1.Mở đầu:1.1 Lí do chọn đề tài: Mục tiêu của nền giáo dục nước ta được xác định trong Luật giáo dục.Tại điều 2 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt
Trang 11.Mở đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của nền giáo dục nước ta được xác định trong Luật giáo dục.Tại điều 2
Luật giáo dục năm 2005 đã nêu “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn, cáchành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xãhội về chính trị, đạo đức , pháp luật…., còn phải giúp các em bổ sung và hoàn thiệnnhững tri thức đã học trên lớp Vậy, quá trình giáo dục không những được thựchiện thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thông qua các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGDNGLL)
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định cụ thể tại Điều lệ trường
tiểu học ban hành kèm theo thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của BộGiáo dục và đào tạo ghi rõ : “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp vàhoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡnghọc sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinhtiểu học Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học cácmôn học bắt buộc và tự chọn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm cáchoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giaolưu văn hoá, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xãhội khác.”
Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm củng cố và khắc sâu những kiếnthức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tậpthể của học sinh
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, hình thành cho họcsinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi thói quentiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
Giúp học sinh làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước các tìnhhuống khó khăn trong cuộc sống Rèn cho học sinh cách sống có trách nhiệm vớibản thân, với gia đình và cộng đồng Có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyếtđịnh và lựa chọn những hành vi đúng đắn Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực thamgia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành,niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắnvới các hiện tượng tự nhiên và xã hội
Từ năm học 2010-2011 Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sốnglồng ghép vào một số môn học phù hợp và chuyển tải trong các hoạt động ngoàigiờ lên lớp từ bậc tiểu học cho đến Trung học phổ thông Hoạt động giáo dục ngoài
Trang 2giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến, đã đượccác cấp quản lý giáo dục các trường, đội ngũ giáo viên cũng như được cộng đồngquan tâm Đặc biệt gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện họcsinh tích cực” hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo nên sân chơi bổ ích cho trẻ em, đồngthời thông qua những hoạt động trò chơi tương tác, trò chơi dân gian, trò chơi vậnđộng, tham quan các di tích lịch sử, tham gia dọn vệ sinh bảo vệ môi trường để từ
đó xây dựng và hình thành cho học sinh tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm,những kỹ năng cơ bản trong việc học tập và rèn luyện cho học sinh tiểu học mộtcách tự nhiên và hiệu quả, giúp cho các em hình thành hành vi thói quen tốt trongmôi trường hoạt động cụ thể và điều chỉnh hành vi thói quen đúng theo phươngchâm Giáo dục kỹ năng sống : “Sống an toàn, sống khoẻ, sống lành mạnh, sống cóích, sống vui tươi.”, qua đó giúp các em nắm những điều cơ bản trong bài học ởsách giáo khoa, biết vận dụng kỹ năng sống gắn liền với thực tế, đồng thời có hiểubiết, thể hiện hành vi thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hoá, chấp hành luậtpháp, có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau trong cuộcsống Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa thực
sự được các giáo viên quan tâm tổ chức Mặt khác kinh phí, các điều kiện để tổchức các hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn, để khắc phục tình trạng đó tôi xinnêu ra một số giải pháp trong việc chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớptrong trường tiểu học Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu tập trung vào việc đề xuấtnhững biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểuhọc Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn Từ những giải pháp này sẽ góp phần nângcao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp trong trường Tiểu học Trường Sơn-thành phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp quan sát
+Phương pháp điều tra
+Phương pháp thực nghiệm
+Phương pháp kiểm tra, đối chứng và thu thập thông tin
1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu dựa trên các hoạt động ngoài giờ lên lớp củagiáo viên và học sinh tại trường Tiểu học Trường Sơn và một số hoạt động của họcsinh có sự phối hợp của hội phụ huynh học sinh khi đưa học sinh đi dã ngoại, thamquan ngoài khu vực trường
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trang 3HĐGDNGLL là một trong ba hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của quátrình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu GD-ĐT của nhà trường.
Quá trình giáo dục tiểu học được tổ chức giúp học sinh nắm được những nội dung :
hệ thống tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiệntrong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội Từ đó hình thành ở học sinh nhữnghiểu biết về xã hội, phát triển tâm sinh lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông quacác mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập,lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội Cùng với dạy học
ở trên lớp, thì HĐGDNGLL là một bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiếttrong toàn bộ quá trình dạy học của trường tiểu học nói chung và trường tiểu họcTrường Sơn nói riêng
HĐGDNGLL là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học chính khóatheo quy định của Bộ giáo dục HĐGDNGLL là hoạt động nối tiếp và thống nhấthữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp.Nó là cầu nối giữa công tácgiảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp
HĐGDNGLL giúp học sinh củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học qua cácmôn học ở trên lớp Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của học sinh Làm
cơ sở giúp học sinh tự so sánh bản thân với người khác Hình thành và phát triển ởhọc sinh các kĩ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển chung củacác em (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhậnthức,…) Giúp học sinh hình thành và phát huy tính chủ thể và tính tích cực, tự giáctrong việc tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội Trên cơ sở đó, bồi dưỡngcho các em thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có trách nhiệmđối với công việc chung Điều đó chứng tỏ HĐGDNGLL là cầu nối giữa hoạt độnggiảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua cáchoạt động lao động, văn nghệ, xã hội, thể dục thể thao… Hay nói cụ thể hơn đó là
sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về nhữngchuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen Muốn cho sựchuyển hoá này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinhhoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với các thầy, côgiáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh…
Đối với học sinh tiểu học HĐGDNGLL lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúptrẻ làm quen với các hoạt động, tích luỹ dần dần những kinh nghiệm thực tiễn củacuộc sống; đồng thời đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ Và đây cũng là conđường để giúp trẻ hình thành và góp phần đào tạo học sinh thành những con ngườiphát triển toàn diện có đủ tri thức và khả năng thích ứng với sự phát triển của đấtnước để lao động kiếm sống và hoà nhập
2.2 Thực trạng việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trường Sơn trước khi áp dụng sáng kiến.
Trang 4Như chúng ta đã biết, hoạt động dạy học giáo dục trong nhà trường được chia thànhhai bộ phận:
- Hoạt động dạy học trên lớp
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong nhà trường, việc dạy học trên lớp được tiến hành theo chương trình, kếhoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.Vì thế, trong khuôn khổ thời gian cóhạn, việc mở rộng khắc sâu kiến thức gặp nhiều khó khăn, do đó những hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần củng cố, mở rộng, khắc sâu những kiến thức
đã học trên lớp, góp phần trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, hình thành cácmối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, vớimôi trường sống Tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào cộng đồng Bên cạnh đóhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn phát huy tác dụng của nhà trường đối vớiđời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”
HĐGDNGLL là một hoạt động phong phú đa dạng, nó diễn ra trong nhà trường vớinhững hoạt động như: Hoạt động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường,hoạt động của đội ngũ cờ đỏ theo dõi các mặt hoạt động của mỗi lớp; hoạt động thểdục giữa giờ giúp các em thư giãn cơ bắp, nâng cao thể lực; hoạt động ca hát, làmbáo ảnh, báo tường tất cả các hoạt động trên nhằm phục vụ cho việc nắm tri thứckhoa học trên lớp và rèn luyện giáo dục kỉ luật, nề nếp cho các em
HĐGDNGLL cũng có thể diễn ra ngoài nhà trường (dưới sự chỉ đạo của hội đồng
sư phạm) để mở rộng giao lưu cho các em, giúp các em hoà nhập với cuộc sống,con người, thâm nhập vào các mặt của cuộc sống tạo ra khả năng thuận lợi để gắnhọc với hành Ví dụ như: tham gia vệ sinh đường phố, lao động công ích, lao độnggiúp đỡ gia đình
Mặt khác thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khá phong phú chonên giáo viên phải sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng thời gian sao cho hợp lý
để các em hoạt động một cách bổ ích, hướng học sinh hình thành nhân cách theomột mục tiêu nhất định
* Vài nét về đặc điểm chung của nhà trường:
Trường Tiểu học Trường Sơn đóng trên địa bàn phường Trường Sơn đây là mộtphường trung tâm của thành phố Sầm Sơn Cách Thành phố Thanh Hoá 16 km vềphía Đông Trường Tiểu học Trường Sơn trước kia là trường phổ thông cơ sởTrường Sơn, do sự thay đổi của hệ thống giáo dục đến năm học 1993-1994 đượctách ra thành Trường Tiểu học Trường Sơn Trường gồm 2 khu: Khu A đóng trênđịa bàn khu phố Sơn Thuỷ-phường Trường Sơn-Thành phố Sầm Sơn; khu B đóngtrên địa bàn khu phố Sơn Thắng-phường Trường Sơn-Thành phố Sầm Sơn Được
sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự nỗ lực cố gắng của tập thể sư phạmnhà trường, ngày 18 tháng 6 năm 2008 trường được UBND tỉnh Thanh Hoá cấpbằng công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và được công nhậnlại vào tháng 12 năm 2018
Trang 5Năm học 2018-2019 trường có 56 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, có 37 lớp với
1245 học sinh Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khoẻ, có năng lực Đa số cán bộ giáoviên đều đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh nên có nhiều kinhnghiệm trong việc tổ chức giáo dục học sinh đặc biệt là giáo dục ngoài giờ lên lớp
*Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Trước kia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học nói chung vàTrường Tiểu học Trường Sơn nói riêng cũng đã được tiến hành song còn mangnặng tính hình thức và hoạt động chưa liên tục, chưa đều tay do việc dạy một buổi/ngày, giáo viên có độ tuổi cao trực tiếp đứng lớp Nên mọi hoạt động còn phó mặccho Tổng phụ trách Đội Giáo viên chủ nhiệm chỉ lo đến chất lượng văn hoá còntrong các buổi sinh hoạt ngoại khoá chỉ lo giữ học sinh trật tự, không quan tâm đếnchất lượng, nội dung buổi sinh hoạt, vì vậy hiệu quả của hoạt động chưa cao
Những năm gần đây, do yêu cầu đòi hỏi của xã hội và sự phát triển toàn diện củacon người, đặc biệt là các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, các kĩ năng sống của học sinhđòi hỏi phải thích ứng được với sự phát triển của xã hội Nhận thức được hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục xã hội đặc biệt của con người,muốn hình thành nhân cách học sinh không chỉ đơn thuần trong những giờ lên lớp
mà còn phải thông qua các loại hình hoạt động đa dạng như công tác xã hội, laođộng, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động văn hoá thẫm mĩ, hoạt độngvui chơi, tham quan du lịch Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả nănggiáo dục to lớn, làm nảy sinh năng lực phẩm chất, tính cảm mới, làm phát triểnnăng lực theo khuynh hướng phẩm chất tốt đẹp của con người Vì thế, kể cả giáoviên trực tiếp giảng dạy và cán bộ quản lý đều có ý thức tìm tòi sáng tạo để nângcao hiệu quả của hoạt động này trong trường Tiểu học Vì vậy tôi chọn đề tài này
để thực hiện trong năm học 2018-2019
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a Giải pháp 1: Nâng cao giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên, giúp cán bộ giáo viên tìm hiểu nội dung “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”
Ban giám hiệu nhà trường phải nắm chắc và hiểu sâu sắc tư tưởng, hoàn cảnh giađình, những khó khăn, thuận lợi của từng giáo viên khi thực hiện việc tổ chức cácHĐGDNGLL Vì vậy trong các buổi họp triển khai nhiệm vụ năm học hoặc sinhhoạt chuyên môn…cán bộ quản lý của nhà trường lồng ghép nội dung giáo dụcchính trị tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ giáo viên, làm cho tự bảnthân mỗi giáo viên phải luôn học hỏi, nâng cao tay nghề và nâng cao chất lượnggiáo dục ở lớp mình được phân công giảng dạy
Triển khai nội dung HĐGDNGLL theo công văn số 701/CV-PGD&ĐT ngày 8tháng 10 năm 2018 của Phòng Giáo dục thành phố Sầm Sơn đến các tổ chuyên môn
và giáo viên, giúp cho giáo viên hiểu: Xã hội nào cũng đều xây dựng mẫu hình conngười lý tưởng Con người lý tưởng là con người mang lý tưởng tiên tiến của thờidại và hành động theo lý tưởng ấy Trong xã hội chủ nghĩa của chúng ta nhằm xâydựng học sinh thành người lao động thành thạo một nghề, năng động đáp ứng nền
Trang 6kinh tế nhiều thành phần Con người là con người cụ thể của mọi giai cấp, một xãhội chứ không phải con người chung chung, việc giáo dục tư tưởng, chính trị chohọc sinh lúc nào cũng phải tiến hành đặc biệt là với hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp HĐGDNGLL là hoạt động phong phú và đa dạng mang tính mục đích, tính
tổ chức, tính kế hoạch, tính tự nguyện, tự giác và tính tập thể cao vì thế người giáoviên trực tiếp đứng lớp cũng như cán bộ quản lý cần phải nhận thức một cách sâusắc và tuỳ theo điều kiện cụ thể để lựa chọn hình thức và nội dung cho phù hợp.Tích cực tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung văn bản
có liên quan đến việc chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Phốihợp thường xuyên với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng thamgia vào việc tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh
b Giải pháp 2: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đầu tư các trang thiết bị, sân chơi, bãi tập phục vụ cho các HĐGDNGLL Sân chơi
là yếu tố quan trọng cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sân chơi phải đủdiện tích, sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh…Để có được sân chơi như thế Ban giámhiệu cần tham mưu với chính quyền địa phương để quy hoạch được sân chơi có đủcác điều kiện của trường học thân thiện Ngoài ra, hàng năm nhà trường cũng cầnphối hợp với hội cha mẹ học sinh mua sắm thêm hệ thống cây cảnh, các trang thiết
bị phục vụ cho học sinh trong giờ chơi như dây nhảy, quả cầu, bóng rổ…
Chỉ đạo cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững mục tiêu củaHĐGDNGLL trong trường Tiểu học Từ đó, từng giáo viên xây dựng cho mình kếhoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh của lớp mình phụ trách phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lý học sinh và điều kiện của lớp, của nhà trường
Chỉ đạo tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp mang tính chủ đề, chủ điểm lớn ngay từ đầu năm học và kế hoạchnày được duyệt với Ban giám hiệu nhà trường và tiển khai đến từng giáo viên
Ví dụ như chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 nhà trường đã chỉ đạo choTổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “Chúng em với an toàn giaothông” tạo sân chơi lành mạnh, giúp các em có được cơ hội tìm hiểu luật ATGT,trải nghiệm kỷ năng xử lý tình huống khi tham giao thông, bổ sung củng cố, nângcao kiến thức ATGT và biết tham gia giao thông an toàn Chào mừng ngày thànhlập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, Liên đội đã xây dựng tổ chứcHội thi “Trang trí lớp và chăm sóc bồn hoa cây cảnh” nhằm giáo dục cho học sinh
ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên và sống hòa đồng với thiên nhiên
Cụ thể kế hoạch tổ chức Hội thi “Chúng em với an toàn giao thông” chào mừng kỷniệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THI “ CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG” CẤP
TRƯỜNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Trang 7Năm học 2018 – 2019
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1 Mục đích:
- Bổ sung và củng cố kiến thức an toàn giáo thông cho học sinh Tiểu học
-Hình thành một số kĩ năng tham gia giao thông an toàn và khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
-Phát huy tính tích cực chủ động trong học tập tìm hiểu Luật ATGT
2.2 Vẽ tranh tập thể:
-Nội dung: Về chủ đề ATGT
-Hình thức: Mỗi đội gồm 5 thí sinh cùng vẽ một bức tranh và thuyết trình nội dung bức tranh
-Khổ tranh: Giấy ½ tờ AO
-Chất liệu: Tự chọn
-Thời gian: Vẽ tranh tối đa 25 phút; thuyết trình tranh không quá: 2 phút
Lưu ý: 5 em dự thi phần kiến và vẽ tranh nằm trong tổng số 10 em trong đội tuyển của đơn vị
2.3 Thể hiện năng khiếu:
Tùy theo tiết mục dự thi năng khiếu của các lớp để đăng ký như: tiểu phẩm, múa, hát Nội dung về giáo dục An toàn giao thông, phù hợp với chương trình đã học vàtâm sinh lí học sinh Tiểu học
II THỜI GIAN, THỂ LỆ CUỘC THI:
1 Thời gian: Dự kiến 14 giờ ngày 16/11/2018
2 Địa điểm: Trường Tiểu học Trường Sơn
3.Thể lệ: Các phần thi được thực hiện cuốn chiếu, các đội sẽ thực hiện mỗi phần
thi của đội mình theo thứ tự bốc thăm từ đơn vị số một đến đơn vị số 5
III BAN GIÁM KHẢO, THƯ KÍ:
Ban giám khảo gồm 5 đồng chí:
- Đ/c Lưu Thị Thu Hà-PHT-Trưởng ban giám khảo
- Đ/c Trần Thị Hường-TPT Đội-Giám khảo
- Đ/c Nguyễn Thị Phượng-GV Âm nhạc-Giám khảo
- Đ/c Nguyễn Phương Dung-GV Mĩ thuật-Giám khảo
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh-GV Tiếng anh-Giám khảo
Thư kí gồm 2 đồng chí:
- Đ/c Lê Thị Hương-Kế toán-Thư kí
Trang 8- 01 giải tiểu phẩm hay nhất: 300 000 đồng
- 01 giải màn chào hỏi hay nhất: 300 000 đồng
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1 Ban giám hiệu trường Tiểu học Trường Sơn thành lập Ban tổ chức, Ban giám
khảo Hội thi “Chúng em với An toàn giao thông” cấp trường năm học 2018-2019
2 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
- Thực hiện sự chỉ đạo phân công của hiệu trưởng
- Thực hiện các yêu cầu theo quy định: Trang phục, đạo cụ
Tổng phụ trách Đội
Trần Thị Hường
c Giải pháp 3: Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trên cơ sở các điều kiện thực tế của nhà trường, các văn bản hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ năm học tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp, trong kế hoạch cần làm rõ nhiệm vụ của Ban giám hiệu, Tổng phụtrách, giáo viên chủ nhiệm cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ của Ban giám hiệu:
Để xác định mục tiêu và kế hoạch nhiệm vụ chung của năm học 2018-2019 là tiếptục “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” thực hiện 3 cuộc vận động
“Đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”;
“Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo làtấm gương tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” Các thầy cô trong ban giám hiệu đã nhận thức đúng đắn
về tầm quan trọng của giáo dục ngoài giờ lên lớp thống nhất trong kế hoạch nămhọc đưa nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch năm học thật cụ thể.Tiến hành bàn bạc thống nhất trong đội ngũ cán bộ cốt cán và triển khai chungtrong buổi họp hội đồng sư phạm nhằm thông báo rõ ràng các nội dung kế hoạchhoạt động, biện pháp thực hiện để mọi người hiểu biết góp ý có kế hoạch cụ thể đểtham gia thực hiện xuyên suốt cả năm học
Trang 9+Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với tìnhhình của trường và của địa phương dựa trên cơ sở hướng dẫn của Sở Giáo dục vàtheo công văn số 701/CV-PGD&ĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của phòngGD&ĐT thành phố Sầm Sơn.
+ Phân công cho tổ trưởng chuyên môn thống nhất trong tổ về nội dung và thờilượng hoạt động GDNGLL: Đối với các lớp học 2 buổi/ngày bố trí HĐGNGLLthành các tiết dạy độc lập sao cho phù hợp với kế hoạch dạy học Đối với các lớphọc 1 buổi/ngày có thể lồng ghép hoạt động GDNGLL vào các môn học hoặc cáchoạt động khác nhưng phải đảm bảo thời lượng, nội dung theo yêu cầu của khốilớp
+ Chỉ đạo tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách cụ thể, cótheo dõi, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp theo từng thời điểm
- Nhiệm vụ Tổng phụ trách đội :
Trong nhà trường vai trò và hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong và Sao NhiĐồng là góp phần đắc lực nhất trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năngsống cho các em Người giáo viên Tổng phụ trách Đội không những là người thầy
mà còn là người chị, người cô thân yêu của các em, luôn gần gũi gắn bó với các tổchức, các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khoá phải được đổi mới, nhiềuhình thức phong phú theo chủ đề của từng tháng gắn liền với việc học tập kiếnthức mới của các em Việc tổ chức phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm và giáoviên bộ môn tổ chức các hội thi như: văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian,các hội thi vẽ tranh theo các chủ đề, kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, hội thi Nghi thức Đội, hội thi an toàn giao thông… đã giúp các em vui chơi,rèn luyện sức khoẻ dẻo dai, qua đó nêu cao tinh thần tập thể, đoàn kết thi đua, rènluyện những kỹ năng trong giao tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô, v.v
Nhiệm vụ và trách nhiệm thực thi các HĐGDNGLL là quan trọng nhất, người giáoviên, tổng phụ trách đội nghiên cứu, tổ chức lồng ghép phù hợp nội dung hoạt độngvào các buổi sinh hoạt Sao, Đội, Chào cờ đầu tuần Vai trò của anh chị Tổng phụtrách đội là những người luôn sát cánh, trực tiếp và có ấn tượng để đưa các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp đến từng học sinh tạo sân chơi bổ ích, vui tươilành mạnh để thu hút các em tham gia vừa học vừa chơi tạo không khí thân thiệnđoàn kết gần gũi cho các em, xây dựng và hình thành các mối quan hệ trong họcsinh từ lớp này với lớp kia, từ cá nhân này với tập thể, và ngược lại, qua các hoạtđộng nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em
- Nhiệm vụ của giáo viên trực tiếp giản dạy học sinh:
HĐGDNGLL là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh Với mụcđích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu các bộ môn văn hóa bằngcách tổ chức ngoài giờ học Từ đó giúp các em trang bị đầy đủ khả năng để có thểhòa nhập với xã hội Vai trò của giáo viên đối với hoạt động này là không nhỏ, đặcbiệt giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo, cố vấn và thường xuyên gần gũihọc sinh, giúp các em hoàn thành được những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao
Trang 10tiếp, kỹ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kỹ năng xây dựng quan hệ cánhân, Đa số anh chị em giáo viên trong nhà trường tích cực hưởng ứng theo sựchỉ đạo của ngành, tham gia mọi hoạt động, sinh hoạt tập thể và ra sức phấn đấuhọc tập rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hết lòng tận tâm với nghề,tận tuỵ với công việc, tận tình với học sinh thân yêu
Vì thế, việc dạy các hoạt động GDNGLL lồng ghép dạy kỹ năng sống cho học sinh,bản thân giáo viên phải là người có kỹ năng sống tốt, hiểu được tâm sinh lý lứa tuổicủa từng học sinh của mình, chuyên sâu nghiên cứu nội dung và phương pháp, soạngiảng thiết kế giáo án, làm đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học trênlớp, liên hệ thực tế vận dụng và phối hợp lồng ghép theo hướng dạy học tích cực,lựa chọn phù hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, lấy họcsinh làm trung tâm phát huy tính tích cực của học sinh
d Giải pháp 4: Kết hợp hài hoà việc giáo dục ngoài giờ lên lớp với các phong trào thi đua:
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cùng với công đoàn nhà trường phát động phongtrào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khairộng rãi trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh
Ngoài việc quy định về thực hiện chương trình các nội dung hoạt động ngoài giờlên lớp qua công tác thi đua của trường Hàng tháng, các chi đội sơ kết nhận xétđánh giá tuyên dương những học sinh đạt thành tích xuất sắc về hoạt động xâydựng tập thể lớp, do tập thể bình chọn Ban giám hiệu đề ra nội dung thi đua trongsinh hoạt chuyên môn nhà trường, Giáo viên “Thi đua dạy tốt ” , “Tiết dạy tốt,Tiết học tốt” được các thầy cô giáo ủng hộ đăng ký và thực hiện Ngoài ra, tổ chức
và thực hiện tốt phong trào thi đua “Hoa chăm ngoan ” Mỗi lớp đăng ký xây dựnglớp học, trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp,được tập thể học sinh bàn bạc và thống nhất đăng ký đầu năm
Ví dụ: Để thực hiện chủ điểm: Mái trường thân yêu, nhằm giáo dục truyền thốngnhà trường, nội quy trường lớp; nhà trường đã triển khai các nội dung giáo dục về
An toàn giao thông, múa hát tập thể sân trường và múa dân vũ; hướng dẫn cho họcsinh chơi các trò chơi dân gian như: nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây và tổchức mít tinh phát động phòng chống ma túy cho học sinh toàn trường
Thực hiện chủ điểm “Em yêu tổ quốc Việt Nam” nhằm giáo dục truyền thống dântộc, tình yêu quê hương đất nước; Liên đội trường Tiểu học Trường Sơn đã phátđộng phong trào thi đua “Trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh-trang trí lớp học”nhằm tạo điều kiện cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức giữ gìn trườnglớp xanh, sạch, đẹp Sau gần 3 tháng phát động, phong trào được giáo viên, phụhuynh và học sinh ủng hộ nhiệt tình, cảnh quan trường lớp đã được trang trí đẹp vàphụ hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học, làm cho học sinh yêu trường, yêu lớp hơn
e.Giải pháp 5: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động mang tính tập thể chủ đề, chủ điểm:
Trang 11Thông qua các hoạt động GDNGLL do giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho Liên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường thực hiện các chủ điểm cụ thể như sau:
Chủ điểm 1: Mùa tựu trường-Mái trường thân yêu
Thời gian thực hiện : Tháng 8 – 9
a Yêu cầu giáo dục:
– Giáo dục truyền thống nhà trường, nội quy trường lớp
– Rèn luyện nề nếp, thói quen, kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
– Bồi dưỡng tình cảm, thái độ của học sinh đối với nhà trường
b) Các nội dung hoạt động:
– Tổ chức tập duyệt đội hình, đội ngũ; tập bài hát quốc ca, đội ca chuẩn bị cho lễ Khai giảng năm học mới
– Lễ Khai giảng năm học mới
– Học tập nội quy nhà trường, triển khai múa hát sân trường, múa dân vũ – Mít tinh phát động phòng chống ma túy cho học sinh ở cả 2 khu trong trường
– Giáo dục An toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như: Kĩ năng tựphục vụ, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích
Chủ điểm 2 : Vòng tay bạn bè.
Thời gian thực hiện : tháng 10
a Yêu cầu giáo dục:
– Giáo dục tình cảm bạn bè, lòng nhân ái, nhân đạo
– Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn trong học tập và vui chơi
b Các hình thức hoạt động:
– Phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”
– Tổ chức các trò chơi dân gian như: ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu
– Tổ chức diễn đàn về phòng chống bạo lực học đường, chống xâm hại trẻ
em
Chủ điểm 3 : Biết ơn thầy, cô giáo
Thời gian thực hiện : tháng 11
a Yêu cầu giáo dục:
– Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo – Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo
– Thể hiện lòng biết ơn thông qua hoạt động văn hóa – văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11
Trang 12Chủ điểm 4 : Uống nước nhớ nguồn
Thời gian thực hiện : Tháng 12
a Yêu cầu giáo dục:
– Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của tổ quốc
b Các hình thức hoạt động:
– Hát các bài hát về quê hương đất nước, về Bác Hồ kính yêu, về anh bộ đội
– Viếng nghĩa trang liệt sĩ, dâng hương tại nhà bia tưởng niệm của phường Trường Sơn
Chủ điểm 5 : Ngày tết quê em
Thời gian thực hiện: tháng 1
a Yêu cầu giáo dục:
– Giáo dục học sinh hiểu biết về truyền thống văn hoá dân tộc; của địa
phương Sầm Sơn
– Giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống dân tộc cho các em
– Bồi dưỡng cách giao tiếp, cách ứng xử cho các em
b Các hình thức hoạt động:
– Tìm hiểu những cái hay cái đẹp trong phong tục tập quán của quê hương, tết trồng cây, ngày hội mùa xuân, tìm hiểu về đến Độc Cước, đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái, lễ hội bánh chưng, bánh giầy, lễ hội đua thuyền, lễ hội cầu ngư…
– Học tập những điều cần làm trong ngày Tết cổ truyền (có thảo luận ở các lớp cuối cấp)
– Ca hát về mùa xuân quê hương, về sự đổi mới của quê hương, về Đảng, về Bác Hồ
– Vui chơi các trò chơi dân gian, dân tộc : Kéo co, bịt mắt đánh trống, ô ăn quan, …
– Tham quan các di tích lịch sử của địa phương như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái
Chủ điểm 6 : Em yêu tổ quốc Việt Nam
Thời gian thực hiện : Tháng 2
a Yêu cầu giáo dục:
– Giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống của dân tộc, tình yêu đối với quê hương đất nước
b Các hình thức hoạt động:
– Tìm hiểu về những cảnh đẹp của quê hương đất nước, cảnh đẹp của Sầm Sơn
– Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước
Chủ điểm 7: Yêu quý mẹ và cô giáo
Thời gian thực hiện : Tháng 3
a Yêu cầu giáo dục: