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo hình thành,nuôi dưỡng, phát triển nhân cách, hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh,cha mẹ học sinh và đoàn thể mà các em sinh hoạt

3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục

ở nhà trường trung học phổ thông Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chứcngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớplớp 10 là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đườnggắn lí thuyết với thực tiến tạo sự thống nhất giứa nhận thức và hành động gópphần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh

Trang 4

Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 10 ở trường THPT nhằm giúp học sinh:Nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu nhữnggiá trị tốt đẹp của nhân loại; bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức được học trênlớp; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; định hướngnghề nghiệp cho bản thân; hiểu được một số quyền trong Công ước Liên hợpquốc về Quyền trẻ em.

Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản được rèn luyện từ THCS, trên cơ sở

đó tiếp tục củng cố và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoànthiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị-xãhội, năng lực tổ chức – quản lí, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống; biết tự đánh giá và

tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình, đồng thời có thể giúp người kháchướng tới mục tiêu tốt đẹp

II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN HĐGDNGLL, GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XUƠNG 4

1 Thực trạng về việc thực hiện HĐGDNGLL

HĐGDNGLL đă được tổ chức triển khai trong nhà trường từ đầu nămhọc, dưới sự quan tâm chỉ đạo nghiêm túc của cấp uỷ, BGH nhà trường song tổchức còn mang tính hình thức ở 1 số lớp, 1 số GVCN còn dựa vào kinh nghiệm.chưa nắm chắc nội dung, phương pháp đă dẫn đến việc thực hiện mục tiêu,nhiệm vụ cùa hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hạn chế

Khi thực hiện, chương trình HĐGDNGLL chưa thực sự được coi trọng ởmột bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh cũng như cha mẹ học sinh, chưanhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL còn bị xem nhẹ,coi thường Đặc biệt, một số giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổchức hoạt động cho học sinh, ngại tổ chức do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả giáodục của HDGDNGLL

Trang 5

2.Thực trạng kĩ năng sống

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu hiểu biếtsâu sắc về xă hội, còn thiếu kinh nghiệm sống nên thường bị vấp váp, dễ bị thấtbại trong cuộc sống

Học sinh không có kĩ năng thương lượng, giao tiếp, không có kĩ năngkiềm chế cảm xúc nên nên hành động nóng nảy dẫn đến giải quyết mâu thuẫnbằng bạo lực Trong quá tŕnh học tập, trong quá tŕnh sống thiếu kĩ năng tư duy

để phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng….xảy ra, trong cách ứng xử thiếu sự cảm thông chia sẻ Chính vì vậy không nhậnthức được những điều đúng sai nên sai lầm a dua theo đòi những quan điểm saitrái không phù hợp với đạo đức và thuần phong mỹ tục Như việc một số thanhthiếu niên ăn mặc bắt chước một cách máy móc một số diễn viên điện ảnh HànQuốc, Trung Quốc…

Chính v́ì thiếu KNS một số học sinh chưa xác định rõ mục tiêu phấn đấucủa bản thân, học tập sa sút, lí tưởng mờ nhạt …

3 Thực trạng kĩ năng sống của học sinh lớp 10A

a Thuận lợi:

Ngoài những đặc điểm chung về tâm lí lứa tuổi, tập thể học sinh 10A còn

có những đặc điểm riêng như:

- Đa số học sinh ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức

- Một số học sinh có ý thức xây dựng tập thể lớp, mạnh dạn trong các hoạtđộng chung

- Giữa GVCN, phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên và BGH luôn phốihợp chặt chẽ trong công tác giáo dục

b Khó khăn:

- Đa số học sinh có hoàn cảnh gia đình thuộc diện bãi ngang ven biển đặcbiệt khó khăn (33/45) Một bộ phận học sinh có hoàn cảnh gia đình khá éo le,thiếu thốn t́nh cảm do bố mẹ đi làm ăn xa, thường mặc cảm, tự ti, ít hoà nhập

Trang 6

cùng bạn bè, có tư tưởng học cầm chừng không chịu phấn đấu, thích thì họckhông thích thì ở nhà đi làm ăn, ví dụ: Em Hiếu hoàn cảnh gia đình khó khăn,

bố mẹ đi làm ăn xa sống ở nhà với ông nội bị què, lại lớn tuổi hơn các bạn tronglớp, em Đào thường xuyên ốm đau nhiều hôm ngất xỉu trong lớp, gia đìnhnghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, em Thu bố mẹ lô đề cờ bạc nợ nần chồng chất, em

Hà bố nghiện rượu suốt ngày đánh đập con cái,

- Một số học sinh ý thức học tập tốt chăm chỉ, có ý thức phấn đấu songnhút nhát, hiểu biết về cuộc sống, xã hội còn hạn chế (em Hoàng Sơn,emQuyết,em Đôn,em Long An, ) Nhiều học sinh rất trầm, ít bộc lộ cảm xúc, ítchia sẻ tâm sự với bạn bè Một số học sinh chưa ngoan, sống ích kỷ, hay viphạm nội quy nhà trường (em Dũng, em Hoa,em Tuấn Anh,em Sơn, )

- Nhiều phụ huynh của lớp chưa thực sự quan tâm chăm lo đến việc họchành rèn luyện toàn diện của con em ḿnh mà chủ yếu chỉ tạo điều kiện về kinh

tế, quan tâm đến kết quả học tập cuối kì Còn có trường hợp với suy nghĩ khoántrắng cho GVCN và nhà trường, không biết đến quá tŕnh học hành và rèn luyệncủa con ra sao

4 Nguyên nhân của thực trạng

Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức rõ, chưa thực sự có những hiểu biếtsâu sắc về vai tṛò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh, tầmquan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động này vì vậy chưathực sự quan tâm đầu tư về cách thức tổ chức thực hiện Công tác chủ nhiệm làkiêm nhiệm trong khi yêu cầu về chuyên môn cũng rất khắt khe nên các giáoviên chủ nhiệm chỉ chú trọng cho chuyên môn, các giờ dạy văn hoá mà ít cóđiều kiện quan tâm đến việc giáo dục toàn diện học sinh thông quaHĐGDNGLL

Học sinh cho rằng đó là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm hoặc chỉ là mộthình thức học tập bắt buộc thầy cô trình bày còn học sinh thì ghi chép một cáchthụ động những kiến thức cần truyền đạt Với suy nghĩ đó học sinh còn thờ ơ,thụ động trong các tiết học HĐGDNGLL

Trang 7

Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận

HS phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua

xe máy, ăn chơi sa đọa… chính là do các em thiếu KNS cần thiết như: kĩ năngxác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâuthuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp…

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HĐGDNGLL Ở TRUỜNG THPT QUẢNG XUƠNG 4

1 Lựa chọn các nội dung giáo dục KNS phù hợp với đối tượng học sinh

Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm được chương trìnhHĐGDNGLL lớp10 do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, thực hiện theo hướngdẫn của nhà trường theo chủ đề giáo dục hàng tháng

GVCN lớp là người gần gũi với học sinh, nắm bắt tâm lí học sinh để biếtnhững vấn đề các em thường gặp, hay quan tâm, muốn tìm hiểu ở trong lớp,trong trường và cả ngoài xã hội gây ảnh hưởng đến mỗi học sinh từ đó cùnglựa chọn các nội dung phù hợp với chủ đề từng tháng có tính giáo dục, gắn vớithực tiễn và thiết thực

GVCN phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ Đoàn trong việc triển khai kếhoạch của nhà trường, của Đoàn trường Để tiến hành có hiệu quả GVCN phảichuẩn bị cho học sinh cùng tìm hiểu nội dung của hoạt động của mỗi chủ đề, lựachọn những nội dung phù hợp, tham khảo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, cố vấncủa cán bộ Đoàn tới dự để rút kinh nghiệm GVCN cần phải nắm được quy trình

tổ chức các HĐGDNGLL diễn ra theo 4 bước sau:

Quy trình áp dụng:

Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị:

- Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động

- Dự kiến nội dung và các hình thức hoạt động sẽ được tổ chức

- Dự kiến người thực hiện: Ban cán sự lớp làm gì? Học sinh làm gì?

Trang 8

- Dự kiến thời gian, địa điểm, phương tiện vật chất cần thiết để tiến hànhcho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời điểm cụ thể

- Giao việc cho các cán bộ lớp phân công tìm hiểu các vấn đề thuộc chủ

đề đã lựa chọn Chỉ ra những vấn đề cơ bản cần giải quyết

Tiến hành giải quyết vấn đề tồn tại theo chủ đề đã lựa chọn vào buổi hoạt độngngoài giờ lên lớp

Bước 2: Ban cán sự lớp lập kế hoạch và chuẩn bị kế hoạch của mình

trên cơ sở có sự cố vấn của GVCN Dựa vào yêu cầu giáo dục và gợi ý do

GVCN đề ra, học sinh bàn bạc lập kế hoạch hoạt động

Bước 3: Thực hiện kế hoạch hoạt động:

Đây là bước thể hiện kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, làbước để học sinh thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể GVCNcần theo dõi và huy động tất cả học sinh đều được tham gia

Bước 4: Rút kinh nghiệm để đánh giá kết quả

GVCN với Ban cán sự lớp đánh giá kết quả của hoạt động tập thể Đồngthời đây cũng là dịp để bồi dưỡng các em về kĩ năng đánh giá hoạt động tập thể

2 Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp nội dung, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào từng nội dung cụ thể

Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động, bằng hoạt động của

chính chủ thể Tính tích cực hoạt động chỉ có thể được nảy sinh và phát triểnbằng sự tham gia trực tiếp của con người vào hoạt động

Đối với học sinh, tính tích cực hoạt động là một trong những yêu cầu khôngthể thiếu được trong quá trình học tập và rèn luyện của các em Tham gia vàohoạt động tập thể là cách tốt nhất để các em được rèn luyện tính tích cực cho bảnthân mình Sinh hoạt lớp với các hình thức hoạt động khác nhau giữ vai trò rấtquan trọng trong việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh nâng caocác năng lực cho các em

Một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng như

Trang 9

a Kĩ thuật chia nhóm: Sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng

thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu vớinhiều bạn khác nhau trong lớp

Hoạt động nhóm giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn này sinh nhiều ý

tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó gồm các bước

+ Giáo viên nêu vấn đề/ câu hỏi cần tìm hiểu trước cả lớp

+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt

+ Liệt kê các ý kiến lên bảng không loại trừ ý kiến nào (trừ trường hợp trùnglặp)

+ Phân loại ý kiến

+ Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận

- Hoạt động nhóm tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại các vấn đề thảo luận và

đặt ra những câu hỏi về những điều băn khoăn, thắc mắc bằng bài trình bày ngắngọn và cô đọng với các bạn cùng lớp gồm các bước:

+ Giáo viên viết tên chủ đề, vấn đề cần trao đổi

+ Các nhóm cùng suy nghĩ thảo luận và viết ra giấy và treo lên bảng.+ Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày cô đọng trong thời gian 1 phút

+ Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận

Thời gian thực hiện tùy thuộc vào điều kiện và nội dung cần trao đổi mà cóthể cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà hoặc làm tại lớp

b Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” Sơ đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách

rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/nhóm về một chủ đề.+ Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm

+ Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗinhánh chính viết nội dung lớn của chủ để hoặc các ý tưởng có liên quan xoayquanh ý tưởng trung tâm

+ Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dungthuộc nhánh chính đó

+ Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo

Trang 10

Bước 1: Khám phá GVCN cùng với ban cán sự lớp trao đổi các vấn đề tồn tại

hoặc đáng quan tâm về đạo đức, lối sống, suy nghĩ của các bạn trong lớp,trường, địa phương Kích thích học sinh quan tâm tìm hiểu và đặt tên các vấn

đề mình muốn quan tâm

GVCN và Ban cán sự lớp chọn chủ đề thiết thực nhất gắn với hoạt động của lớp

Bước 2: Kết nối GVCN giới thiệu các nguồn thông tin, kiến thức và những kĩ

năng cần giải quyết vấn đề đã đặt ra

GVCN cùng với cán bộ lớp thiết kế hoạt động, lựa chọn kĩ thuật dạy họcphù hợp với chủ đề và năng lực của học sinh

Bước 3: Thực hành GVCN cùng với học sinh thực hiện các kĩ thuật đã lựa chọn.

Tạo cơ hội cho học sinh tham gia xây dựng và giải quyết vấn đề

Định hướng cho học sinh thực hành (luyện tập)

GVCN khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ, hiểu biếtGiám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh những hiểu biết sai lệch khi cầnthiết

Bước 4:Vận dụng GVCN cùng với học sinh lập kế hoạch cho các hoạt động thực

tiễn thông qua giải quyết các vấn đề đặt ra có thể ở những lĩnh vực khác có liênquan

Xây dựng những quy định chung cho lớp để hướng học sinh thực hiện chođúng đắn Vận dụng đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

Tiết 10: Nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên

Bước1: Khám phá: Tổ chức tìm hiểu nét đẹp trang phục của các dân tộc, nét đẹp trang phục tuổi học trò trường ta và những vấn đề còn tồn tại khi sử dụng trang phục này

Đất nước chúng ta có tất cả 54 dân tộc sống hòa thuận và tôn trọng văn hóacủa nhau, mỗi văn tộc có đặc điểm riêng chúng ta không thể tranh cải Để làmnổi bật vấn đề, hôm nay chúng ta sẽ tổ chức một buổi thi thời trang về trangphục của các dân tộc

Bước 2: Kết nối GVCN cung cấp các tư liệu cần thiết

Ngày đăng: 18/07/2014, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w