Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
299 KB
Nội dung
SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………trang 4 Phần A: Đặt vấn đề…………………………………………………… trang 7 I Lý do chọn đề tài trang 7 1. Cơ sở lý luận …………………………………………………………… trang 7 2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………trang 9 2.1. Tình hình vị thành niên phạm tội……………………………….…… trang 9 2.2. Những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của bộ luật hình sự liên quan đến vị thành niên phạm tội……………………………………….trang 10 2.3. Vị trí, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trang 12 2.4. Mục đích của phổ biến gióa dục pháp luật trang 13 2.5. Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở nhận thức đúng, có niềm tin và có tình cảm đúng đắn đối với pháp luật…………… trang 15 II. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN…… trang 16 1. Thực trạng……………………………………………………………… trang 16 2. Thuận lợi, khó khăn………………………………………………………trang 17 2.1 Thuận lợi……………………………………………………………… trang 17 2.2. Khó khăn……………………………………………………………….trang 18 III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ…………………………………………… trang 18 1. Mục đích……………………………………………………………… trang 18 2. Nhiệm vụ…………………………………………………………………trang 19 IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………… trang 20 1. Đối tượng…………………………………………………………………trang 20 2. Phạm vi nghiên cứu trang 20 V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU………………………………………… trang 20 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU trang 21 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận trang 21 2. Vị trí và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách cho ĐVTN trang 21 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ trang 31 GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 1 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT 1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học trang 31 1.1.Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học trang 31 1.2. Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học trang 32 1.3. Nâng cao chất lượng dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản, phù hợp cho lứa tuổi học sinh ở cấp học THPT trang 32 1.4. Xây dựng kế hoạch phối hợp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học trang 33 2. Đổi mới hình thức và nội dung công tác phổ biến giáo dục pháp luật trang 36 3. Kiến nghị BGH nhà trường: chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác chủ nhiệm để nâng cao hiệu quả của hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trang 37 4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học trang 38 5. Xây dựng chương trình phổ biến pháp luật ngoại khóa thống nhất cho 1 năm học trong nhà trường trang 41 6. Một số hình thức cụ thể trang 41 7. Kết quả đạt được trang 44 PHẦN C- KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM trang 44 I. KẾT LUẬN trang 44 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM trang 45 1. Nguyên nhân khách quan trang 45 2. Nguyên nhân chủ quan……………………………………………… trang 46 Tài liệu tham khảo………………………………………………………… trang 47 GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 2 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮC HSSV; Học sinh sinh viên THPT; Trung học phổ thông THCS; Trung học cơ sở HS; Học sinh TCCN, CĐ, ĐH; Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ĐVTN; Đoàn viên thanh niên BLHS; Bộ luật hình sự GDCD; Giáo dục công dân ATGT; An toàn giao thông GDPL; Giáo dục pháp luật PPCT; Phân phối chương trình GV; Giáo viên TN; Thanh niên PL; Pháp luật GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 3 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, những biểu hiện về suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của HSSV đã gióng lên hồi chuông báo động cho gia đình, nhà trường và xã hội. Điều đáng nói là ý thức đạo đức, pháp luật của học sinh ở những cấp học càng cao càng có chiều hướng càng đi xuống. Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha, mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành an toàn giao thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%, Những con số này cho thấy, càng lớn ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống. Một cuộc thăm dò đối với 500 học sinh THCS ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy: 32,2% có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo, nhiều học sinh chỉ chào thầy, cô trong trường, còn ra đường thì không quen biết; 38,8% cho biết thường xuyên chửi thề, nói tục; 53,6% thỉnh thoảng nói tục. Tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ có nhiều bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường, chấp hành pháp luật đến những hành vi tiêu cực trong học tập, thi cử của HS và sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào học đường ngày càng tăng cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm của nó Tình trạng HS xuống cấp về đạo đức và vi phạm pháp luật ngày càng tăng, trong khi chương trình giáo dục lại chưa thể hiện được vai trò của các môn học này một cách rõ ràng và hiệu quả Ở cấp tiểu học, mỗi tuần học sinh học một tiết đạo đức. Học sinh lớp 3 được dạy bài đạo đức tựa đề “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”, học sinh lớp 5 học bài “ Tìm hiểu về Liên hợp quốc”. Lên cấp THCS, với 75 bài học từ lớp 6 đến lớp 9, thời lượng cho môn giáo dục công dân cũng chỉ 26 tiết/năm, trong số đó tiết đạo đức chỉ có 12 – 15 tiết. Học sinh lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở, học sinh lớp 8 học về quyền sở hữu tài sản, học sinh lớp 9 học về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân với nhiều từ khó hiểu, không phù hợp và chưa cần thiết với lứa tuổi 12 – 15… GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 4 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT Ở cấp THPT, nghịch lý hơn khi học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo đức. Chương trình giáo dục công dân lớp 10 (29 tiết/năm) rất nặng nề về kiến thức hai phần triết học và đạo đức gồm các nội dung trừu tượng, hàn lâm: các phạm trù đạo đức cơ bản, khái niệm và các giá trị đạo đức; vật chất, ý thức, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, phương pháp luận biện chứng Chính điều này làm học sinh thiếu hứng thú và hiện quả giáo dục không cao. Về chương trình giáo dục đạo đức nói chung phong phú, rất nhiều bài học nhưng chương trình chưa xác định rõ những phẩm chất cơ bản của nhân cách con người Việt Nam như thế nào. Các bài học nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn trong lòng học sinh, hình thành nhân cách không rõ nét, học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội. Ở TCCN, CĐ và ĐH không có nội dung giáo dục riêng đạo đức cho HSSV thành một môn học độc lập và chỉ có thể thấy thể hiện phần nào qua môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tuy nhiên nó mang tính mờ nhạt không rõ nét. Hoạt động giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động Đoàn, Hội. Chương trình giáo dục pháp luật chính khóa nói trên cho HSSV đã góp phần quan trọng trong việc trang bị cho HSSV những kiến thức pháp luật cơ bản, giúp từng bước hình thành ý thức pháp luật, niềm tin pháp luật cho giới trẻ. Tuy vậy chương trình giáo dục pháp luật cũng bộc lộ những vấn đề cần xem xét, chương trình nặng lý thuyết và còn mang tính chung chung không cụ thể cho từng đối tượng và thiếu tính ứng dụng trong thực tiễn. Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi nhóm đối tượng, trong đó có học sinh, sinh viên - những công dân trẻ luôn chiếm gần GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 5 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT một phần tư dân số cả nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Ngày 07/01/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học pháp luật trong việc góp phần hình thành và xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên- thế hệ tương lai của đất nước, của dân tộc. Chỉ thị có đoạn: “Bộ Giáo dục đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học. Phải xác định rõ pháp luật là môn học chính khoá trong mọi cấp học, bậc học; phải có kiểm tra tiến tới thi hết môn. kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách đạo đức của ĐVTN. GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 6 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận. Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Căn cứ Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” Căn cứ Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Trưởng ban Điều hành Đề án 1928 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2013 – 2016. Thực hiện kế hoạch số 1190/KH-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016. Trên cơ sở Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chung của tỉnh, hàng năm Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện nhiểu hoạt động trong phổ biến, giáo dục trong trường học. Tổ chức tập huấn các kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật, cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề pháp luật cho học sinh, sinh viên một số trường trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tổ chức hoạt động khảo sát lấy ý kiến của giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật, học sinh, sinh viên nhằm đánh giá thực trạng cũng như nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng trên để xây dựng kế hoạch, tài liệu phổ biến pháp luật cho phù hợp, thiết thực. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu là tập huấn, tuyên truyền miệng, biên soạn cấp phát tài liệu, tổ chức cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, lồng ghép với cuộc họp, phối hợp với các ngành có liên quan, phát huy hiệu quả khai thác tối đa cơ sở vật chất để phục vụ cho việc PBGDPL. Vận động việc thực thi pháp luật, chấp hành pháp luật trong cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên chú trọng đẩy mạnh tình đoàn kết ở khu dân cư. Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 7 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong đoàn viên thanh niên, vận động đoàn viên thanh niên cùng tham gia thực hiện nội quy, quy ước của ấp, khu phố, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại. Tổ chức dạy và học kiến thức pháp luật phù hợp với tất cả các ĐVTN trong nhà trường. Triển khai có chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp. Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đề xuất với lãnh đạo nhà trường bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Và các giải pháp liên quan như: Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong nhà trường về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học Giáo dục công dân và Pháp luật trong nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động ngoại khóa, báo cáo chuyên đề, báo cáo thời sự. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác theo dõi, tổ chức thực hiện đề án; rà soát, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các giải pháp khác. Phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan và tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 đã đề ra mục tiêu đào tạo: Vừa đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa bảo đảm phát huy tốt nhất tiềm năng riêng của mỗi cá nhân. Điều 31- Hiến pháp năm 1992 ( sđ) quy định: “Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, ”. Thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ chính trị (khóa X) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 8 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT năm 2010, định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kết luận số 04 - KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04 - KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI). Trong những năm gần đây, tình hình trẻ em phạm tội ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số lượng và tính chất nguy hiểm của hành vi. Chính vì vậy bảo vệ trẻ em đã trở thành vấn đề cấp thiết và được cả xã hội quan tâm. Ở phương diện pháp lý, để tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vị thành niên, việc tổng kết thực tiễn và phát hiện những vướng mắc, bất cập trong các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến vị thành niên phạm tội là một yêu cầu đòi hỏi đang được đặt ra hiện nay. 2. Cở sở thực tiễn. 2.1 Tình hình vị thành niên phạm tội Ở phạm vi cả nước, trong những năm qua, tình trạng vị thành niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng và “trẻ hóa”. Với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 vị thành niên gây nên mỗi năm. Trong cơ cấu tội phạm thì tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao (trên 50%) (số liệu tại Hội thảo về chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ lao động thương binh xã hội tổ chức) * Về giới tính: Đa số vị thành niên phạm tội là nam. Tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ là nữ vị thành niên phạm tội. * Về cơ cấu tội phạm: Tuy không thống kê được số liệu chính xác, tuy nhiên theo dõi các phiên tòa xét xử vị thành niên phạm tội gần đây có thể nhận thấy Vị thành niên thường mắc phải những tội phạm có tính chất bạo lực như cố ý gây thương tích, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản. Một số trường hợp phạm tội giết người, buôn bán tàng trữ ma túy GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 9 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT * Về hình thức tham gia: Nếu như trước đây vị thành niên phạm tội có tính chất đơn lẻ thì hiện nay xu hướng phạm tội đã chuyển dịch sang phạm tội có tổ chức, thành bang nhóm; Thủ đoạn tinh vi, phức tạp, manh động, tính chất, mức độ của hành vi ngày càng nguy hiểm. Một xu hướng thường thấy trong các vụ án là vị thành niên bỏ nhà đi lang thang, sống tụ tập ăn chơi (cả nam, nữ) và cùng lôi kéo nhau phạm tội chiếm đoạt tài sản, thậm chí là giết người rất dã man và manh động. * Về hình thức xử lý vị thành niên: Theo quy định của Bộ luật hình sự, mục đích của việc xử lý vị thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục giúp đỡ các em có cơ hội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân tốt cho xã hội. Vì vậy, vị thành niên phạm tội có thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc miễn trách nhiệm hình sự để đưa về gia đình, cơ quan tổ chức giám sát. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử, do vị thành niên phạm tội đa phần phạm vào các tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (cướp, cướp giật, giết người) nên thường bị xử án tù (ít trường hợp được hưởng án treo) 2.2. Những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến vị thành niên phạm tội Bộ luật hình sự có các quy định xử lý vị thành niên phạm tội theo hướng khoan hồng, giảm nhẹ. Theo đó: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12-BLHS); Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp (Điều 69 BLHS) * Các nguyên tắc xử lý vị thành niên tại Điều 69 Bộ luật hình sự đã thể hiện được tính nhân đạo trong việc xử lý vị thành niên phạm tội tuy nhiên rất thiếu tính cụ thể nên không dễ thực hiện trong thực tế. GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 10 [...]... của trường học tôi rất trăn trở trong việc tìm mô hình giáo dục pháp luật cho ĐVTN nhằm giảm thiểu tối đa việc vi phạm pháp luật của ĐVTN Trước những vấn đề đặt ra như vậy tôi chọn đề tài Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho Đoàn viên thanh niên trong trường THPT ” GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 16 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho. .. xuyên của GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 22 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT ngành giáo dục Giáo dục pháp luật trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong trong chương trình giáo dục chính khóa qua của môn học giáo dục công dân, pháp luật được lồng ghép, tích hợp vào các môn... THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 31 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT 1.1.Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao... trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 27 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT giáo dục pháp luật là góp phần hình thành và nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao văn hoá pháp lý của từng HS trong nhà trường Giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ, một mục tiêu không thể tách rời khỏi bản chất của giáo dục Đạo đức và pháp luật thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó là điều chỉnh... nhà trường Sự sẵn sàng vào GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 14 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT cuộc của gia đình, xã hội với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức pháp luật cho học sinh chưa cao Những chuẩn mực về đạo đức, thẩm mỹ chưa được hình thành và giáo dục một cách bài bản và hệ thống Chính vì vậy thông qua phổ biến, ... công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong thư viện và trong ngành giáo dục Nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và người học; góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 1.4 Xây dựng kế hoạch phối hợp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu... ra một số kinh nghiệm chung có thể áp dụng rộng rãi một số biện pháp phổ biến GD PL trong nhà trường vào thực tiễn nơi tôi đang công tác GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 20 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT IV ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1 Đối tượng: Nghiên cứu quá trình hình thành cũng như ý thức chấp hành pháp luật. .. thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 13 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT đòi hỏi của hệ thống pháp luật, thì mới có thể thực hiện quản lý nhà trường bằng pháp luật tốt và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật học sinh ngay trong. .. giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 25 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.” Muốn vậy, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là giáo dục. .. tình cảm công bằng Nói đến pháp luật là nói đến sự công bằng Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho học sinh biết cách đánh giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về tính công bằng GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 15 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT của pháp luật để tự đánh giá hành . đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 14 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT cuộc của gia đình, xã hội với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức pháp. Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 12 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong trường THPT thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu. dục pháp luật cho Đoàn viên thanh niên trong trường THPT ” GV: Nguyễn Phú Quý – Bí Thư đoàn trường THPT Điểu Cải – TT – ĐQ - ĐN 16 SKKN: Một số biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN trong